Lịch sử Thế giới - Chính sách giáo dục của Anh ở Malaya (1874 - 1941)

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8

5. Phương pháp nghiên cứu. 8

6. Đóng góp của luận văn. 9

7. Bố cục luận văn. 9

Chương 1. QUÁ TRÌNH THỰC DÂN HÓA VÙNG ĐẤT MALAYA VÀ

BỐI CẢNH CỦA NỀN GIÁO DỤC DưỚI THỜI KỲ THUỘC ANH . 12

1.1. Malaya trước khi thực dân Anh xâm lược . 12

1.2. Quá trình thiết lập thuộc địa của Anh ở Malaya . 14

1.2.1. Sự xâm nhập của Anh tại bán đảo . 14

1.2.2. Bành trướng ảnh hưởng và thiết lập thuộc địa Malaya . 16

1.3. Xã hội Malaya đa nguyên - bối cảnh nền giáo dục thuộc Anh . 25

1.4. Tình hình giáo dục ở Malaya trước khi thực dân Anh xâm lược . 34

1.4.1. Giáo dục Hồi giáo truyền thống . 34

1.4.2. Giáo dục của người Bồ Đào Nha và Hà Lan. 39

Chương 2. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA ANH ĐỐI VỚI CỘNG

ĐỒNG NGưỜI MALAY BẢN ĐỊA Ở LIÊN BANG CÁC BANG

MALAY. 44

2.1. Chính sách giáo dục dành cho tầng lớp quý tộc Malay. 44

2.2. Chính sách giáo dục dành cho tầng lớp bình dân Malay. 51

2.2.1. Tình hình giáo dục thế tục bằng tiếng Malay . 51

2.2.2. Tình hình giáo dục bằng tiếng Anh. 66

2.2.3. Đào tạo bậc Cao đẳng dành cho nông dân Malay . 74

pdf50 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Thế giới - Chính sách giáo dục của Anh ở Malaya (1874 - 1941), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để bảo vệ các lợi ích củ a Anh ở Ấn Đô ̣Dương ; 2. Nơi trung chuyển hàng hóa trong thế giới Malay ; 3. Nơi điều hành viêc̣ buôn bán với Trung Quốc. Cuối cùng , khoảng năm 1784, thuyền trưởng Francis Light đa ̃gơị ý cho Toàn quyền Ấn Đô ̣lúc đó là Nam tước Jo hn Macpherson choṇ Penang . Đề nghi ̣ của Light đa ̃đươc̣ các Giám đốc đồng ý và Penang trở thành môṭ vi ̣ trí quan trọng mở đầu cho một giai đoạn mới của Anh ở bán đảo Malay. 1.2.2. Bành trướng ảnh hưởng và thiết lập thuộc địa Malaya Người Anh tiếp cận Malaya khi nơi này đã nằm dưới sự cai trị của Hà Lan. Lợi dụng mối quan hệ hữu hảo giữa thuyền trưởng Francis Light của EIC và quốc vương Kedah, người Anh đặt bước chân đầu tiên tới đảo Penang, sau đó, tiếp tục tiến sâu vào khu vực. cơ đôṇg nhanh chóng triển khai lưc̣ lươṇg hoăc̣ tháo lui từ viṇh Bengal. Trước đây, khi chưa có vi ̣ trí taị bờ biển Đông Nam Á như Penang , lưc̣ lươṇg hải quân của EIC phải sử duṇg căn cứ Bombay ở bờ Tây của Ấn Độ, rất bất tiêṇ và không kip̣ triển khai lưc̣ lươṇg . Trong khi đó , lưc̣ lương Pháp lại có ưu thế hơn khi họ đã có được căn cứ ở Mergui. Năm 1783, sau khi đấu pháo, tàu Arrogant của Pháp đã lui về Mergui sửa chữa còn đối thủ của nó là tàu Victoria của Anh phải về tâṇ Bombay. 17 Penang nằm ở bờ biển phía Tây của bán đảo , gần eo Malacca và chỉ mất khoảng một tuần đi thuyền có thể đến được Coromandel . Mặc dù Toàn quyền Ấn Độ và các Giám đ ốc của EIC choṇ Penang nh ưng cho rằng lựa chọn này chỉ để phá vỡ thế đôc̣ quyền của Hà Lan, đảm bảo an toàn cho hoaṭ đôṇg buôn bán đường biển với Trung Quốc chứ không phải giải pháp thích hợp cho chiến lươc̣ hải quân [6, tr.741]. Còn theo Joginder Singh Jessy trong cuốn History of South East Asia (1824 - 1965), thưc̣ chất có ba yếu tố khiến EIC muốn chiếm Penang : “1. Là địa bàn để liên kết thương mại với Trung Quốc ; 2. Là căn cứ hải quân