Luận án Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài: .1

2. Mục đích nghiên cứu: .2

3. Lịch sử vấn đề:.2

4. Phạm vi đề tài: .12

5. Phƣơng pháp tiếp cận:.12

6. Đóng góp của luận án : .13

7. Cấu trúc của luận án:.14

B. NỘI DUNG .15

CHƢƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG. NHỮNG SỰ KIỆN

ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẢM HỨNG SÁNG TÁC. .15

1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng.15

2. Những sự kiện ảnh hƣởng đến cảm hứng sáng tác. .27

a. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: .27

b. Những sự kiện văn chƣơng:.34

CHƢƠNG II: CẢM HỨNG DÂN TỘC TRONG THƠ TẢN ĐÀ.43

1. Những xúc động trƣớc cảnh trí quê hƣơng. .54

2. Hƣớng về dân tộc để tự hào, nhắc nhở truyền thống anh hùng. .61

3. Kêu gọi tình đoàn kết dân tộc, biểu lộ lòng thƣơng dân của nhà nho “Ái quốc bằng

đạo đức”. .64

4. Tình cảm thủy chung, hoài bão và lòng tin với dân tộc và đất nƣớc. .66

5. Nỗi “sầu non nƣớc”, niềm tiếc nuối và sự cô đơn vô hạn.69

6. Một thái độ phê phán xã hội của nhà nho yêu nƣớc .76

7. Hƣơng vị đất nƣớc đậm đà trong thơ ca. .79

CHƢƠNG III: CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG THƠ TẢN ĐÀ.92

