Luận án Chủ trương và sự chỉ đạo của đảng về bảo vệ tài nguyên nước - Vũ Thị Mạc Dung

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2001 - 2005)

2.1 Những yếu tố tác động đến bảo vệ tài nguyên nước

2.2 Chủ trương của Đảng về bảo vệ tài nguyên nước

2.3 Đảng chỉ đạo bảo vệ tài nguyên nước

Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC (2006 - 2010)

3.1 Những yếu tố mới tác động đến đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước

3.2 Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước

3.3 Đảng chỉ đạo đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1 Nhận xét Đảng lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước (2001 - 2010)

4.2 Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ tài nguyên nước (2001 - 2010)

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc188 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chủ trương và sự chỉ đạo của đảng về bảo vệ tài nguyên nước - Vũ Thị Mạc Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu vực bị nhiễm độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm, nhất là những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động BVMT, trước hết cần phải tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư BVMT; tăng tỉ lệ đầu tư cho môi trường trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Để có sự thống nhất trong toàn xã hội về BVMT cần xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trong thời gian tới, dự báo kịp thời các diễn biến của BĐKH, lồng ghép các biện pháp ứng phó với BĐKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển theo hướng thích ứng với BĐKH. Bên cạnh đó, cần chú trọng và tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành TN, MT, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với lĩnh vực TN, MT. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng góp phần thực hiện BVMT hiệu quả là hoạt động nhiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về môi trường. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về BVMT, bao gồm: Nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về TN, MT; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về BVMT, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, sự cố môi trường và BĐKH; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Vấn đề môi trường mang tính toàn cầu, bởi vậy không thể giải quyết trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Việt Nam đã chủ động tham gia các diễn đàn, các tổ chức và cam kết quốc tế về môi trường. Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TN, MT, chủ trương chỉ đạo của Đảng được thể hiện rõ qua các nội dung như: Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực vì môi trường; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường. Chủ trương đẩy mạnh công tác BVMT được thể hiện cụ thể qua các nhiệm vụ cơ bản được nêu rõ trong Chỉ thị số 29, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với lĩnh vực BVMT trong những năm tiếp theo. Chỉ thị cũng có những chủ trương cụ thể về đẩy mạnh BVTNN. Trên tinh thần chỉ đạo chung của Chỉ thị, BVTNN cũng phải được đẩy mạnh trong thời gian tới. Phải tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về BVTNN cụ thể như: Quản lý chặt chẽ nước thải, chất thải vào các nguồn nước và chấm dứt nạn đổ phế thải, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào sông, hồ, kênh, rạch...; tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng phải được giải quyết cơ bản; phải kiên quyết xử lý và đình chỉ những cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm nguồn nước. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TNN cũng phải được đẩy mạnh, nhằm cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực cho việc hoạch định chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BVTNN. Đồng thời, phải tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về BVTNN nhằm tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, khoa học - kỹ thuật - công nghệ cao của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế để BVTNN; đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề an ninh nguồn nước liên quốc gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVTNN cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phải được tăng cường và hoạt động có hiệu quả, cùng với đó là đẩy mạnh xã hội hóa BVTNN. Thập niên đầu của thế kỷ XXI, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề TN, MT như: Môi trường sống ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, TNN ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; BĐKH và nước biển dâng đã gây ra triều cường, lũ, lụt, mưa, bão với cường độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH của đất nước. Bởi vậy, công tác bảo vệ TN, MT ngày càng được quan tâm, mở rộng hơn trước, trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương định hướng của Đảng về bảo vệ TN, MT, BVTNN giai đoạn 2006 - 2010 là sự phát triển nhận thức của Đảng về TN, MT và vấn đề bảo vệ TN, MT trong giai đoạn mới; bước đầu khắc phục những hạn chế trong nhận thức cũng như hoạch định chủ trương trước đó là chú trọng phát triển KT - XH, coi nhẹ công tác bảo vệ TN, MT, chưa chú trọng đến BVTNN. Đó là cơ sở để phát triển thành những định hướng lớn về bảo vệ TN, MT, BVTNN, vừa giải quyết được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế của thời đại hướng đến sự PTBV. Đó còn được coi là sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ TN, MT và ứng phó với BĐKH của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở để Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện chủ trương