chiến lược ; 3. Tâṇ duṇg mối quan hê ̣thân thiêṇ giữa EIC với Sultan Kedah [51, p.118].” Dưạ trên cơ sở thuâṇ lơị là mối quan hê ̣ giữa EIC với Sultan Kedah lúc bấy giờ rất tốt đep̣ qua thuyền trưởng Francis Light 3 , EIC đa ̃nhanh chóng chiếm Penang làm cơ sở cho chiến lươṇg hải quân và thương maị của mình. Năm 1786, EIC chiếm đóng Penang, đổi tên thành Prince of Wales Island (Đảo Hoàng tử xứ Wales ) rồi sát nhâp̣ vào Ấn Đô ̣thuôc̣ Anh ngày 11/8/1786. Thỏa thuận đầu tiên để EIC chiếm đóng đảo Penang kh ông được thể hiêṇ bằng bất kỳ văn bản chính thức nào. Năm 1791, thất baị trong nỗ lưc̣ chiếm laị hòn đảo , Sultan Kedah buôc̣ phải chính th ức công nhâṇ quyền sở hữu của EIC và nhâṇ trơ ̣c ấp 6000$4/năm từ công ty . Sau môṭ thời gian ngắn, Penang phát triển, trở thành khu điṇh cư buôn bán tư ̣do và là nơi trao đổi sản 3 Thuyền trường Francis Light xu ất hiện trong bối cảnh EIC đã thất bại trong việc cố gắng thiết lập cơ sở của mình ở Riau , Aceh và Andamans (do sư ̣cản trở của VOC ở Riau , sư ̣bất hơp̣ tác của Sultan Aceh , còn ở Andamans thì không thích hơp̣ với mục đích của Ban Giám đốc. Light thiết lâp̣ đươc̣ mối quan hê ̣gần gũi với Hoàng gia Kedah từ những năm 60 của thế kỷ XVIII , khi Sultan Mohammad Jiwa của Kedah bi ̣ truc̣ xuất , buôc̣ phải tìm đến Perlis ẩn náu . Trong thời gian bi ̣ đày ải , Sultan đa ̃mu ốn tận dụng sự giúp đỡ của người Anh thông qua thuyền trưởng Light . Nhưng thời điểm đó , Sultan đa ̃không thưc̣ hiêṇ đươc̣ ý đồ của mình do người Anh bâṇ rôṇ cho cuôc̣ chiến ở Deccan . Khoảng 20 năm sau , Sultan Kedah phải đ ối măṭ với khó khăn mới do sư ̣lớn maṇh và âm mưu của người Xiêm sau khi ho ̣đánh ba ị Burma. Puket và Pattani bị người Xiêm khống chế, Kedah se ̃là nạn nhân tiếp theo . Bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan , Sultan Kedah đa ̃nhờ câỵ tới sư ̣giúp đỡ của người Anh để chống laị Xiêm. Thông qua thuyền trư ởng Francis Light , Sultan Kedah đa ̃ đươc̣ chính phủ Anh ở Bengal bảo trơ ̣trên cơ s ở sẵn sàng nhươṇg cho EIC đảo Penang . Măc̣ dù , Penang không phải là nơi th ực sự mong muốn của các Giám đốc EIC nhưng có thể là điạ điểm đầu tiên ho ̣gây d ựng được taị bán đảo Malay sau hơn môṭ thế kỷ, làm cơ sở để chống lại Pháp và Hà Lan. 4 Đồng dollar này là Spanish dollar (tức Đô la Tây Ban Nha). [11, tr.60] 18 phẩm của Anh, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á . Đến năm 1797, Penang được sử dụng làm nơi tập trung lực lượng quân sự để mở cuộc viễn chinh vào Manila. Từ đây, vai trò của Penang được đánh giá cao hơn và Francis Light đã tổ chức cai trị bằng nhiều biện pháp nhằm biến hòn đảo thành bàn đạp để mở rộng thuộc địa Anh trong khu vực. Sự phát triển nhanh chóng của Penang đã bôc̣ lô ̣haṇ chế của vi ̣ trí này đối với nhu cầu lớn của một trung tâm thương mại. EIC tìm cách mở rộng khu định cư v ào đất liền thông qua mối quan hê ̣ với Kedah. Lơị duṇg thân tình với Sultan Kedah, EIC tiến hành thương lươṇg, mở rôṇg khu điṇh cư . Vì Kedah muốn dưạ vào EIC để tư ̣vê ̣ nên năm 1800, EIC đa ̃ký môṭ thỏa thuâṇ với Sultan Kedah mở rôṇg khu điṇh cư vào đất liền thuôc̣ Kedah. Sau khi ký Hiêp̣ điṇh , người Anh thành lâp̣ tỉnh Wellesley bao gồm đảo Penang và toàn bô ̣vùng đất ven biển do Sultan Kedah đa ̃nhươṇg. Năm 1795, một hiệp ước giữa Anh - Hà Lan được ký kết trong thời kỳ cách mạng Pháp, quy định rằng nếu có một cuộc chiến tranh ở châu Âu nổ ra, một trong hai bên có thể chiếm thuộc địa của bên kia như là một biện pháp để phòng chống kẻ thù chung. Vì thế việc thực dân Anh chiếm đóng Malacca ngay sau đó đã không gặp sự phản kháng của Hà Lan. Sau Hiệp ước Anh – Hà Lan năm 1824, lúc này, Anh mới chính thức làm chủ Malacca, nhưng nó đã vô dụng về mặt chiến lược. Malacca nằm giữa hai trung tâm thương mại lớn là Penang và Singapore. Sự phát triển của hai cảng khiến Malacca chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong thương mại của khu vực. Hơn nữa, cảng Malacca bị nghẽn bùn, không phù hợp để tàu thuyền lưu trú nên chỉ còn là một trung tâm thu thập sản phẩm để cung cấp cho Penang và Singapore. Tuy vậy, việc Anh chiếm đóng Malacca đã loại bỏ hoàn toàn Hà Lan ra khỏi khu vực và Malacca được sử dụng như là trung tâm để mở rộng quyền kiểm soát ra toàn bán đảo. Năm 1826, trước tình trạng mất an ninh tại tiểu quốc Perak do sự gây hấn của người Xiêm (Thái Lan) đã buộc Anh tham gia bảo vệ Perak. Đây là tiểu quốc có mỏ thiếc lớn, dồi dào, là kim loại quan trọng phục vụ cho cuộc 19 đại cách mạng công nghiệp tại châu Âu. Đó cũng là lý do chính để Anh muốn đảm bảo tình hình an ninh tiểu quốc này nhằm không dẫn đến sự sụt giảm sản lượng hoặc nâng cao chi phí sản xuất thiếc. Sau nhiều biến động chính trị, người thừa kế hợp pháp của Perak, Raja Abdullah đã phải nhờ tới sự can thiệp của người Anh trong việc đòi lại ngai vàng. Nhận ra thời cơ để mở rộng ảnh hưởng, Sir Andrew Clarke, Toàn quyền Ấn Độ mới nhậm chức đã đồng ý hỗ trợ vị thái tử thất thế với điều kiện muốn có một Cố vấn của mình tại triều đình Perak. Sau đó, thông qua việc ký kết Hiệp ước Pangkor ngày 20/1/1874, Clarke thừa nhận Raja Abdullah là vua hợp pháp của Perak và J.W.Birch được bổ nhiệm là Cố vấn Anh ở Perak. Hiệp ước Pangkor đánh dấu sự khởi đầu cho việc can thiệp chính thức của nước Anh vào công việc nội bộ Perak. Các Công sứ Anh được tham gia công việc nhà nước, trừ những việc liên quan đến phong tục và tôn giáo. Hiệp ước Pangkor là văn bản chính thức đầu tiên, hợp pháp hóa sự can thiệp của người Anh vào Perak. Lơị d ụng tình traṇg mâu thuâñ tranh giành ngôi vương ở Johore, năm 1819, EIC đã thúc ép Sultan và các quan cai trị địa phương ký thỏa thuận cho phép người Anh xây dựng cơ sở thương mại và buôn bán tại Singapore5. Sau đó, hai bản hiệp ước năm 1823 (giữa Quốc vương Johore và Raffles) và năm 1824 (giữa Quốc vương Johore và John Crawfurd)6 tái khẳng định việc nhượng lại vĩnh viễn đảo Singapore cho EIC và chấp nhận cho EIC được tự do buôn bán với mọi hải cảng của Johore đồng thời cam kết không liên minh 5 Đảo Singapore nằm ở cực Nam của bán đảo được xem là địa điểm lý tưởng, bởi theo Thomas Stamford Raffles (Trợ lý ở Penang từ năm 1805): Singapore ngoài việc có thể trở thành một thương cảng thế giới, còn có thể là một pháo đài lớn ở Đông Nam Á. 6 Trước đó, ngày 6-2-1819, Hiệp ước Anh – Johore có nội dung: “EIC có thể xây dựng thương quán của tại bất cứ nơi nào ở Singapore và trong lãnh thổ của Johore; EIC mỗi năm trả cho Sultan Johore là Hussien 5000 đôla, và viên đại quan ở Singapore 3000 