Luận án Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu

MỤC LỤC .5

DẪN LUẬN .7

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .7

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.9

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17

4.CẤU TRÚC LUẬN VĂN.18

CHƯƠNG 1:THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG SỰ NGHIỆP NGUYỄN MINH

CHÂU .20

1.1.NGUYỄN MINH CHÂU CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP .20

1.1.1.Con người Nguyễn Minh Châu .20

1.1.2.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu .24

1.2.TIỂU THUYẾT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU.32

CHƯƠNG 2: CHẤT SỬ THI TRONG TIÊU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU 43

2.1.KHÁI NIỆM CHẤT SỬ THI: .43

2.2.CHIẾN TRƯỜNG VÀ HẬU PHƯƠNG .45

2.3.CÁ NHÂN VÀ LỊCH SỬ .52

2.4.CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH : .61

CHƯƠNG 3: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH

CHÂU .70

3.1.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN .70

3.2.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG MIÊU TẢ NỘI TÂM NHÂN VẬT .77

3.3.CHẤT TRỮ TÌNH TRONG GIỌNG VĂN:.90

KẾT LUẬN .96

pdf107 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi qua nhưng những trang tiểu thuyết in đậm hình ảnh cuộc sống chiến đấu của dân tộc trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Chau sẽ mãi là những giá trị văn hóa tinh thần đáng trân trọng. Tóm lại đọc tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu chúng ta thấy những giá trị văn hóa là cốt lõi tinh thần làm nên sức mạnh cả tiền tuyến mà ngay cả ở hậu phương. 2.3.CÁ NHÂN VÀ LỊCH SỬ Trong chiến tranh, mỗi công dân, dù là công dân cầm súng hay cầm bút, khi đã đứng bên này chiến tuyến thì lý tưởng chung, sự nghiệp chung, vận mệnh chung trở thành lẽ sống, lẽ tồn tại. Nguyên tắc ấy được mọi công dân nhận thức một cách tự giác. Tất cả những gì thuộc về quyền lợi cá nhân, những gì nằm ngoài mục7 tiêu cấp thiết của chiến đấu và chiến thắng, dù rất chính đáng cũng được tự nguyện gác lại. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu đã thả con thuyền văn chương của ông^ xuôi theo các dòng chảy đang có sức cuốn hút mạnh mẽ của lịch sử. Chiến tranh và cách mạng bao giờ cũng đặt lên trên hết vấn đề cộng đồng, dân tộc và lịch sử. Gắn bó với vận mệnh của Tổ quốc, trước năm 1975 văn học chúng ta cơ bản là văn học sử thi. So với văn học tiền chiến, nhân tố cách tân nghệ thuật quan trọng bậc nhất của nó là sự phát hiện ra nội dung cộng đồng trong đời sông xã hội và phương điện cộng đồng trong ý thức cá nhân. Chưa bao giờ những hình tượng tập thể, hình tượng Tổ quốc, nhân dân và những hình tượng tiêu biểu cho nhân dân, cho Tổ quốc hiện lên trong văn học rực rỡ và đẹp đẽ đến thế. Cũng chưa bao giờ cái tình con người đối với Tổ quốc, nhân dân, tình đồng chí, đồng đội...