Luận án Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề đồng bằng Sông Hồng hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14

1.1. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - dân số làng nghề 14

1.2. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - gia đình làng nghề 18

1.3. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - nghề nghiệp làng nghề 22

1.4. Hướng nghiên cứu về cấu trúc xã hội - dân số làng nghề 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ

DÂN LÀNG NGHỀ34

2.1. Các khái niệm cơ bản 34

2.2. Một số lý thuyết 53

2.3. Một số quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan

đến đề tài61

Chương 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂNLÀNG NGHỀ70

3.1. Một số đặc điểm của làng nghề đồng bằng sông Hồng 70

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và làng nghề ở huyện Thường tín 73

3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Vạn Điêm và xã Duyên Thái 75

3.4.Các phân hệ cấu trúc xã hội của làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm và làng

nghề sơn mài Hạ Thái80

3.5. Phân tích mô hình công ty nghề và mô hình gia đình nghề của làng

nghề gỗ Vạn điểm và làng nghề sơn mài Hạ thái107

Chương 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC XÃ HỘI

CƯ DÂN LÀNG NGHỀ VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP125

4.1. Một số yếu tố tác động đến cấu trúc xã hội cư dân làng nghề 125

4.2. Một số vấn đề đặt ra và gợi ý một số giải pháp 144

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

pdf191 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cấu trúc xã hội của cư dân làng nghề đồng bằng Sông Hồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên gần 4 km2 với dân cư hơn 4.000 người. Diện tích đất canh tác 385,4 ha, bình quân ruộng đất trồng trọt cho một nhân khẩu trực tiếp sản xuất 300 m2, do đặc điểm đồng ruộng cao, trũng đan xen nên trước kia đến 90% diện tích chỉ cấy được một vụ lúa, đến nay cấy lúa cả hai vụ. Ngoài việc coi trọng nông nghiệp, từ trước đến nay người dân Duyên Thái còn làm nhiều nghề phụ, phi nông nghiệp như: đan tre, thợ mộc, thợ nề, thợ in, hàng vàng (làng Duyên Trường và Phúc Am), nghề sơn mài (làng Hạ Thái) tùy theo độ tuổi, trình độ và sức khỏe của mỗi nhóm dân cư. 79 Từ những năm 1950, nghề sơn mài truyền thống của xã khá phát triển. Xã đã thành lập hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Bình Minh, có thời điểm cao nhất thu hút trên 600 lao động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nổi tiếng ở các nước xã hội chủ nghĩa (trước đây). Từ năm 1986, bắt đầu thời kỳ đất nước đổi mới nghề sơn mài càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ, làng nghề đã ứng dụng công thức mới (đa phần chuyển từ sơn ta sang sơn dầu hạt điều trộn với đất phù sa sông Hồng). Xã Duyên Thái có ba làng trong đó hai làng Hạ Thái và Duyên Trường được công nhận là làng nghề (UBND tỉnh Hà Tây công nhận làng Hạ Thái là làng nghề năm 2001. Làng Duyên Trường năm 2005) [5]. Về cấu trúc kinh tế của xã, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, xã chú trọng kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Bảng 3.2: Cấu trúc kinh tế - ngành theo giá trị và tỉ trọng sản lượng của xã Duyên Thái, năm 2013 Ngành kinh tế Tổng giá trị sản phẩm năm (Tỷ đồng) Tỉ trọng phát triển kinh tế (%) Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 26,0 9,16 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 152,1 53,59 Thương mại, dịch vụ 105,7 37,25 Tổng 283,8 100 Nguồn: Báo cáo UBND xã Duyên Thái năm 2013 [101] Theo báo cáo của UBND xã, năm 2013 thu nhập đầu người bình quân trong xã ước đạt 20 triệu đồng/người/năm. Người dân xã Duyên Thái trồng lúa và một số cây nông nghiệp khác với giá trị sản phẩm cây trồng cao. Năm 2013, tổng sản phẩm kinh tế nông nghiệp đạt 26 tỷ đồng. Ngoài ra, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ đạt 152,1 tỷ đồng, chiếm 53,59%. Xã Duyên Thái có những bước chuyển dịch kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, sản phẩm sơn mài của làng nghề giảm, ảnh hưởng 80 đến sự phát triển kinh tế của xã. Mặc dù vậy, các hoạt động trong xã vẫn được triển khai đảm bảo sự ổn định. Tình hình trật tự an ninh xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống cư dân lành mạnh. Làng nghề sơn mài Hạ Thái có doanh thu hàng năm ước đạt 70 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cấu trúc kinh tế xã Duyên Thái. 3.4. CÁC PHÂN HỆ CẤU TRÚC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ VẠN ĐIỂM VÀ LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI 3.4.1. Cấu trúc xã hội - dân số 3.4.1.1. Cấu trúc xã hội - giới tính Năm 2013, làng Vạn Điểm có 708 hộ gia đình với tổng dân số là 2.328 người, trong đó là nam chiếm 48,75% (1.135 người), nữ chiếm 51,24% (1.193 người), trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm tới 58,73% tạo ra nguồn nhân lực khá lớn để làm nghề và phát triển nghề. Làng Hạ Thái có 1.046 hộ gia đình, với tổng số nhân khẩu 3.618 người, với cấu trúc giới tính: nam chiếm 53,01% (1.918 người), nữ chiếm 46,98% (1.700 người). (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Cấu trúc xã hội - giới tính của cư dân làng nghề Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm Làng nghề sơn mài Hạ Thái Chung Giới tính Số người % Số người % Số người % Nam 1135 48,75 1918 53,01 3053 51,35 Nữ 1193 51,24 1700 46,98 2893 48,65 Tổng số 2328 100 3618 100 5946 100 Nguồn: Số liệu thống kê của xã năm 2013 Tìm hiểu thực tế tại hai làng nghề, quan niệm của cư dân làng nghề hiện nay ít có phân biệt giữa con trai và con gái, song có sự phân công lao động tương đối rõ theo giới tính. Phỏng vấn sâu một chủ hộ gia đình làm nghề cho biết: Ở làng nghề em, bây giờ quan niệm về sinh con trai hay con gái không quá nặng nề, con nào cũng cần được ăn, học và rồi có công ăn việc làm. Anh cứ đi quan sát cả làng em thì thấy, nếu là phụ nữ 81 thì có việc của phụ nữ như đánh giấy ráp, cho đến đứng điều khiển máy đục vi tính, làm những việc phù hợp với sức phụ nữ, còn nam giới làm thợ pha gỗ, thợ ngang. Làng mình có nghề nên nhiều nam giới đến đây làm thợ rồi lấy vợ luôn tại làng nghề”. (PVS, nữ chủ hộ gia đình, làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm). Quan niệm của cư dân làng nghề sơn mài Hạ Thái, vị thế của phụ nữ trong làng nghề được đánh giá cao. Khi hỏi về vấn đề này, một nghệ nhân làng nghề sơn mài Hạ Thái cho rằng: “Phụ nữ ở làng rất được nhân dân coi trọng, bởi nghề sơn mài lao động nữ làm nhiều hơn nam giới, do vậy họ kiếm tiền chẳng kém gì nam giới, với tính chịu khó và đôi tay khéo léo, phụ nữ làm nghề sơn mài rất tốt, hiện nay trong số 4 nghệ nhân của làng được phong tặng thì có 3 người là nữ”. (PVS, nghệ nhân Nguyễn Thị H, làng nghề sơn mài Hạ Thái). Ở cả hai làng nghề tác giả nghiên cứu, người