đôla; EIC có trách nhiệm bảo vệ Johore và Johore không được cho các nước phương Tây khác xây dựng các cơ sở thương mại ở đây; Singapore do EIC kiểm soát, số tiền thu thuế từ các tàu bè cập bến sẽ được chia đôi”. [18, tr.51-55]. Tiếp sau, tháng 8 năm 1824, Anh và Johore kí Hiệp ước Thân hữu và Đồng minh (Treaty of Friendship and Alliance), với những nội dung chính như: “Sultan Johore và vị đại quan nhường quyền cai trị vĩnh viễn Singapore cho EIC; Sultan Johore sẽ được nhận tiền bồi thường từ EIC số tiền là 33.200$ và khoản phụ cấp suốt đời là 1300$ mỗi tháng, còn vị đại quan được nhận 26.800$ và tiền trợ cấp mỗi tháng là 700$; khi chưa được sự đồng ý của EIC, Johore không được liên minh với nước nào khác; Anh được hưởng quyền tối huệ quốc”. [6, tr.756] 20 với bất cứ nước ngoài nào mà không có sự đồng ý của EIC, đổi lại Quốc vương và các quý tộc Malay cai trị Johore được hưởng một khoản tài chính nhất định. Trên cơ sở chính sách tự do thương mại của Raffles, Singapore phát triển rất nhanh chóng, thu hút phần lớn hoạt động thương mại của vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan và mối quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc. Singapore chứng tỏ được vai trò của một thương cảng xuất - nhập khẩu tầm quốc tế và không bị phụ thuộc vào hoạt động thương mại của bán đảo Malaya [6, tr.759] [75, pp.62-77]. Chính sách này cùng với pháp luật của nước Anh là một trong những nhân tố cơ bản thu hút vốn và nhân công nước ngoài. Singapore nhanh chóng trở thành thuộc địa phát triển nhanh nhất của thực dân Anh ở Đông Nam Á. Điều đó đúng với những gì Raffles nhận định về nơi nay khi viết thư gửi về chính quốc: “Malta là gì ở phương Tây thì Singapore cũng sẽ trở thành như vậy ở phương Đông” [6, tr.746]. Cùng năm 1824, sau một thời gian cạnh tranh khốc liệt với Hà Lan, cuộc giằng co giữa hai công ty Đông Ấn EIC và VOC kết thúc bằng Hiệp ước Anh – Hà Lan, phân định ảnh hưởng của hai cường quốc ở phương Đông và Đông Nam Á . Theo đó, chính phủ Hà Lan công nhận Singapore và phần lãnh thổ phía Bắc của nó thuộc khu vực ảnh hưởng của Anh, đổi lại chính phủ Anh cũng thừa nhận vùng phía Nam của eo biển Singapore thuộc ảnh hưởng của Hà Lan. Hà Lan đồng ý trao Malacca của bán đảo Malaya để đổi lấy Bencoolen và tất cả các lãnh thổ ở Sumatra7. Sau khi hợp pháp hóa quyền cai trị tại Singapore, thực dân Anh sát nhập ba đơn vị hành chính là tỉnh Wellesley, Singapore và Malacca thành một đơn vị hành chính với tên gọi là Khu định cư Eo biển (SS). Đến năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những 7 Hiêp̣ ước này có một số nội dung cơ bản như sau : “ Tất cả cơ sở của Hà Lan ở Ấn Đô ̣và bán đảo Malay se ̃chuyển giao laị cho Anh (Hiêp̣ điṇh Anh – Hà Lan, 1824, điều 8, điều 10); Anh se ̃chuyển giao các cơ sở của mình ở Sumatra và vùng quân đảo Indonesia cho Hà Lan (điều 12); Hà Lan công nhận Anh chiếm đóng Singapore là hợp pháp (điều 12); Hai bên cũng cam kết không can thiêp̣ vào nôị bô ̣quan hê ̣giữa bên kia với các thủ liñh điạ phương nơi thuôc̣ quyền kiểm soát của ho ̣(điều 10, điều 12).” 