được văn học thể hiện sâu sắc và cảm động đến như thế. Trong những thành tựu chung ấy có phần đóng góp của Nguyễn Minh Châu. "Cửa sông", "Dấu chân người lính", "Lửa từ những ngôi nhà" là những trang viết hào sảng về những ngày hào hùng bậc nhất của lịch sử dân tộc. Các tiểu thuyết của ông đã dành số trang khá dày tập trung viết về lòng yêu nước cao cả của cộng đồng dân tộc, chĩa mũi nhọn về phía kẻ thù và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân. Việc phát hiện và sáng tạo hình tượng con người quần chúng ở nhiều bình diện là một thành công của yếu tố sử thi trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu. Đó là con người của số đông thuộc động lực cách mạng. Họ giống nhau trong xuất thân và trong cuộc đời, do cách mạng đem lại trong ý chí và niềm tin cách mạng thể hiện qua hành động hàng ngày, trong tinh thần chịu đựng gian khổ, nén tình riêng vì sự nghiệp chung. Cùng với việc tái hiện bức tranh lịch sử hào hùng, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa khá sắc nét những nhân vật anh hùng, góp thêm một cái nhìn về người lính với sự góp mặt của nhiều thế hệ cầm súng. Hình ảnh "lớp cha trước lớp con sau. Đã thành đồng chí chung câu quân hành" (Tố Hữu) đã quá quen thuộc với văn học chống Mỹ, và ở Nguyễn Minh Châu với những trang viết về cuộc hành quân, về cái chiến dịch để thể hiện được cội nguồn sức mạnh của họ trong trận chiến lịch sử của dân tộc, của thời đại. Đó là chính ủy Kinh "thương lính như hiểu đàn bà" người "đã bám thắt lưng địch là không bao giờ chịu thả ra", người đại diện cho thế hệ cha anh vững như đá tảng sau hai cuộc kháng chiến. Kinh là hình ảnh người chỉ huy quân sự "có một thứ tầm vóc vô hình nào đó chiếm một khoảng không gian lớn hơn người khác. Nhưng đứng cạnh tầm vóc ấy người chung quanh không những không cảm thấy mình bị chen lấn và choán chỗ mà còn cảm thấy mình cũng lớn lên, mình cũng không thể làm một người bình thường được "...cái tầm vóc vô hình ấy chính là luồng tư tưởng và tình cảm rất mãnh liệt của người cộng sản, là lý tưởng cách mạng và lòng nhân hậu của một người đã từng trải trong cuộc đấu tranh, đã từng sống trong cái bề dày của cuộc đời, đã từng vất vả lo toan không phải cho riêng mình mà cho cả cuộc đời. Đó là Vượng, là Nhẫn tuy trầm lặng mà lại đánh giặc rất giỏL.Tất cả họ như là người đi trước, tiếp bước theo họ là Khuê, là Lữ trong chiến sĩ trẻ đầy nhiệt huyết lúc nào cũng vui vẻ hát hò, giữa tiếng bom rơi đến điếc đặc cả tai. Các nhân vật của "Dấu chân người lính" mỗi người một vẻ nhưng đều toát lên vẻ đẹp của lý tưởng, của tinh thần chiến đấu. Giữa rừng Trường Sơn, tận bờ sông Xêpôn hai bố con chính ủy chỉ kịp chào nhau, "ừ con đi đi, công việc chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương lắm". Là ông chính ủy cuống lên khi hay tin Khuê hy sinh vì ông tiếc một chiến sĩ đánh giặc tài giỏi. Những tháng ngày bám địch gian khổ các chiến sĩ trên ngọn đồi 475 đều đội bom để hoàn thành nhiệm vụ, Lữ hy sinh vẫn mỉm cười vì biết rằng mình đã góp công vào chiến thắng. Ngay cả những người hậu cần như bác đảo, cứu thương như Nết vẫn ngời lên một sự xả thân và cuộc chiến đấu đang gay go và quyết liệt. Hình tượng người chiến sĩ cầm súng, người anh hùng cách mạng cổ sức hấp dẫn đặc biệt của thời đại. Từ cái cao cả, cái anh hùng trong cuộc sống chiến đấu Nguyễn'Minh Châu đã tạo nên những hình tượng của cái cao cả, cái đẹp trong tác phẩm văn học. "Anh Cận, Lữ nằm đó suy nghĩ những điều quan trọng anh vừa nói, tôi hiểu hết. Có lẽ, tôi còn có thể nói hay hơn anh, nhưng làm sao tôi có thể làm như anh? Anh là người chân thật và dũng cảm, một người không quen nói mà chỉ quen nhận lấy những việc khó khăn nhất. Tôi không muốn