Luận án Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử các vụ án hành chính ở Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNGQUANTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNLUẬNÁN 9

1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu mang tính lý luận định hướng về tổ chức

bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với công dân 9

1.2. Nhóm những công trình bài viết nghiên cứu có liên quan đến tố tụng hành chính 15

1.3. Nhóm những công trình bài viết nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện

bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong các vụ án

hành chính 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP

PHÁP CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN 28

2.1. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức trong xét xử các vụ án hành chính 28

2.2. Vai trò của Tòa án nhân dân trong bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức trong xét xử vụ án hành chính 41

2.3. Các điều kiện, cơ cấu và nội dung bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức trong xét xử vụ án hành chính 49

2.4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử vụ án

hành chính trong xét xử của nước ngoài, giá trị kinh nghiệm có thể vận

dụng ở Việt Nam 53

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA

CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THÔNG QUA XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN

NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67

3.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống pháp luật tố tụng hành chính - cơ sở

pháp lý của việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

thông qua hoạt động xét xử hành chính của Tòa án 67

3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá

nhân thông qua hoạt động xét xử hành chính của Tòa án 82

3.3. Thực trạng áp dụng hệ thống các văn bản pháp luật hành chính vào thực tiễn

giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án 105

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CỦA VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN,