thợ - cư dân làng nghề đều dạy nghề cho cả con gái, kể cả những người địa phương khác đến học nghề và làm thợ tại làng. Điều này thể hiện rõ nét qua những công ty nghề, ngoài địa điểm đặt tại làng nghề, còn đặt ở một số địa phương khác, lấy lao động ở địa phương đó luôn. Một số cặp vợ/chồng trong làng nghề xây dựng gia đình trên cơ sở quen biết qua quá trình học nghề, khi phỏng vấn về hoàn cảnh nào anh/chị quen biết nhau và trở thành vợ/chồng một Giám đốc công ty TNHH sơn mài cho biết thêm: Thời kỳ trước năm 2008, làng nghề sơn Hạ Thái rất phát triển, do vậy rất nhiều người học nghề sơn mài, lúc đó công ty mình có nhận thợ về học và làm sơn mài, mình là người dạy vẽ, trong số những người học thì có vợ mình bây giờ, vợ mình thì bên làng Duyên 82 Trường đến học nghề, có thể nói nhờ việc dạy nghề sơn mài vợ, chồng mình lấy nhau”. (PVS nam, Giám đốc Công ty TNHH sơn mài Th-S). 3.4.1.2. Cấu trúc xã hội - độ tuổi Về độ tuổi của dân số làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm và làng nghề sơn mài Hạ Thái được chia thành bốn nhóm tuổi: Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm: dưới 15 tuổi có 22,56% ; từ 15-24 tuổi có 350 người, chiếm 15,03; từ 25-55 tuổi có 1017, chiếm 43,69, trên 55 tuổi có 436 người chiếm 18,72; làng nghề sơn mài Hạ Thái: dưới 15 tuổi có 858 người, chiếm 23,7%; từ 15-24 tuổi có 470 người, chiếm 13,0%; từ 25-55 tuổi có 1673 người, chiếm 46,2%; trên 55 tuổi có 617 người, chiếm 17,1%. (xem Biểu 3.1). Đơn vị: % 22,56 23,7 23,3 15,03 13 13,7 43,69 46,2 45,3 18,72 17,1 17,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Dưới 15 tuổi Từ 15- 24 tuổi Từ 25- 55 tuổi Trên 55 tuổi Làng Vạn điểm Làng Hạ Thái Chung Biểu 3.1: Cấu trúc xã hội - tuổi của người dân làng nghề Nguồn: Số liệu thống kê của luận án, năm 2013. Có thể thấy rằng, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở cả hai làng khá cao, làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm có 58,72% tỉ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi và làng nghề sơn mài Hạ Thái, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi là 59,2%. Cấu trúc xã hội - tuổi của hai làng nghề này là tương đối giống nhau. 83 Như vậy, cả hai làng có một nguồn nhân lực lao động dồi dào, đã tạo điều kiện cho sẵn sàng cho các hoạt động nghề nghiệp của làng nghề, đồng thời đang tiếp bước để làng nghề phát triển. Cấu trúc xã hội - vị thế và vai xã hội của các thành viên gia đình Tìm hiểu thực tế ở hai làng nghề, tác giả biết được cư dân làng nghề, ngoài kính nể những người cao tuổi (giá trị trọng người già), thì độ tuổi từ 25-55 cũng rất được coi trọng. Bởi vì, họ là những người truyền nghề cho con cháu, đồng thời là những lao động chính trong làng nghề và một số còn là chủ doanh nghiệp giỏi. Tìm hiểu vị thế, vai trò của thành viên gia đình cư dân làng nghề, kết quả thu được như sau: Vị thế ông/bà có vai trò quyết định trong các việc của làng, dòng họ - chiếm 30,5%; việc hiếu - chiếm 21,2%. Vị thế bố/mẹ có vai trò quyết định chính trong sản xuất, kinh doanh - chiếm 93,0%; định hướng nghề nghiệp cho con cái - chiếm 90,1%; mua sắp các đồ dùng đắt tiền - chiếm 89,5%. Vị thế con cái có vai trò chủ yếu trong việc học tập (bảng 3.4). Bảng 3.4: Cấu trúc vị thế - vai xã hội của các thành viên trong gia đình làng nghề Đơn vị: %, N=515 Công việc Ông/bà Bố/mẹ Con cái 1. Sản xuất, kinh doanh 4,7 93,0 2,3 2. Học tập của con cái 4,9 28,2 67,0 