làm con chim bông lau nhưng chưa thể thành con đại bàng có đôi cánh cứng có thể một mình bay qua giông bão". Đấy là con đường các thế hệ thanh niên Việt Nam đi đến cùng một lý tưởng, một chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp. Đối với người lính chính là cuộc đời nghèo khổ của các anh đã đưa các anh đến với cuộc đời của vạn người cùng khổ và Đảng của người nghèo khổ một chân lý cuộc đời đơn giản và cao cả biết bao. Giữa họ những người chiến sĩ ấy "ngày này nối ngày khác đi qua giữa chiến trường như sợi dây xâu bằng các hạt lửa. Cái hạt ngày hôm nay đang còn nóng bỏng và chói đỏ nhưng ngày mai đã trở thành một thứ chất thép cứng rắn và hết sức lạnh lẽo". Các nhân vật cầm súng liên kết với nhau bằng một lý tưởng cách mạng cao đẹp. Họ đã sát cánh bên nhau để làm nên sức mạnh của thời đại. Họ được miêu tả trong một không gian công cộng, mọi thời điểm đều liên hệ với viễn cảnh lịch sử. Các hình tượng cá thể được biểu hiện như là bộ phận của quần chúng. Vì vậy nó để lại những hình tượng không phai mờ về một thời đại oanh liệt, kỷ niệm về một cuộc hồi sinh của nhân dân trong sức mạnh của tập thể. Họ được miêu tả tập trung nhất là klìả năng đánh giặc như Khuê được mệnh danh là nhà chiến lược, "anh tiểu đội trưởng nhỏ nhắn có mái tóc cùm cúp, đôi mắt hẹp và đen ấy đã được mọi người trong đại đội, kể cả Ban cán bộ trên ban 2 xác nhận anh ta vào bộ đội để làm chiến sĩ trinh sát, chứ không để làm một việc gì khác. Hầu như suốt cả ngày lúc nào Khuê cũng vui vẻ, ăn nói thì lúc như thằng trẻ con, lúc đĩnh đạc như một người đứng tuổi, có lúc hắn ta nhận xét mọi việc như một thằng đã từng trải hết sự đời". Khuê là như thế trước đồng đội, nhân dân thật tếu, thật trẻ trung nhưng khi đánh giặc thì dũng cảm, khi chỉ huy thì sáng suốt tháo vát. Anh là thế hệ trẻ đầy bản lĩnh đi bên cạnh Kinh, Lượng, Nhẫn. Còn Lữ là thế hệ học trò lớn lên từ mái trường xã hội chủ nghĩa với một lý tưởng ban đầu còn mang màu sách vở "phải từ giã hết, phải ném vào lửa hết mọi thứ sách vở và bản thân những thằng học trò như mình cũng cần phải được ném vào lửa...Những năm đi học, nhà trường đã trao cho chúng mình một niềm tin thật đẹp nhưng còn sách vở và mỏng manh như những cái bong bóng xanh đỏ. Chúng mình đã phải đổi bao nhiêu vất vả để tự tìm thấy một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời". Chiến trường là nơi Lữ lớn lên và trở thành một người lính thực sự như cha mình, vị chính ủy trung đoàn dày dạn kinh nghiệm. Nơi ấy thử thách lý tưởng cách mạng và lòng dũng cảm của chàng trai trẻ. Và Lữ đã chứng minh được rằng thế hệ trẻ xứng đáng tiếp bước thế hệ chạ anh bằng sự xả thân hy sinh vì Tổ quốc. Diễn tả phẩm chất anh hùng của mỗi cá nhân trong hoàn cảnh cả nước chìm trong khói lửa, Nguyễn Minh Châu còn thể hiện nó như là quá khứ hào hùng của người lính đã đi qua thời chiến tranh. Đó là Nghinh, Phan, Thuần những người bộ đội ngày xưa từng sát cánh bên nhau chắc tay súng trong "Những người đi từ trong rừng ra". Đó là sự hy sinh sau những ngày vật lộn với kẻ thù của Nghĩa trong "Miền Cháy", là sự hy sinh của Tùng nơi vùng căn cứ Mỹ ở miền biển miền Trung. Những người lính ấy mỗi người một vẻ nhưng họ đều gặp nhau ở một tinh thần chiến đấu cao. Giữa chiến trường họ chia lửa cho nhau cùng nhau cất lên dàn