Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .5

5. Đóng góp khoa học của luận án .5

6. Cấu trúc của Luận án .6

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Các nhóm công trình nghiên cứu. 7

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ của Việt Nam với Campuchia. 7

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ của

Việt Nam với Campuchia. 16

1.2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề

Luận án tiếp tục nghiên cứu. 17

1.2.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài. 17

1.2.2. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 19

Tiểu kết chương 1 . 20

Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG

TRONG QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993

ĐẾN NĂM 2000. 22

2.1. Chủ trương củng cố quan hệ của Việt Nam với Campuchia . 22

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với Campuchia. 22

2.1.2. Chủ trương của Đảng . 362.2. Sự chỉ đạo của Đảng . 45

2.2.1. Về quan hệ chính trị . 45

2.2.2. Về an ninh - quốc phòng . 51

2.2.3. Về kinh tế và văn hóa. 60

Tiểu kết chương 2 . 68

Chƣơng 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM

VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 . 71

3.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương của Đảng . 71

3.1.1. Đặc điểm tình hình . 71

3.1.2. Chủ trương của Đảng . 79

3.2. Sự chỉ đạo của Đảng . 88

3.2.1. Chỉ đạo phát triển quan hệ chính trị . 88

3.2.2. Củng cố quan hệ an ninh - quốc phòng. 91

3.2.3. Chỉ đạo tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa.103

Tiểu kết chương 3 .109

Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHỆM .111

4.1. Nhận xét .111

4.1.1. Ưu điểm.111

4.1.2. Hạn chế.120

4.2. Một số kinh nghiệm .125

Tiểu kết chương 4 .138

KẾT LUẬN.140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .145

TÀI LIỆU THAM KHẢO.146

PHỤ LỤC

pdf199 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1993 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Việt Nam. Việt Nam sẽ làm hết sức mình để ủng hộ chiều hướng phát triển này của Campuchia” [136]. Chủ trương của Đảng về cải thiện và nâng tầm mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia được đặc biệt nhấn mạnh, đặt mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trong mối quan hệ 3 nước Đông Dương, trong khu vực ASEAN, các nước phát triển, các nước có quan hệ hữu nghị, các Tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn Mỹ, Trung Quốc. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nhấn mạnh: lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Tăng cường hơn nữa những mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương một cách có nguyên tắc, đồng thời xử lý khôn khéo, linh hoạt các vấn đề khu vực và quốc tế, tăng thêm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, giảm bớt các yếu tố bất lợi cho việc giữ gìn môi trường hòa bình để dồn sức phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tích cực giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Campuchia bằng con đường thương lượng hòa bình. Chủ trương này cơ bản kế thừa chủ trương đối ngoại của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), song vừa có sự phát triển mới theo ba tầng không gian trong quan hệ đối ngoại bao gồm: 82 Tầng thứ nhất là Lào, Trung Quốc, Campuchia; tầng thứ hai là các nước ASEAN và các nước khu vực Đông Á. Ở đây sẽ hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và cả cơ chế hợp tác 10+3 (ASEAN + Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc); tầng thứ ba là các nước lớn và các nước phát triển như Nga, Mỹ, Ấn Độ Phân chia tầng như vậy nhằm tranh thủ sự hợp tác cũng như cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, có tiếng nói trong các Tổ chức quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước để gia nhập WTO, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điểm nhấn trong các nguyên tắc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) so với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) là: tôn trọng lẫn nhau, sự tôn trọng này không chỉ dừng lại ở nội dung tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổmà còn phải tôn trọng nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử đảm bảo thông suốt từ nhận thức tới hành động, từ Trung ương xuống địa phương và phải được quán triệt, thực hiện đầy đủ. Đảng đã phát triển phương châm: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [83, tr. 42]. Với Campuchia, nước láng giềng có đường biên giới trên bộ và trên biển với Việt Nam, có lịch sử quan hệ gắn bó lâu đời giữa hai quốc gia, có nhiều lợi ích chung trên nhiều phương diện, nên Đảng càng chú trọng hơn trong quan hệ hai nước. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định “Quyết tâm củng cố và tăng cường hơn nữa tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước, coi đây là tài sản vô giá của hai dân tộc” [26]. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng: “Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp với ba nước láng giềng anh em 83 Trung Quốc, Lào, Campuchia, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới” [27]. Đảng cụ thể hóa nguyên tắc bao trùm, xuyên suốt đường lối đối ngoại là giữ vững hòa bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa xã hội: sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp với đặc điểm của từng đối tác mà ta có quan hệ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, tình hình thế giới, vị thế của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình nội bộ chính trị Campuchia, quan hệ Campuchia với các nước khác, đặc biệt là quan hệ Campuchia - Trung Quốc. Trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu đơn phương, hay bị cô lập, lệ thuộc, củng cố hòa bình, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. Mục tiêu và nhiệm vụ chung Mục tiêu nhiệm vụ tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia là: giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ trương của Đảng là: tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia, mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, “là nhân tố quan trọng để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển với Campuchia cũng như ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới” [30]. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại được Đảng nhấn mạnh là: “Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [163, tr. 828- 829]. Nhiệm vụ đối ngoại nói chung cũng chính là cơ sở để Đảng chỉ rõ những nhiệm vụ trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng xác định nhiệm vụ tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, so với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng không có thay đổi 84 lớn, thể hiện tính nhất quán trong chủ trương của Đảng, nhưng nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đối ngoại trước hết là phải phấn đấu vì lợi ích dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đoàn kết để phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) nêu quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đồng thời đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [163, tr.727]. So sánh đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế được xác lập trong thời kỳ đầu đổi mới (1986-2000), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã có bổ xung, phát triển mới theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tư tưởng chỉ đạo củng cố và tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia được Đảng chỉ rõ: kiên định nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt về sách lược. Việc giữ gìn hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là yêu cầu chung của hai nước. Gắn kết chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng với hoạt động ngoại giao của Nhà nước và nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với an ninh - quốc phòng. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Hoàn thiện cơ chế quản lý các hoạt động đối ngoại tạo thành sức mạnh tổng hợp, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đối ngoạitranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới. Qua đó thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ, sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia. 85 Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp giữa Campuchia và Việt Nam bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Nguyên tắc và phương châm củng cố và tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia Nguyên tắc tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia là: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng tranh chấp trong quan hệ láng giềng Việt Nam - Campuchia thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan hệ với Campuchia là một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam theo phương châm: mối quan hệ Việt Nam - Campuchia phải dựa trên cơ sở triệt để tôn trọng nguyên tắc hợp tác, bình đẳng cùng có lợi. Trong quan hệ với Campuchia, Việt Nam cần gia tăng mặt hợp tác, đồng thời cần đấu tranh dưới hình thức thích hợp với những mưu toan và hành động gây phương hại tới quan hệ của Việt Nam với Campuchia. Củng cố và tăng cường quan hệ với Đảng Nhân dân Campuchia, đồng thời quan hệ với một số lực lượng khác ở Campuchia có đường lối chính trị đúng đắn. Cần đặt quan hệ với Campuchia trong tổng thể mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, nhất là mối quan hệ với các nước lớn trong khu vực, phối hợp chặt chẽ với Campuchia để thực hiện thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Campuchia, “không để bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ chống phá nhau, không để quan hệ với Campuchia ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ quốc tế” [75]. Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đánh dấu bước phát triển về chất tiến trình quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt là đối với nước láng giềng Campuchia. 86 Đảng khẳng định nhiệm vụ: tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình và độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phương hướng tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia là củng cố và tăng cường quan hệ với Đảng cầm quyền Campuchia, Hoàng gia Campuchia, các Tổ chức xã hội tiến bộ và nhân dân Campuchia theo chủ trương “mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các đảng khác” [81, tr. 121]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) chỉ rõ: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tháng 11-2001, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” [32] giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia vì lợi ích của hai dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhận định: khả năng duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép Việt Nam phát triển kinh tế, song phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với mọi tình huống. Phương châm củng cố và tăng cường quan hệ của Việt Nam với Campuchia Đảng nhấn mạnh: Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính của hai nước Việt Nam và Campuchia. Hai là, giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, quan hệ láng giềng hữu nghị, đặc biệt với Campuchia hợp tác cùng phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ hai nước. Bốn là, quan hệ với Campuchia, đồng thời tham gia hợp tác khu vực, mở rộng quan hệ với tất cả các nước. 87 Trên đây chỉ là sự sắp xếp mang tính định hướng trong hoạt động đối ngoại, còn trong hoạt động thực tiễn, Đảng vạch rõ: cần hết sức tỉnh táo, linh hoạt, nhạy bén, không dập khuôn, máy móc