3. Định hướng nghề nghiệp cho con/cháu 5,2 90,1 4,7 4. Trong việc hỷ 7,8 62,5 2,7 5. Trong việc hiếu 21,2 77,3 1,6 6. Mua sắm các đồ dùng đắt tiền 6,6 89,5 3,9 7. Công việc của làng, dòng họ 30,5 67,2 2,3 8. Xây nhà, sửa chữa nhà cửa 20,4 77,7 1,9 9. Chuyển đổi nghề nghiệp 17,5 76,1 6,4 Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án, năm 2013 84 Bảng 3.4, cho biết vị thế bố/mẹ có vai trò quyết định chính trong hầu hết các công việc, song trong việc học tập của con cái thì ông/bà và bố/mẹ ưu tiên quyền quyết định, đồng thời để con cái chủ động trong việc học tập của mình. Nguồn hỗ trợ khi gặp khó khăn của chủ hộ gia đình chủ yếu dựa vào người thân trong gia đình - chiếm 32,2% (166/515), người có uy tín trong dòng họ - chiếm 27,6% (142/155); đặc biệt có đến 14,4% chủ hộ gia đình ý kiến và nhờ chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội ở làng-xã, điều đó cho thấy sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội trong hoạt động nghề nghiệp ở làng nghề có vai trò quan trọng. Vai trò của chủ hộ gia đình đối với gia đình, dòng họ và cộng đồng, được chủ hộ gia đình tự đánh giá ở phạm vi gia đình là “rất quan trọng” có tỷ lệ cao nhất - chiếm 71,1%, vai trò đối với dòng họ - chiếm 16,3% và với cộng đồng làng nghề - chiếm 14,%. Vốn xã hội ở làng nghề luận án nghiên cứu, chủ yếu thể hiện ở mạng lưới các quan hệ gia đình, xã hội mà người lao động dựa vào đó để tìm kiếm cơ hội việc làm và trợ giúp về tài chính lúc gặp khó khăn. Chẳng hạn những gia đình thuộc diện khá giả, có thời gian làm nghề nhiều thế hệ, thâm niên làm nghề lâu năm, chủ hộ gia đình có học vấn cao thì có thể có mạng lưới xã hội đa dạng và họ sử dụng mạng lưới này cho các mục đích tìm việc làm hay nguồn tài chính nhiều hơn so với người ở nhóm thấp hơn. Ngoài ra các gia đình nghề và công ty nghề sử dụng mạng lưới xã hội, vốn xã hội có được để vận động, tương tác trong hoạt động nghề. Điều này có thể nhận biết thông qua phỏng vấn sâu một cán bộ xã: Hiệp hội làng nghề và toàn thể nhân dân làm nghề trong thôn có vai trò cốt yếu trong tổ chức các sự kiện quan trọng của làng. Nhiều sự kiện, nhờ có đóng góp về nhân lực và kinh phí của họ mới thành công (PVS, nữ, cán bộ xã Duyên Thái). 85 Điều này minh chứng cho lý thuyết hệ thống của Parson khi cho rằng hệ thống xã hội tạo nên những vai trò khác nhau duy trì các mối quan hệ trong hội trong mạng lưới xã hội. 3.4.1.3. Cấu trúc xã hội - học vấn Có thể thấy rõ vẫn còn một số lượng không nhỏ lực lượng lao động trong các làng nghề có trình độ ở mức phổ thông. Chung cho cả hai làng nghề: trình độ tiểu học là 11,8%; THCS là 39,8%, THPT 33,1% và trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 4,8% (xem bảng 3.5). So với trình độ học vấn chung của lực lượng lao động cả nước, cấu trúc trình độ học vấn của hai làng nghề là gần tương đương nhau mặc dù tỉ lệ trình độ cao đẳng, đại học có thấp hơn chút ít, rất có thể là do mẫu khảo sát có một tỉ lệ lớn những người từ trung niên trở lên, những người này trước đây không có điều kiện đi học hết trung học phổ thông hoặc không được học cao đẳng, đại học. Khảo sát mẫu nghiên cứu 425 chủ hộ gia đình làm nghề thu được kết quả như sau: trình độ tiểu học có 4%, THCS có 29,9%, THPT có 64%, trěnh độ trung cấp trở lên có 2,1%. Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình làm nghề không cao và không đồng đều trong các hộ gia đình. Đa phần những cặp vợ/chồng ở gia đình làm nghề đều có trình độ học vấn trung bình (chủ yếu học hết THPT). Điều này được lý giải, do sản xuất hộ gia đình chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thông qua tự học, nên họ quan niệm không nhất thiết học đến trình độ trên THPT. Như vậy, phần lớn nguồn lực của cả hai làng nghề tập trung ở trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông. Xét ở trình độ học vấn cao đẳng, đại học thì làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm lại có tỉ lệ dân số đạt trình độ học vấn cao hơn so với làng nghề sơn mài Hạ Thái. Có thể thấy, về mặt trình độ học vấn trong làng nghề chỉ đạt ở mức trung bình, tức là mặt bằng chung là trung học phổ thông, khi phát triển lên 86 trình độ cao hơn thì ít hơn. Nguồn nhân lực trong làng nghề chưa thực sự được coi trọng việc nâng cao trình độ học vấn. Tuy nhiên, nguồn lực này lại đầu tư để phát triển trình độ tay nghề, để trở thành nhóm thợ giỏi, một số trở thành nghệ nhân của nghề. Bảng 3.5: Cấu trúc xã hội - học vấn của cư dân làng nghề Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm Làng nghề sơn mài Hạ Thái Chung Trình độ học vấn Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Tiểu học 232 9,9 471 13,1 703 11,8 Trung học cơ sở 884 37,9 1483 41 2367 39,8 Trung học phổ thông 815 35,0 1157 31,9 1972 33,1 Cao đẳng, đại học 139 6,2 148 4,1 287 4,8 Chưa đi học và không xác định 258 11,0 359 9,9 617 10,5 Tổng số 2328 100 3618 100 5946 100 Nguồn: Báo cáo thống kê (ước tính) của xã, năm 2013 Khi tìm hiểu về việc học tập và định hướng nghề nghiệp cho con cái, đa số chủ hộ gia đình trong làng nghề được hỏi trả lời: tùy vào khả năng học tập của con cái chiếm 59,4% (303/515); học đến cao đẳng, đại học 25,8% (133/515) và chỉ có 14,8% (76/515) cho học nghề truyền thống của làng ( xem Biểu 3.2 ). Trong đó, quan điểm của chủ hộ gia đình làng nghề sơn mài Hạ Thái cho con cái học nghề truyền thống chỉ có 4,5%, song làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm tỷ lệ này có tới 26%. Có thể giải thích sự khác biệt này như sau: nghề đồ gỗ có khả năng tiếp tục phát triển do nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ của các hộ gia đình Việt Nam vẫn tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó nghề sơn mài có thể khó có nhu cầu phát triển như nghề đồ gỗ bởi vì sản phẩm sơn mài ít là sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt trong các gia đình. Việc mong muốn cho con vào cao đẳng, đại học cũng là một yếu tố làm giảm sút động cơ học nghề và làm nghề truyền thống của gia đình. 87 59,4% 14,8% 25,8% Học nghề truyền thống của làng Học cao đẳng, đại học Tùy khả năng của con cái Biểu 3.2: Định hướng nghề nghiệp cho con cái Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án, năm 2013 Thực tế cho thấy ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, số các em học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học sau khi tốt nghiệp thường tìm kiếm được công ăn việc làm, rồi thoát ly địa phương; còn ở làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm số tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp họ lại trở về làng nghề tiếp tục làm nghề với tư duy của người có trình độ đã được đào tạo. Điều này rất tốt cho sự phát triển của gia đình và của làng nghề. Khi tìm hiểu vấn đề này, tác giả nhận được ý kiến của một Giám đốc Công ty đồ gỗ như sau: Ở đây, rất nhiều người học cao đẳng, đại học xong không tìm được việc làm ngay, thì trở về làng nghề tiếp tục sản xuất, kinh doanh, nhưng số đó có tính toán tốt hơn, giao tiếp với khách hàng tốt hơn, khi tạo dựng được cơ sở thì họ ở lại làm kinh tế gia đình, không có ý định đi làm ở cơ quan, doanh nghiệp nữa. (PVS nam, Giám đốc Công ty TNHH đồ gỗ V-Ph). 