đồng ca hào hùng của thời đại. Mỗi nhân vật và người lính dù thuộc lứa tuổi nào, ở vị trí nào đều cũng tỏa ánh sáng chói ngời của những phẩm chất cách mạng kiên cường, của những hành động vì nước quên mình. Mỗi nhân vật đều trở thành bài học làm người, bài học về cách song trong một giai đoạn đầy thử thách của đất nước. Nếu người lính là hình ảnh trung tâm, điển hình cao nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì cùng làm nên lịch sử với họ còn những cá nhân khác ở tiền tuyến hay hậu phương cũng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. về khía cạnh này "Cửa sông" thành công trong việc thể hiện sự gắn bó với nhau giữa những người dân làng Kiều khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bắt đầu. Nổi bật cho lớp người dày dạn trong cuộc đời và thủy chung vội cách mạng là cụ Lâm. Mặc dù tuổi đã ngoài tám mươi, hai hàm răng chẳng còn mấy chiếc, cụ vẫn rất khỏe, đảm đương được những công việc nặng nhọc ở ngoài đồng. Cuộc đời của cụ hầu như gắn liền với mảnh đất quệ hương và lòng yêu nước ở cụ cũng bắt nguồn từ đó mà mở rộng ra thêm. Suốt mấy năm đánh Pháp, con trai cụ người thì đi bộ đội, hy sinh ngoài mặt trận, người thì làm cán bộ thoát ly, cụ đã cùng người con - dâu cả - bác Thỉnh - "no, đói, giặc giả có nhau, từng sống với nhau bằng mối tình của kẻ nghèo khó", lăn lộn cùng anh em du kích bám đất giữ làng. Hàng ngày cụ vẫn chăm chú để đếm từng chiếc máy bay Mỹ rơi, từng trận đánh thắng lớn nhỏ ở cả hai miền như theo dõi những chuyện cấp thiết, liên quan đến vận mạng của bản thân, cửa xóm làng. Cụ vẫn hằng nghĩ "ở đâu cũng giang sơn mình, cũng là người nước Việt Nam mình, cũng một nỗi khổ và niềm vui như thế cả và "chẳng có cái nhục nào bằng cái nhục mất đất, mất nước". Khi nghe tin Lân sắp lên đường "đi chiến đấu xa" cụ không kiềm giữ được niềm vui và lòng tự hào về đứa cháu của mình. Và việc ấy thôi thúc cụ, khiến cụ phải đem hết sức mình, quên mình tuổi già, góp phần vào công việc chung. Từ ngày mở nông trường bãi Sú, với cái nghề thợ đấu trong tay, cụ đã đêm ngày cùng anh em công binh hăng say với công việc, quên cả giờ giấc. Nếu có ai nhắc nhở cụ cần phải nghỉ ngơi thì cụ trả lời: "công việc quân sự phải làm gấp, nghỉ sao được? Tôi không cầm được khẩu súng như hai thằng cháu tôi thì tôi cũng góp phần đánh Mỹ bằng cái nghề của mình chứ!", vốn ít nói, những lời của ông cụ thường như thốt lên từ trái tim, và thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm được nghiền ngẫm suốt cả đời người. Hình ảnh cụ Lâm "đặt bàn tay to lớn và đen xạm của người thợ đất trùm lên mé ngực dặn dò đứa cháu trước khi lên đường nhập ngũ : "Tổ quốc giang sơn ta đặt ở đây ! Cháu đã làm thằng con trai thì phải nhớ lấy" làm ta chợt nhớ tới bóng dáng của những lão nông thuần phát, trung hậu và giàu lòng yêu nước tưởng chừng như đã được gặp đâu đó, trong sử sách cũng như trong cuộc đời. Khác với cụ Lâm, ông Vàng thuộc lớp cán bộ chủ chổi ở nông thôn thời đó. Trong kháng chiến lần trước ông Vàng đã từng làm chính trị viên đại đội và sau hoa bình có lần làm cán bộ văn phòng tỉnh ủy. Nhưng con người đó sinh ra hầu như là để gắn liền với xóm làng, với cơ sở "tôi tưởng giải ngũ về làng, ai ngờ các ông giữ tôi lại làm bàn giấy? Tôi chỉ cầm được cái cây hay khâu súng chứ tay tôi