BVTNN trong giai đoạn tiếp theo nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm và suy kiệt TNN ở Việt Nam; là cơ sở để Chính phủ ban hành Chiến lược về TNN, gắn phát triển KT - XH với BVTNN. Mặc dù, không có nghị quyết riêng về BVTNN nhưng thông qua những chi thị, nghị quyết của Đảng giai đoạn 2006 - 2010 về bảo vệ TN, MT ở trên cho thấy, nhận thức và chủ trương của Đảng về BVTNN đã có sự phát triển hơn so với giai đoạn trước. Từ những luận giải trên có thể khái quát những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh BVTNN giai đoạn 2006 - 2010 qua các nội dung chính sau: Thứ nhất, mục tiêu BVTNN được gắn với mục tiêu Thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước theo hướng bền vững. Các mục tiêu đó đã được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cụ thể được đưa vào Nghị quyết của Đại hội và được định hướng cụ thể trong Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010. Thứ hai, quan điểm chỉ đạo đấy mạnh BVTNN được thể hiện trong sự chỉ đạo chung cho lĩnh vực TN, MT là phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo vệ TN, MT. Theo đó, BVTNN cũng phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Thứ ba, Nhiệm vụ và giải pháp về BVTNN được thể hiện rõ ràng hơn, được chú trọng và đẩy mạnh hơn, cụ thể: 1) Tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội về BVTNN; 2) Áp dụng các biện pháp mạnh nhằm giải quyết dứt điểm ô nhiễm nguồn nước; 3) Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai do nước gây ra; 4) Tăng đầu tư cho lĩnh vực TNN như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hwj thống cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước; 5) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về TNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng TNN. 3.3. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên nước 3.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước cho toàn xã hội Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước không chỉ do các cơ sở công nghiệp và đầu tư, mà trên một diện lớn, thường xuyên là do sự tăng dân số, đặc biệt ở đô thị và do sử dụng tràn lan các loại thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Môi trường và không gian sống của người Việt Nam đang bị chính người Việt Nam tự hủy hoại. Thực tiễn đó đòi hỏi phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, mọi cá nhân nhận thức đúng về vấn đề bảo vệ TN, MT, thấy rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc bảo vệ TN, MT, BVTNN để có hành động đúng. Thực hiện quan điểm của Đảng “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người”, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật” [143, tr.1]. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên được nêu rõ trong Chiến lược là: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Nội dung giải pháp này được xác định: “Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội... nâng cao nhận thức của mọi người về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước; đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân [143, tr.10]. Hiện thực hóa chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục BVMT, trong những năm 2006 - 2010, Nhà nước và các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ TN, MT, BVTNN đạt được kết quả nhất định. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền BVMT trong đó có BVTNN với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và cơ quan thông tấn báo chí như: Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ... nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ TN, MT, BVTNN. Các phương thức truyền thông về TN, MT được tiến hành một cách đa dạng và phong phú cả nội dung cũng như hình thức. Mỗi năm phát sóng hàng trăm chương trình gồm phóng sự, chuyên mục, chuyên đề, tọa đàm nhằm tuyên truyền rộng rãi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ TN, MT, bảo vệ, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNN; hàng nghìn tin, bài liên quan đến TNN được đăng tải trên báo viết, báo điện tử, tạp chí. Nhiều báo, đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương đã mở các chuyên trang, chuyên mục về TN, MT nhằm phổ biến kiến thức về TN, MT, ô nhiễm môi trường, BĐKH, các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về BVMT tới toàn thể nhân dân. Tuyên truyền biểu dương những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ TN, MT, đồng thời phê phán, lên án những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT, BVTNN. Hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ TN, MT giai đoạn 2006 - 2010 không chỉ dừng lại ở các sinh hoạt mang tính văn hoá, xã hội và nhân văn, mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình xã hội hoá BVMT, BVTNN. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT, BVTNN cho cán bộ, đảng viên và cộng đồng; thông qua các cuộc thi về môi trường, về BVTNN đã được tổ chức thành công, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng như: Cuộc thi về “Cải thiện và sử dụng nguồn nước” (2006 - 2009), “Dòng sông quê hương” (2009), Liên hoan phim môi trường lần thứ II (2007), sáng tác kịch bản phim môi trường (2008), “Ý tưởng xanh” của Công ty Toyota, “Môi trường và phát triển” (2007 - 2008), cuộc thi sáng tác kịch bản phim về TNN lần thứ nhất (2010). Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản hướng dẫn các ngành và các địa phương tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông môi trường. Nhiều hoạt động phong trào hưởng ứng các sự kiện môi trường lớn được tổ chức, trong đó có nhiều sự kiện được tổ chức thường niên liên quan trực tiếp đến BVTNN như: Tết Trồng cây, Ngày đất ngập nước (22/2), Ngày Khí tượng thế giới (22/3), Ngày Nước thế giới (23/3), Ngày Môi trường thế giới (5/6), Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường (29/4 - 06/5), Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có những hoạt động tích cực hưởng ứng phát động các phong trào như: Tổ chức mít tinh, treo băng rôn, pano, áp phích, phát tờ rơi tuyên truyền, cổ động; tổ chức làm sạch môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm; tổ chức hội thảo theo chủ đề mỗi năm Các hình thức hoạt động trên đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân và các cộng đồng địa phương hưởng ứng, tham gia; giúp cho nhận thức và ý thức, trách nhiệm BVMT, BVTNN của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành và toàn xã hội được nâng cao. Giáo dục BVMT cũng đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông theo Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT, ngày 31/01/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Nội dung BVMT trong đó có nội dung BVTNN được lồng ghép trong một số môn học thuộc chương trình giáo dục các cấp bước đầu được triển khai thực hiện. Ngành giáo dục đã tổ chức tập huấn về kiến thức bảo vệ TN, MT cho cán bộ giáo viên các cấp học. Nội dung BVMT được thí điểm đưa vào dạy ở các trường tiểu học. Công tác giáo dục các hành vi đạo đức, giáo dục tình yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn với môi trường trong trường học được chỉ đạo và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức và mô hình khác nhau; xây dựng mô hình nhà trường "xanh - sạch - đẹp" phù hợp với các vùng, miền. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về TNN cho cán bộ làm trong ngành TN,MT như: Kỹ thuật xử lý nước sinh hoạt cho nông thôn, BVMT các lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai... Với những nỗ lực trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT, BVTNN của các cấp, các ngành, nhận thức và ý thức trách nhiệm BVMT của cộng đồng từng bước được nâng lên. Mặc dù, hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ TN, MT, BVTNN giai đoạn 2006 - 2010 được đẩy mạnh và đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình xã hội hóa bảo vệ TN, MT, BVTNN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các hoạt động truyền thông, các phong trào còn mang tính hình thức, “thời vụ”, chưa được thực hiện thường xuyên, chưa phổ biến sâu rộng đến người dân và các doanh nghiệp, vì vậy, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TNN còn thấp, nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ, giữ gìn các nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia; các hoạt động BVMT, BVTNN của cộng đồng chưa hiệu quả, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, nguồn nước và chất lượng nguồn nước cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ ở thành thị mà cả ở khu vực nông thôn rộng lớn, ở vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nguồn lực tham gia truyền thông còn thiếu và yếu về chuyên môn, nội dung và phương thức truyền thông chậm đổi mới, chưa phù hợp với điều kiện phát triển mới, thiếu các chiến lược, kế hoạch hành động về thông tin môi trường, thông tin TNN Các hoạt động của cộng đồng tham gia BVMT, BVTNN chưa được đánh giá đúng mức, chưa được hướng dẫn tổ chức đầy đủ và chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, các chính quyền địa phương và các ngành có liên quan. 3.3.2. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên nước * Bổ sung, hoàn thiện và thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước Thực hiện chủ trương của Đảng về hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hệ thống pháp luật về BVMT, việc bổ sung, hoàn thiện và thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BVTNN được Nhà nước chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TNN và vị trí đặc biệt quan trọng của việc BVTNN trong công tác BVMT, ngày 04/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020”. Mặc dù chưa có nghị quyết chuyên đề về BVTNN nhưng chủ trương của Đảng về BVTNN nằm trong chủ trương chung về BVMT đã được Nhà nước cụ thể hóa thông qua Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 nhằm chỉ đạo tổ chức thực hiện BVTNN, với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Chiến lược là văn bản quan trọng để chỉ đạo tổ chức thực hiện BVTNN đến năm 2020, trước mắt là giai đoạn 2006 - 2010. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng về BVMT và thực tiễn tình hình TNN và BVTNN ở Việt Nam, Chiến lược xác định rõ 5 quan điểm và 5 nguyên tắc để chỉ đạo BVTNN. Về quan điểm chỉ đạo: 1) Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; 2) Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; 3) Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông; 4) Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu; 5) Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia [143, tr.1-2]. Về nguyên tắc chỉ đạo: 1) Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm; 2) Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông; 3)Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; 4) Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. 5) Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài [143, tr.2-3]. Từ những quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo đã được xác định, Chiến lược đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát: Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam [143, tr.3]. Đồng thời, chỉ rõ các mục tiêu cụ thể về: Bảo vệ TNN; khai thác, sử dụng TNN; phát triển TNN; giảm thiểu tác hại do nước gây ra; nâng cao năng lực quản lý TNN. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, Chiến lược xác định rõ những nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp chính về BVTNN. Nhiệm vụ chủ yếu: 1) Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh; 2) Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng TNN; 3) Phát triển bền vững TNN; 4) Giảm thiểu tác hại do nước gây ra; 5) Hoàn thiện thể chế, tổ chức; tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ. Các giải pháp chính: 1) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; 2) Tăng cường pháp chế; 3) Tăng mức đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước; 4) Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ; 5) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; 6) Đổi mới cơ chế tài chính. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 được ban hành đánh dấu bước ngoặt quan trọng về BVTNN. Vị trí của lĩnh vực TNN được khẳng định là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BVTNN nhằm cụ thể hóa Luật Tài nguyên nước năm 1998 phù hợp với thực tiễn phát triển KT - XH của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những định hướng của Chiến lược là cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và các cá nhân phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững TNN quốc gia trong quá trình phát triển KT - XH của đất nước. Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về BVTNN, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về TNN làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Với chức năng là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về TNN trên toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa những quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về TNN. Các văn bản được ban hành đã đi vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong BVTNN như: Bảo vệ môi trường nước, vấn đề nước thải; quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm; điều tra, đánh giá và quy hoạch các nguồn nước... [xem phụ lục 5]. Ở địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về bảo vệ TN, MT trên địa bàn tỉnh, thành phố, nhiều chương trình, kế hoạch về BVMT, BVTNN đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010; xây dựng Kế hoạch BVMT hằng năm và 5 năm trên địa bàn tỉnh, thành phố; các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước và quy định về quản lý TNN trên địa bàn. Quá trình xây dựng và ban hành các quyết định, nghị định, thông tư của Chính phủ và các cơ quan chức năng, các địa phương đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TNN ngày càng toàn diện, là công cụ đắc lực giúp công tác quản lý nhà nước về TNN ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác BVTNN trên phạm vi cả nước. So với giai đoạn năm 2005 trở về trước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TNN đã được ban hành nhiều hơn, cụ thể hóa hơn của các cơ quan chức năng quy định về quản lý, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, quy định về cấp phép khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, quy định về quản lý, BVMT lưu vực sông cùng với hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật về TNN cũng được ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn về bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả TNN của quốc gia. Công tác tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về TNN giai đoạn 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác cấp phép khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước đã được triển khai thực hiện. Tính đến tháng 4/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 366 giấy phép, trong đó có 80 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 88 giấy phép khai thác nước dưới đất; 88 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 15 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 95 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất [38, tr.88]. Theo thống kê sơ bộ từ 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh, thành phố đã cấp được 5.484 giấy phép về khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước. Trong đó có 1.452 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 2.814 giấy phép khai thác nước dưới đất; 280 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 444 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và 258 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất [38, tr.88]. * Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Từ năm 2002, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chức năng đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về TNN trên toàn quốc, trong đó có nhiệm vụ “quy định và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước” và giữ vai trò “Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước”. Từ đó, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về TNN từ Trung ương đến địa phương từng bước được tăng cường, củng cố và kiện toàn, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010. Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP, ngày 04/3/2008 của Chính phủ “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Tổng cục Môi trường và Cục Quản lý tài nguyên nước được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu cho Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN. Hai đơn vị này chịu trách nhiệm xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch trong lĩnh vực TNN; quy định về g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_chu_truong_va_su_chi_dao_cua_dang_ve_bao_ve_tai_nguy.doc
Tài liệu liên quan