Luận án Công tác xã hội đối với học sinh nghiện Internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÃ

HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET . 16

1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài . 16

1.1.1. Những nghiên cứu về nghiện internet . 16

1.1.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện

internet . 21

1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc. 25

1.2.1. Những nghiên cứu về nghiện internet . 25

1.2.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện

internet . 27

Tiểu kết chƣơng 1. 30

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC

SINH NGHIỆN INTERNET . 31

2.1. Nghiện internet . 31

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan. 31

2.1.2. Các biểu hiện và tiêu chuẩn đánh giá nghiện internet. 33

2.2. Nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở . 38

2.2.1. Khái niệm về học sinh trung học cơ sở nghiện internet. 38

2.2.2. Một số đặc tâm lý của học sinh trung học cơ sở . 38

2.2.3. Các mức độ và biểu hiện tâm lý của học sinh trung học cơ sở nghiện

internet . 40

2.3. Lý luận về công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet . 42

2.3.1. Một số khái niệm. 42

2.3.2. Các nguyên tắc và phương pháp của công tác xã hội làm việc với học

sinh trung học cơ sở nghiện internet. 48

2.3.3. Các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet . 53

2.3.4. Một số lý thuyết liên quan đến hoạt động công tác xã hội trong việc

can thiệp, hỗ trợ đối với học sinh nghiện internet . 57

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh

nghiện internet. 612.4.1. Nhận thức, thái độ của học sinh nghiện internet . 61

2.4.2. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm

công tác xã hội trong trường học (NVCTXHTH). 62

2.4.3. Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước. 64

2.4.4. Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường . 65

2.4.5. Sự quan tâm, phối hợp của gia đình . 65

2.4.6. Nhận thức, sự quan tâmcủa cộng đồng. 66

Tiểu kết chƣơng 2. 66

pdf230 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xã hội đối với học sinh nghiện Internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung kỹ năng tâm lý – xã hội chưa thực sự đa dạng, chỉ mang tính chất chung chung cho HS toàn trường chứ chưa có hoạt động đặc thù cho HS nghiện 3.94 3.6 2.24 3.8 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet.v.v. Tổ chức các cuộc thi; hoạt động văn nghệ như ca hát, múa, kịch, thơ ca, hoạt động ngoại khóa Đ T B HS NGHIỆN INTERNET NVCTXH TH 92 internet; tần suất thực hiện các hoạt động chưa nhiều, chủ yếu thực hiện theo mốc thời gian được định sẵn từ đầu năm học; cán bộ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho HS còn kiêm nhiệm nhiều công việc giảng dạy văn hóa, họ cũng chưa được đào tạo nhiều về kiến thức CTXH trong tham vấn, tư vấn cho học sinh. 3.3.2.2. Các hoạt động can thiệp, vận động, kết nối giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet và phục hồi phát triển 3.3.2.2.1. Hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet Trong hoạt động can thiệp, trị liệu đối với trường hợp HS có biểu hiện nghiện internet, thì tham vấn, tư vấn là hoạt động được NVXH sử dụng không chỉ để trợ giúp HS cải thiện các khía cạnh thuộc về lĩnh vực tâm lý/tinh thần và xã hội, mà còn để cung cấp cho HS những kiến thức hậu quả tiêu cực của nghiện internet; các cách thức, giải pháp giảm thiểu hành vi nghiện internet; tư vấn những thông tin liên quan đến luật pháp, chính sách về sử dụng mạng internet của Đảng và Nhà nước.v.v. Bảng 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB 1 2 3 4 5 1 Tư vấn về tác hại của việc nghiện internet, game online 2,3 5,4 31,5 53,7 7,0 3,58 2 Tư vấn về phương pháp, kỹ năng cai nghiện internet, game online có hiệu quả 16,3 15,6 44,0 19,8 4,3 2,80 3 Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần 1,9 3,9 21,0 56,4 16,7 3,82 4 Tư vấn về chăm sóc sức khỏe 12,1 21,4 43,6 21,0 1,9 2,79 5 Tư vấn những vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu 11,3 31,5 38,1 18,3 0,8 2,66 6 Tư vấn giúp cải thiện tốt mối quan hệ với gia đình 7,4 21,0 56,4 14,0 1,2 2,81 7 Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet 1,2 3,9 22,6 65,0 7,4 3,74 8 Tư vấn về các trung tâm hỗ trợ cai nghiện internet, game online 3,5 14,8 67,3 14,4 0,0 2,93 9 Điểm TBC 3,14  Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3; Cao = 4; Rất cao = 5 (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về mức độ thực hiện, theo ý kiến trả lời của HS nghiện internet từ bảng 3.9 cho 93 thấy, nội dung liên quan đến hoạt động tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần cho HS nghiện internet của cán bộ trường học được đánh giá với số điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 3,82), tương đương việc thực hiện ở mức cao trong trợ giúp HS nghiện internet. Trong đó có 56,4% cho là mức cao và 16,7% được thức hiện ở mức rất cao trong tham vấn cho HS. Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động trợ giúp HS nghiện internet xóa bỏ những áp lực tâm lý như lo lắng, mặc cảm, tự ty, vốn nảy sinh do quá trình sử dụng internet gây nên, từ đó giúp các em ổn định về mặt tinh thần, sức khỏe, biết cách huy động các tiềm năng bản thân để thực hiện quá trình thay đổi hành vi nghiện internet theo chiều hướng tích cực. Một hoạt động khác cũng được HS nghiện internet cho là triển khai ở mức cao đó là “Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet, ĐTB là 3,74”, trong đó có 65% HS cho rằng các em luôn nhận được sự tư vấn từ NVCTXHTH. Hiện nay có rất nhiều văn bản do các bộ ngành có liên quan như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục & ĐT; Bộ Công An, đưa ra những quy định có ràng buộc về mặt pháp lý như độ tuổi, thời gian sử dụng internet, các nội dung cấm giới trẻ không được sử dụng; các văn bản hướng dẫn cách giáo dục phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến không lành mạnh, là những nội dung rất quan trọng, nhưng bản thân nhiều HS nghiện internet không nắm được điều này. Do vậy, việc các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định rất chú trọng triển khai thực hiện tư vấn về luật pháp, các nội quy, quy định là điều cần thiết giúp HS nghiện nhận thức được những ràng buộc về mặt pháp lý để các em thay đổi ý nghĩ, điều chỉnh hành vi sử dụng internet theo chiều hướng tích cực hơn. Không chỉ được tư vấn về đời sống tâm lý, tư vấn về luật pháp, HS nghiện internet còn được NVCTXHTH “Tư vấn về tác hại của việc nghiện internet, game online” ở mức thường xuyên. Cụ thể có 53,7% HS trả lời hoạt động được thực hiện ở mức cao. Nếu tư vấn tâm lý giúp HS nghiện ổn định trạng thái tinh thần để thực hiện tốt các chức năng xã hội của bản thân, thì tư vấn về tác hại của nghiện internet là cách thức trị liệu tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh có hành vi nghiện internet. Một khi nhận thức được nâng cao, tư duy thay đổi, bản thân HS nhận ra hậu quả của việc quá lạm dụng vào mạng internet thì các em sẽ dần thay đổi về hành vi sử dụng internet theo chiều hướng có lợi cho bản thân. Theo học sinh T.V.Đ (lớp 9, trường THCS Ghềnh Ráng): "Em biết sử dụng internet từ lúc còn học tiểu học, em vào mạng chủ yếu chơi game. Trung bình ngày nghỉ học em thường chơi từ 3 đến 5 giờ đ ng h . Cô giáo biết em là người chơi game nhiều, nên thi thoảng cô có gặp riêng và nói với em về 94 những ảnh hưởng của việc chơi game nhiều đến sức khỏe, hành vi, kết quả học tập. Mỗi lần được cô giáo khuyên răn, em cảm thấy được nhiều điều rất bổ ích và em đã cố gắng giảm dần việc chơi game của mình nhiều hơn để tập trung cho việc học tập" (Đ.L.T, Nam, 14 tuổi). So với ý kiến trả lời của HS nghiện internet thì phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH lại đánh giá việc thực hiện “Tư vấn về chăm sóc sức khỏe” cho HS nghiện internet được thực hiện ở mức cao nhất (ĐTB = 3,72) (Xem phụ lục 5.2). Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe là cần thiết giúp HS nghiện internet biết cách điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, cách ăn uống, nhằm hạn chế sự suy dinh dưỡng về cơ thể do hậu quả của việc dành thời gian quá nhiều cho mạng internet. Ở những nội dung tư vấn còn lại như tư vấn nhằm cải thiện tốt mối quan hệ với gia đình; vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu và Tư vấn về các trung tâm hỗ trợ cai nghiện internet, game online đều được hai nhóm khách thể đánh giá thực hiện ở mức trung bình. So sánh về mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn giữa các trường, kết quả từ biểu đồ 3.7 cho thấy việc thực hiện hoạt động này đều ở mức trung bình. Trong đó cao nhất là THCS Ghềnh Ráng (ĐTB = 3,32) và thấp nhất là THCS Nhơn Hải (ĐTB = 2,99). Thực hiện kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn cho HS nghiện internet giữa các trường THCS trong mẫu nghiên cứu (p = 0,52 > 0,05) (Xem phụ lục 5.4). Biểu đồ 3.7. Mức độ thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn giữa các trường (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) 3.17 3.08 3.22 2.99 3.16 3.09 2.85 2.9 2.95 3 3.05 3.1 3.15 3.2 3.25 THCS Quang Trung THCS Nhơn Bình THCS Ghềnh Ráng THCS Nhơn Hải THCS Vân Canh THCS Ân Nghĩa Đ T B 95 Về hình thức thực hiện, để thực hiện hoạt động tham vấn, tư vấn đối với HS nghiện internet, cán bộ trường học đã thực hiện dựa trên nhiều hình thức khác nhau. Bảng 3.10. Ý kiến học sinh về các hình thức tư vấn, tham vấn cho HS nghiện internet Hình thức Ý kiến phản hồi % trƣờng hợp SL Tư vấn trực tiếp cho từng học sinh 46 17,9 Tư vấn trực tiếp cho nhóm nhiều học sinh 99 38,5 Tư vấn qua các phương tiện truyền thông: Loa phát thanh của trường, điện thoại di động 84 32,7 Tư vấn cho gia đình 69 26,8 Các hình thức tư vấn khác 48 18,7 Không có một hình thức tư vấn nào 57 22,2 (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Trong đó, theo ý kiến trả lời của HS nghiện internet thì hình thức Tư vấn cho nhiều nhóm học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%), tiếp theo là Tư vấn qua các phương tiện truyền thông: Loa phát thanh của trường, tivi, (32,7%); tư vấn thông qua gia đình của học sinh (26,8%). Các hình thức khác được ít áp dụng hơn là Tư vấn trực tiếp cho từng học sinh (17,9%); hình thức khác (18,7%) và có 22,2% ý kiến học sinh cho rằng có có một hình thức tư vấn nào được áp dụng. Về chủ thể tham gia thực hiện, có thể nhận thấy các hoạt động tư vấn, tham vấn đã được triển khai như tham vấn tâm lý, tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet; các tác hại của việc bị nghiện internet cho HS nghiện internet, dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Đây là những hoạt động có tính chất nghề CTXH rõ rệt, tuy vậy những hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học, do đó những hoạt động này vẫn còn mờ nhạt, chưa có chiều sâu. Điều này được thể hiện ở chỗ việc triển khai chỉ được thực hiện khi HS nghiện internet gặp khó khăn, các em tự tìm đến nhờ tham vấn thì nhân viên kiêm nhiệm CTXHTH mới thực hiện, nghĩa là các hoạt động đang diễn ra một cách thụ động. Hơn nữa việc tham vấn còn thực hiện đơn điệu, mang tính chất cho lời khuyên mà chưa đưa ra cách thức để HS xóa bỏ những ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Theo chia sẻ của nam học sinh: “Nhiều lúc em cũng bị sự căng thẳng, áp lực do 96 bố mẹ bắt phải từ bỏ việc chơi game, do em chơi game rất nhiều dẫn đến mất ngủ, lơ là trong học tập. Em có hỏi thầy cô về cách thức để từ bỏ việc chơi game, cô giáo cũng rất nhiệt