không cam cây bút được". Ong giàu nhiệt tinh cách mạng, sôi nổi luôn đi đầu trong mọi công việc ở địa phương, không từ nan trước bất cứ khó khăn nào và bằng việc làm của mình, ông đã được dân làng và cấp trên quý mến. Giặc Mỹ đánh ra miền Bắc, nguyện vọng tha thiết của ông là muốn trở lại chiến đấu trong quân đội, mặc dù nguyện vọng ấy không được cấp trên chấp thuận, ông vẫn tự đặt cho mình một nếp sống thời chiến như hồi còn ở bộ đội "Đang ngủ chợt nghe tiếng máy tàu ở ngoài khơi, liền nhảy xuống giường, hạ lệnh cho tiểu đội trực chiến lên đê và cho nhân dân đề phòng tàu địch vào gần", Và lời tự giới thiệu của ông với thuyền trưởng hải quân của ta "Tôi là bí thư chi bộ trong làng" là lời nói tự tin, đầy tinh thần trách nhiệm. Họ là cầu nối giữa Đảng với quần chúng và đang lãnh đạo nhân dân ta làm nên những chiến công phi thường. Bác Thỉnh không làm cán bộ như ông Lâm. Cũng như bao bà mẹ khác, từ tình thương chồng, thương con, bác đã nâng mình lên bằng mộụình cảm cao đẹp hơn - lòng yêu nước. Bác thực sự vươn lên trong những cổng việc hàng ngày với một ý thức rất rõ : "Mỗi việc làm của mình đều là sự phối hợp với từng trận chiến đấu của con ở ngoài mặt trận, để làm tròn bổn phận của mình là một người dân trong lức Tổ quốc lâm nguy". "Lửa từ những ngôi nhà" ngoài việc khắc họa hình ảnh người lính trong khi về với gia đình còn làm nổi bật lên hình ảnh những người mẹ thật kiên cường. Tiêu biểu là mẹ Tiến, bà Hậu Bà là người đã sinh ra những đứa con trai, tiễn chúng ra chiến trường, nhận tin đứa con hy sinh, ở lại chống chọi với cuộc sống ở nhà. "Trong lúc gò lưng đẩy chiếc xe, anh cảm động ngắm hai bàn chân đất rám của mẹ và vô tình anh khám phá một cái gì hết sức giản dị và gần gũi nhưng cũng hết sức lớn lao, trong hình ảnh mẹ của anh đang khom lưng đẩy xe. từ lúc gặp mẹ anh nhận xét không hề nghe mẹ hè răng phàn nàn với anh một lời nào, về những khó khăn của gia đình từ ngày nhà bị bom, hoặc việc trong nhà lại phải sắp sửa phải từ biệt thêm đứa con sắp đi bộ đội" Người mẹ ấy không có những chiến công vang dội nhưng lòng mẹ là vũ khí sắc bén đã chiến thắng mọi thứ giặc giả đã đi qua đời bà, đi qua lịch sử của đất nước. Tư thế vững vàng của người mẹ như bà đã truyền sang những đứa con thân yêu của mình một niềm tin sắt đá trong cuộc chiến đấu ác liệt ngoài chiến trường. Cũng giống bà Huy đã thay chồng nuôi con để anh yên tâm đánh giặc. Người đàn bà cứng cỏi, đảm đang là chồ dựa vững chắc để Nhàn chỉ biết có một điều là cầm súng. Ngay cả đứa con gái bé bỏng của anh cũng là một phiên bản của Huy. Bé Hà đã biết nhóm lên một ngọn lưa lấp lánh của niềm tin bằng đôi bàn tay bé nhỏ. Đấy cũng là một sự hy sinh, nó không hào hùng như cái chết của người lính ngoài chiến trường nhưng lấp lánh như một chiến công thầm lặng mà hết sức ý nghĩa. Họ cũng là những anh hùng của thời đại. Bộ ba tiểu thuyết cho thiếu nhi cũng làm nổi bật lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta trong chiến tranh. Tuy chưa đi vào vấn đề trung tâm của đời sống nhưng thông quạ nhân vật Nến tác phẩm cũng có sức hấp dẫn đặc biệt. Nến là cậu bé thông minh thích đi bộ từ lúc tuổi còn bé (lớp năm). Chiến tranh đã áp lên đầu đứa trẻ như Nến nỗi đau thương lớn lao. Cùng với nỗi đau và niềm căm thù Nến đã sớm giác ngộ con đường đi