Luận án Cải thiện chất lượng giống cá sặc rằn Trichogaster Pectoralis (Regan, 1910) bằng phương pháp chọn lọc

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ .i

TÓM TẮT.ii

ABSTRACT .iv

CAM KẾT KẾT QUẢ.vi

MỤC LỤC .vii

DANH SÁCH BẢNG.xii

DANH SÁCH HÌNH.xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .xvi

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU.1

1.1 Tính cấp thiết của luận án.1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát.2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2

1.3 Nội dung nghiên cứu .2

1.4 Thời gian thực hiện.3

1.5 Ý nghĩa của luận án .3

1.6 Điểm mới của luận án.4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

2.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn .5

2.1.1 Hệ thống phân loại.5

2.1.2 Phân bố .5

2.1.3 Hình thái .6

2.1.4 Đặc điểm môi trường sống .7

2.1.5 Đặc điểm về dinh dưỡng .7

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng .8

2.1.7 Đặc điểm sinh sản.9

2.2 Một số chỉ thị phân tử ứng dụng trong đánh giá đa dạng di truyền .10

2.2.1 Các chỉ thị sinh học phân tử (Protein, DNA) .11

2.2.2 Chỉ thị Protein phổ biến trong đánh giá đa dạng di truyền.12viii

2.2.2.1 Sơ lượt về phương pháp phân tích.12

2.2.2.2 Những nghiên cứu ứng dụng .12

2.2.3 Chỉ thị DNA phổ biến trong đánh giá ĐDDT .13

2.2.3.1 Microsatellite.13

2.2.3.2 RAPD (Random Amplified Polymorphism DNA) .14

2.2.3.3 ISSR (Inter Simple Sequence Repeat).15

2.3 Các phương pháp chọn lọc .16

2.3.1 Chọn lọc hàng loạt (mass selection).17

2.3.2 Chọn lọc gia đình (Family selection) .18

2.3.3 Chọn lọc kết hợp giữa gia đình và cá thể .18

2.4 Nghiên cứu và ứng dụng chương trình chọn lọc trong chọn giống thủy sản trên thế

giới và trong nước.18

2.4.1 Trên thới giới.18

2.4.2 Ở trong nước.21

2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cá sặc rằn trên thế giới và trong nước.25

2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cá sặc rằn trên thế giới .25

2.5.1.1 Các mô hình nuôi.25

2.5.1.2 Di truyền và cải thiện chất lượng giống .26

2.5.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn.27

2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cá sặc rằn ở trong nước .28