I. Tản Đà - nhà nho tài tử cuối cùng và là "đêm trƣớc của chủ nghĩa lãng mạn" đối với

thơ Việt Nam hiện đại.95

II. Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ Tản Đà .103

a. Cái "tôi"ngông:.103

b. Cái "tôi" xê dịch.109

c. Cái "tôi" đa tình của ngƣời tài tử. .117

d. Cái "tôi" sầu: .125

e. Hiếu lạc: .130

C/ KẾT LUẬN.137

THƢ MỤC THAM KHẢO.140

pdf148 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế hệ cuối cùng, nhà nho Tản Đà cảm rõ nỗi cô đơn vắng ngƣời tri kỷ để chia sẻ những hoài vọng nƣớc non - "nƣớc non biết có ai ngƣời đầu binh?". Cảnh đất nƣớc, quê hƣơng đẹp đẽ luôn làm chạnh lòng, nỗi sầu cô đơn của kẻ sĩ trong thơ Tản Đà thƣờng có dịp để cất lên: Con đƣờng vô hạn khách đông, tây, Ta nhớ ai mà đứng mãi đây? Nƣớc rợn sông Đà con cá nhảy, Mây trùm non Tản cái diều bay. Nặng nhƣ quả đất mà xoay đƣợc, 57 Cao đến ông trời khó với thay!... (Quê nhà chơi mát cảm hứng - 1921) Tản Đà nhớ ai giữa con đƣờng qua quê nhà (Khê Thƣợng) đó? "Ai" đó có phải là ngƣời tình? Hay gia đình, anh em; hay quê hƣơng bản quán? Có phải nhớ là nhớ cảnh cũ ngƣời xƣa - một cách biểu hiện lòng hoài cổ, nỗi bâng khuâng về một thời đã qua, đã xa rồi? Và sao lại "cao đến ông trời khó với thay!", hay là hoài bão của kẻ sĩ muốn làm gì đó cho dân, cho nƣớc nhƣ đã quá tầm tay với, và chỉ còn nỗi niềm cô đơn của riêng mình? Trên con đƣờng vào Nam, ra Bắc mấy phen, Tản Đà thƣờng mang theo mình một bức địa đồ Việt Nam do ông tự vẽ. Bức địa đồ nhƣ lá bùa hộ mệnh để con ngƣời tâm niệm một ƣớc ao "văn chƣơng có bóng mây hơi nƣớc đến dân xã". Nhƣng loạt bài "vịnh" cái bức dƣ đồ "rách" lại không phải bình thƣờng. Bài thứ nhất "Vịnh bức địa đồ rách" in trong Còn Chơi (1921) sau chuyến vào miền Trung, và in lại trong Thơ Tản Đà (1925). Năm 1927 khi cộng tác với tờ Đông Pháp ở miền Nam, Tản Đà liên tiếp cho đăng trên tờ này ba bài "Vịnh bức địa đồ rách". Non sông gấm vóc đẹp thời vẫn đẹp đấy chứ sao, nhƣng "bây giờ rách tả tơi" là do cái lòng ngƣời xót xa trƣớc cảnh ngoại bang sâu xé làm cho nó tan hoang, chia lìa, không còn là của mình nữa! Ba bài làm sau sáu năm cùng một đề tài đƣợc Tản Đà viết sau thời điểm 1926, lúc ông đổi hƣớng sáng tác mạnh mẽ và lấy báo chí làm nơi phát biểu tƣ tƣởng của mình. Ngƣời đọc thấy rõ nỗi đau đớn của thi sĩ trƣớc thảm trạng đất nƣớc và dân tộc bị phân tán, chia lìa: Nọ bức dƣ đồ thử đứng coi Sông sông núi núi khéo bia cƣời Biết bao lúc mới công vờn vẽ Sao đến bây giờ rách tả tơi? (Bài thứ nhất - 1921) 58 Tờ An Nam tạp chí không thể ra ở Nam Kỳ, Tản Đà từ biệt độc giả phƣơng Nam về Nam Định để mong tục bản tờ báo "'nghiệp chƣớng" đó: "Dám quên Đông Pháp ngƣời tri kỷ -Riêng nhớ An Nam bức địa đồ..." - Cứ nhƣ câu thơ này rõ ràng Tản Đà có chí bồi đắp giang sơn bằng cách dùng một cơ quan ngôn luận của riêng mình - Lá cờ "An Nam tạp chí" - để hô hào, cảnh tỉnh quốc dân! Ba bài "vịnh" tiếp theo biểu lộ những tâm tƣ của thi sĩ với dân tộc, là những vấn đề cấp thiết: Sự yếu đuối, bế tắc của những ngƣời yêu nƣớc trƣớc sức mạnh của kẻ thù; chƣa đủ để "bồi" bức dƣ đồ rách: Bởi chƣng hồ giấy ta chƣa có, Đành chịu ngồi trông rách tả tơi (Bài 2) Sự tan tác, chia rẽ của lực lƣợng yêu nƣớc; sự cô đơn của những kẻ có lòng thành: Nghĩ cho lúc trƣớc thƣơng ngƣời vẽ, Ngó lại chung quanh hiếm kẻ bồi. (Bài 3) ...Dẫu cho tài có cao là thánh, Chƣa dễ tay không vá nổi trời. (Bài 4) Vẫn với cách dùng đại từ kiểu Tản Đà, gọi độc giả, gọi đồng bào mình "chị em ơi", "ai ai đó", "chúng bạn"... tác giả kêu gọi lòng tin, thái độ đồng tâm của tất cả mọi ngƣời để "bồi bức dƣ đồ": Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn Non sông đứng ngắm lệ nhƣờng vơi Việc nhà chung cả ai ai đó 59 Ai có cùng ta sẽ liệu bồi? (Bài 4) Khi An Nam tạp chí tục bản ở Nam Định (1931), Tản Đà vô cùng phấn khởi. Trong bài "Chiếc tàu An Nam", với cũng một cách nói quen thuộc, Tản Đà thể hiện niềm tin dạt dào: Hỏi thăm Âu Mỹ đâu bờ bến? Mở máy quay guồng quá độ chơi. Những cách nói "sông cái thuyền nan", "con tàu bản quốc" từng tƣợng trƣng cho nhiệm vụ của An Nam tạp chí. Nó là một "ám ảnh lớn! Trong bài "Ngày xuân tƣơng tƣ" sau đó, ta thấy nỗi ngao ngán tuyệt vọng của ngƣời cầm lái: Thuyền nan, sông cái, con tàu bể Bờ bến nào đâu đã đến chƣa? Xuyên suốt nhiều tác phẩm, Tản Đà nhắc tới bao nhiêu lần không thể đếm về hình tƣợng "nƣớc non", và mƣời mấy lần hình ánh "bức dƣ đồ " đƣợc lặp lại trong thơ. Sự quan tâm đến đất nƣớc và dân tộc luôn là tình cảm thƣờng trực, cảm hứng thƣờng trực! Điều ấy thấy rõ trong những bài "tức cảnh sinh tình". Cảnh thƣờng là để đƣa vào cái tình của một con ngƣời: ...Dƣ đồ còn đó chƣa phai, Còn non còn nƣớc còn ngƣời nƣớc non. Ruột tằm dù héo chƣa mòn, Tơ lòng một mối xin còn vấn vƣơng. (Qua cầu Hàm Rồng - 1932) Hay trong Duyên nợ ba sinh (1932): Biết bao gội gió dầm mƣa Bức dƣ đồ giữ bây giờ còn đây! 60 Tình cảm gắn bó với đất nƣớc và dân lộc là một duyên nợ không thể phai đƣợc! Thi nhân thƣờng biểu lộ tình cảm mình bằng lời thề nguyền son sắt, lòng mơ ƣớc chân thành đến đất nƣớc quê hƣơng mà từ độ Thề non nƣớc" đã diễn đạt qua hai biểu tƣợng "nƣớc non": Lấy ai viếng cảnh bây giờ, Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau! Ƣớc sao sông cứ còn sâu, Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh... (Nhớ cảnh cần Hàm Rồng - 1933) Cảm hứng luôn bắt nguồn từ thực tại, từ đời sống. Đó là thái độ tƣ tƣởng - cảm xúc nhất định đối với thực tại. Trên những nẻo đƣờng, cảnh vật quê hƣơng dù thế nào vẫn đẹp, vẫn thúc giục lòng ngƣời hành động. Nhƣng mâu thuẫn thực tế giữa tinh thần nhập thế bằng văn chƣơng của nhà nho Tản Đà và sự bế tác của đẳng cấp nhà nho trƣớc vận mệnh lịch sử đã khiến bàng bạc trong thơ vịnh cảnh của ông một nỗi buồn, nỗi cô đơn sâu xa. Tản Đà chỉ có thể biển lộ tình cảm với dân tộc và đất nƣớc bằng lời hẹn thề thủy chung, lời tâm sự tha thiết từ những cảm hứng thi ca theo hƣớng "ngụ tình" đó. Đặc biệt, thơ vịnh cảnh bao giờ cũng có dấu ấn của "cái Tôi" - Tản Đà qua những hoài niệm, mong mỏi, lời thề nguyền son sắt. Hình ảnh thi nhân luôn có mặt và đối diện với cảnh vật đó: Có ngày xe lửa đi qua, Trong xe lại có Tản Đà đứng trông. Lại vui cùng núi cùng sông, Ngƣời xƣa cảnh cũ tƣơng phùng còn lâu. Nhắn non, nhắn nƣớc, nhắn cầu. (Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng - 1933) Hoài vọng và nhắn nhủ, tin tƣởng rồi lại bi quan thất vọng... bởi Tản Đà có yêu nƣớc, yêu quê nhƣng ƣớc vọng lại "cao đến ông trời khó với thay!". Tản Đà vào Nam lại nhớ Bắc, 61 ra Bắc lại thổn thức nhớ nhung ngƣời Nam... cái tình cảm thủy chung son sắt có vẻ hồn nhiên ấy đã là tiếng gọi đàn, là tình cảm thống nhất dân tộc biểu lộ trong thơ vịnh cảnh mà ta có thể cảm nhân đƣợc. 2. Hướng về dân tộc để tự hào, nhắc nhở truyền thống anh hùng. Tản Đà đã sống thuyết Thiên lƣơng hơn là thực hiện đƣợc ƣớc mơ đƣa nó vào thực tiễn xã hội. Trong thơ, nó biểu hiện bằng sự tác động vào "lƣơng tri" con ngƣời lòng tự hào dân tộc, với một truyền thống lịch sử anh hùng. Bên cạnh những bài thơ mộng, thơ say tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạo, Tản Đà dùng cách biểu thị hai mặt để bày tỏ tình cảm với dân tộc và đất nƣớc bằng những bức thƣ cho "tình nhân" trong "Khối Tình Con II" (1918). Thêm