21 thuôc̣ điạ ở các eo biển Penang , Malacca, với một Thống đốc điều hành, do Toàn quyền Anh ở Ấn Độ bổ nhiệm. Đến năm 1867, SS nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Thuộc địa, đứng đầu là viên Toàn quyền. Sau khi thâu tóm và xây dựng một Khu định cư eo biển với những vị trị thương cảng quan trọng dọc eo biển Malaya, đến cuối thập niên 1870, EIC quyết định đẩy mạnh những tác động chính trị sâu rộng hơn trên khu vực đất liền. Tuy là quốc gia thực dân lớn nhất nhưng đế quốc Anh phải đối diện với nhiều thực tế khó khăn: hệ thống thuộc địa bị cắt xén sau cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Bắc Mỹ (thế kỷ XVIII), mất địa vị bá chủ công nghiệp do sự vươn lên của các cường quốc trẻ như Mỹ và Đức (đầu thế kỷ XIX). Những điều này thúc đẩy Anh bành trướng thuộc địa mạnh mẽ hơn nhằm “cứu vớt lấy chủ nghĩa tư bản” [24, tr.33]. Cùng với đó, các nước đế quốc châu Âu khác cũng ráo riết mở rộng ảnh hưởng, dốc toàn lực phân chia thế giới. Chỉ riêng khu vực Đông Nam Á, người Hà Lan hoạt động mạnh ở vùng quần đảo Indonesia, thực dân Pháp ra sức củng cố sự thống trị tại Đông Dương, người Đức tham vọng mở rộng ở vùng Borneo. Những điều đó hối thúc Anh đẩy mạnh quá trình bành trướng. EIC - hiện thân của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trở nên lỗi thời và không đủ sức cáng đáng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi đối thủ là các quốc gia thực dân. Từ năm 1858, chính quyền Anh đã chấm dứt sự tồn tại của EIC sau hơn 250 năm hoạt động. Cùng với đó, sự mất ổn định ở các tiểu quốc Malay cũng ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích thương mại của Anh. Toàn bộ lý do đó là cơ sở cần thiết cho việc can thiệp và mở rộng can thiệp chính trị tại bán đảo Malay. Từ năm 1874 đến năm 1888, bốn tiểu bang Perak , Selangor, Negri Sembilan và Pahang lần lươṭ trở thành đất bảo hộ của Anh. Năm 1898, chính quyền SS quyết định thành lâp̣ m ột Liên bang trên bán đảo gồm Perak , 22 Selangor, Negeri Sembilan và Pahang . Năm 1896, bốn tiểu quốc Malay cùng hợp lại thành Liên bang các bang Malay (Federated Malay States - FMS)8. Đối với các tiểu quốc phía Bắc bán đảo nằm dưới sự kiểm soát của Xiêm, Anh đã tiến hành thỏa thuận với Xiêm và Pháp9 nhằm thâu tóm được phần còn lại của bán đảo. Năm 1909, Hiệp ước Anh – Xiêm đánh dấu việc bốn tiểu quốc Kelantan, Terengganu, Kedah và Perlis đươc̣ đăṭ dưới sư ̣bảo hô ̣ chính thức của Anh. Tuy nhiên, những Sultan này không đồng ý ra nhập Liên bang. Chính người Anh cũng thấy khó có thể đưa bốn tiểu quốc vào cùng thể chế với FMS bởi những khác biệt về cơ cấu tộc người và trình độ phát triển. Cuối cùng, những tiểu quốc này hình thành một nhóm riêng, đươc̣ goị là các bang Malay ngoài Liên bang (Unfederated Malay States - UMS). Năm 1914, Johore ký với Anh môṭ thỏa ước , chấp nhâṇ Công sứ của Anh đến nước này và cũng trở thành một bang ngoài Liên bang [43, pp.364-381]. Từ đây, UMS trở thành Xứ bảo hộ không thuộc Liên bang, với mức độ độc lập tương đối và có những quyền tự trị nhất định về chính trị và tài chính [24, tr.38]. Vậy là đến năm 1914, Malaya đươc̣ chia thành ba đơn vi ̣ hành chính gồm có: Khu điṇh cư eo biển (SS) bao gồm Singapore (có cả đảo Ch ristmas và đảo Cocos ), Penang, Wellesley, Malacca và Labuan , đứng đầu là Thống đốc Anh; Các bang thuộc Liên bang Malaya (FMS) bao gồm Perak, Selangor, Negeri Sembilan và Pahang là vùng bảo hộ và bị kiểm