88 Còn ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, qua khảo sát tác giả nhận thấy, đa số các gia đình trong làng nghề quyết tâm cho con cái học tập để có một nghề nghiệp nhất định. Họ cho rằng làm nghề sơn mài tương đối vất vả và độc hại. Đối với nhóm thanh niên ở làng nghề thì cũng có tâm lý đi làm việc gì khác, nếu không học được nghề khác thì họ mới làm nghề truyền thống của làng. Tóm lại: Nhóm cư dân được coi trọng trong làng nghề vẫn là các thợ giỏi, nghệ nhân. Nhiều thợ giỏi, nghệ nhân trẻ đang được phát triển, mặc dù vẫn phải đối mặt với xu hướng chênh lệch giới tính trong các gia đình làm nghề. Trong làng nghề có một nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng cho sự phát triển nghề của làng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong làng vẫn còn hạn chế nhiều về trình độ học vấn. Do vậy, để phát triển nghề và nâng cao trình độ tay nghề, cần nâng cao trình độ học vấn của cư dân làng nghề. 3.4.2. Cấu trúc xã hội - gia đình 3.4.2.1.Cấu trúc xã hội - gia đình, theo quy mô gia đình Quy mô gia đình là đơn vị đo lường dùng để chỉ độ lớn, nhỏ của gia đình cho thấy số thành viên cùng chung sống trong một hộ gia đình, thông thường gồm ông/bà, bố/mẹ, con cái và những thành viên khác. Quy mô gia đình ở đồng bằng sông Hồng nói chung phụ thuộc chủ yếu số nhân khẩu trong gia đình, trên cơ sở số lượng sinh của các cặp vợ chồng và kiểu sống chung giữa các thế hệ. Tuy nhiên, thực tế đối với trường hợp hai làng nghề tác giả nghiên cứu, quy mô gia đình làm nghề còn bị chi phối bởi cách thức tổ chức lao động trong gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, có sự đa dạng về số nhân khẩu trong các hộ gia đình ở làng nghề: có hộ gia đình 1 người, có hộ gia đình 2-3 người, có hộ gia đình 4-5 người và có cả hộ gia đình trên 6 người. Tỷ lệ hộ gia đình có 4-5 người chiếm 42,6%; hộ gia đình có từ 2-3 người chiếm 39,4%. Quy mô gia đình giữa hai làng nghề có sự khác biệt về. Ở làng nghề sơn mài Hạ Thái số 89 nhân khẩu trong hộ gia đình tập trung chủ yếu có 2-3 người chiếm 56,1%; 4-5 người chiếm 40,1%; hộ có 1 người và trên 6 người đều bằng 1,9% (Bảng 3.6). Song, ở làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm số hộ gia đình có trên 6 người chiếm đến 36,5%, cao hơn nhiều so làng nghề sơn mài Hạ Thái. Điều này được lý giải do các yếu tố kinh tế - xã hội làng nghề và tâm lý xã hội của mỗi làng nghề khác nhau. Theo truyền thống ở làng nghề sơn mài Hạ Thái quá trình tách hộ diễn ra thường xuyên, khi bố mẹ xây dựng hạnh phúc cho con trai hoặc con cái thì sau một thời gian ngắn, bố mẹ cho tách hộ ra ở riêng khỏi gia đình bố mẹ để những cặp vợ chồng mới cưới trở thành những hộ gia đình mới. Tâm lý bố mẹ thường muốn sống cùng một trong những người con của họ, ở làng nghề sơn mài Hạ Thái bố mẹ thường sống với gia đình con trai cả. Ở làng nghề sơn mài Hạ Thái mình, gia đình nào có từ hai anh em trai trở lên khi xây dựng gia đình xong, thì thường bố, mẹ cho ở riêng để biết lo tính kinh tế, công việc làm nghề cũng bận, nhiều khi đến nửa tháng mới đến nhà bố, mẹ thăm hỏi. (PVS, nam, 38 tuổi, gia đình làm