TỔ CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN 118

4.1. Hoàn thiện pháp luật nội dung hành chính và pháp luật tố tụng hành chính 118

4.2. Hoàn thiện tổ chức xét xử hành chính 125

4.3. Hoàn thiện nhân tố con người trong xét xử hành chính 131

4.4. Hoàn thiện cơ chế về các biện pháp bảo đảm quyền, nghĩa vụ của cá nhân,

tổ chức thông qua hoạt động xét xử hành chính của Tòa án 143

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf166 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xét xử các vụ án hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết. Thứ tư: Về thời hiệu khởi kiện Pháp lệnh sửa đổi năm 2006, đã bổ sung thêm quy định về thời hiệu khởi kiện tại điều 30 và quy định về thời hiệu khởi kiện đối với loại khiếu kiện khác 72 theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia. Cụ thể: "đối với trường hợp quy định tại khoản 7 điều 2 của Pháp lệnh này thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và và điều ước quốc tế không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hay kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai". Ngoài ra, những vấn đề pháp luật khác tạo nên một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho một hệ pháp luật tố tụng như thẩm quyền của những người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, các quy định pháp luật bắt buộc để tiến hành vận hành một quy trình xét xử một vụ án hành chính đã và đang được hoàn thiện và bổ sung dần. Như vậy, xét ở góc độ xây dựng pháp luật, những quy định của tố tụng hành chính đã có những tiến bộ nhất định. 3.1.3. Giai đoạn từ 01/07/2011 trở đi Kế thừa và phát triển tinh thần của pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức của các giai đoạn trước, đặc biệt là trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Ngày 24/11/2010, Quốc hội đã ban hành Luật Tố tụng hành chính, thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. 3.1.3.1. Các văn bản pháp luật áp dụng Để quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng được đảm bảo thông qua việc thực hiện các quy trình tố tụng tại Toà án một cách minh bạch, rõ ràng và thông suốt, bên cạnh Luật Tố tụng hành chính, còn phải kể đến các văn bản pháp luật sau: - Nghị quyết 56/2010/QH12 ngày 224/11/2010 của Quốc hội về thi hành Luật Tố tụng hành chính - Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP ngày 27/7/2011 hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 ngày 224/11/2010 của Quốc hội về thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. 73 - Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 27/7/2011 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. - Nghị quyết 01/2015/NQ-HĐTP ngày 27/7/2015 hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. - Nghị quyết 01/2012/NQ- HĐTP ngày 13/6/2012 hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật về lệ phí, án phí của Tòa án. - Thông tư liên tịch số 01/2012/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18/9/2012 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. - Thông tư 03/2012/ TANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính 3.1.3.2. Những nội dung quan trọng của Luật Tố tụng hành chính trong đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Luật Tố tụng hành chính được thông qua với 18 chương và 265 Điều, quy định nhiều nội dung mới cũng như bãi bỏ nhiều nội dung quan trọng trong Pháp lệnh, theo hướng mở rộng quyền dân chủ của công dân khi khởi kiện vụ án hành chính. So với Pháp lệnh, Luật tố tụng hành chính có những điểm đáng chú ý là: Với dung lượng có 18 chương 265 điều quy định về những vấn đề trong tố tụng hành chính, Luật tố tụng hành chính đã đánh dấu một bước nhảy khá dài trong kỹ thuật xây dựng pháp luật và các vấn đề bảo đảm quyền lợi ích của các đương sự trong tố tụng theo nguyên tắc pháp chế tương đối rõ ràng. Cụ thể là: Thứ nhất: Những đảm bảo trong quy định pháp luật tố tụng liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án hành chính - Về quyết định hành chính, hành vi hành chính - đối tượng khởi kiện trong các vụ án hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì "quyết định hành chính" là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. 74 Do quy định về việc giải thích thuật ngữ "quyết định hành chính" như trên của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, nên dẫn đến thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về "quyết định hành chính". Có ý kiến cho rằng quyết định hành chính phải là văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; các loại văn bản thể hiện dưới hình thức khác như kết luận, thông báo, công văn... thì không được coi là quyết định hành chính và không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Ý kiến khác lại cho rằng quyết định hành chính bao gồm cả văn bản thể hiện dưới hình thức Quyết định và văn bản thể hiện dưới hình thức khác do cơ quan nhà nước ban hành, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Cũng có ý kiến cho rằng đối với văn bản của cơ quan nhà nước không được thể hiện dưới hình thức Quyết định nhưng có chứa đựng nội dung quản lý hành chính nhà nước thì không coi là quyết định hành chính mà coi đó là hành vi hành chính. Từ các cách hiểu khác nhau này, nên việc thi hành trên thực tế là chưa được thống nhất. Để khắc phục tồn tại nêu trên, Luật tố tụng hành chính đã quy định rất cụ thể thế nào là quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án: "Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể" (khoản 1 Điều 3). Người khởi kiện trong vụ án hành chính có thể khởi kiện khi có các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc xâm hại đến quyền và lợi ích của họ. Cụ thể là: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. 75 Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trải pháp luật gây ra và giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính: Điều 5 Luật Tố tụng hành chính quy định hết sức rõ ràng: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này. Về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính Điều 6 luật này quy định: Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật. Trong tố tụng hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này. Đặc biệt, Luật Tố tụng hành chính quy định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra Tòa án như quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. 76 Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện. Với quy định này, việc tự lựa chọn của người khởi kiện, bảo đảm quyền và lợi ích cho người khởi kiện được tônn trọng, người khởi kiện quyền tự do lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án tại Tòa án mà không bắt buộc phải qua thủ tục khiếu nại (thủ tục tiền tố tụng) trước khi khởi kiện. Quy định này được coi là bước đổi mới căn bản về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là: "... đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng". - Vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ và tự bảo vệ quyền lợi của đương sự, đảm bảo hoạt động đối thoại trong tố tụng Luật Tố tụng hành chính quy định: đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án. Rõ ràng, đây là một điểm khá khác biệt so với các quy định trước đây. Dù vậy, nó phản ánh một thực tế trong cuộc sống, đó là, cá nhân, cơ quan, tổ chức (dân) và cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (quan) thường ít gặp nhau về mặt quan điểm trong xử lý vụ việc hành chính. Kể cả trong trường hợp một trong hai bên có thiện chí trong thỏa thuận giải quyết vụ việc thì những bất lợi thường nghiêng về phía người dân. Với quy định này, đối thoại được thực hiện giữa hai bên, có sự tham gia điều khiển các vấn đề đối thoại, hòa giải giữa các bên của Tòa án. Điều này có