nữa, thi sĩ còn dùng những làn điệu dân gian để biểu lộ ý tình đến dân tộc. Bài thơ "Nói về liệt đại anh bàng nƣớc ta" bằng điệu cổ bản là lời nhắc nhở mọi ngƣời truyền thống anh hùng của dân ta. Nhà thơ sôi nổi liệt kê một chuỗi triều đại vẻ vang trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, từ Hai Bà Trƣng chống nhà Đông Hán; đến Ngô Quyền, đến Đinh, Lê, Lý, Trần; đến Hậu Lê và đến sự nghiệp Quang Trung lừng lẫy. "Yêu nƣớc bằng đạo đức", Tản Đà xem niềm tự hào cứa con ngƣời với truyền thống tổ tiên là một biểu hiện của tinh thần yêu nƣớc : "... Một ngƣời Lam Sơn Ngƣời lầm than Đánh mƣời thu. Gƣơm vàng Lê Lợi Lau sạch máu thù... hay: ... Trận thành Thăng Long Ngọn cờ Quang Trung Dòng thần minh 62 Khách tài danh Nghe nhời ca lý Bao bạn tâm tình..." Đặc biệt, Tản Đà khơi gợi lòng yêu nƣớc bằng những lời lẽ đặt vào miệng một "cô đào điên" trong vở tuồng Tây Thi (1917) trƣớc cảnh thành Cô Tô của vua Ngô bị tàn phá. Hành động cảnh tính đó có tác dụng sâu rộng bởi hình thái sân khấu luôn gây ảnh hƣởng trực tiếp và với số đông. Trong văn bản, Tản Đà nhấn mạnh bằng cách in nghiêng những chữ "Nhị Hà, Ba Vì" để gây tác động đó: ...Phƣơng này có sông, sông Nhị Hà, sông Nhị Hà sóng kêu dồn dã; Phƣơng này có núi, núi Ba Vì, núi Ba Vì khuất ngả lầu tây. Đẩy mong chồng cho đây nhớ vợ (2 lần) Mảnh chung tình phần trờ đôi nơi... Có phải cách nói "chồng, vợ", "đấy, đây" đã làm ngƣời đọc nhớ lại những "anh - em", "mình - ai", "non - nƣớc" của ông trong những bài khác? Tản Đà từng nói "hào kiệt là thiên lƣơng" (trong bài viết về Thiên lƣơng). Trong thơ, Tản Đà nhắc nhở gƣơng những hào kiệt, những anh hùng dân tộc để cảnh tỉnh quốc dân. Tuyển tập về Tản Đà có dẫn một bài thơ chƣa xác định thời điểm: Đời hậu Trần. Tản Đà ca ngợi bốn nhà ái quốc đời hậu Trần là cha con Nguyễn Cảnh Dị, cha con Đặng Dung. Ông muốn nêu lại những gƣơng liệt sĩ dám giƣơng cao cờ đại nghĩa giữa muôn vàn gian khó, kẻ xâm lƣợc tàn bạo vẫn không làm mất đƣợc truyền thống quật cƣờng của ngƣời nƣớc Nam: ...Nghệ An, Mô Độ ai gây nhóm? Giản Định, Trùng Quang lai có vua. Mật giặc vỡ tan thành Cổ Lộng, Máu thù lai láng bến Bô Cô... 63 Và chúng ta không khỏi ngạc nhiên trong hoàn cảnh mà thực dân Pháp đang thống trị, Tản Đà cho in trên báo bài thơ Ba Đình ký (1936) ca ngợi Đinh Công Tráng lẫy lừng chống pháp ở chiến khu Ba Đình - Thanh Hóa. Có thể là nhân không khí cởi mở của phong trào Mặt trận Bình dân những năm ấy, bài thơ đã có mặt trên báo một cách đƣờng hoàng với ý định cảnh tỉnh quốc dân của tác giả. Cảm hứng tự hào dân tộc qua hình ảnh vị tƣớng quân của Ba Đình đƣợc trình bày theo lối Nam sử diễn ca là một câu chuyện lịch sử bằng thơ: ... Đồn quân tên gọi Ba Đình, Tƣớng quân Công Tráng họ Đinh là ngƣời. Uy nghiêm tƣớng mạnh thành dài, Thế trong vững thủ, thế ngoài mạnh công. Thuận Thành nghe động uy phong, Pháp binh từ Huế đùng đùng kéo ra. Mấy phen đánh giáp lá cà, Địch quân thua xiểng, quân ta đƣợc hoài... Khi chọn văn nghiệp nhƣ một cách "nhập thế" truyền thống, với sứ mệnh của một nhà nho, Tản Đà đã từng cho ra đời những tác phẩm mang tính giáo huấn. Từ những năm đầu tiên cầm bút, ông đã cho in Đài Gƣơng (1919), Lên Sáu, Lên Tám (1919, 1920) rồi Quốc Sử Huấn Mông, Đại Học, Kinh Thi (1922 đến 1924); Tạm tự kinh An Nam (1928)... và đƣợc coi là hành động phù hợp với tinh thần "ái quốc bằng đạo đức". Sự bất lực của nhà nho trƣớc thời cuộc dẫn đến thái độ chán đời (nhất là ở khoảng 1921 - 1925) đã khiến Tản Đà hiểu rằng con đƣờng đến với dân tộc của ông chỉ hiền lành là ngƣời "cầm bút hợp pháp". Tập thơ "Còn Chơi" ra đời ở thời điểm