2.5.2.1 Sản xuất giống nhân tạo .28

2.5.2.2 Các mô hình nuôi.28

2.5.2.3 Cải thiện chất lượng giống .30

2.5.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn.30

pdf237 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải thiện chất lượng giống cá sặc rằn Trichogaster Pectoralis (Regan, 1910) bằng phương pháp chọn lọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn cá cái Đồng Tháp đạt cao nhất 92,7±1,7% khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so nguồn cá cái Kiên Giang (89,8±3,7%) và nguồn cá cái Cà Mau (88,7±4,4%). Tỉ lệ nở của nguồn cá cái Kiên Giang và Cà Mau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỉ lệ nở theo các nguồn cá đực tương đương nhau (P=0,987). Trong cùng nguồn cá cái, tỉ lệ nở của tổ hợp thuần (87,4±3,9%) thấp hơn (P<0,05) so với tỉ lệ nở của tổ hợp lai (91,9±2,0%). Nghiên cứu trên 9 tổ hợp lai cá trê vàng của Yên và ctv. (2020) cho thấy, tỉ lệ nở trung bình của các gia đình đạt 67,3±23,6% thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu TLTT và TLN trong 9 tổ hợp sinh sản cá sặc rằn giống như nghiên cứu 9 tổ hợp sinh sản cá trê vàng của Yên và ctv. (2020) cho thấy, TLTT và TLN không phụ thuộc vào nguồn con đực mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn con cái. Như vậy, yếu tố di truyền theo mẹ (Lutz, 2001) đã thể hiện trong nghiên cứu 9 tổ hợp sinh sản cá sặc rằn. 4.3.2.4 Sức sinh sản Sức sinh sản của cá ở các tổ hợp thuần ĐTxĐT (254.636±70.434 trứng/kg cá cái) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với tổ hợp CMxCM (345.088±90.637 trứng/kg cá cái) và KGxKG (348.539±68.420 trứng/kg cá cái). Sức sinh sản của tổ hợp thuần CMxCM và KGxKG thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở 6 tổ hợp lai, sức sinh sản của cá dao động từ 241.923±94.271 trứng/kg cá cái đến 307.613±45.138 trứng/kg cá cái. Sức sinh sản của cá sặc rằn khá cao so với một số loài cá khác như cá heo dao động từ 185.000–270.000 trứng/kg cá cái (Long và ctv., 2014), cá linh từ 391.300-458.500 trứng/kg cá cái (Kiểm & An, 2011), cá kết từ 22.786– 115.388 trứng/kg cá cái (Triều và ctv., 2010), mè hôi sức sinh sản từ 83.310–677.790 trứng/kg cá cái (Kiểm & Trường, 2014), cá trê vàng dao động 40.000 – 80.000 trứng/kg cá cái (Thành & Kiểm, 2009). a b a 78 (I) (II) (III) Hình 4.8: Sức sinh sản theo nguồn cá cái (I), nguồn cá đực (II), tổ hợp phối (III) Ở hình 4.8 cho thấy, sức sinh sản của các tổ hợp sinh sản theo các nguồn cá cái khác biệt có ý nghĩa (P<0,05), trong đó nguồn cá cái Đồng Tháp có sức sinh sản đạt thấp nhất 251.643±8623 trứng/kg cá cái khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với sức sinh sản nguồn cá cái Kiên Giang (309.237±38.516 trứng/kg cá cái) và nguồn cá cái Cà Mau (311.117±31.349 trứng/kg cá cái). Sức sinh sản của nguồn cá cái Cà Mau và Kiên Giang thì khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Sức sinh sản giữa các nguồn cá đực tương đương nhau dao động từ 269.833±14.412 trứng/kg cá cái đến 303.691±43.491 trứng/kg cá cái (P=0,103), trong cùng nguồn cá cái sức sinh sản của các tổ hợp thuần (316.088±53.247 trứng/kg cá cái) cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với tổ hợp lai (277.955±25.923 trứng/kg cá cái. Giống như TLTT và TLN thì sức sinh sản của cá không phụ thuộc vào nguồn con đực mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn con cái, mặc dù trong cùng nguồn cá cái Đồng Tháp có TLTT và TLN cao hơn song có sức sinh sản của cá thấp hơn so với nguồn cá cái Cà Mau và Kiên Giang. 