đến cuộc chiến đấu của những người lớn. Nến đã lớn lên cùng với lý tưởng và tinh thần chiến đấu chống giặc. Nến đã đặt đôi bàn chân vụng dại, bơ vơ của mình vào dòng thác của thời đại. Qua những lưu lạc bị rơi vào tay giặc, Nến lúc nào cũng hướng về các chú bộ đội, các bác du kích xã. Rồi giữa sào huyệt bọn giặc trên đảo hoang, hình ảnh những người tù mang bí số gieo vào lòng Nến một niềm tin son sắt. Nến đã vụt lớn lên với tầm vóc cua trạch nhiệm, góp công với các đông chí trên đảo giành quyền tự do. Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện được cái tâm điểm lớn nhất bao trùm nhất của thời đại chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường vào tình huống không thể không trở thành anh hùng. Đồng thời mỗi con người, một cách tự nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng suy nghĩ và hành động, tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù? Câu hỏi ấy khiến mọi người Việt Nam chân chính tự nguyện dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân, cá thể, hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất mà đang trở thành nếp sống, chiến đấu và lao động của toàn thể quần chúng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ nảy nở những mặt đấu tranh quyết liệt với quân thù mà đang mở rộng toàn diện khắp nơi. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ bùng nổ đột xuất trong những giờ phút thử thách gay go nhất mà đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ trong qua trình đấu tranh cách mạng lâu dài, bền bỉ. Tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được thế giới tinh thần phong phú và vẽ đẹp lý tưởng của chủ nghĩa anh hùng trong mối quan hệ giữa cái bình thường và cái vĩ đại, giữa người anh hùng và tập thể quần chúng anh hùng. Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu trong khi nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng làm những thanh âm vút cao trong bản anh hùng ca của lịch sử vẫn ẩn náu một chút nỗi niềm riêng tư sâu kín. Nó tuy mong manh như những làn khói sương mà lại len lỏi vào tận sâu thẳm của đời người. "Tất cả mọi người lính đều có những chuyện riêng của mình, giữa khung cảnh mặt trận người ta vẫn sống với nó có khi âm thầm như những dòng nước chảy dưới cỏ, nhưng có khi thật là mãnh liệt" Chính ủy Kính ra đi từ "một ngôi nhà gỗ bên bờ một con sông rất đẹp của miền Trung" Ông đi biền biệt suốt hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần về phép lại gặp những đứa con đang ở vào lứa tuổi khác. Mọi việc trong gia đình đều đặt trên đôi vai của người vợ, cứ tưởng rằng ông vô tâm với người bạn đời nhưng thật ra trong tâm tư vẫn suy nghĩ nhiều về vợ " mỗi người giống như một chiếc thuyền đi sóng gió ngoài khơi, lâu lâu lại phải về dựa lưng vào bờ trong chốc lát rồi lại đi chuyến khác. Những khi buồn, những khó khăn đã trãi, người vợ chỉ có thể được đền bù bằng cách nói hết được với chồng trong mấy ngày gần nhau và chỉ khi người đàn ông biết hỏi han người ta mới nói". Đối với vợ, ông đi biền biệt, ngay cả đối với đứ.a con trai yêu quý gặp nhau tận biên giới nước Lào, vì nhiệm vụ ông đã không có thời gian gần con. Ông chỉ kịp ngẩng lên khi con chào bố hành quân theo đơn vị "ừ,... con đi đi". Để rồi sau đó lần nữa khuya khi công việc xong xụôi ông lại "hơi