tình tư vấn, gọi về gia đình, tuy nhiên cô chỉ nói chung chung, bản thân em thấy khó hiểu để thực hiện” (L.T.H, Nam, 14 tuổi, trường THCS Nhơn Bình”. Biểu đồ 3.8. Hiệu quả hoạt động tư vấn, tham vấn (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về hiệu quả của hoạt động tham vấn, tư vấn, kết quả từ biểu đồ 3.8 cho thấy phía HS nghiện internet đánh giá nội dung “Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần” (ĐTB = 3,87) và “Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet” (ĐTB = 3,67) hiệu quả cao nhất và các nội dung còn lại đều ít hiệu quả. Phía thầy cô giáo kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá nội dung đạt hiệu quả là “Tư vấn về chăm sóc sức khỏe” (ĐTB = 3,80) và thấp nhất là nội dung “Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần” (ĐTB = 2,19) vì đây là nội dung thường triển khai mang tính chất chung chung cho học sinh toàn trường. Qua đó cho thấy các hoạt động tư vấn, tham vấn đã chú ý đến vấn đề nâng cao nhận thức cũng như sức khỏe cho HS nghiện internet. 3.3.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần Cai nghiện internet là hoạt động vừa kết hợp các liệu pháp hóa dược (thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, an thần kinh, ) và liệu pháp lao động trị liệu, kết hợp với liệu pháp tâm lý. Như vậy để làm được công việc này phải có sự kết hợp của các chuyên gia y tế và nhà tâm lý học cũng như nhân viên CTXH. Hiện nay, trong các trường học hầu như chưa có những hình thức trị liệu nhằm giúp HS cai nghiện internet, mà chủ 97 yếu là những hỗ trợ về y tế học đường được thực hiện chung cho toàn thể học sinh. Trên thực tế cho thấy việc sử dụng internet quá nhiều khiến HS bị nghiện sa sút về sức khỏe thể chất và tinh thần bị giảm sút do sự sao nhãng trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và vận động. Điều này được thể hiện trong kết quả bàn luận trước đó là có đến 43,2% HS bị nghiện internet cho rằng thường xuyên bị các triệu chứng như “Đau lưng, mỏi mắt, nhức đầu, nhức hai vai, mỏi cổ; 28,4% thường xuyên “Dùng bữa qua loa, ăn nhanh, ăn vội; 45,9% HS thường xuyên bị mất tập trung, chú ý khi học tập. Qua đó cho thấy việc NVCTXHTH thực hiện hoạt động hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần là cần thiết. Bảng 3.11. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB 1 2 3 4 5 1 Khám, điều trị các chứng bệnh như: mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn 33,9 14,4 28,8 17,9 5,1 2,46 2 Điều trị cắt cơn cai nghiện 28,8 10,1 33,1 26,1 1,9 2,62 3 Khám, theo dõi các triệu chứng lâm sàng tổng thể 24,1 16,0 31,1 22,2 6,6 2,71 4 Hỗ trợ khám y tế và chăm sóc sức khỏe định kỳ 0,0 0,0 0,0 91,8 8,2 4,08 5 Thông tin các chương trình cai nghiện internet, games, chính sách y tế 5,4 8,2 22,6 26,8 37,0 3,82 6 Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí 9,7 3,1 15,6 29,2 42,4 3,91 7 Điểm TBC 3,23  Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3 Cao = 4; Rất cao = 5 (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về mức độ triển khai thực hiện: Kết quả khảo sát ở bảng 3.11 cho thấy trong thời gian qua cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học đã thực hiện một số hoạt động để hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, trong đó việc “hỗ trợ khám y tế và chăm sóc sức khỏe định kỳ” được thực hiện ở mức cao 98 nhất (chiếm 91,8%). Thực ra, việc hỗ trợ khám y tế, chăm sóc sức khỏe định kỳ là hoạt động không phải chỉ thực hiện cho HS nghiện internet mà cả HS không bị nghiện internet theo quy định của Nhà nước. Kết quả đó cho thấy các trường rất chú trọng đảm bảo về quyền và lợi ích của tất cả mọi HS trong nhà trường. Một nội dung khác cũng được HS nghiện internet cho rằng được cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học thực hiện ở mức cao là “Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí” để