4.3.2.5 Tỉ lệ dị hình của cá bột ở các tổ hợp sinh sản Kết quả quan sát tỉ lệ dị hình của cá bột sặc rằn ở 9 tổ hợp sinh sản được trình bày ở hình 4.9 sau: a b b a a a b 79 (I) (II) (III) Hình 4.9: Tỉ lệ dị hình theo nguồn cá cái (I), nguồn cá đực (II), tổ hợp phối (III) Tỉ lệ dị hình của cá bột ở các tổ hợp sinh sản cho thấy, trong cùng nguồn cá cá (dao động từ 1,3±0,2% đến 1,5±0,0%), nguồn cá đực (dao động từ 1,3±0,2% đến 1,5±0,1%), giữa nguồn cá cái và cá đực (dao động từ 1,2±0,4% đến 1,5±0,6%), giữa tổ hợp thuần và tổ hợp lai (1,4±0,1%) đạt thấp nhất và khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Như vậy, tỉ lệ dị hình của cá trong nghiên cứu không phụ thuộc vào nguồn cá cái, nguồn cá đực, giữa tổ hợp thuần và lai. Quan sát trong quá trình thí nghiệm cho thấy, cá bột bị dị hình (dị tật) là do trong bể mật độ dưỡng cá bột cao (khoảng 1.000 con/l), sự cạnh tranh không gian sống là rất cao và những cá bột nở sau hơi yếu từ đó làm cho cá bột không cạnh tranh không gian sống không bằng những cá bột mạnh từ đó dẫn đến cá bột bị dị hình. 4.3.3 Kết quả ương giống các công thức ghép phối 4.3.3.1 Các yếu tố môi trường ao ương giống Kết quả ghi nhận qua các đợt thu mẫu (Bảng 4.20) cho thấy, nhiệt độ nước trong các ao ương giống ở các công thức dòng thuần và công thức ghép phối dao động từ 27,8±0,000C đến 32,0±0,07oC. Theo Long và ctv. (2014) nhiệt độ nước thích hợp cho cá sặc rằn sinh trưởng và phát triển tốt trong các loại thủy vực từ 27-30oC, đồng thời cá sặc rằn có khả năng chịu đựng được sự biến động lớn về nhiệt độ nước (11- a a a a a a a a 80 39oC), do vậy giá trị nhiệt độ ghi nhận ở thí nghiệm là không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cá sặc rằn ở giai đoạn ương giống. Bảng 4.20: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ương giống cá sặc rằn ở các tổ hợp ghép phối Môi trường Tổ hợp ghép phối Ngày thu mẫu Ban đầu 15 30 45 60 75 Nhiệt độ (t0C) KGxKG 29,5±0,42 31,8±0,07 30,6±0,00 29,4±0,07 30,7±0,00 30,6±0,00 KGxĐT 28,6±0,21 31,7±0,14 30,6±0,14 29,4±0,00 30,6±0,00 30,6±0,14 KGxCM 28,2±0,00 31,7±0,14 30,8±0,14 29,2±0,00 30,6±,014 30,8±0,14 ĐTxĐT 28,2±0,07 31,7±0,35 30,8±0,35 29,3±0,07 31,0±0,07 30,8±0,35 ĐTxKG 28,4±0,00 31,4±0,28 30,7±0,28 29,1±0,00 30,9±0,49 30,7±0,28 ĐTxCM 27,8±0,00 32,0±0,07 30,8±0,00 29,4±0,07 31,3±0,00 30,8±0,00 CMxCM 27,9±0,07 31,7±0,14 30,7±0,07 29,3±0,00 31,2±0,28 30,7±0,07 CMxKG 28,1±0,07 31,3±0,07 30,8±0,07 29,4±0,00 31,3±0,35 30,8±0,07 CMxĐT 28,3±0,07 31,5±0,28 30,7±0,07 29,0±0,14 30,5±0,00 30,7±0,07 pH KGxKG 7,0±0,71 6,8±0,57 6,8±0,35 4,8±0,07 6,8±0,35 7,0±0,00 KGxĐT 7,0±0,71 7,1±0,42 7,0±0,00 6,3±0,35 6,3±0,35 6,3±0,35 KGxCM 7,6±0,28 7,3±0,14 6,6±0,14 7,0±0,71 6,5±0,00 6,8±0,35 ĐTxĐT 7,1±0,99 7,4±0,21 7,3±0,07 7,0±0,71 6,8±0,35 7,0±0,71 ĐTxKG 6,6±0,14 7,0±0,71 7,2±0,57 7,3±0,35 7,0±0,00 7,0±0,00 ĐTxCM 7,3±0,07 6,6±,0,28 7,3±0,14 6,0±0,71 6,5±0,00 6,3±0,35 CMxCM 7,2±0,57 6,0±0,28 7,1±0,42 6,5±0,00 6,8±0,35 7,5±0,00 CMxKG 7,5±0,07 7,0±0,85 6,5±0,71 7,3±0,35 7,0±0,00 7,3±,0,35 CMxĐT 7,4±0,07 7,3±0,21 6,5±0,00 7,5±0,00 7,0±0,00 7,3±0,35 Oxy (mg/l) KGxKG 4,58±0,02 3,80±0,90 3,40±0,28 4,74±0,16 4,43±0,33 3,44±0,14 KGxĐT 5,01±0,57 3,96±0,20 4,32±0,10 4,52±0,21 4,20±0,35 4,32±0,10 KGxCM 4,61±0,08 4,04±0,34 4,06±0,39 3,78±0,27 3,92±0,42 4,06±0,39 ĐTxĐT 5,00±0,28 4,12±0,16 4,08±0,18 3,51±0,11 4,71±0,06 4,10±0,42 ĐTxKG 4,72±0,52 4,56±0,16 3,91±0,41 5,09±0,23 4,20±0,35 3,91±0,41 ĐTxCM 4,15±0,62 4,17±0,04 4,29±0,54 4,35±0,57 4,07±0,19 4,29±0,54 CMxCM 4,82±0,07 4,47±0,74 4,50±0,99 4,19±0,37 4,18±0,04 4,49±0,37 CMxKG 4,04±0,05 4,10±0,16 4,04±0,20 3,71±0,28 4,21±0,98 4,04±0,20 CMxĐT 4,24±0,07 4,18±0,69 4,07±0,25 5,20±0,87 4,20±0,42 4,07±0,25 TAN (mg/l) KGxKG 0,05±0,02 0,50±0,27 0,49±0,31 0,28±0,03 0,17±0,08 0,51±0,11 KGxĐT 0,06±0,04 0,33±0,03 0,26±0,13 0,30±0,01 0,21±0,02 1,13±0,34 KGxCM 0,07±0,01 0,52±0,24 0,20±0,07 