ân hận vì chưa có thì giờ nói chuyện với con trai được baq nhiêu thì nó đã ra đi "vợ mình biết hai bố con gặp nhau ở đây thì sẽ nghĩ thế nào nhỉ"... Ông chỉ thấy một tình thương tràn ngập trong lòng, cùng với những nỗi mong mỏi và lo âu vẫn vơ của một người cha cả đời sống biền biệt, mỗi lần gặp con lại thấy nó đã ở một lứa tuổi khác, đang làm công việc khác" . Anh chàng cần vụ Khuê có biệt danh "ớt chỉ thiên" của chính ủy Kinh thì lại dấu những nổi niềm riêng trong một bề ngoài sôi nổi, nhanh nhảu. Nếu không tinh ý thì không sao mà nhân biết được tâm sự của anh dấu trong vẻ trẻ con, đến bác Đảo cũng phải lầm "tôi thấy nó cứ trằn trọc, hết giật mình sang bên này, lại giật mình sang bên kia. Tôi chửi: mày dửng mở đến thế kia thằng nhóc! Có để cho tao chợp mắt một tẹo để chiều còn nấu cơm cho mày ăn không thì bảo". Nó đứng dậy bỏ đi lại hai con mắt đỏ kè. Tôi nghĩ bụng: Kệ thây mày, sao hôm nay chưa nói động tới đã tự ái". Vậy đó, Khuê đã dấu nhẹm chuyện nhà bị bom, một đứa em bị chết, mẹ bị thương nặng. Trong mùi khói ra mới, Khuê vẫn chỉ huy tiểu đội tập luyện - bình tĩnh mạch lạc. Khi đại đội trưởng hỏi thăm, Khuê giả lảng bắt .một chú chuột "bóp mạnh giữa cái ức trắng muốt của con chuột đồng và đưa những ngón tay lần bẻ từng chiếc răng bé xíu "cái giống này cấn lúa khiếp lắm đấy". Ai mà ngờ được anh lính trinh sát giỏi và luôn vui vẻ ấy lại có lúc buồn đến vậy. Tuy rằng Khuê đã cố gắng để chuyện gia đình ở tận đáy lòng, nhưng Khuê luôn luôn đau đáu cái hình ảnh đau thương của những người ruột thịt. Mặc dù trong lời trong lời của Khuê trả lời câu hỏi thăm của Lượng rất hờ hững "để làm gì? Khuê hỏi lại, nét mặt thoáng một chút buồn rất khó nhận thấy và tan rất nhanh" Nhưng Khuê lại tâm sự điều đau lòng của mình với riêng chính ủy Kinh vì cặp mắt hẹp và sắc sảo của Khuê soi vào đáy nhìn thấy một cái gì hết sức sâu xa khiến Khuê tưởng như lâu nay Kinh vẫn dùng chính con mắt bị thương kia để nhìn thấu vào lòng từng người". Có thể nói rằng chuyến về phép để thắp nhang lên hai ngôi mộ nằm ngoài cánh đồng, chia tay với người bố đau yếu giữa cánh đồng chiêm lộng gió cứ làm anh nhớ mãi. Và giữa chiến trường anh lại nhớ và ngẫm nghĩ về cái phút giây từ biệt bố để lên đường chiến đấu: vạt áo nâu của bố gió đánh phần phật, chiếc sáp thuốc lào và chiếc bật lửa trong túi kêu lách cách. Khuê chỉ kịp chào bố đưa ngang cánh tay áo quân phục gạt một giọt nước mắt hiếm hoi, đặc quánh như chất dầu rồi quay lưng đi ngay một cách vội vàng Lòng dũng cảm, hành động chiến đấu anh hùng không thể không có ngọn nguồn từ nỗi đau âm thầm và không kém phần khốc liệt kia. Cũng như Khuê, người chị gái làm công tác y tế phục vụ chiến trường ôm trong lòng nỗi đau thương như một vết thương sưng tây. Chị không khóc, người cứ lặng lẽ và làm việc không nghỉ ngơi. Nết nghiến răng lại không để nổi đau cất thành lời. Biết bao là tâm sự dồn nén khi Nết kêu lên hai tiếng "u ơi" hôm nhận được thư Khuê, "Nết đã cầm chặt lá thư ngắn ngủi của Khuê trong những ngón tay cứng đờ như khổng còn biết cảm giác". Những mất mát do chiến tranh thì không trừ một ai. Nhưng mỗi người một cảnh một nổi niềm riêng tư. Cô y tá trên đường Trường Sơn cũng có một gia đình tan nát vì bom đạn chiến tranh. Nguyễn Minh Châu chẳng những đã hè mở tâm tư ấy mà còn