hỗ trợ HS bị nghiện internet tăng cường sức khỏe thể chất và tình thần. Trong đó, có 71,6% HS nghiện internet cho là thực hiện ở mức cao, chỉ có 9,7% ý kiến trả lời không có. Đây cũng là nội dung được thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá việc thực hiện ở mức tương đối cao (ĐTB = 3,97) (Xem phụ lục 5.2). Các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí cho học sinh là rất quan trọng đối với tất cả mọi học sinh, thông qua đó giúp các em nâng cao sức khỏe; giảm bớt hàm lượng thời gian ở trên mạng internet, và đồng thời giúp các em tìm thấy những thú vui trong hoạt động tập thể và các trò chơi mang tính chất lành mạnh trong đời sống hiện thực, từ đó các em có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, xóa bỏ sự tự ty không cần thiết và có động lực để thay đổi hành vi sử dụng internet một cách hiệu quả. Tiếp đến là nội dung liên quan đến Thông tin về các chương trình cai nghiện, chính sách y tế có số điểm đánh giá tương đối cao (ĐTB = 3,82), tương đương việc thực hiện ở mức cao. Trong đó, có 26,8 tỷ lệ HS nghiện internet cho rằng việc thực hiện ở mức cao và 37% trả lời được NVCTXHTH thực ở mức rất cao trong hỗ trợ HS nghiện internet. Đây là nội dung mà thầy cô giáo kiêm nhiệm CTXH trong TH cho rằng việc triển khai ở mức rất cao (ĐTB = 4,47) (Xem phụ lục 5.2). Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều trung tâm tư vấn và can thiệp cho người bị nghiện internet ở cộng đồng, đa phần sự can thiệp dựa theo phác đồ y học ở bệnh viện tuyến đầu. Dĩ nhiên, những thông tin này không phải ai cũng am hiểu, đặc biệt với HS ở độ tuổi THCS các em càng thiếu thông tin mặc dù có thể các em có nhu cầu được cai nghiện internet. Theo chia sẻ của một nữ HS: “Em thường xuyên vào mạng internet để chơi game, xem phim, các ngày nghỉ thì hầu như em không rời khỏi màn hình. Việc sử dụng nhiều khiến cơ thể em cũng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và gần đây giảm cân. Bố mẹ thường xuyên la mắng, bắt em phải từ bỏ việc chơi game nhưng kỳ thực khó quá vì em quá đam mê. Nhiều lần em có hỏi thầy cô, nhân viên CTXHTH và được tư vấn về một số 99 địa điểm ở bệnh viện để được tư vấn. Em cũng có đến bệnh viện và được bác sỹ tư vấn về thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, điều đó giúp em không bị thèm muốn nhiều khi không được lên mạng. Em thấy cô thầy, các nhân viên CTXH thực sự nhiệt tình” (T.M.H, Nữ, 13 tuổi, trường THCS Vân Canh”. Ngoài những nội dung hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe nêu trên, các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định còn trực tiếp tổ chức những hoạt động trị liệu trực tiếp cho học sinh nghiện internet như Khám, theo dõi các triệu chứng lâm sàng tổng thể; Khám, điều trị các chứng bệnh như: mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn ; Điều trị cắt cơn nghiện theo phác đ phù hợp. Đây là những nội dung liên quan đến việc trị liệu trực tiếp giúp học sinh cai nghiện internet, tuy vậy số liệu khảo sát cho thấy các trường THCS chưa thực sự quan tâm đến những nội dung này, có chăng hoạt động chỉ diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng mới thực hiện. So sánh mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần giữa các trường, kết quả từ biểu đồ 3.9 cho thấy việc thực hiện giữa các trường là như nhau và chủ yếu ở mức trung bình. Thực hiện kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trường về mức độ thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần cho HS nghiện internet (p = 0,78 > 0,05) (Xem phụ lục 5.4). Biểu đồ 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về hình thức và chủ thể thực hiện: Để thực hiện hoạt động hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm 3.05 3.1 3.15 3.2 3.25 3.3 3.35 THCS Quang Trung THCS Nhơn Bình THCS Ghềnh Ráng THCS Nhơn Hải THCS Vân Canh THCS Ân Nghĩa 3.27 3.21 3.33 3.3 3.17 3.32 Đ T B 100 CTXH trong trường học đã thực hiện thông qua những hình thức trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Về trực tiếp, thực hiện tư vấn trực tiếp cho cá nhân HS bị nghiện internet khi các em có nhu cầu tìm đến sự trợ giúp hoặc trao đổi, cung cấp thông tin thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, lồng ghép trong các buổi dạy văn hóa. Hình thức gián tiếp được thực hiện thông qua phát thanh của nhà trường để nói về tác hại của nghiện internet, cung cấpthông tin về chương trình cai nghiện internet ở cộng đồng; một số trường hợp các em có nhu cầu có thể được trả lời qua tin nhắn cá nhân. Tuy nhiên việc thực hiện các hoạt động này là không nhiều, bởi nhu cầu của HS tìm đến để nhờ sự hỗ trợ tương đối ít, và hơn nữa do cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH có lịch dạy văn hóa rất bận rộn. Theo chia sẻ của giáo viên kiêm nhiệm CTXH: “Việc hỗ trợ học sinh nghiện internet về chăm sóc sức khỏe thực tế ở nhà trường lâu lâu mới có trường hợp học sinh có nhu cầu mong muốn được chia sẻ chứ chưa thực hiện nhiều, chủ yếu cung cấp thông tin, tư vấn học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục, thể thao để tránh thời gian lên mạng nhiều. Việc hỗ trợ được chúng tôi thực hiện bằng những hình thức khác nhau, có HS thì xin nhắn tin, có HS thì muốn gặp trực tiếp để được hỗ trợ” (N.M.T, Nam, 35 tuổi). Về hiệu quả hoạt động, kết quả cho thấy giữa HS nghiện internet và thầy cô kiêm nhiệm CTXH đều cho rằng việc thực hiện nội dung hỗ trợ nhằm “Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí” (ĐTB lần lượt là 3,99 và 3,91) và “Thông tin các chương trình cai nghiện internet, games, chính sách y tế” (ĐTB lần lượt là 3,75 và 4,75) đạt hiệu quả ở mức cao. Riêng các nội dung tập trung hướng đến trị liệu về mặt y khoa giúp cai nghiện internet thì đạt hiệu quả thấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay việc cai nghiện chủ yếu được can thiệp bởi các bác sỹ lâm sàng. 3.3.2.2.3. Hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan trong hỗ trợ học sinh bị nghiện internet Kết nối, huy động nguồn lực là một trong những không thể không kể đến của những người làm công tác xã hội. Tại trường, ngoài những hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó bạo lực học đường, tham vấn trợ giúp HS nghiện internet, nhà trường còn thực hiện hoạt động kết nối nguồn lực. Khi các bên liên quan được kết nối lại với nhau sẽ tạo được một mạng lưới hỗ trợ, để từ đó có những giải pháp đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề nghiện 101 internet trong học đường và trợ giúp cho hiệu quả cho HS nghiện. Nếu chỉ với sức lực, tài năng, lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH thì sẽ không giải quyết được hoặc là giải quyết không triệt để mang lại hiệu quả tối ưu đối với vấn đề nghiện internet trong HS. Do đó, NVCTXHTH chính là trung gian kết nối các nguồn lực giữa các bên liên quan để giải quyết vấn đề, cụ thể là học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Bảng 3.12. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB 1 2 3 4 5 1 Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet 0,0 3,1 33,1 61,2 2,5 3,63 2 Gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ HS 0,0 1,2 25,6 68,1 5,0 3,77 3 Liên kết với các cơ sở y tế để khám và điều trị cho học sinh 26,9 52,5 10,0 5,0 5,6 2,10 4 Liên kết các trung tâm cai nghiện internet trên toàn quốc giúp HS cai nghiện internet 89,4 9,4 0,0 0,6 0,6 1,14 5 Giúp học sinh có biểu hiện nghiện internet tham gia các câu lạc bộ cai nghiện internet bên ngoài cộng động 29,4 48,1 22,5 0,0 0,0 1,93 6 Liên kết với các tổ chức tự nguyện để hỗ trợ học sinh có biểu hiện nghiện internet 27,5 25,0 47,5 0,0 0,0 2,20 7 Vận động gây quỹ trợ giúp học sinh nghiện internet có