này. Nhƣng ta có nên xem tựa đề của tập thơ là thái độ để nói: Đời sẽ rong chơi, khi thế gian bảo Tản Đà chỉ say và mộng? Chính trong "Còn Chơi" ta thấy một số tác phẩm mang cảm hứng dân tộc, cảm hứng yêu nƣớc nhƣ Thề non nƣớc, các bài thơ "trách tình nhân", Chơi Huế, Chim họa mi trong lồng, Ếch mà, Vịnh bức dƣ đồ rách... 64 Trở lại về sự ra đời những tác phẩm mang tính chất giáo huấn nhƣ trên đề cập, những bài thơ biểu lộ cảm hứng về lịch sử dân lộc oai hùng cũng là phù hợp với tƣ tƣởng Thiên lƣơng và cả tính chất cải lƣơng cứa nó. 3. Kêu gọi tình đoàn kết dân tộc, biểu lộ lòng thương dân của nhà nho “Ái quốc bằng đạo đức”. Năm 1921, Tản Đà nhận làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh - một cơ quan ngôn luận của những nhà tƣ sản Bắc Kỳ thời ấy. Ông muốn lấy báo chí để phát triển tinh thần hữu ái, kêu gọi tình cảm cộng đồng. Nhà thơ làm báo để nuôi vợ con, nhƣng rõ ràng muốn dùng công cụ của giai cấp tƣ sản để tuyên truyền cho mục đích tƣ tƣởng của mình. Bất đồng quan điểm nhƣ thế nào đó với nhóm sáng lập, chỉ sáu tháng ông từ chức về quê và tìm cách khác đến với báo chí. Hai bài thơ Đề báo Hữu Thanh và Đề bìa báo Hữu Thanh (1921) biểu lộ một tình cảm cộng đồng, là tiếng gọi đàn thân thiết: ...Hai mƣơi nhăm triệu đồng thanh cả Hữu ái mong ai một chút tình Và bài "Đề bìa " để cổ động cho tờ báo, nhƣng là tiếng nói của tình cảm hợp quần: Trung, Nam, Bắc chị cùng em, Chị em trông đó con chim gọi đàn. Chim kia còn biết gọi đàn, Chút tình hữu ái chị bàn cùng em. Một biểu hiện của tình cám đoàn kết là lời kêu gọi thƣơng yêu nhau, chia sẻ đùm bọc giữa ngƣời và ngƣời trong hoạn nạn. Cảm hứng dân tộc trong nhiều bài biểu lộ là tình cảm nhân đạo trƣớc những thiên tai nhƣ đang tròng thêm lên cổ dân đen gánh nặng. Nhà thơ phơi bày cảnh thƣơng tâm của ngƣời nghèo lại lâm thêm nỗi xót xa: Lệ đầy vơi, tình chia phôi, Bồng bế con thơ bán khắp nơi... 65 Trong thơ Tản Đà, khi ta đi tìm những cảm hứng thƣơng cảm, nhiều khi sẽ thấy những bức tranh hiện thực sống động. Có khi cuộc sống hiện ra qua thái độ thi sĩ phê phán xã hội; có khi từ tình yêu con ngƣời để kêu gọi nghĩa đồng bào, lòng hữu ái: Hai chữ "đồng bào " ân nghĩa nặng, Đùm nhau lá rách, hỡi ai ơi ! Những thơ chúc tết của Tản Đà nhƣ bài Thơ mừng tết (1927 trên An Nam tạp chí) là lời kêu gọi lòng yêu nƣớc và đoàn kết: Mừng cho ai nấy có tƣ cách Trƣớc biết ái quốc sau hợp quần. Cũng trên An Nam tạp chí, bài thơ Bài ca cổ bản (1932) sáng tác nhân việc diễn kịch ở Lào Kay để giúp dân nạn vùng Nghệ Tĩnh. Nhà thơ lại có dịp nhắc nhở về tình đoàn kết, hợp quần: ...Ta An Nam cùng họ chi khác trong ngoài Đó Trung Kỳ, đây miền Lào Kay Nghìn dặm đƣờng xa dài, nỗi ngậm ngài ngậm ngùi... Nhà thơ lên tiếng kêu gọi những kẻ "ăn sung mặc sƣớng" nên nghĩ đến nghĩa đồng bào mà "lá lành đùm lá rách". Thơ lấy giọng kêu đƣờng điển hình của những ngƣời ăn mày miền Bắc: ... Hỡi ai ơi là những ngƣời, Ông trên mạn ngƣợc bà vùng xuôi Có nhiều cho nhiều, ít cho ít Cứu kẻ bần dân lúc thủy tai... Và giọng kêu đƣờng này đã làm vinh dự cho tâm hồn Tản Đà. Ông có nhiều thơ quá, nên những bài thơ thuộc loại này ít đƣợc ai để ý đến. Nói đến Tản Đà ngƣời ta chỉ nghĩ ngay 66 đến rƣợu thơ, đến phong thái lãng mạn của ông; nhƣng khi đọc những bài thơ thuộc loại này ta tƣởng nhƣ còn thấy văng vẳng bên tai lời kêu gọi tình thƣơng đồng loại muôn phần thống thiết của thi sĩ: Con cháu Rồng Tiên khi đã bĩ Đừng nên rẻ rúng bỏ nhau hoài Có thể nói những dòng thơ biểu lộ cảm hứng dân tộc dễ dàng cất lên nhƣ những thi tứ chớp nhoáng, kịp thời do yêu cầu của cuộc sống. Chính bởi nhà thơ - nhà nho