nghề Làng nghề sơn mài Hạ Thái). Bảng 3.6: Cấu trúc xã hội - gia đình theo quy mô của làng nghề Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm Làng nghề sơn mài Hạ Thái Chung Số người trong hộ Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 người 16 2,2 20 1,9 36 2.0 2-3 người 105 14,8 586 56,1 691 39.4 4-5 người 328 46,5 420 40,1 748 42,6 > 6 người 259 36,5 20 1,9 279 16,0 Tổng 708 100 1046 100 1754 100 Nguồn: Số liệu báo cáo UBND 2 xã, năm 2013 Cấu trúc xã hội - gia đình của làng nghề như vậy, cho thấy rõ sự pha trộn và cùng chung sống của các thành phần gia đình về mặt kinh tế và cấu trúc, loại hình gia đình. Bên cạnh đó, đa số cư dân làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm 90 có tâm lý muốn sống nhiều người cùng một hộ gia đình; mặt khác do cách thức sản xuất đồ gỗ theo mô hình hộ gia đình phần nào cũng làm cho số nhân khẩu trong gia đình nhiều hơn. Thực tế tìm hiểu tại làng nghề, tác giả được biết có nhiều thanh niên nam giới từ địa phương khác đến làng Vạn Điểm học nghề, làm thợ mộc, rồi cưới vợ là người làng nghề. Tỷ lệ này chiếm 10% số hộ gia đình làm nghề. Như vậy, có sự chuyển biến trong quan niệm cư dân làng nghề về việc hôn nhân - gia đình; nghĩa là vẫn duy trì khuôn mẫu hôn nhân “hướng nội”, hôn nhân trong nội bộ làng nghề, song đã có đan xen, bổ sung hôn nhân “hướng ngoại”, người của làng nghề lấy chồng người ngoài làng. Điều này góp phần làm phong phú, đa dạng cấu trúc xã hội - hôn nhân của làng nghề trong xã hội đang “mở cửa” hiện nay. Cùng nói về chủ đề gia đình khi phỏng vấn sâu chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ làng nghề Vạn Điểm được biết: Số gia đình làng em ở cùng ông/bà khá nhiều, phần thì đất ở làng không rộng so với các làng khác, ông/bà cũng không có điều kiện để mua đất thêm cho con cái khi xây dựng gia đình, nên việc ở chung, ăn chung là bình thường, hơn nữa công việc làm mộc suốt ngày bận rộn nên ở cùng ông/bà có rất nhiều thuận lợi, ông bà nấu cơm và trông nom các cháu, xưởng nhà em ở đây chủ yếu là dành cho thợ, còn các cháu ở trong nhà trong làng cùng ông/bà. (PVS, nữ, gia đình làm nghề đồ gỗ, làng nghề Vạn Điểm). 3.4.2.2. Cấu trúc xã hội - gia đình nghề theo số lượng lao động nghề Đối với gia đình nghề, những người thợ làm nghề phần lớn là các thành viên của gia đình như bố, mẹ, con trai, con gái ở độ tuổi lao động trong gia đình, tức là các thành viên của gia đình đều có thể tham gia vào một hoặc nhiều khâu của quy trình sản xuất nghề nghiệp tùy theo trình độ tay nghề, giới 91 tính để làm những công việc phù hợp. Trong đó, thường chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành và giao dịch với khách hàng và bạn nghề, gia đình nghề khác trong làng. Qua khảo sát cho thấy, số người làm nghề truyền thống trong gia đình như sau: đa số có 2 người làm nghề - chiếm 60,3%; 3 người làm nghề - chiếm 22,3%. Về cấu trúc nguồn nhân lực của các gia đình làm nghề có sự khác nhau giữa hai làng nghề (xem Bảng 3.7). Bảng 3.7: Cấu trúc xã hội - gia đình nghề theo số lượng lao động nghề Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm Làng nghề sơn mài Hạ Thái Chung Loại hộ gia đình theo số người làm nghề Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 người 29 5,4 45 5,1 74 5,2 2 người 284 53,0 576 64,8 860 60,3 3 người 133 24,8 185 20,8 318 22,3 4 người 52 9,8 71 8 123 8,6 5 người 37 7,0 12 1,3 49 3,6 Tổng 535 100 889 100 1424 100 Nguồn: Kết