0,30±0,08 0,02±0,02 0,16±,0,06 ĐTxĐT 0,05±0,01 0,40±0,22 0,25±0,08 0,33±0,08 0,20±0,03 0,42±0,11 ĐTxKG 0,03±0,03 0,10±0,08 0,20±0,03 0,25±0,03 0,11±0,05 0,32±0,13 ĐTxCM 0,04±0,03 0,17±0,05 0,34±0,00 0,24±0,05 0,13±0,03 0,44±0,18 CMxCM 0,05±0,01 0,43±0,11 0,20±0,04 0,25±0,06 0,21±0,08 0,21±0,13 CMxKG 0,06±0,04 0,23±0,00 0,29±0,06 0,27±0,01 0,09±0,04 0,23±0,14 CMxĐT 0,10±0,01 0,45±0,11 0,38±0,00 0,28±0,04 0,07±0,01 0,54±0,00 Giá trị pH nước nhìn chung tương đương ở các ao giữa các nghiệm thức, dao động thường trong khoảng từ 6,0±0,28 đến 7,5±0,07, trừ công thức cá ương KGxKG 81 tại thời điểm 45 ngày ương có pH thấp nhất là 4,8±0,07. Tại thời điểm này, do ao thả cá có nhiều cây cỏ thủy sinh, khi vệ sinh dọn cỏ làm khuấy động nền đáy ao ương, làm cho pH giảm. Theo Phú (2006), pH thích hợp cho các loài động vật thủy sản dao động từ 6,5-9, tuy nhiên cá có khả năng chịu đựng được pH dao động từ 4-11, do đó pH trong ao không ảnh hưởng đến cá ương. Hàm lượng DO trong các ao thí nghiệm ở mức cao, dao động từ 3,40±0,28 mg/l đến 5,01±0,57 mg/l. Theo Boyd (1990) hàm lượng oxy hòa tan trong các ao nuôi thủy sản thích hợp cho hầu hết các loài cá là lớn hơn 3 mg/l. Tổng đạm amon (TAN) trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ 0,02±0,02 mg/L đến 1,13±0,34 mg/l, những giá trị này đều nằm trong giới hạn an toàn cho nhiều loài cá ương (≤2 mg/l). Như vậy, những thông số môi trường ghi nhận trong quá trình thí nghiệm không ảnh hưởng bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cá sặc rằn giai đoạn ương giống. 4.3.3.2 Thực vật phiêu sinh - Định tính thực vật phiêu sinh Kết quả khảo sát tại các ao ương (bảng 1 phụ lục 1) ghi nhận được 45 giống tảo (loài phiêu sinh thực vật) hiện diện, thuộc các ngành tảo mắt (Euglenophyta), tảo lam (Cyanophyta), tảo khuê (Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta) và 1 dạng vật chất khác (có thể là dạng trung gian thanh vi khuẩn - Cyanobactreia). Các loài phát hiện hầu hết đều không thuộc các nhóm, có khả năng gây độc đối với cá ương. Ao ương đối với nguồn cá ĐTxĐT phát hiện được cao nhất là 27 loài ở đợt thứ 5, nguồn KGxKG tìm được 23 loài ở đợt thu thứ 6 và CMxCM có 23 loài ở đợt thu thứ 5. Ở tất cả các ao ương, ngành tảo mắt ở đợt 6 thu cho thấy chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 48%), tìm được 19- 22 loài, xuất hiện nhiều là các giống loài như: Euglena oxyuris, Euglena oblonga, Phacus sp.,; thấp nhất là ngành tảo lam (có 5-6 loài tại mỗi nghiệm thức), nổi bật nhất là Spirulina sp., Oscillatoria sp. và Lyngbya birgei. Tảo mắt chủ yếu phân bố ở nước ngọt, phát triển nhiều ở các thủy vực nước tĩnh, giàu hàm lượng vật chất hữu cơ (Út & Oanh, 2013). Lý giải cho kết quả nầy do ao ương được cung cấp bổ sung nhiều thức ăn nhân tạo và các chỉ tiêu môi trường phát triển khá tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều giống loài tảo nước ngọt phát triển. Tuy nhiên, khi pH có biểu hiện giảm do mưa, giá trị dao động (6,8-7) đã ảnh hưởng nhiều đến sự hiện diện và phát triển của tảo lam. Theo Út & Oanh (2013), tảo lam thường phân bố và phát triển thuận lợi trong điều kiện môi trường kiềm tính với pH>7. Nhìn chung, các giống loài tảo xuất hiện như đã trình bày biểu hiện khá phù hợp với đặc tính sinh thái của các giống loài phiêu sinh thực vật phân bố trong các thủy vực vùng ĐBSCL (Long và ctv., 2014). b) Định lượng thực vật phiêu sinh Mật độ thực vật phiêu sinh ghi nhận có xu hướng tăng theo thời gian ương trong các nghiệm thức cá thí nghiệm (bảng 2 phụ luc 1). Trong đó, ao ương của nguồn cá ĐTxĐT có mật độ tảo cao nhất, ghi nhận ở cuối giai đoạn ương mật độ trung bình là 242.847±20.683 (cá thể/l) và thấp nhất là ao từ nguồn ĐTxCM là 40.042±42.839 (cá 82 thể/l). Nguồn thuần KGxKG và CMxCM sinh lượng ghi nhận lần lượt là 88.639±65.644 (cá thể/l) và 76.000±56.569 cá thể/l. Mật độ thực vật phiêu sinh có xu hướng tăng theo thời gian ương của cá là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh thái học của thủy sinh vật, do hàm lượng hữu cơ gia tăng trong ao theo thời gian ương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tảo quang hợp và phát triển. Khảo sát cũng cho thấy, tảo mắt cũng là ngành chiếm ưu thế về số lượng, mật độ cá thể cao nhất ghi nhận xuất hiện ở tất cả các ao và hầu như biểu hiện trong suốt thời gian thí nghiệm và cao hơn mật độ thực vật phiêu sinh thực vật trong thí nghiệm của Bình và ctv. (2013) khi khảo sát về sự phát triển mật số phiêu sinh thực vật trong các bể nuôi thâm canh cá sặc rằn dưới ảnh hưởng của bèo tai tượng (2.329–27.453 cá thể/l). Nhằm duy trì và ổn định chất lượng nước trong các ao thí nghiệm ương giống cá sặc rằn, vấn đề quản lý chất lượng nước thông qua việc điều tiết chất lượng nước ao, cùng quản lý việc cung cấp thức ăn hiệu quả, hạn chế dư thừa, hạn chế sự tích tựu quá nhiều vật chất hữu cơ trong ao.là giải pháp quan trọng trong quá trình ương giống thí nghiệm cá sặc rằn chất lượng. 4.3.3.3 Động vật phiêu sinh a) Định tính động vật phiêu sinh Kết quả được trình bày ở (bảng 3 phụ lục 1) cho thấy, sau 2,5 tháng ương, qua các đợt thu mẫu đã tìm được 30 giống loài động vật phiêu sinh, gồm 4 nhóm ngành: động vật nguyên sinh (Protozoa), luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Trong tất cả nghiệm thức ương giống đều có ngành luân trùng xuất hiện và chiếm ưu thế với tỉ lệ trên 38% tổng số loài tìm được, các giống loài tiêu biểu: Brachionus angularis, Brachionus calyciflorus, Bracionus falcatus, Keratella cochlearis, Lecane luna, Polyartra vulgaris, Kết quả khảo sát này phù hợp với nhận định của Dũng (2000) “Rotifera là nhóm động vật nước ngọt đặc trưng nhất, gần 95% giống loài phân bố trong các thủy vực ao hồ”. Kết quả cũng ghi nhận thấp nhất là ngành Cladocera, với 1 giống duy nhất ở ao ương là Moina xuất hiện ở các ao ương cá từ CMxCM, ĐTxĐT, ĐTxKG, ĐTxCM, KGxKG, KGxĐT, KGxCM và ghi nhận có 2 giống ở các nghiệm thức ao ương từ CMxKG và CMxĐT là Moina và Alona. Nhóm ngành Cladocera nước ngọt trong tự nhiên kém đa dạng về giống loài so với các nhóm ngành khác, khi điều kiện ao nuôi với pH ở mức trung tính-hơi kiềm là điều kiện thuận lợi cho giống Moina hiện diện và phát triển (Ngọc và ctv., 2007). Theo đặc điểm sinh học dinh dưỡng của hầu hết các loài tôm cá nói chung thì phiêu sinh động vật kích thước nhỏ như luân trùng và Moina (trứng nước) được xem là nhóm thức ăn quan trọng ban đầu ngay khi lượng noãn hoàng của cá bột tiêu biến. Nhìn chung, sự hiện diện của các giống loài phiêu sinh động vật trong các ao ương cá sặc rằn là khá phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của cá sặc rằn ở giai đoạn giống từ các công thức phối ghép. b) Định lượng động vật phiêu sinh 83 Kết quả khảo sát ở (bảng 4 phụ lục 1) cho thấy mật độ động vật phiêu sinh xác định qua các đợt thu mẫu có xu hướng tăng dần theo thời gian ương. Tuy nhiên, có sự biến động ở các đợt thu mẫu, ở giai đoạn 1 tháng đầu của quá trình ương ghi nhận, mật độ động vật phiêu sinh thấp dao động từ 338.985±96.383 cá thể/m3 (CMxKG) đến 986.805±350.607 cá thể/m3 (ĐTxKG), do hoạt động thay nước mới cho các ao ương, làm môi trường nước thay đổi, mật độ phiêu sinh thực vật thay đổi, kéo theo mật số động vật phiêu sinh thay đổi. Riêng ở ao ương nguồn cá ĐTxĐT ghi nhận mật độ phiêu sinh động vật trong ao khá ổn định, trong đó cao nhất (213.889-2.099.490 ct/m3) và thấp nhất là nguồn cá