soát thông qua chế độ Công sứ, đứng đầu là Tổng Công sứ; Các bang không thuôc̣ Liên bang 8 Đề án thành lập Liên bang được thông qua từ năm 1893. Theo đó, các Quốc vương Malay được cam kết duy tri nguyên vẹn các vị trí cai trị cũ của họ, đảm bảo không giảm bớt các quyền và đặc quyền của người Malay. Đề án cũng hứa hẹn những khoản thu nhập cao hơn, những khoản trợ cấp lớn hơn cho các nghi lễ của triều đình. Hơn nữa, trước sức ép gia tăng dân số từ người Hoa nhập cư, Đề án đảm bảo các bang Malay sẽ là các bang có chủ quyền do Quốc vương Malay cai trị. Trên cơ sở nhất trí của cả bốn Quốc vương Malay, cả bốn tiểu quốc được sáp nhập với nhau theo Hiệp định Liên bang được ký tháng 7 năm 1896 nhưng phải một năm sau, FMS mới chính thức được thành lập. 9 Năm 1926, Hiệp ước Anh – Xiêm đã cho phép Anh là nước bảo hộ nền độc lập của các tiểu quốc Malay đang phụ thuộc Xiêm, tuy nhiên Xiêm vẫn chi phối chính. Đến cuối thế kỷ XIX, Anh đã thương lượng với Xiêm trước nguy cơ Pháp mưu toan xâm chiếm quốc gia này. Chỉ sau khi Hiệp ước Anh – Pháp (1896) được ký kết nhằm đảm bảo tính trung lập của Xiêm và các tiểu quốc chịu ảnh hưởng của Xiêm, Anh mới đảm bảo loại bỏ được các đối thủ ra khỏi bán đảo Malaya. 23 Malaya (UMS) bao gồm Kelantan, Terengganu, Kedah, Perlis và Johore là xứ bảo hộ chịu quản lý thông qua vai trò của các Cố vấn. Mỗi khu vực hành chính lại có những chính sách cai trị riêng biệt. Trong đó, tại Liên bang các bang Malay (FMS), Hiệp ước Liên bang chính thức được soạn thảo và ký kết vào ngày 1/7/1896 chấp nhận thiết chế Công sứ (Resident System) của người Anh vốn đã thiết lập từ trước tại Negeri Sembilan (1873), Perak (1874), Selangor (1875) và Pahang (1888), FMS chính thức được thừa nhận là vùng đất bảo hộ của Vương quốc Anh. Theo Hiệp định, các tiểu quốc (Sultanate) được đổi thành các bang (State), các bang sẽ vẫn có chủ quyền do các Sultan Malay đứng đầu, chỉ sát nhập với nhau trên cơ sở của thể chế Liên bang. Tổng Công sứ (Resident General) chịu sự chỉ đạo của Thống đốc SS kiêm Cao ủy (High Commissioner) FMS, giám sát các bang thông qua các Công sứ. Điều đó nhằm khẳng định FMS là lãnh thổ độc lập dưới sự bảo trợ của Anh, chứ không phải thuộc địa hay tài sản riêng của Đế quốc Anh giống với SS. Mặc dù theo thỏa thuận, các Quốc vương Malay vẫn nắm giữ quyền lực và chỉ tham khảo cố vấn từ những Công sứ người Anh trong mọi vấn đề, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến tôn giáo, phong tục tập quán của người Malay. Trên thực tế, theo Tiến sĩ Lý Tường Vân dẫn ý từ các học giả Eunice Thio, Khasnor Johan, Moshe Yegar và Yeo Kim Wah đã chỉ chính những Công sứ là người cai trị chứ không phải là cố vấn và ngược lại họ nhận sự tư vấn của các quan lại Malay trong các vấn đề liên quan tới tôn giáo, phong tục tập quán. Thậm chí Khasnor Johan còn gọi các Hồi vương là “kẻ bù nhìn” còn Yeo coi các viên chức Malay là “những con rối” hay “những kẻ bị sai khiến” [24, tr.36]. Kể từ năm 1909, khi Hội đồng Liên bang được thành lập theo đề xuất của Thống đốc SS kiêm Cao ủy FMS John Anderson (1904 – 1911), chế độ cai trị của người Anh càng được củng cố rõ rệt. Việc lập ra các bộ chính quyền trung ương dưới thời Thống đốc SS kiêm Cao ủy FMS Swettenham (1901 – 1903) được