sẵn có cái tâm "ái quốc bằng đạo đức", ông luôn diễn đạt một cách biểu cảm trong thơ những lời kêu gọi tình hữu ái nhƣ thế! Và lòng thƣơng dân, muốn chia sẻ chút gì cho tình nghĩa đồng bào là rất thật, rất phù hợp với cái nghĩa "lƣơng tâm" trong tơ trông Thiên lƣơng của Tản Đà. 4. Tình cảm thủy chung, hoài bão và lòng tin với dân tộc và đất nước. Làm một cuộc khảo sát ta sẽ thấy tình cảm thủy chung và những ƣớc mơ, lòng tín với dân tộc luôn biểu hiện trong cảm hứng sáng tác Tản Đà. Những bài tiêu biểu: Phong Dao (1918); Thề non nƣớc (1920); Hầu Trời (1921); Vịnh bức dƣ đồ rách (bài 1 - 1921); Ếch mà (1922); Sông cái thuyền nan (1926); ba bài Vịnh bức dƣ đồ rách (1927); Cảm hoài An Nam tạp chí ra đời (1930); Chiếc tàu An Nam (1930); Cảnh đêm nhà ẩn sĩ (1931); Duyên nợ ba sinh (1932); Ngày xuân chúc quốc dân (1936); Tiễn ông Công lên trời (1938)... Tình cảm ấy là một cảm hứng thƣờng trực. Trở lại với tuyệt tác Thề non nƣớc (1920), bài thơ luôn đƣợc nhắc tới khi nói đến lòng yêu nƣớc của Tản Đà. Đó là bài thơ tiêu biểu cho lòng chung thủy sắt son, lòng tin chân thành với dân tộc của ông. Cá hai hình tƣợng "nƣớc" và "non " đƣợc dùng nhƣ hai hình tƣợng sống đôi để biểu lộ sự gắn bó thủy chung. Tình cảm yêu nƣớc, thƣơng nòi là niềm trăn trở, xao xuyến suốt bài thơ với hình tƣợng nƣớc non trùng lặp, quyến luyến. Nhƣng xúc động cho ngƣời đọc thơ là một lời thề nguyền và lòng tin sâu sắc: 67 Nƣớc kia dù hãy còn đi, Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui. Nghìn năm giao ƣớc kết đôi, Non non nƣớc nƣớc không nguôi lời thề. Sáng tác bốn bài "Vịnh bức dƣ đồ rách", Tản Đà không chỉ đặt câu hỏi: Sao bức dƣ đồ rách tả tơi? Cả bốn bài thơ trong chuỗi thời gian ấy đều kết thúc bằng một lời hứa hành động, một lời thúc giục "ta sẽ liệu bồi" cho mình và cho ngƣời khác. Đó là một hoài bão, một lòng tin ở tƣơng lai: Thôi thôi có trách chi đàn trẻ Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi. Nhắc lại thời điểm sáng tác từ 1926 trở đi, Tản Đà cho in thơ trên báo khi dụng công ra tờ An Nam và làm sống lại nó nhiều phen. Trên An Nam tạp chí, hoài bão "ta sẽ liệu bồi" nhen nhóm từ trƣớc lại đƣợc tiếp tục bằng ba bài "Vịnh bức dƣ đồ rách" (1927). Con thuyền An Nam "bé tẻo teo", "một mái chèo", dù "cờ vàng dấu đỏ đế vƣơng suông" cũng đã sôi nổi trong lòng "ông lái" một lòng tin vô tận: ...Những hẹn nƣớc mây thu mấy độ Thử xem trời biển rộng bao nhiêu. (Sông cái thuyền nan - 1926) Trong tập "Còn Chơi", bài Hầu Trời nổi tiếng viết năn 1921 vừa là tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn Tản Đà, vừa mang yếu tố hiện thực. Tác giả kể chuyện cuộc tiên du lên trời, lại là dịp bộc lộ sứ mệnh của nhà nho với tƣ tƣởng Thiên lƣơng. Nhà thơ coi việc xƣớng lên và thực hành thuyết Thiên lƣơng của mình là một hoài bão, một sứ mệnh thuận lòng Trời: 68 ...Trời rằng: "Không phải là Trời dày Trời định sai con một việc này Là việc "Thiên lƣơng" của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay... Hoài bão Thiên lƣơng đeo đuổi và trở thành nỗi day dứt của một đời ngƣời. Một trong những bài thơ cuối cùng là Tiễn ông Công lên Trời (1938), Tản Đà vẫn nặng nợ với tƣ tƣởng Thiên lƣơng mà cả đời ông ƣớc mơ muốn thực hiện. Đó là một tâm sự từng nung nấu! Gần 30 năm sáng tác với một tâm nguyện phụng sự Nho Giáo có ý thức, nhiều lúc "sông cái thuyền nan", tƣ tƣởng triết học và nhân sinh đó là xuất phát từ tình cảm với dân tộc, luôn gắn bó trong quan điểm sáng tác. Thi sĩ đã cảm nhận đƣợc sự thất bại, thế nhƣng lòng tin chƣa dứt: Câu chuyện hầu Trời khi tƣởng đến Gan vàng nhƣ nấu lại nhƣ nung Nếu không một việc làm