thể hiện một nỗi niềm riêng rất con gái giữa chiến trường. Đó là nhu cầu tình cảm rất tế nhị của nữ tính. Những người con gái trên đường Trường Sơn "mỗi buổi sớm mai thức giấc, mỗi buổi trưa một mình ôm gói quần áo ra suối tắm, nhìn xuống làn da thịt mơn mởn tươi thắm lại chợt nảy ra một nỗi thẹn thùng vô cớ và chỉ sợ ai biết mình đang trộm ngắm mình" đó là câu chuyện cảm động của người con gái sống giữa rừng gươm. Bom đạn gian khổ nơi chiến trường còn khiến nam giới cũng phải đanh lại huống hồ gì con gái. Nhưng đã là con gái vẫn cứ muốn làm đẹp, cho nên thỉnh thoảng trong lòng họ lại bâng khuâng khi "làn da con gái đang thắm tươi trở nên vàng vọt, cái cổ cao duyên dáng cứ ngẳng ra. Một chút niềm riêng như thế họ cố gắng lấy tinh thần cứng cỏi để vượt qua. Chiến tranh khốc liệt nên những tâm tình ấy cũng trở nên bé nhỏ. Nhưng chỉ thế thôi để thấy con người của họ vừa cao cả vừa bình thường gần gũi. Lượng thì lại nổi tiếng khô khan: "tình cảm cái phần yếu mềm trong con người Lượng đã bị bọc kín giữa một cái bề ngoài gai góc, cứng rắn" Suốt những năm tháng ở chiến trường anh đại đội trưởng này chỉ biết đánh giặc, chẳng bao giờ cười đùa, nói chi đến chuyện yêu đương. Vậy mà tác giả đã viết thật hay, thật sâu sắc cái tình cảm nhen lên trong lòng anh thật mới mẻ tha thiết đối với người con gái Vân Kiều xinh đẹp, u uẩn. Lượng cũng trở nên nhạy cảm "mối tình thầm kín và uẩn khúc của Xiêm giống như lời cầu khẩn, một tiếng kêu gọi giải phóng. Lượng đã nghe được những lời thiết tha từ trái tim ấy". Cho nên thật bất ngờ người chỉ huy quân sự lạnh lùng ấy lại xen vào chuyện công tác đến cơ sở ở bản Chay một việc rất riêng tư. Trong lần trở lại ngôi nhà sàn của cụ Phang để bàn bạc kế hoạch đột nhập căn cứ quân sự Khe Sanh, Lượng sẽ gặp lại Xiêm người con gái lần đầu tiên để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng anh. Lượng đã để mình lơ đãng trong phút chốc mà đáng lý ra cái lý trí mạnh mẽ không cho phép anh. Ấy là "anh ngắm trộm Xiêm trong một thoáng khi chị vừa cúi xuống, một vệt đường ngôi thẳng rẽ đôi mái tóc dài như đang tỏa ra hơi ấm. Khuôn mặt chị trắng hồng như trái chín. Lượng thấy vừa ngọt vừa chua ở cổ. Trong cái khoảnh khắc ấy Lượng chợt nhớ lại trong những ngày sống dưới bom đạn trên tuyền duyên, có những phút anh đã ao ước được ngồi bên cạnh Xiêm, để ngắm chị và để nghe chị nói như bây giờ. Lượng đã tự thó với mình". Lữ thì đặc biệt hơn. Anh lính trẻ xuất thân từ mái trường độc lập thì lắm mơ mộng. Nhìn làn khói bếp giữa rừng được đốt lên cũng gợi nhớ làm khói đốt đồng, đốt đống rấm ở quê nhà. Giữa cuộc hành quân gian khổ Lữ bắt gặp hình ảnh người yêu trong mộng bây giờ đã là cô gái văn công xinh đẹp. " Từ hôm cùng Moan đón đoàn văn công về trung đoàn, thỉnh thoảng Lữ vẫn âm thầm nhớ tới Hiền. Ngay từ hồi cùng Cận và Khuê gặp " cô ở đường giao liên, anh đã nhận ra đó là cô gái mà anh đã thầm yêu từ năm 16 tuổi. Lữ nhớ về kỷ niệm ngày xưa gặp Hiền ở trại hè, mua cho cô một túm que kem buốt lạnh sau khi cô trình diễn văn nghệ. Cậu học trò miền xuôi, bỏ học ra chiến trường mang theo những mộng mơ bay bổng,. Giữa rừng Trường Sơn gặp mặt người cha, Lữ vừa thấy vui mừng hãnh diện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_04_4268822290_7718_1871160.pdf
Tài liệu liên quan