trước những diễn biến mau lẹ, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (1-2004) nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của các lợi ích cục bộ làm kìm hãm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ với Campuchia. Hội đàm với lãnh đạo cấp cao Campuchia, Đặc phái viên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Trung ương, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Son khẳng định: “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối chính sách đối ngoại của mình, rất coi trọng và sẽ tiếp tục cùng phía Campuchia, phấn đấu đưa quan hệ hữu nghị hợp tác láng giềng truyền thống Việt Nam và Campuchia phát triển lên một tầm cao mới” [147]. Tăng cường và phối hợp chặt chẽ hoạt động các Tổ chức đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Campuchia, trên cơ sở: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia và quyền tự lựa chọn con đường phát triển của Campuchia; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế khu vực, dân chủ, công bằng. Cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là cuộc đấu tranh rất phức tạp, khó khăn, thường xuyên và lâu dài, trong đó công tác ngoại giao có đóng góp rất quan trọng. Toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị là nhân tố cơ bản đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, do đó, quan hệ hữu nghị ba nước Đông Dương, quan hệ của Việt Nam với Campuchia là đặc biệt quan trọng, vừa giữ vững truyền thống thống đoàn kết, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, vừa tôn trọng lợi ích dân tộc chính đáng của nhau. Đảng đã kịp thời nhận thấy một số chủ trương đề ra còn chậm, chưa đáp ứng kịp với tình hình khách quan đã thay đổi, chưa tăng cường củng cố được quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với Campuchia nên đã bổ xung, phát triển chủ trương quan hệ của Việt Nam với Campuchia lên một bước mới. 88 Chủ trương đoàn kết quốc tế và quan hệ với Campuchia được Đảng thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết của các đại hội Đảng; được cụ thể hóa qua các bài nói, bài viết, các cuộc gặp gỡ, viếng thăm và kí kết của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Qua đó, chính sách, nguyên tắc và phương châm của Đảng về quan hệ của Việt Nam với Campuchia được thể hiện cụ thể trên hai điểm sau: Thứ nhất, Chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia Thứ hai, nguyên tắc và phương châm, mục tiêu và nhiệm vụ quan hệ của Việt Nam với Campuchia là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Campuchia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới Tháng 5-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam sẽ nỗ lực cùng Campuchia tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai nước đi vào chiều sâu, thiết thực đem lại lợi ích cho hai nước, hai dân tộc” [186] và đồng thời nhấn mạnh: “Sẽ làm hết sức để cùng Nhà nước, nhân dân Campuchia củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước” [186]. 3.2. Sự chỉ đạo của Đảng 3.2.1. Chỉ đạo phát triển quan hệ chính trị Tháng 12-2002, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và các nhà lãnh đạo Campuchia đã trao đổi ý kiến và thỏa thuận, nhằm tăng cường và củng cố tình đoàn kết, hữu nghị để đưa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước lên một tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực. Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hai nước: Trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề tồn tại trong quan hệ bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và tồn tại hòa bình. 89 Tháng 12-2002, Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về quan hệ của Việt Nam với Campuchia, khẳng định Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu Chính phủ Hoàng gia và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam; hoan nghênh những thành tựu to lớn mà nhân dân Campuchia đạt được trong sự nghiệp hoà bình, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế; tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ Hoàng gia Campuchia dựa trên liên minh hai đảng CPP và FUNCINPEC, nhân dân Campuchia tiếp tục đạt được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết, phồn vinh, có quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam; khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường quan hệ hai nước trên cơ sở nguyên tắc đã được nêu rõ trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia năm 1999 và năm 2001. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh khẳng định: Chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình để “không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với Campuchia vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới” [27]. Tháng 9-2009, Đoàn cơ quan Tổng Chưởng lý, Tòa án Tối cao Campuchia sang thăm làm việc tại Việt Nam đã góp phần củng cố, vun đắp tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam thắt chặt hơn nữa Quốc hội giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, giữa các Tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân. Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán là coi trọng việc củng cố quan hệ hợp tác với Campuchia theo phương châm láng giềng hữu nghị; đề nghị Campuchia tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hai bên nỗ lực xúc tiến phân giới cắm mốc nhằm đạt đúng tiến độ đã đề ra. Cùng với sự hợp tác của Quốc hội, Công đoàn Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với công đoàn Campuchia, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao 90 động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã tiếp Đoàn đại biểu Liên minh Liên hiệp Công đoàn Quốc gia Campuchia do Chủ tịch Som Aun dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 04-2010. Thông qua chương trình làm việc giữa lãnh đạo Công đoàn hai nước đã tăng cường thắt chặt mối quan hệ giữa công đoàn hai nước và mở ra bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên minh Liên hiệp Công đoàn Quốc gia Campuchia. Hai bên trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn Việt Nam bồi dưỡng cán bộ công đoàn cho Campuchia và cùng hợp tác bảo vệ quyền lợi người lao động. Bên cạnh sự hợp tác của Quốc hội, Công đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình hợp tác hữu nghị với Hội Phụ nữ Campuchia theo thỏa thuận, hợp tác đã được kí giữa Hội liên hiệp phụ nữ hai nước với mục tiêu vì hòa bình và phát triển. Đây là biểu hiện của quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước nói chung và phụ nữ hai nước nói riêng. Hai bên tập trung đánh giá kết quả đã đạt được trong thực hiện thỏa thuận, hợp tác mà hai Hội đã kí kết, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, tuyên truyền, giáo dục và phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước. Cùng với các Tổ chức, đoàn thể nói trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hợp tác với Hội đồng Dân tộc Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, hai bên thống nhất trao đổi đoàn cấp cao, Tổ chức các cuộc giao lưu, gặp gỡ cán bộ làm công tác mặt trận giữa các địa phương hai nước ở khu vực giáp biên giới chung nhằm biến đường biên giới hai nước thành các khu vực giao lưu kinh tế. Quan hệ giữa Mặt trận, Tổ chức thanh niên, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ngày càng được tăng cường với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó góp phần vào việc giữ gìn, vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước. 91 Các cuộc gặp gỡ trao đổi cấp cao giữa hai bên đã được thúc đẩy nhằm không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy gắn bó giữa hai nước. Quan hệ hữu nghị, hợp tác nhân dân giữa hai nước được tăng cường dưới nhiều hình thức mới. Các hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Campuchia trong những năm 2001-2010 không ngừng được củng cố và phát triển với nhiều hình thức đa dạng phong phú. Cuộc gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Campuchia lần thứ hai tại Campuchia nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và được đánh giá là có tác động tích cực đối với dư luận hai nước. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Về đường lối đối ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam coi mục tiêu quan hệ về chính trị là góp phần củng cố môi trường quốc tế để phát triển kinh tế. Trong tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại về chính trị, Đảng nhấn mạnh tư tưởng kiên định nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt về sách lược. 3.2.2. Củng cố quan hệ an ninh - quốc phòng Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, theo tinh thần Hiệp định và Nghị định thư đã kí hàng năm. Tiếp tục giải quyết những nổi cộm về biên giới, lãnh thổ; vấn đề Việt kiều; về hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; về tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ emTiếp tục phối hợp ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới. Tiếp tục hợp tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia. Nâng cao hiệu quả hợp tác của các bộ, ngành trong thực hiện các nội dung hiệp ước về an ninh- quốc phòng đã kí kết giữa Việt Nam và Campuchia. Chủ động hợp tác, phát huy thế mạnh của từng vùng để cùng phát triển là phương châm chủ đạo trong quan hệ hợp tác với Campuchia. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Thực tế các hoạt động thiết thực, quan hệ an ninh - quốc phòng của Việt Nam với Campuchia thường xuyên được quan tâm. Hai bên vẫn luôn triệt để tuân 92 thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào dùng lãnh thổ của nước này chống phá nước kia. Tháng 10-2002, Ủy viên bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm làm việc với với Ủy viên Ban thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, hai bên đã nhất trí: Khuyến khích các Tổ chức quần chúng giữa hai Đảng và các Đảng bộ của các tỉnh có đường biên giới chung tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với nhau vì lợi ích hòa bình, hữu nghị, góp phần thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của hai nước. Các thế lực thù địch tiếp tục các hoạt động chống phá, làm mất an ninh ổn định ở cả hai nước, nhất là khu vực biên giới chung, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa các bộ ngành liên quan và các địa phương các tỉnh biên giới nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới chung, bảo đảm điều kiện hoà bình, ổn định, phát triển cho cả Campuchia và Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Campuchia. Năm 2004, Hội nghị Tổng kết công tác biên giới Việt Nam và Campuchia hai năm (2002-2004) đề ra phương hướng đối với công tác biên giới trong thời gian tiếp theo, tập trung vào một số nội dung như: Thúc đẩy đàm phán với Campuchia nhằm tiến tới hoạch định và cắm mốc biên giới hai nước trên cơ sở những Hiệp ước và Hiệp định đã kí kết; thực hiện tốt công tác quản lý biên giới theo tinh thần các thỏa thuận đã đạt được và Thông cáo chung ngày 17-01-1995. Hai bên cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đánh giá cao việc thành lập Uỷ ban Liên hợp biên giới, nỗ lực của hai Chính phủ trong việc tiếp tục thúc đẩy giải quyết càng sớm càng tốt các vấn đề còn tồn tại về biên giới thông qua đàm phán hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau và láng giềng tốt. Chính phủ hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ phòng chống tội phạm qua biên giới và nhập cư bất hợp pháp. 93 Năm 2005, tiếp Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Campuchia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004812_8716_2002902.pdf
Tài liệu liên quan