KGxĐT (115,972-2.605.494 ct/m3). Trong các ao ương giống, chiếm ưu thế là ngành luân trùng, với các giống loài tiêu biều là Brachionus nước ngọt đặc trưng với loài Brachionus angularis, Brachionus calyciflorus, Brachionus falcatus, đây có thể nói là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng của các loài động vật thủy sản, do ở giai đoạn cá bột, với mật độ động vật phiêu sinh phát triển mạnh, sẽ là nhân tố góp phần cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài cá ương, giúp cá tăng trưởng và phát triển tốt (Long và ctv., 2014). 4.3.3.4 Tăng trưởng cá ương ở các tổ hợp ghép phối của ba nguồn cá sặc rằn Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp a) Tăng trưởng cá ương ở các tổ hợp ghép phối của ba nguồn cá sặc rằn Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp Kết quả tăng trưởng của cá sặc rằn giống trong 2,5 tháng ương ở các tổ hợp thuần và tổ hợp lai được thể hiện ở Bảng 4.21. Tính chung cho các giai đoạn thu mẫu, tổ hợp ĐTxĐT tăng trưởng nhanh hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hai tổ hợp CMxCM và KGxKG. Trong khi đó, khối lượng của tổ hợp CMxCM và KGxKG khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trưởng nhanh của tổ hợp thuần ĐTxĐT thể hiện từ 15 ngày ương với tăng trưởng ngày là 0,06 g/ngày và tăng trưởng đặc thù là 49,57%. Sau 30 ngày ương, sự khác biệt về tăng trưởng của tổ hợp ĐTxĐT càng thể hiện rõ, tổ hợp ĐTxĐT đạt khối lượng trung bình 2,82±0,98 g/con với tăng trưởng ngày và tăng trưởng đặc thù lần lượt là 0,13 g/ngày và 8,02% cao hơn so với dòng thuần CMxCM (1,12±0,72 g/con) (0,06 g/ngày và 10,46%) và KGxKG (1,71±0,79 g/con) (0,09 g/ngày và 11,49%). Giai đoạn sau 45 ngày ương, khoảng chênh lệch về khối lượng của cá sặc rằn càng lớn, trong đó tổ hợp ĐTxĐT có khối lượng lớn nhất (4,17±1,15 g/con), kế đến là tổ hợp KGxKG (2,36±0,72 g/con) và thấp nhất là tổ hợp CMxCM (2,29±0,87 g/con). Sau 2,5 tháng ương, tổ hợp ĐTxĐT có khối lượng lớn nhất (9,26±1,18 g/con), kế tiếp là tổ hợp KGxKG (6,43±1,07 g/con), thấp nhất là tổ hợp CMxCM (4,13±1,20 g/con). Tính chung cho giai đoạn ương giống theo thời gian kết quả khác biệt giữa các tổ hợp trong đó, tổ hợp ĐTxĐT đạt cao nhất, kế đến tổ hợp KGxKG và tổ hợp CMxCM đạt thấp nhất và khác biệt giữa 3 tổ hợp thuần. Ở các tổ hợp lai khối lượng trung bình thấp nhất ở tổ hợp KGxĐT (3,60±0,86 g/con), cao nhất ở tổ hợp ĐTxKG (8,53±1,28 g/con). 84 Xét ảnh hưởng của cá mẹ đến tăng trưởng ở giai đoạn ương 75 ngày cho thấy, nguồn cá Đồng Tháp khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nguồn cá Cà Mau và Kiên Giang, nguồn cá Cà Mau và Kiên Giang khác biệt không có ý nghĩa (P=0,93). Trong nguồn cá cái, nguồn cá đực, giữa nguồn cá cái và nguồn cá đực khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Như vậy, trong cùng điều kiện ương, nguồn cá bố mẹ sặc rằn khác nhau ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá con. Trong đó, tổ hợp ĐTxĐT có tăng trưởng cao nhất. Đây có thể là lợi thế của cá sặc rằn nuôi Đồng Tháp, khi cá đã thích nghi với điều kiện nuôi qua một số thế hệ. Trong khi đó nguồn cá Cà Mau và Kiên Giang được thu ngoài tự nhiên cần có thời gian thích nghi trong điều kiện nuôi. Tăng trưởng của cá sặc sằn trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đinh Hùng Cường (2015) ương cá sặc rằn trong bể, khối lượng cá đạt trung bình 3,4 g/con. Sự khác biệt về điều kiện ương ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá sặc rằn, cá ương trong ao lớn nhanh hơn trên bể do có thêm nguồn thức ăn tự nhiên (Thành & Kiểm, 2009). 