quả phân tích báo cáo của UBND xã, năm 2013 Như vậy, bảng 3.7 cho thấy cấu trúc - xã hội của gia đình nghề ở làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm trong đó cấu trúc gồm 2 người chiếm 53,0%; cấu trúc gồm 3 người làm nghề chiếm 24,8% và chỉ có 5,4% số gia đình có 1 người làm nghề. Đặc biệt, có 16,8% số hộ có 4-5 người làm nghề. Ở làng nghề sơn mài Hạ Thái cấu trúc này có tỷ lệ như sau: có 2 người làm nghề là 64,8%, có 3 người làm nghề là 20,8% và chỉ có 5,1% số hộ có 1 người làm nghề. Số gia đình có 4-5 người là 9,3%. Các số liệu này chứng tỏ cấu trúc xã hội - gia đình nghề có quy mô lao động rất nhỏ bé và phù hợp với loại gia đình hạt nhân ít người. Việc phân công lao động của các thành viên trong gia đình làm nghề đương đối ổn định, đồng thời tạo nên công bằng giới giữa vợ và chồng trong gia đình. Thông thường, người chồng làm những công việc cần có sức lực hơn, còn 92 người vợ làm công việc nhẹ nhàng hơn. Khi phỏng vấn sâu một gia đình làm nghề đồ gỗ, được biết: Các công đoạn sản xuất từ đầu vào đến đầu ra chủ yếu là người chồng làm, còn ở các hộ trong làng thì thường là chồng làm, vợ đánh giấy ráp. (PVS nữ, 1980, gia đình làm nghề, làng Vạn Điểm). Khi tìm hiểu về chủ đề này, một hộ gia đình chuyên làm vóc cho công nghề ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, cho biết một cách phân công lao động - hợp tác bình đẳng có thể chấp nhận được: Khi có hàng nhiều hoặc vội hàng, hai vợ chồng em có hôm làm vóc đến tận 10 giờ đêm mới kịp để trả hàng, công việc vất vả nhưng đổi lại làm nhiều thì gia đình lại có tiền công nhiều nên gia đình cảm thấy chấp nhận được. (PVS, nam, 40 tuổi, chủ gia đình chuyên làm vóc, làng Hạ Thái). 3.4.2.3. Cấu trúc xã hội - thế hệ của gia đình nghề Về số thế hệ làm nghề truyền thống trong các gia đình nghề, tác giả phát hiện thấy cấu trúc xã hội chủ yếu là gia đình 2 thế hệ, điều này có nghĩa là nghề nghiệp được tái tạo, kế tục và phát triển từ thế hệ bố/mẹ sang thế hệ con. Thực tế ở hai làng nghề, chủ sơ sở sản xuất hiện nay đa phần đã được tiếp cận với nghề từ những năm học trung học phổ thông. Gia đình bố/mẹ làm nghề nên khi đó ngoài thời gian đi học họ tiếp cận với nghề thông qua việc đánh giấy ráp (làng nghề đồ gỗ), làm vóc, mài, đánh bóng (làng nghề sơn mài) hoặc làm những việc nhẹ nhàng. Do vậy, đến nay đa số chủ sơ sở sản xuất đều có trình độ tay nghề giỏi do được học hỏi, tiếp thu nghề từ thế hệ bố mẹ. Điều đó, thể hiện sự tái cấu trúc xã hội nghề nghiệp này từ thế hệ trước, họ kế thừa những kinh nghiệm, phương thức sản xuất, những quy tắc trong nghề, đồng thời bổ sung những phương thức mới giúp việc sản xuất kinh doanh tốt hơn. Số hộ gia đình 2 thế hệ ở làng nghề 93 đồ gỗ Vạn Điểm có tới 85% số hộ gia đình 2 thế hệ cùng làm nghề, như vậy có sự tiếp nối nghề truyền thống của làng (xem bảng 3.8). Bảng 3.8: Cấu trúc xã hội - thế hệ của gia đình nghề Làng nghề đồ gỗ Vạn Điểm Làng nghề sơn mài Hạ Thái Chung Loại hộ gia đình Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Số hộ Tỉ lệ % Một thế hệ 48 8,9 149 16,8 197 13,8 Hai thế hệ 454 85.0 651 73,2 1105 77.6 Ba thế hệ 33 6,1 89 10 122 8,6 Tổng 535 100 889 100 1424 100 Nguồn: Kết quả phân tích báo cáo của UBND xã, năm 2013. Phỏng vấn sâu một c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_cau_truc_xa_hoi_cua_cu_dan_lang_nghe_dong_bang_song_hong_hien_nay_nghien_cuu_truong_hop_hai_lang.pdf
Tài liệu liên quan