đánh giá là phương thức siết 24 chặt kiểm soát của chính quyền Anh đối với các bang [24, tr.37]. Việc Thống đốc Anh giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên bang và các thành viên trong Hội đồng được bổ nhiệm bởi Thống đốc với sự phê chuẩn của vua Anh đã bị chính Tổng Công sứ FMS George Maxwell đánh giá “là một hành động tiếm quyền và rõ ràng trái với hiệp ước Pangkor”. Thống đốc thời trước Swettenham cũng nhận xét: “Không thể hiểu làm thế nào mà Thống đốc của một thuộc địa (SS) lại có thể là Chủ tịch Hội đồng có chức năng làm luật, mặt khác lại kiểm soát các công việc của một Liên bang các bang được bảo hộ, khi mà mỗi bang đó đều có những nhà cai trị Malay hợp pháp [75, pp.358- 359]”. Về mặt chính trị, trên danh nghĩa hợp pháp, FMS là vùng đất bảo hộ và các Quốc vương Malay vẫn nắm quyền trị vì, song thực tế, các Quốc vương bị bắt buộc tham vấn các Công sứ Anh, quyền lực liên tục bị loại trừ, vai trò của người Malay trong hệ thống hành chính cũng không có ảnh hưởng nào đáng kể. Đây thực chất là chế độ cai trị gián tiếp trong đó, bộ máy chính quyền và bộ máy hành chính địa phương vẫn được duy trì mà không bị thay thế bằng bộ máy quyền lực mới. Điều này khiến thể chế chính trị ở FMS khác biệt hẳn so với SS và UMS10. Chính thể chế Công sứ đã đưa tới sự gần gũi, thân cận giữa người Anh và tầng lớp quý tộc Malay. Các Sultan và quý tộc đều được sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa, đồng thời nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt từ phía Anh 10 Năm 1867, SS được chuyển giao cho Bộ Thuộc địa Anh tại London và chính thức trở thành thuộc địa trực tiếp của Hoàng gia Anh. Đứng đầu SS là một Thống đốc (Governor) do chính phủ Anh bổ nhiệm, dưới Thống đốc có Hội đồng hành pháp và Hội đồng lập pháp. Tham gia Hội đồng lập pháp có các đại diện của Penang, Malacca và Singapore do Thống đốc cử, đồng thời cũng có đại diện của các cộng đồng dân tộc Malay, Hoa, Ấn và được chọn lựa một cách kĩ càng. Còn ở UMS, Anh buộc phải giới hạn quyền lực của mình ở “quyền cố vấn” và để cho các bang có một mức độ độc lập tương đối lớn về nội trị và tài chính. Chức năng và quyền hạn của Cố vấn (Advisor) ở UMS rất khác so với chức năng và quyền hạn của Công sứ (Resident) ở FMS. Nếu như FMS, các Quốc vương bắt buộc phải tham vấn các Công sứ Anh thì ở UMS, Quốc vương có thể tham khảo ý kiến Cố vấn nhưng không nhất thiết nghe theo. Do đó, có sự tương phản trong mức độ cai trị của Anh ở FMS và UMS. Tại UMS, các bang có nhiều quyền hạn hơn do các thể chế cấp bang được trao cho những quyền tự trị nhất định – vương quyền của các Quốc vương và sự tham chính của người bản địa vẫn được duy trì. Các cố vấn chỉ cố gắng thuyết phục các Sultan chấp thuận quan điểm của mình và sử dụng quyền hạn càng ít càng tốt, thậm chí còn nhượng bộ nếu đó không phải là vấn đề tối quan trọng. 