85 Bảng 4.21: Tăng trưởng của cá sặc rằn ương giống ở các tổ hợp ghép phối Tổ hợp ghép phối Chỉ tiêu Ngày thu mẫu Ban đầu 15 30 45 60 75 KGxCM W (g) 0,0005 0,32±0,10b 1,12±0,59a 2,00±0,71a 3,40±0,92a 5,02±1,37c DWG (g/ngày) 0,02 0,05 0,06 0,09 0,11 SGR (%/ngày) 43,06 8,37 3,85 3,55 2,60 KGxĐT W (g) 0,0005 0,24±0,13a 1,94±0,67bc 2,44±0,83bc 2,99±0,89a 3,60±0,86a DWG (g/ngày) 0,02 0,11 0,03 0,04 0,04 SGR (%/ngày) 41,12 13,99 1,50 1,36 1,23 KGxKG W (g) 0,0005 0,31±0,10ab 1,71±0,80b 2,36±0,72ab 4,86±1,00cd 6,43±1,07e DWG (g/ngày) 0,02 0,09 0,04 0,17 0,10 SGR (%/ngày) 42,76 11,49 2,14 4,82 1,84 ĐTxĐT W (g) 0,0005 0,85±0,34d 2,82±0,98e 4,17±1,15e 7,85±1,49e 9,26±1,18h DWG (g/ngày) 0,06 0,13 0,09 0,25 0,09 SGR (%/ngày) 49,57 8,02 2,60 4,22 1,10 ĐTxKG W (g) 0,0005 0,49±0,13c 2,34±1,46d 2,94±1,00d 5,30±1,66d 8,53±1,28g DWG (g/ngày) 0,03 0,12 0,04 0,16 0,22 SGR (%/ngày) 45,95 10,38 1,53 3,93 3,18 ĐTxCM W (g) 0,0005 0,47±0,24c 2,21±0,81cd 2,79±0,99cd 4,83±1,45cd 7,46±1,76f DWG (g/ngày) 0,03 0,12 0,04 0,14 0,18 SGR (%/ngày) 45,66 10,29 1,57 3,65 2,91 CMxCM W (g) 0,0005 0,23±0,24a 1,12±0,72a 2,29±0,87ab 3,33±0,92a 4,13±1,20b DWG (g/ngày) 0,02 0,06 0,08 0,07 0,05 SGR (%/ngày) 40,98 10,46 4,75 2,51 1,42 CMxĐT W (g) 0,0005 0,34±0,12b 1,84±0,82b 3,02±1,02d 4,26±1,32b 5,32±1,24cd DWG (g/ngày) 0,02 0,10 0,08 0,08 0,07 SGR (%/ngày) 43,56 11,18 3,30 2,29 1,48 CMxKG W (g) 0,0005 0,27±0,09ab 1,23±0,62a 2,48±0,78bc 4,59± ,99bc 5,60±0,91* DWG (g/ngày) 0,02 0,06 0,08 0,14 0,07 SGR (%/ngày) 41,89 10,16 4,68 4,10 1,34 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có ký tự mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩ thống kê với P≤0,05. * không xử lý thống kê (do chỉ có 1 ao nuôi 86 b) Sự phân hóa sinh trưởng của cá giống Đánh giá sự đồng đều về kích cỡ giống thu hoạch sau 2,5 tháng ương cho thấy, cá giống ương từ dòng thuần công thức ĐTxĐT có khối lượng lớn nhất 11,9 g/con, nhỏ nhất là 7,2 g/con, trong đó nhóm cá có khối lượng từ 8,1–10 g/con chiếm tỉ lệ nhiều nhất 56,7%; cá có khối lượng từ 6-8 g chiếm tỉ lệ 20% và sau cùng nhóm cá có khối lượng > 10 g/con chiếm tỉ lệ 23,3%. ĐTxĐT CMxCM KGxKG Hình 4.10: Sự hóa khối lượng cá giống sặc rằn ở các nguồn cá thí nghiệm Đối với công thức KGxKG, khối lượng cá dao động từ 2,5–9,7 g/con trong đó nhóm cá có khối lượng từ 2,5–6 g/con chiếm tỉ lệ 75%, kế đến khối lượng cá dao động từ 6,1–8 g/con chiếm tỉ lệ 10% và sau cùng nhóm cá có khối lượng > 8 g/con chiếm tỉ lệ 15%. Ở công thức CMxCM khối lượng cá dao động từ 2,1-7,3 g/con, trong đó nhóm cá có khối lượng từ 2–4 g/con chiếm tỉ lệ cao nhất 53,3%, kế đến là nhóm 4,1 – 6 g/con chiếm 40%, sau cùng là nhóm > 6 g/con chiếm 6,7%. Trong cùng nguồn cá cái dòng thuần cá giống sặc rằn ở công thức ĐTxĐT có kích thước lớn và đồng đều hơn so với cá giống từ 2 công thức cá CMxCM và KGxKG. Mức độ phân hóa sinh trưởng của cá ương còn được đánh giá qua hệ số biến động (CV) về khối lượng (Bảng 4.22). Khối lượng (g/con) Khối lượng (g/con) Khối lượng (g/con) 87 Cá ĐTxĐT có hệ số CV thấp nhất (12,7±0,6%), khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với cá CMxCM (29,2±3,5%) và KGxKG (26,6±3,0%). Điều này chứng tỏ, cá ương công thức ĐTxĐT lớn đồng đều hơn hai nguồn cá còn lại. Ở Công thức ghép phối hệ số CV dao động từ 16,2±0,0% đến 26±12,9%. Xét ảnh hưởng của nguồn cá mẹ (dao động từ 19,1±6,2% đến 24,2±7,5%), nguồn cá bố (dao động từ 18,2±2,5% đến 26,7±4,5%), trong cùng nguồn cá cái giữa tổ hợp thuần (22,9±8,2%) và tổ lợp lai (21,6±6,8%) tương đương nhau (P>0,05). Như vậy, sự phân hóa khối lượng cá ương giống ở 9 tổ hợp trong nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu 9 tổ hợp cá trê vàng giai đoạn ương giống của Yen et al. (2022) có hệ số CV dao động từ 44,9% đến 64,1%. Kết quả này cho thấy, cá sặc rằn có tập tính ăn phiêu sinh