xong trọn Luống để trăm năm mắc thẹn thùng. ...Hai chữ "Thiên lƣơng" thằng Hiếu nhớ, Dám xin khống phụ Trời trông mong. Tản Đà sáng tác sung sức hơn cả ở giai đoạn 1916 - 1933, một thời kỳ lịch sử đầy biến động và chứa nhiều mâu thuẫn. Đứng giữa "gió Á, mƣa Âu", giữa những tƣ tƣởng tích cực và tiêu cực, giữa bảo thủ và cầu tiến, hoài cổ và duy tân... Tản Đà tự xƣng "Á Châu Khổng Phu Tử chi đồ" rồi lại ca ngợi "dân quyền" của Rousseau. Hiện tƣợng Tản Đà đã đƣợc giải thích trên do tính chất của buổi giao thời đầy những phức tạp của tƣ tƣởng và của xã hội. Cái tài, cái bản lĩnh của thi sĩ Tản Đà đã khiến ông khẳng định dấu ấn một sự nghiệp văn chƣơng trong văn học sử với một thời buổi nhƣ thế. 69 5. Nỗi “sầu non nước”, niềm tiếc nuối và sự cô đơn vô hạn. Nhắc lại ý kiến của ông Nguyễn Khắc Xƣơng (1) đề nghị phải đánh giá lại tƣ tƣởng yêu nƣớc trong thơ Tản Đà để xác định đúng vị trí và cống hiến của nhà thơ trong tiến trình văn học. Ông cho rằng đánh giá Tản Đà là yêu nƣớc tiêu cực thì không thỏa đáng! Cách lý luận của Nguyễn Khắc Xƣơng khiến ta nhớ lại lời tâm sự của Tản Đà khi gợi ý ngƣời đọc về những tác phẩm đƣợc in công khai dƣới lƣỡi kéo của tòa kiểm duyệt Pháp lúc đó, rằng "phần nhiều nhƣ bức tranh vẽ ngƣời mỹ nhân úp mặt vào tƣờng". Nhìn lại bằng con mắt khách quan hơn, ta sẽ thấu hiển sâu sắc những nỗi niềm của nhà thơ. Tình yêu đất nƣớc của Tản Đà (theo Nguyễn Khắc Xƣơng) là một "Tình yên đau buồn, day dứt, trăn trở, u uất của một ngƣời dân mất nƣớc - một nho sĩ bất lực của một giai cấp suy tàn". Lối tƣ duy khi phê bình văn học trƣớc 1986 - 1987 ở nƣớc ta thƣờng đặt ra một số tiêu chuẩn để định giá một nhà văn, một tác phẩm văn học. Và cái "buồn", "sầu" thƣờng bị coi là tiêu cực! Có mộng mị, thoát ly là tiêu cực. Không tham gia hoặc không có quan hệ gì với các phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc, hay không có những lời lẽ hùng hồn thì chỉ là yêu nƣớc suông, bị đánh giá thấp. Cố gắng len vào giữa những mâu thuẫn của Tản Đà, ngƣời nghiên cứu sẽ nhận thấy cái "sầu non nƣớc" của ông trong hoàn cảnh xã hội khá đặc biệt đó, và một con ngƣời đặc thù trong sự chi phối của hoàn cảnh xã hội - lịch sử lúc ấy. Ngay ở bài Phong thi thật sớm sủa (năm 1916) của ông, nỗi niềm tiếc nƣớc, nhớ nƣớc trong giọng "hoài cổ" đã vang lên. Để ký thác tâm sự, bài thơ nói về con cuốc kêu hè dƣới đây nghe thật não nùng, và trong đó ngƣời đọc cảm thấy sự cô đơn, bất lực của Tản Đà: (1) "Vấn đề Tản Đà dƣới ánh sáng tƣ duy mới", báo Giáo viên nhân dân. tr 15, 1989 70 Ai làm con cuốc kêu hè, Kêu đêm chƣa chán lại nghe kêu ngày. Chim hồng chắp cánh cao bay, Gió mƣa thui thủi thƣơng mày cuốc ơi... Cũng trong một bài ngọ ngôn để gửi gắm tâm sự "Con Cuốc và con Chẫu Chuộc" (1920, trƣớc khí làm báo Hữu Thanh), Tản Đà trình bày hai hạng ngƣời qua hai con vật đó. Một ngƣời nặng lòng vì quốc gia dân tộc (con cuốc), một tiểu nhân gặp thời đắc ý quên cả tình đất nƣớc (con châu chuộc) để tâm sự tình cảm nhớ nƣớc thƣơng nhà: Bờ ao trên bụi có con cuốc Ở dƣới lại có con chầu chuộc Hai con cùng ở cùng hay kêu Một con kêu thảm, con kêu nhuốc Chuộc kêu đắc ý, gặp tuần mƣa Cuốc kêu đau lòng thƣơng xuân qua Cùng một bờ ao một bụi rậm Phong cảnh không khác, tình khác xa! Chúng tôi muốn nói nỗi nhà nƣớc - nỗi sầu non nƣớc của thi nhân. Những ẩn dụ để ví von nỗi niềm ái quốc ấy đã trở thành cách biểu hiện đa dạng trong thơ Tản Đà. Giọng hoài cổ, tiếc nhớ trở đi trở lại trong cảm hứng sáng tác có khi là hình ảnh con hổ (nhƣ cách nói của Thế Lữ trong bài Nhớ rừng) trong đoản văn "Hai vƣờn bách thú" đăng ở Đông Pháp thời báo (1927); hay trong bài "Chơi trại Hàng hoa". Tản Đà đi chơi viếng cảnh Hàng hoa, trông cảnh mà bâng khuâng đến thuở vàng son của Thăng Long trong quá khứ lịch sử. Nay Hàng hoa từ lúc Tây sang có "chuồng sắt nuôi bách thú": ...