thể làm cho vụ việc được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Tuy vậy, đáng tiếc là 77 các quy định về vấn đề này còn nửa vời, chưa triệt để về phương thức, quy trình và nội dung được thực hiện tại phiên đối thoại trong tố tụng do Tòa án tổ chức. - Về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Điều 28 Luật tố tụng hành chính quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo hướng loại trừ, cụ thể là, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện sau đây: 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Việc quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết các khiếu kiện hành chính theo phương án loại trừ là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là "Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính"; đồng thời, cũng phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điểm đổi mới quan trọng của Luật tố tụng hành chính so với Pháp lệnh. Đồng thời, đảm bảo tính linh hoạt trong áp dụng pháp luật tố tụng hành chính để xử lý các tình huống pháp luật mới phát sinh mà không cần đợi phải cập nhật một cách máy móc vào pháp luật tố tụng mới được giải quyết như trước đây nữa. - Về thời hiệu khởi kiện Theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày hoặc 45 ngày tùy theo 78 từng trường hợp. Có thể nói, quy định thời hiệu như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là quá ngắn, cá nhân, cơ quan, tổ chức không có đủ thời gian để chuẩn bị chứng cứ, lựa chọn, nhờ tư vấn trước khi khởi kiện... Tuy nhiên, nếu quy định như thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (02 năm) thì lại quá dài, không phù hợp với tính chất đặc thù của việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Vì vậy, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Quy định này cũng bảo đảm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thời gian chuẩn bị tốt cho việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và phù hợp với tính chất đặc thù của khiếu kiện hành chính. - Về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự Luật tố tụng hành chính quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn các tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lư khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ. Thời hạn cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Viện Kiểm sát là 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện Kiểm sát. Nếu đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm: Lấy lời khai của đương sự; lấy lời khai người làm chứng; đối chất; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. 79 Nếu đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng đắn. Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ cần thu thập và lý do vì sao tự mình không thu thập được. Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Rõ ràng, các quy định này rất cần thiết, ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho Tòa án sớm thu thập được chứng cứ để giải quyết nhanh và chính xác vụ án hành chính. Đồng thời, tháo gỡ rất nhiều những vướng mắc cho cá nhân, tổ chức là người bị kiện trong quá trình tìm kiếm các thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi, đa phần các tài liệu, chứng cứ đó được lưu trữ tại các cơ quan hành chính. - Về việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong quá trình giải quyết vụ án, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Như vậy, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Vê nguyên tắc, khi đã ra trước Tòa án, các bên đương sự đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu quy định người dân khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì đối với người bị kiện là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Với tính chất đặc thù của khiếu kiện hành chính - bên khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức, còn bên bị kiện là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì có thể thấy rằng bên khởi kiện thường có phần yếu thế hơn so với bên bị kiện. Vì vậy, nếu quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì có phần hạn chế quyền của người dân được yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi 80 ích hợp pháp của họ, đặc biệt là đối với đương sự thuộc diện nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn... Thứ hai: Những đảm bảo trong quy định pháp luật tố tụng về nghĩa vụ của các bên đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng - Về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính luật quy định Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. - Về sự tham gia tố tụng hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân Tố tụng hành chính không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân. Việc không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân trong Luật tố tụng hành chính xuất phát từ những lý do: Theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân thì Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân là người tiến hành tố tụng tại phiên tòa; do đó, nếu quy định Viện Kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ án hành chính với vai trò của người tham gia tố tụng là không phù hợp với chức năng của Viện Kiểm sát. Mặt khác, mặc dù Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã quy định thẩm quyền này cho Viện Kiểm sát, nhưng thực tiễn trong những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân chưa khởi tố vụ án hành chính nào. 81 Dù không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một số đối tượng nhất định, nhưng Viện Kiểm sát nhân dân trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích cho các đối tượng đó; cụ thể là: Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án mà chỉ sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Như vậy vừa bảo đảm Viện Kiểm sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong tố tụng hành chính, phù hợp với từng giai đoạn tố tụng, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. - Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm Theo quy định của Luật tố tụng hành chính, khi giải quyết vụ án hành chính, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền quyết định: - Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; - Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; - Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; 82 - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; - Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh; - Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; - Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Việc quy định cụ thể thẩm quyền của Hội đồng xét xử như vậy là bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thuận lợi, có hiệu quả; đồng thời, giúp cho việc xác định trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được dễ dàng hơn. 3.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN 3.2.1. Tình hình về xét xử án hành chính tại Tòa án nhân dân 3.2.1.1. Tình hình chung Sau khi thành lập và hoạt động, theo Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân các năm về kết quả giải quyết các vụ án hành chính (về số lượng và chất lượng) của Tòa án nhân dân các cấp được thể hiện như sau: 83 - Năm 1998: Tổng số các vụ án đã thụ lý 282 vụ, đạt tỷ lệ 80,5%. - Năm 1999: Tổng số các vụ án đã thụ lý 408 vụ, đã xét xử 319 vụ, đạt tỷ lệ 78,1%. - Năm 2000: Tổng số các vụ án đã thụ lý 539 vụ, đã giải quyết được 419 vụ đạt tỷ lệ 77,7%. - Năm 2001: Tổng số các vụ án đã thụ lý 803 vụ, đã giải quyết 564 vụ, đạt 70,2%. - Năm 2002: Tổng số các vụ án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_bao_dam_quyen_va_loi_ich_hop_phap_cua_ca_nhan_to_chuc_trong_xet_xu_cac_vu_an_hanh_chinh_o_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan