Luận án Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản Tiếng Anh và các tương đương trong Tiếng Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 4

4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu . . 4

5. Đóng góp mới của luận án . . 6

6. Ý nghĩa đóng góp của luận án . . 6

7. Bố cục luận án . 7

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT . 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . . 8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ . 8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ thủy sản . 17

1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án . 20

1.2.1. Thuật ngữ và các tiêu chuẩn của thuật ngữ . 20

1.2.2. Một số vấn đề về cấu tạo từ . . . . 28

1.2.3. Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu . . . 35

1.2.4. Thủy sản và khái niệm thuật ngữ thủy sản . 39

1.3. Tiểu kết chƣơng 1 . 42

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ THỦY SẢN TIẾNG ANH

VÀ TIẾNG VIỆT . . . 43

2.1. Xác lập danh sách thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt . 43

2.2. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt . 43

2.2.1. Đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ thủy sản tiếng Anh. 43

2.2.2. Đơn vị cơ sở cấu tạo thuật ngữ thủy sản tiếng Việt. . 44

2.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Vệt 46

2.3.1. Đặc điểm cấu tạo TNTS tiếng Anh và tiếng Việt có hình thức là từ. 47

2.3.2. Đặc điểm cấu tạo TNTS tiếng Anh và tiếng Việt có hình thức là cụm từ. 57

2.4. Tƣơng đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo giữa TNTS tiếng Anh và tiếng Việt. 73

2.4.1. So sánh về số lƣợng yếu tố cấu tạo TNTS tiếng Anh và tiếng Việt. 732.4.2. So sánh về phƣơng thức cấu tạo và từ loại của TNTS tiếng Anh và tiếng Việt. 75

2.4.3. So sánh về mô hình cấu tạo của TNTS tiếng Anh và tiếng Việt. 77

2.5. Tiểu kết chƣơng 2 . 79

Chƣơng 3: CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH

THUẬT NGỮ THỦY SẢN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT. 81

3.1. Con đƣờng hình thành thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt. 81

3.1.1. Con đƣờng hình thành thuật ngữ thủy sản tiếng Anh . 81

3.1.2. Con đƣờng hình thành thuật ngữ thủy sản tiếng Việt . 87

3.1.3. So sánh con đƣờng hình thành thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt. 94

3.2. Định danh ngôn ngữ và định danh TNTS tiếng Anh và tiếng Việt. 96

3.2.1. Định danh và quá trình định danh ngôn ngữ . 96

3.2.2. Định danh thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt . 98

3.2.3. So sánh đặc điểm định danh thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt . 115

3.3. Tiểu kết chƣơng 3 . . 118

Chƣơng 4: TƢƠNG ĐƢƠNG THUẬT NGỮ THỦY SẢN ANH - VIỆT VÀ

ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN HÓA . 120

4.1. Tƣơng đƣơng TNTS tiếng Anh và TNTS tiếng Việt . 120

4.1.1. Khái niệm dịch thuật và tƣơng đƣơng dịch thuật . 122

4.1.2. Dịch thuật ngữ và các kiểu tƣơng đƣơng trong dịch thuật ngữ 123

4.1.3. Các nguyên lý và phƣơng pháp trong dịch thuật ngữ . 124

4.1.4. Các kiểu tƣơng đƣơng thuật ngữ thủy sản Anh - Việt . 127

4.2. Định hƣớng chuẩn hóa thuật ngữ thủy sản tiếng Việt . 132

4.2.1. Cơ sở lý thuyết . 132

4.2.2. Sự cần thiết của việc chuẩn hóa thuật ngữ thủy sản tiếng Việt . 134

4.2.3. Một số đề xuất chuẩn hoá thuật ngữ thủy sản tiếng Việt cụ thể. 138

4.3. Tiểu kết chƣơng 4 . 144

KẾT LUẬN . 146

CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

 

pdf215 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản Tiếng Anh và các tương đương trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tự, ốc theo cách hiểu thông thƣờng là “Động vật thân mềm có vỏ cứng và xoắn, có nhiều loài khác nhau, sống ở nước hoặc ở cạn, một số loài thịt ăn được”. Còn ốc trong ngành thủy sản là “Liên quan đến các cá thể thuộc nhóm động vật thân mềm chân đầu sống ở nước ngọt và trên cạn, có vỏ xoắn ốc, không có mang, trong cơ thể có xoang màng áo dùng để trao đổi khí”. Các ví dụ trên cho thấy, giữa nghĩa của từ thông thƣờng và nghĩa của thuật ngữ hầu nhƣ không có sự khác biệt. Nghĩa của thuật ngữ vẫn dựa trên nghĩa gốc (nghĩa thông thƣờng) nhƣng đƣợc thu hẹp và đƣợc cụ thể, chi tiết hơn so với nghĩa thông thƣờng, để biểu thị chính xác khái niệm. Thứ hai, thuật ngữ hóa từ thông thường dẫn đến chuyển nghĩa. Đây là những thuật ngữ đƣợc hình thành trên cơ sở nghĩa thông thƣờng (nghĩa gốc), nhƣng quá trình chuyển di sang lĩnh vực chuyên môn (thủy sản) chúng có sự chuyển đổi về nghĩa (nghĩa phái sinh) biểu thị khái niệm mới. Cơ chế của các thuật ngữ đƣợc tạo ra theo phƣơng thức này chính là dựa trên sự tƣơng đồng và tƣợng cận về các thuộc tính của sự vật hiện tƣợng theo phép ẩn dụ và phép hoán dụ. Thuật ngữ đƣợc tạo ra trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng với nghĩa thông thƣờng, khi đó thuật ngữ đƣợc hình thành theo phép ẩn dụ. Còn thuật ngữ đƣợc tạo ra trên cơ sở mối quan hệ tƣơng cận với nghĩa thông thƣờng, khi đó thuật ngữ đƣợc hình thành theo phép hoán dụ. Kết quả khảo sát cho thấy, có 188 TNTS đƣợc hình thành theo phƣơng thức này (chiếm 18 %). Ví dụ: rùa da, ngao ô vuông, ngao gỗ gụ, ngao tai tượng, cua đá, cua khúm núm, cua lông, cá bò mõm nhọn, cá bạc, cá chuồn, cá chày, cá chày đất, cá cơm, cá cọp, cá gai, cá kiếm, cá mặt quỷ, cá mặt trăng, cá mặt trời, cá đuôi quỷ, cá đèn lồng, cá bống râu, cầu gai sọ dừa, mực lá, mực ống, trai 90 móng tay, tôm nghệ, tôm sắt, ốc sừng, ốc loa, ốc vòi voi, ốc sừng, san hô cành, san hô sừng,... Chẳng hạn, so sánh: cơm theo nghĩa của từ thông thƣờng là Món lương thực chính của người Việt Nam (và một số nước khác) trong bữa chính, có màu trắng, hạt nở đều, dẻo, khô ăn kèm thức ăn, được nấu bằng gạo tẻ vo sạch, đun sôi ghế cho cạn nước, hạt nở và để lửa nhỏ cho đến khi chín [177]. Còn cơm trong thuật ngữ cá cơm là một họ các loài cá chủ yếu sống trong nước mặn (có một số loài sống trong nước ngọt hay nước lợ), có có thân mình trắng, kích thước nhỏ (chiều dài tối đa là 50 cm, nhưng phổ biến là dưới 15cm), bơi thành đàn và ăn các loại sinh vật phù du, chủ yếu là thực vật phù du, trừ một số loài ăn cả cá [174]. Trong ví dụ trên có thể thấy rõ giữa nghĩa thuật ngữ vẫn còn mối liên hệ với nghĩa gốc ban đầu (từ nghĩa thông thƣờng) ở nét nghĩa: màu sắc trắng và kích thước nhỏ, đều. Một ví dụ khác: Ống theo nghĩa thông thƣờng là vật hình trụ và dài, trong rỗng [177]. Còn ống trong thuật ngữ mực ống là nhuyễn thể không có vỏ cứng, thân tròn, mình mỏng, hơi dài như hình ống. So với mực lá, phần đuôi của mực ống mỏng và vây ngắn hơn. Phần đầu của loại mực này có 2 xúc tu và 8 râu nhỏ cùng đôi mắt trong suốt, to tròn. Mực ống có nhiều đốm màu hồng trên da bao phủ toàn bộ thân và đầu. Đặc biệt, mực ống còn được trang bị một túi mực đen để làm vũ khí tấn công lại kẻ thù [175]. Ở ví dụ này, nghĩa thuật ngữ rõ ràng mang tính xác định, chuyên sâu. Nhƣng nghĩa thuật ngữ vẫn còn có mối liên hệ với nghĩa ban đầu, nghĩa thuật ngữ vẫn kế thừa nét nghĩa thông thƣờng, đó là "thân tròn” và “hơi dài như hình ống”. Nhƣ vậy, giữa nghĩa thuật ngữ và nghĩa thông thƣờng vẫn có thể nhận ra điểm tƣơng đồng ở một vài đặc trƣng nhất định.. Qua các ví dụ trên có thể thấy, rõ ràng nghĩa thuật ngữ đã có tính chất xác định, chuyên sâu. Nhƣng nghĩa thuật ngữ vẫn có mối liên hệ với nghĩa gốc ban đầu (nghĩa thông thƣờng) ở một hoặc một số nét nghĩa nào đó, và ý nghĩa của các từ toàn dân và sử dụng phƣơng thức chuyển di sang lĩnh vực chuyên môn, mà trong hệ thống TNTS tiếng Việt đã có một bộ phận không nhỏ các thuật ngữ mang bản sắc Việt, rất gần gũi với đời sống con ngƣời. Đó cũng là lớp thuật ngữ cơ bản, 91 mang tính trực quan, thƣờng gọi tên những sự vật, đối tƣợng mang tính chất cụ thể. Đây chính là con đƣờng xây dựng thuật ngữ hoàn toàn dựa vào ngôn ngữ bản ngữ (tiếng Việt). 3.1.2.2. Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành khi cho rằng, trong tiếng Việt, tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có tƣơng ứng với phƣơng thức sao phỏng thuật ngữ nƣớc ngoài. Đây chính là con đƣờng xây dựng thuật ngữ vừa dựa trên ngôn ngữ bản ngữ vừa dựa trên tiếng nƣớc ngoài. Sao phỏng chính là dịch thuật ngữ. Đây chính là phƣơng thức sử dụng các yếu tố và phƣơng thức cấu tạo từ của tiếng Việt (phƣơng thức ghép) để chuyển dịch nội dung các thuật ngữ nƣớc ngoài sang tiếng Việt. Do đó, xét về hình thức ngôn ngữ, đây là các thuật ngữ tạo mới của tiếng Việt. Còn xét về nội dung thì đây là các thuật ngữ mang tính quốc tế. Cho nên, các nhà nghiên cứu cho rằng, lớp thuật ngữ đƣợc hình thành theo phƣơng thức này thể hiện rõ nhất sự thống nhất giữa tính dân tộc (về hình thức) và tính quốc tế (về nội dung) của thuật ngữ. Đây có thể coi đây là con đƣờng xây dựng thuật ngữ lý tƣởng bởi vừa tận dụng đƣợc yếu tố bản ngữ và vừa kết hợp tính quốc tế trong việc biểu thị khái niệm, đáp ứng đƣợc yêu cầu lý tƣởng của vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Đi sâu vào chi tiết có hai cách thức sao phỏng: sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ý nghĩa [24, tr.233 - 234]. Sao phỏng cấu tạo từ là cách sử dụng yếu tố trong vốn từ vựng kết hợp với phƣơng thức cấu tạo từ của tiếng Việt để cấu tạo mới một đơn vị từ vựng dựa trên cấu trúc của đơn vị tƣơng ứng trong tiếng nƣớc ngoài. Cụ thể đây chính là cách dịch từng yếu tố cấu tạo hoặc từng từ trong cấu trúc của thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài ra tiếng. Việt không có từ ngữ nào có ý nghĩa tƣơng đƣơng với từ nƣớc ngoài cần dịch. Cho nên, ngƣời dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong tiếng mẹ đẻ để diễn đạt ý nghĩa nghĩa tƣơng ứng đó. Đây là cách dịch vòng, gián tiếp. Qua phân tích ngữ liệu cho thấy, lớp TNTS tiếng Việt đƣợc hình thành theo phƣơng thức sao phỏng có số lƣợng khá lớn, với 676 thuật ngữ, chiếm 64,7%. Đồng thời chúng đƣợc hình thành theo cả sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ý nghĩa. 92 Các TNTS đƣợc hình thành theo phƣơng thức sao phỏng cấu tạo từ gồm 399 thuật ngữ (38,2%), tiêu biểu: emperor angelfish Oriental flying gurnard Russian crab Pacific leopard flounder pyramid butterfly fish Indian mackerel Chinese silver pomfret Indian drift fish Japanese eel Japanese grenadier anchovy Chinese tapertail anchovy Japanese devil ray Pacific razor clam south African lobster Chinese white shrimp cá chim hoàng đế cá chuồn đất phƣơng Đông cua Nga, cua Hoàng Đế cá bơn Thái Bình Dƣơng cá bƣớm kim tự tháp cá bạc má Ấn Độ cá chim bạc Trung Quốc cá chuồn Ấn Độ cá chình Nhật Bản cá cơm đen Nhật Bản cá cơm đuôi dài Trung Quốc cá ổ rơi Nhật bản ngao dao cạo Thái Bình Dƣơng tôm hùm Nam Phi tôm thẻ chân trắng Trung Quốc,... Các TNTS đƣợc hình thành theo phƣơng thức sao phỏng ý nghĩa gồm 277 thuật ngữ (26,5%) tiêu biểu: Ornate ctenopoma Ornate bichir Queen triggerfish Plaice Indian ilisha Yellow tail Rudd Japanese spineless cá rô bản địa châu Phi cá rồng cửu sừng hoa cá nƣớc mặn hoàng hậu cá bơn sao châu Âu cá bẹ Ấn Độ cá cam Nhật Bản cá chày châu Âu mực nang Nhật Bản,... Nhƣ vậy, thuật ngữ đƣợc hình thành theo hình thức sao phỏng ngữ nghĩa có số lƣợng ít hơn so với thuật ngữ sao phỏng cấu tạo từ. Điều này dễ hiểu bởi sao phỏng ngữ nghĩa thƣờng khó hơn so với sao phỏng cấu tạo từ. Do đó, đòi hỏi ngƣời dịch không chỉ nắm rõ tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài, mà phải có sự am hiểu về chuyên ngành thủy sản thì mới có thể tạo ra đƣợc thuật ngữ tiếng Việt chuyển tải chính xác về ý nghĩa và ngắn gọn về hình thức. 93 3.1.2.3. Mượn thuật ngữ nước ngoài Thông thƣờng, phƣơng thức vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài thƣờng diễn ra dƣới các hình thức: mƣợn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, ghép lai. Kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu cho thấy, chúng tôi không nhận diện đƣợc TNTS tiếng Việt nào vay mƣợn dƣới hình thức mƣợn nguyên dạng, phiên âm hay chuyển tự, mà chỉ dƣới một hình thức duy nhất đó là ghép lai. Thực ra, trong hệ thống TNTS có khá nhiều thuật ngữ trong đó chứa yếu tố phiên âm, nhƣng chúng chỉ đóng vai trò là yếu tố cấu tạo thuật ngữ và đó chính là các thuật ngữ đƣợc hình thành theo con đƣờng ghép lai (trong đó có 1 yếu tố nƣớc ngoài đã đƣợc phiên âm). Thực chất ghép lai là phƣơng thức tạo thành thuật ngữ trong đó một phần hình thức ngôn ngữ là bản ngữ và một phần là mƣợn, nhƣng ý nghĩa và nội dung thuật ngữ là hoàn toàn mƣợn [24: tr.234]. Về mặt hình thức, ghép lai là phƣơng thức tạo thuật ngữ mới trên cơ sở kết hợp cả ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ nƣớc ngoài, trong đó yếu tố ngôn ngữ nƣớc ngoài phần nhiều đã đƣợc phiên âm (giữ nguyên dạng ít hơn). Đây là con đƣờng tạo thuật ngữ khi trong tiếng Việt chƣa tìm đƣợc đầy đủ yếu tố thuật ngữ tƣơng đƣơng để dịch các khái niệm, hiện tƣợng, sự vật, của tiếng nƣớc ngoài một cách chính xác. Đi vào chi tiết cho thấy, số lƣợng TNTS tiếng Việt tạo thành theo phƣơng thức ghép lai có 127 thuật ngữ, chiếm tỉ lệ đáng kể 12,2% tổng số các thuật ngữ đƣợc khảo sát. Xét về hình thức ngôn ngữ, đây là các thuật ngữ mới đƣợc hình thành trên cơ sở của phƣơng thức ghép, cụ thể, vừa sử dụng các từ của tiếng Việt vừa sử dụng từ của tiếng nƣớc ngoài rồi kết hợp với nhau, trong đó yếu tố tiếng nƣớc ngoài hầu hết đã phiên âm. Chẳng hạn: cá Basa cá Obliquidens Hap cua Peekytoe cá Jack Dempsey cá Papuan toby cua Bairdi cá Johanni Mbuna cá Piano rạn san hô sò huyết Nôđi cá Lunar fusilier cá Platy sặc sỡ tôm hùm New England cá Ma cà rồng Pleco cá Obliquidens Hap tôm goby thanh rộng cá Warmouth mực sim bi rốt tôm đốm California mực sim be ry ghẹ Bimaculata rùa biển Kemp, 94 Nhƣ vậy, so với các hệ thuật ngữ khác, con đƣờng vay mƣợn TNTS tiếng Việt khá đặc thù, bởi chỉ có một hình thức vay mƣợn duy nhất là ghép lai, đồng thời thuật ngữ đƣợc hình thành theo con đƣờng này chiếm tỉ lệ khá lớn. Nhƣ vậy, rõ ràng ghép lại là cách tạo thuật ngữ cần thiết trong lĩnh vực thủy sản tiếng Việt khi mà các hình thức vạy mƣợn khác nhƣ phiên âm, sao phỏng, nhƣng lại làm cho các thuật ngữ này không biểu thị chính xác khái niệm hoặc làm cho thuật ngữ ngắn gọn. Dƣới đây là bảng tổng hợp các nguyên tắc và phƣơng thức hình thành TNTS tiếng Việt: Bảng 3.2: Các con đường hình thành thuật ngữ thủy sản tiếng Việt TT Ng. Tắc xây dựng TN Con đƣờng hình thành TN Cách thức hình thành TN Số lƣợng TN Phần trăm (%) 1 Dựa vào tiếng Anh 1/Thuật ngữ hóa từ thông thƣờng Chuyển di dẫn đến không chuyển nghĩa 54 242 5,1% 23,1% Chuyển di dẫn đến chuyển nghĩa 188 18% 2/Tạo thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có Sao phỏng cấu tạo từ 399 676 38,2% 64,7% Sao phỏng ngữ nghĩa 277 26,5% 2. Dựa vào tiếng nước ngoài 3/Vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài Ghép lai 127 12,2% Tổng 1045 100% 3.1.3. So sánh con đƣờng hình thành TNTS tiếng Anh và tiếng Việt 3.1.3.1. Điểm tương đồng Xét về mặt nguyên tắc, TNTS tiếng Anh và tiếng Việt đều đƣợc xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản, đó là: dựa vào ngôn ngữ bản ngữ và dựa vào ngôn ngữ nƣớc ngoài. Ngoài ra, TNTS tiếng Anh và tiếng Việt còn đƣợc xây dựng dựa trên cả nguyên tắc vừa dựa trên cơ sở tiếng nƣớc ngoài và dựa trên cơ sở tiếng bản ngữ. Dựa trên các nguyên tắc trên, TNTS của hai ngôn ngữ đều đƣợc hình thành từ 3 con đƣờng khác nhau: thuật ngữ hóa từ thông thƣờng, cấu tạo mới thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có và vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. 95 Dựa vào ngôn ngữ bản ngữ, cả TNTS tiếng Anh và tiếng Việt đều có đƣợc một bộ phận thuật ngữ dựa trên hình thức thuật ngữ hóa từ thông thƣờng. Còn dựa vào tiếng nƣớc ngoài, cả hai ngôn ngữ cũng đã có một số lƣợng đáng kể các thuật ngữ đƣợc hình thành từ sự vay mƣợn dƣới các hình thức nhất định. Đặc biệt, dựa trên cơ sở tiếng nƣớc ngoài và dựa trên cơ sở tiếng bản ngữ theo phƣơng thức cấu tạo mới thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có, cả TNTS tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu đƣợc hình thành theo phƣơng thức ghép chiếm tỷ lệ cao nhất. 3.1.3.2. Điểm khác biệt Đi vào chi tiết, con đƣờng hình thành TNTS tiếng Anh và tiếng Việt có một số điểm khác biệt sau: Điểm khác biệt lớn nhất là trong phƣơng thức vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. Cụ thể, trong tiếng Anh, có một số TNTS đƣợc vay mƣợn dƣới hình thức nguyên dạng (từ tiếng Nhật, bản địa Hawai,...) nhƣng trong tiếng Việt không có thuật ngữ nào vay mƣợn dƣới hình thức nguyên dạng. Mặc dù số lƣợng thuật ngữ vay mƣợn không nhiều, nhƣng qua đó cho thấy sự đa dạng trong hình thức vay mƣợn TNTS tiếng Anh so với tiếng Việt. Cả trong tiếng Anh và Tiếng Việt đều có các TNTS vay mƣợn yếu tố nƣớc ngoài, với chức năng là yếu tố cấu tạo thuật ngữ (theo hình thức ghép lai|). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, số lƣợng TNTS theo hình thức ghép lai ít. Ngƣợc lại, trong tiếng Việt, TNTS theo hình thức ghép lại rất phong phú. Ghép lai là con đƣờng hình thành TNTS có xu hƣớng ngày càng phát triển. Điều này thể hiện sự không những tiếp nhận những khái niệm mới về các nguồn lợi thủy sản nƣớc ngoài nhằm làm phong phú cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Trong con đƣờng tạo mới thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu vốn có, TNTS tiếng Anh, ngoài đƣợc hình thành theo phƣơng thức ghép, chúng còn đƣợc tạo thành bởi phƣơng thức phái sinh. Điểm khác biệt này thể hiện rõ tính chất đặc trƣng loại hình của hai ngôn ngữ. Ngoài ra, trong hệ thống TNTS tiếng Anh, có một số thuật ngữ đƣợc tạo ra từ phƣơng thức kết hợp với một yếu tố là danh từ riêng để tạo thuật ngữ. Điều này cho thấy cách thức tạo TNTS trong tiếng Anh khá phong phú. 96 3.2. ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ VÀ ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ THỦY SẢN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.2.1. Định danh và quá trình định danh ngôn ngữ Định danh hiểu một cách đơn giản là đặt tên gọi cho các sự vật hiện tƣợng. Tên gọi có vai trò quan trọng đối với nhận thức và tƣ duy. “Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tƣợng thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt đƣợc với các sự vật, hiện tƣợng khác cùng loại và khác loại,Vì các tên gọi làm cho tƣ duy trở lên rành mạch sáng sủa, cho nên một sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan chỉ thực sự trở thành một sự vật đƣợc nhận thức, một sự vật của tƣ duy khi nó đã có một tên gọi trong ngôn ngữ” [9, tr.98 - 99]. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra bản chất của định danh một cách khá rõ ràng. Chẳng hạn, theo Nguyễn Nhƣ Ý: “Định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [114, tr.89]. Tƣơng tự, T.V.Kolshansky chỉ rõ "Định danh (nomination) là gắn cho một ký hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó, các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn ngữ" [Dẫn theo 106, tr.51]. Quá trình định danh trong ngôn ngữ cũng đã đƣợc các nhà nghiên cứu chỉ rõ: trong mỗi sự vật, hiện tƣợng thƣờng có rất nhiều đặc trƣng, để định danh ngƣời ta chỉ chọn một đặc trƣng tiêu biểu, nghĩa là đặc trƣng đó dễ khu biệt với các sự vật, hiện tƣợng khác và đặc trƣng này đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Phoiơbăc lƣu ý, quá trình định danh phải chọn đặc trƣng nào đó “đập vào mắt” để lấy làm đại diện cho đối tƣợng [Dẫn theo 26, tr.21-22]. Ở một khía cạnh khái quát hơn, Gak (1976) xem quá trình định danh gắn với hành vi phân loại: “Trong ngôn ngữ tự nhiên, quá trình gọi tên tất yếu gắn với hành vi phân loại. Nếu nhƣ cần phải biểu thị một đối tƣợng X nào đó mà trong ngôn ngữ chƣa có tên gọi, thì trên cơ sở các đặc trƣng đã đƣợc tách ra trong đối tƣợng này này, nó đƣợc quy 97 vào khái niệm “A”hoặc “B” mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tƣơng ứng. Nhƣng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp ráp” bản thân các từ vào hiện thực, nghĩa là ngƣời ta có thể bỏ đi hoặc thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết ban đầu ấy [Dẫn theo 26, tr.21-22]. Nhƣ vậy, quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bƣớc là quy loại khái niệm của đối tƣợng đƣợc định danh và chọn đặc trƣng nào để định danh. Về đơn vị định danh ngôn ngữ nói chung, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra 2 loại đơn vị đinh danh, dựa trên cả tiêu chí về hình thức: (1) Định danh cơ sở hay định danh gốc, định danh sơ cấp (còn gọi định danh bậc một) là những đơn vị định danh có hình thức tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen. Ví dụ: tôm, cua, cá, mực ghẹ, hàu, Đơn vị định danh này thƣờng là cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh phái sinh. (2) Định danh phái sinh hay định danh thứ cấp (còn gọi định danh bậc hai) là những đơn vị định danh phức tạp hơn về hình thái cấu trúc. Chúng gồm đơn vị gốc kết hợp với một hoặc nhiều đơn vị khác mang đặc điểm, tính chất, có tính chất khu biệt hoặc mang nghĩa biểu trƣng hóa. Ví dụ: sò điệp biển, sò điệp bơi viền trắng, ngao dao cạo, ngao gỗ gụ, ngao dạo cạo Thái Bình Dương, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, Về nguyên tắc định danh các nhà nghiên cứu cũng đã nêu rõ: (1) Về nội dung, tên gọi (cái biểu hiện) phải có mối liên hệ ít nhiều với ý nghĩa của tên gọi (cái đƣợc biểu hiện). Về hình thức, do tên gọi là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng nên tên gọi phải khái quát, trừu tƣợng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tƣợng. Tóm lại, tên gọi phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính [8, 190]. (2) Tên gọi phải có tác dụng phân biệt đối sự vật/ tƣợng này với sự vật/ đối tƣợng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn [9, tr.190]. Về vấn đề này, Serebreniko (1977) lƣu ý rằng, việc tạo ra từ theo đặc trƣng nào đó chỉ là biện pháp thuần túy kĩ thuật ngôn ngữ. Đặc trƣng đƣợc chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ. Đặc trƣng đƣợc chọn để gọi tên hoàn toàn không nói hết bản chất của đối tƣợng, không bộc lộ hết tất cả các đặc trƣng của nó. Ngoài ra, 98 đặc trƣng đƣợc chọn để gọi tên thậm chí có thể là không căn bản không quan trọng về mặt thực tiễn [Dẫn theo 100, tr.32-33]. Nhƣ vậy, dựa trên quá trình định danh và nguyên tắc định danh một sự vật, hiện tƣợng nào đó, ngƣời ta sẽ tiến hành các thao tác sau: (1) Quy loại đối tƣợng mới vào nhóm đối tƣợng nào đó đã có tên trong ngôn ngữ; (2) Chỉ ra những đặc trƣng của đối tƣợng rồi chọn một đặc trƣng tiêu biểu và mang tính khu biệt với đối tƣợng khác; (3) Sử dụng phƣơng thức cấu tạo từ theo loại hình ngôn ngữ làm phƣơng tiện định danh. Đây chính là quá trình định danh ngôn ngữ. 3.2.2. Định danh thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và tiếng Việt Thuật ngữ xét cho cùng cũng vẫn là một bộ phận từ vựng của hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy, vấn đề định danh thuật ngữ cũng thuộc về định danh ngôn ngữ, cụ thể đó là đặt tên gọi cho các khái niệm và đối tƣợng chuyên môn. Cho nên, để xem xét đặc điểm định danh của TNTS trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án cũng áp dụng những những bƣớc cơ bản trong lý thuyết định danh ngôn ngữ đã nêu trên. 3.2.2.1. Phân loại TNTS tiếng Anh và tiếng Việt theo đơn vị định danh Kết quả khảo sát cho thấy, trong hệ thống TNTS tiếng Anh và tiếng Việt cũng có 2 đơn vị định danh, hay nói chính xác là 2 cấp bậc định danh xét trên cả góc độ hình thức và ngữ nghĩa nhƣ sau: a. Đơn vị định danh cơ sở Đây là đơn vị định danh tối giản về mặt hình thức, phần lớn gồm 1 yếu tố (hầu hết dƣới dạng là từ đơn, từ phái sinh và từ ghép tổng hợp). Ví dụ: squid, crab, fish, snail, clam, eel, shrimp, abalone, turbot, gubby, goby, pompano, monkfish, pupfish, (trong tiếng Anh); cá, tôm, cua, ghẹ, mực, ngao, ốc, tôm, sò, hải sâm, hải quỳ, bào ngư, tu hài san hô,(trong tiếng Việt). Xét về mặt nghĩa, đây là nhƣng đơn vị định danh những khái niệm, đối tƣợng cơ bản trong lĩnh vực thủy sản. Loại này chỉ có số lƣợng ít nhƣng có vai trò quan trọng trong việc tạo những đơn vị định danh phái sinh. Cụ thể, trong tiếng Anh, loại đơn vị định danh này có 141/1035 (chiếm 13,6%). Còn trong tiếng Việt chí có có 27/1045 đơn vị (2,6%). 99 b. Đơn vị định danh phái sinh Đó là những đơn vị về hình thức bao gồm hai yếu tố cấu tạo trở lên (dƣới dạng từ ghép và cụm từ), Hầu hết các đơn vị định danh phái sinh đƣợc xây dựng trên cơ sở của đơn vị định danh gốc. Ví dụ: trong tiếng Anh: fish  lady fish, trigger fish, ice fish, pyramid butterfly fish, nothern scorpion fish,; crab  redtail tinfoil carb, Russian crab, dungeness crab, Alaskan king crab, Trong tiếng Việt: cá  cá bống cá hồng, cá hồi, cá bạc má, cá bạc má Ấn Độ,...; mực  mực ống, mực nang, mực nang da hổ, mự nang Nhật Bản,, mực sim, mực lá,... Trong hệ thống TNTS tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Việt, hầu hết các thuật ngữ là các đơn vị định danh phái sinh. Cụ thể, trong tiếng Anh ngoài 141 đơn vị định danh gốc số còn lại 894 thuật ngữ là đơn vị định danh phái sinh (chiếm 86,4 %). Tƣơng tự, trong tiếng Việt, ngoài ngoài 26 đơn vị định danh gốc, số còn lại cũng là toàn bộ đơn vị định danh phái sinh với 1018 đơn vị (chiếm 97,4%) Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình định danh thông thƣờng thực hiện qua 2 bƣớc: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Nghĩa là trong tên gọi sẽ gồm 2 phần: phần mang nghĩa khái quát, có chức năng chỉ loại và phần mang ý nghĩa cụ thể, có chức năng khu biệt. Và đây cũng chính là những tên gọi có thể giải thích đƣợc lý do hay nguồn gốc của tên gọi đó một cách tƣơng đối. Do đó, xét trong các đơn vị định danh của TNTS tiếng Anh và tiếng Việt, thì chỉ có những đơn vị định danh phái sinh ghép theo quan hệ chính phụ mới đáp ứng đầy đủ quá trình định danh này. Còn các đơn vị đinh danh gốc, tƣơng đƣơng với các TNTS là từ đơn, là những đơn vị không thể phân tách để biết đƣợc lí do của tên gọi, nghĩa là những tên gọi này mang tính “võ đoán”. Tuy nhiên, đi vào khảo sát cho thấy, trong hệ thống TNTS tiếng Việt có một đặc thù đó là, ngoài những đơn vị định danh gốc (thuật ngữ có hình thức là từ đơn và từ ghép) gồm 27 đơn vị, còn có một số đơn vị định danh phái sinh (thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ), cụ thể là 44 đơn vị cũng không thể xác định đƣợc lí do của tên gọi, ví dụ: cá mòi, cá mối, cá bống, cá chình, cá chạch, cá chốt, cá dành, cá đối, cá dầm, cá diếc, cá hồi, cá hanh, cá he, cá hường, cá khoai, cá kình, cá lăng, cá leo, cá mè, cá mó, cá mú, cá ngàn, cá nheo, cá nhói, cá nhồng, cá nhụ, cá phèn, cá sạo, cá suôn, cá suốt, cá tuế, sò điệp, tôm nương, trùng trục. Vì đây là những tên gọi tạo 100 thành một khối thống nhất, việc định danh những tên gọi này có thể mang đặc trƣng vùng miền hoặc là các từ cổ, cho nên cấn phải xác định bằng từ điển từ nguyên mới có thể biết đƣợc lí do của tên gọi. Vì vậy, do khuôn khổ luận án, chúng tôi không tìm hiểu đặc điểm định danh của những tên gọi này trong tiếng Việt. Do đó, các TNTS là các đơn vị phái sinh còn lại trong tiếng Việt gồm 974 đơn vị (93,2%) sẽ là đối tƣợng để luận án tìm hiểu lí do cho từng tên gọi, hay nói cách khác là tìm hiểu các mô hình định danh cũng nhƣ các đặc trƣng đƣợc chủ thể lựa chọn để làm cơ sở định danh thuật ngữ. 3.2.2.2. Phân loại TNTS tiếng Anh và tiếng Việt theo phạm trù ngữ ngữ nghĩa Nhƣ phần lý thuyết đã chỉ rõ, qua việc khảo sát tài liệu chuyên ngành và xét về mặt khoa học, thủy sản là một lĩnh vực rộng lớn không chỉ riêng là nguồn lợi thủy sản mà bao hàm nhiều lĩnh vực hoạt động liên quan đến nguồn lợi thủy sản nhƣ: hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu đặc điểm định danh của phạm trù thuật ngữ chỉ nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản (Aquatic resources) đƣợc xác định là tài nguyên sinh vật trong vùng nƣớc tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết, trong các tài liệu thủy sản ngƣời ta tiếp tục phân loại nguồn lợi thủy sản (các loại thủy sản) thành các nhóm khác nhau dựa theo đặc điểm cấu tạo loài và môi trƣờng sống, gồm: 1// Nhóm cá (fish): Những động vật có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nƣớc ngọt hay cá nƣớc lợ. Chẳng hạn: cá cơm, cá tra, cá bống tượng, cá chình, 2/ Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mƣời chân, bao gồm các loại tôm và cua. Ví dụ: tôm càng xanh, tôm sú, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_cua_thuat_ngu_thuy_san_tieng_anh_va_cac_tuo.pdf
  • pdfQD_NguyenDucTu.pdf
  • pdfTrichYeu_NguyenDucTu.pdf
  • pdfTT Eng NguyenDucTu.pdf
  • pdfTT NguyenDucTu.pdf
  • jpgTu1.jpg
  • jpgTu2.jpg
Tài liệu liên quan