Ở Lý, Trần, Lê đâu mất cả Mà thấy hƣơu nai đủng đỉnh chơi... (Sau thấy có vẻ lộ liễu mà đổi thành: 71 ... Cây xanh nƣớc biếc hồng tung bụi, Ngao ngán tình riêng nhớ nhớ ai... ) Ở hai câu đổi lại, ngƣời đọc tƣởng đó là một nỗi niềm tƣơng tử tƣởng tƣợng nào đó! Tản Đà rất nặng lòng vì dân tộc, hàng quan tâm theo dõi hiện tình xã hội. Thấy cảnh non nƣớc mà sầu, mối sầu non nƣớc là nỗi niềm dằng dặc mà ngay ở cuốn Giấc Mộng Con (1916), đoạn "Sầu thành", ông đã bộc lộ nhƣ một tâm trạng sớm chất chứa của thi nhân: Nghĩ mình không phải lầu xanh Cớ chi tỉnh rƣợu tàn canh mà sầu? "Cái sầu" âm ỉ kéo dài khiến ít khi niềm vui của thi nhân hài hòa đƣợc với ngoại cảnh, với mùa xuân. Một mùa "sầu xuân" rồi lại "xuân sầu" tiếp nối cho thấy niềm cô quạnh đọng lại trong thơ là tâm sự không dễ chia đƣợc cho ai! Xuân đẹp cứ là xuân, lòng sầu cứ sầu Mƣa xuân Hồng Lạc tƣơi màu, Bức tranh mƣa gió riêng sầu lòng ai. Năm châu xa lắc đƣờng dài, Nƣớc non biết có ai ngƣời "đầu binh" ? (Xuân sầu) Một hai thập niên trƣớc, nhiều nhà nho đã từng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cứa nƣớc. Từ Bắc chí Nam, họ là những ngƣời lãnh đạo trực tiếp hay lãnh đạo tinh thần các cuộc kháng chiến chống Pháp nhƣ Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân... đến Nguyễn Thƣợng Hiền, Phan Bội Châu... Và dù thất bại, nhà nho đã thực hiện đƣợc sứ mệnh cao cả của họ trƣớc lịch sử và thời đại. Nhà nho Tản Đà lạc lõng một niềm thƣơng nƣớc trong giai đoạn thoái trào của đẳng cấp nhà nho trƣớc vận nƣớc. Ông buồn cho cảnh đất nƣớc chìm đắm trong vòng tăm tối, chẳng thấy ai là bậc cứu quốc anh hùng: 72 Đánh đuốc đố ai tím khắp nƣớc Kiếm đâu cho thấy một anh hùng! Câu hỏi đó biểu lộ nỗi đau, niềm tiếc hận và những hoài vọng của một con ngƣời luôn quan tâm đến nƣớc non và cô đơn thiếu kẻ tƣơng tri. Chúng ta tƣởng nên nhắc lại một loạt những bức thƣ gởi cho "tình nhân" - những ngƣời tình có quen và không quen biết! Đó là loại thơ trữ tình ký thác tâm sự yêu nƣớc đƣợc viết từ 1918 - 1926, giai đoạn Tản Đà có tâm trạng chán đời trƣớc những bế tắc của thời thế. Cả bốn bài "gửi thƣ" cho tình nhân (có thể là cô đào hát nào đấy?) đều có cái giọng thiết tha, đau đớn, tê tái của một ngƣời tình gửi cho ngƣời tình, nhƣng "ngƣời tình" đƣợc gửi đây tƣợng trƣng cho kẻ đồng tâm, đồng chí lý tƣởng! Mở đầu là cái "sầu" trên đã nói, muốn gửi gắm trong bức thƣ cho "ngƣời tình có quen biết": Mình ai chiếc bóng canh thâu Nỗi riêng, riêng một mối sầu vì ai? Ngƣời tình "có quen biết" đó là ai? Cô gái tuổi 13 trong câu "biết nhau khi mới mƣời ba" ở Hòa Bình chăng? Hay chỉ lấy cái kỷ niệm ấy mà nói chuyện khác, lớn lao hơn? Rõ ràng chỉ là ngƣời tƣợng trƣng chứ cũng chẳng quen gì hơn cái ngƣời "tình không quen biết" ở ba bức thƣ sau. Rồi trong bức thƣ cho ngƣời tình "chẳng quen", thi sĩ than chỉ có một mình thắc mắc với giang sơn : Tranh kia ai vẽ cho Trời? Ngoài sơn thủy lại một ngƣời đứng trơ. Tâm trạng đó là nỗi tiếc nuối, chờ mong trong cô đơn giữa giống thời gian trôi đi. Thêm bài "thƣ trách" sau đó, lời thơ càng bi thiết vì cảnh non sông đổi thay. Tình yêu nƣớc biết tỏ cùng ai, chia sẻ với ai: 73 Ứa bốn bể hai hàng lụy ngọc Gầy ba đông một vóc sƣơng mai Ơn nhà nợ nƣớc hai vai Nƣớc nhà ai để riêng ai nặng nề! Vậy, ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_cam_hung_nghe_thuat_trong_tho_tan_da_6653_1921587.pdf
Tài liệu liên quan