hoàn cảnh khó khăn và gia đình học sinh 20,0 54,4 25,6 0,0 0,0 2,06 8 Điểm TBC 2,32  Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3 Cao = 4; Rất cao = 5 (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về mức độ thực hiện: Kết quả từ bảng khảo sát 3.12 cho thấy, hoạt động Gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ HS là nội dung có kết quả thực hiện cao nhất. Trong đó, có 68,1% tỷ lệ HS nghiện internet cho rằng được cán bộ, giáo viên 102 kiêm nhiệm CTXHTH hỗ trợ cao nhất. Ở nội dung này về phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học cũng đánh giá việc thực hiện ở mức cao (ĐTB = 3,76) (xem phụ lục 5.2). Sự gắn kết giữa nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng, bởi trên thực tế CBTH chỉ hỗ trợ ở một chừng mực nhất định nào đó đối với HS, nhưng ở khâu ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bản thân HS và đại diện gia đình của các em. Với kết quả trên cho thấy, ở nội dung này NVCTXHTH đã làm rất tốt việc kết nối giữa gia đình HS và nhà trường. Không chỉ kết nối giữa gia đình với nhà trường, hoạt động CTXH ở các trường THCS còn thực hiện hoạt động Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet. Trong đó, có 61,2% HS nghiện internet đánh giá hoạt động này được thực hiện ở mức cao; 33,1% được cho là thực hiện ở mức trung bình. Đây cũng là nội dung được thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học đánh giá việc thực hiện là ở mức cao (ĐTB = 3,59) (xem phụ lục 5.2). Kết nối, thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên với HS rất quan trọng, bởi trên thực tế cho thấy khi mối quan hệ thầy trò lỏng lẻo sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định nào đó khiến HS nghiện internet e ngại, không tin tưởng hoặc không dám trình bày những vướng mắc của mình với thầy cô, thậm chí cả việc nói chuyện giao tiếp bình thường. Nhưng một khi có sự tương tác chặt chẽ hơn, giáo viên quan tâm, biết cách tạo niềm tin sẽ giúp HS nghiện cởi bỏ những vướng mắc tâm lý, vượt qua khó khăn để thay đổi theo chiều hướng có lợi cho bản thân các em. Tuy vậy, ở những nội dung còn như kết nối, vận động các nguồn lực để trợ giúp HS nghiện internet được triển khai ở mức độ rất thấp, đa số các ý kiến đánh giá của HS đều thể hiện ở mức điểm trung bình chung thuộc khoảng hiếm khi và không bao giờ. Trong đó đáng chú ý là hầu như các các trường không triển khai các hoạt động liên kết với các trung tâm y tế, trung tâm cai nghiện hay các tổ chức xã hội để trị liệu về mặt y tế cho HS nghiện internet. So sánh mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan, kết quả từ biểu đồ 3.10 cho thấy trường THCS Vân Canh và THCS Ân Nghĩa có điểm trung bình cao nhất (3,39 và 3,38), thấp nhất là trường THCS Nhơn Bình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các trường là không lớn và chủ yếu thực hiện ở mức trung bình so với tiêu chí thang đo. 103 Biểu đồ 3.10. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan (Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020) Về hình thức thực hiện và chủ thể tham gia: Việc kết nối gia đình và các bên liên quan được cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học thực hiện thông qua những hình thức như trực tiếp đối thoại, trao đổi với HS; cùng HS tham gia các hoạt động tập thể; gọi điện thoại thăm hỏi, báo cáo cho phụ huynh về tình hình sử dụng internet của con em họ hoặc thực hiện vãng gia để nắm bắt thông tin. Tuy vậy, theo tìm hiểu các hình thức thực hiện các hoạt động này chưa thực sự nhiều, gặp những hạn chế nhất định, đó là việc kết nối, liên lạc với gia đình HS chủ yếu để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_hoc_sinh_nghien_internet_tu.pdf
  • jpgScan0004.JPG
  • jpgScan0005.JPG
  • pdfTrichYeu_NguyenVanNga.pdf
  • pdfTT Eng NguyenVanNga.pdf
  • pdfTT NguyenVanNga.pdf
Tài liệu liên quan