thực vật (Long và ctv., 2014) ở giai đoạn ương giống cá không ăn lẫn nhau so với tập tính một số loài cá có tính ăn thiên về động vật chính vì vậy mà hệ số CV trong nghiên cứu tương đối thấp ở các tổ hợp. 4.3.3.5 Tỉ lệ sống của cá ương ở các tổ hợp ghép phối giữa ba nguồn cá Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp Kết thúc giai đoạn ương giống, tỉ lệ sống của cá giống sặc rằn ở các tổ hợp trung bình (22,9±3,3%), thấp nhất (18,90±0,0%) cao nhất (27,6±1,7%). Ở tổ hợp ĐTxĐT đạt 22,3±1,3% khác biệt không có ý nghĩa so với tổ hợp CMxCM (26,2±1,13%) (P=0,13), nhưng thấp hơn so với nguồn cá KGxKG (27,6±1,7%) gần mức ý nghĩa (P=0,06). Tỉ lệ sống của tổ hợp CMxCM và KGxKG thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,62). Ở các tổ hợp ghép phối tỉ lệ sống của cá ương dao động từ 18,90±0,0% đến 24,7±2,2% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tương tự kết quả nghiên cứu ở 9 tổ hợp ương giống cá trê vàng (Clarias microcephalus) của Yen et al. (2022) ở giai đoạn 43 ngày cho thấy, tỉ lệ sống trung bình từ 51,7 đến 66,9% và không khác biệt giữa các phép lai (P=0,49). (I) (II) a a a a a a 88 (III) Hình 4.11: Tỉ lệ sống cá ương sau 75 ngày theo nguồn cá cái (I), nguồn cá đực (II), tổ hợp phối (III) Kết quả ương giống ở 9 tổ hợp ghép phối cho thấy, tỉ lệ sống của cá ương sau 75 ngày theo nguồn cá cái dao động từ 22,4±3,8% đến 23,2±4,4%, nguồn cá đực dao động từ 21,5±2,3% đến 24,7±3,8% khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tỉ lệ sống giữa nguồn cá cái và cá đực khác biệt có ý nghĩa (P=0,045) kết quả theo thứ tự KGxKG> CMxCM> ĐTxĐT. Trong cùng nguồn cá cái tỉ lệ sống trung bình của các tổ hợp thuần (25,4±2,7%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với tổ hợp lai (21,5±2,8%), điều này chứng tỏ tỉ lệ sống cá ương giống của các tổ hợp thuần tốt hơn so với tổ hợp lai. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về tỉ lệ sống của cá ương giống giữa ba nguồn cá tương đối nhỏ, hay nói cách khác, nguồn cá bố mẹ ảnh hưởng không nhiều đến tỉ lệ sống đàn con. Điều này do tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn ương giống từ ba nguồn cá bố mẹ khác nhau còn phụ thuộc nhiều yếu tố như địch hại, bệnh, Bảng 4.22: Tỉ lệ sống (%), hệ số tiêu tốn thức ăn của cá sặc rằn ương giống trong ao ở các tổ hợp ghép phối TT Tổ hợp ghép phối Chỉ tiêu Tỉ lệ sống (%) Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) Hệ số biến động về khối lượng (CV %) Năng suất (kg/ha) 1 KGx KG 27,6±1,7a 1,16±0,03a 26,6±3,0b 5.127±292a 2 KGx CM 19,8±3,82a 1,32±0,05a 16,9±2,5ab 3.468±490a 3 KGx ĐT 22,05±3,61a 1,20±0,04a 26±12,9b 4.283±308a 4 ĐTxĐT 22,25±1,3a 1,26±0,09a 12,7±0,6a 5.214±232a 5 ĐTxKG 24,7±2,2a 1,16±0,1a 20,4±1,0ab 5.193±542a 6 ĐTxCM 22,4±1,4a 1,2±0,08a 24,2±7,3ab 4.117±54a 7 CMxCM 26,2±1,1a 1,2±0,04a 29,2±3,5b 4.654±456a 8 CMxĐT 20,3±2,8a 1,26±0,09a 23,3±9,8ab 3.869±1.049a 9 CMxKG 18,90±0,0a 1,11±0,0a 16,2±0,0ab 4.047±0a Hệ số tiêu tốn thức ăn và năng suất thu hoạch của cá ương Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá ương giống ở 9 tổ hợp cho thấy dòng thuần ĐTxĐT (1,26±0,09), CMxCM (1,20±0,04), KGxKG (1,16±0,03) và các công thức a b 89 ghép phối dao động từ 1,13±0,01 đến 1,28±0,06 khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cai_thien_chat_luong_giong_ca_sac_ran_trichogaster_p.pdf
  • pdfPhu luc bao cao cap truong final 1.pdf
  • pdfQĐCT_Nguyễn Hoàng Thanh.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng anh final.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng viet final.pdf
  • pdfTrang thong tin luan an tieng anh Thanh final.pdf
  • pdfTrang thong tin luan an Tieng Viet Thanh final.pdf
Tài liệu liên quan