25 nhằm tìm kiếm sự hợp tác trong việc thống trị bán đảo Malaya nói chung. Giới quý tộc được hưởng nhiều lợi ích về kinh tế, được đảm bảo quyền uy với thần dân và không bị phương hại đến những lợi ích giai cấp của họ, đổi lại, chính quyền Anh mong muốn điều đó sẽ tạo được thiện cảm với giai cấp thống trị Malay, để họ cùng hợp tác trong quá trình khai thác thuộc địa tại bán đảo. Mối quan hệ cộng sinh này đã đưa tới nhiều chính sách tác động mạnh mẽ tới cuộc sống xã hội của người dân Malay. Cả thực dân lẫn giới quyền uy đều muốn thần dân Malay cam chịu và chấp nhận sự thống trị vốn sẵn. Điều đó đưa tới sự phân hóa với việc các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của chính quyền Anh đưa ra đối với tầng lớp bình dân Malay khiến họ bị gắn chặt với ruộng đồng, với nghèo khó và thi hành chính sách “ngu dân” trong khi những quý tộc Malay được hưởng những quyền lợi về kinh tế, được đảm bảo quyền uy về chính trị và được cung cấp một hệ thống giáo dục Anh ngữ tiến bộ từ chính quốc. 1.3. Xã hội Malaya đa nguyên - bối cảnh nền giáo dục thuộc Anh Trước khi thực dân phương Tây xuất hiện, bán đảo Malaya nói chung không chỉ là xã hội thuần túy nông nghiệp. Ngược dòng lịch sử, Hồi quốc Malacca từ thế kỷ XV đã nổi lên như một thể chế biển với kinh tế hải thương phát triển rực rỡ. Các tiểu quốc ven bờ biển phía Tây cũng chú trọng thương mại với yếu tố kinh tế thương nghiệp nắm vai trò chủ đạo. Trong khi đó, ở phương Bắc, nhiều tiểu quốc đã phát triển ngành khai thác thiếc với kỹ thuật thô sơ từ thế kỷ XIV – XVI. Phần lớn các tiểu quốc nằm sâu trong lục địa duy trì nên kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp nhưng vẫn có những mối buôn bán kích thích quan hệ giao thương với những vương quốc ven biển. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa - tiền tệ lại không tồn tại đối với phần lớn thường dân Malay vì hầu hết trong số họ có rất ít tiền hoặc không có tiền. Cuộc sống của người dân Malay nói chung sống vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp thiên về tự nhiên như trồng lúa, nhiều loại rau, củ, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm 26 hoặc đánh bắt thủy, hải sản và săn bắn thú rừng Hoạt động trao đổi diễn ra vì người Malay cần những sản phẩm thiết yếu không thể tự sản xuất như muối, vải vóc, thuốc lá. Vì vậy, trong xã hội Malay truyền thống, hoạt động giao dịch chủ yếu vẫn dưới hình thức hàng đổi hàng. Tương tự như trên, hoạt động khai mỏ cũng đã manh mún xuất hiện trên bán đảo và được người Malay tiến hành từ khá sớm. Vàng và thiếc đều được khai thác với quy mô nhỏ và kĩ thuật hết sức thô sơ cho đến thế kỷ XVII – XVIII, khi người Hoa nhập cư kéo tới đông đúc. Với lợi thế về vốn, chất lượng và số lượng kĩ thuật, nhân công, người Hoa đã dần thay thế người bản địa trong công việc này. Người Hoa mở rộng sản xuất, nâng tầm hoạt động kinh tế khai mỏ mang dáng dấp một ngành công nghiệp đồng thời thuê thêm những mỏ lớn để thu lời trong khi người bản địa chỉ lao động trong các mỏ lộ thiên với quy mô nhỏ lẻ với mục đích lao động bán thời gian và kiếm thêm thu nhập. Rõ ràng, ngay từ thời điểm này, vai trò và địa vị kinh tế của người Hoa kiều đã được khẳng định và ít nhiều có ưu thế hơn so với người Malay. Như vậy, trước khi thực dân phương Tây xâm nhập, bức tranh Malaya đã đa dạng về kinh tế cũng như dân tộc, điều này dẫn tới một xã hội đa nguyên vốn đã sớm hình thành trên bán đảo. Từ cơ sở đó, có thể khẳng định, trước khi người phương Tây đến thì một số yếu tố công - thương nghiệp phát triển đã, đan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004757_1_871_2002869.pdf
Tài liệu liên quan