Luận án Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ

HỘI ĐỐI VỚI NGưỜI CAO TUỔI TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI .15

1.1. Những nghiên cứu về người cao tuổi và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã

hội. 15

1.2. Những nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các

cơ sở trợ giúp xã hội. 24

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGưỜI CAO TUỔI TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI.39

2.1. Cơ sở trợ giúp xã hội và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội . 39

2.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. 52

2.3. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với

người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội . 65

2.4. Luật pháp, chính sách về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại

cơ sở trợ giúp xã hội. 67

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại

cơ sở trợ giúp xã hội. 74

Chương 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGưỜI

CAO TUỔI Ở CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI.79

3.1. Thực trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi ở cơ sở trợ

giúp xã hội. 79

3.2. Nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. 84

3.3.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã

hội. 96

3.4. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp

xã hội so sánh qua các biến số . 109

3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội của người cao

tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội . 116

CHưƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC

XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGưỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM.127

4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp. 127

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho người cao

tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội . 128

4.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất. 136

4.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất. 140

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

PHỤ LỤC.164

 

pdf194 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị - xã hội - nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo tham gia chăm sóc người cao tuổi, tàn tật tại các cơ sở nuôi dưỡng của nhà nước. Chính sách và quy định trực tiếp về các dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi được thể hiện qua Pháp lệnh Người cao tuổi (sau này là Luật Người cao tuổi 2009) cùng Nghị định 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều về chăm sóc người cao tuổi trong Pháp lệnh; Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội cho các nhóm dễ tổn thương, trong đó có người cao tuổi. Đặc biệt, nghị định 67 (năm 2007), nghị định 13 (năm 2010) hay nghị định 20 (năm 2021) như đã nêu trên là văn bản pháp luật thể hiện rõ quy định về chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi tàn tật, sống cô đơn. 2.4.3. Nhóm chính sách thể chế (nhằm tăng cường sự tham gia cộng đồng của người cao tuổi) Chính phủ đã ban hành một loạt quyết định và cam kết thực hiện các chương trình hành động đối với người cao tuổi. Ngày 24/9/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 523/TTg cho phép thành lập Hội người cao tuổi Việt Nam (VAE). Ngày 5/8/2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 141/2004/ QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi (VNCA). Đây là những bước thể chế hóa về mặt tổ chức xã hội nhằm hỗ trợ và phát huy dân số cao tuổi trong quá trình phát triển của đất nước. Đặc biệt, cam kết sự quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của Chính phủ với cộng đồng quốc tế còn được thể hiện ở việc Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Kế hoạch hành động quốc tế Madrid (MIPA) về Người cao tuổi vào năm 2002. Bên cạnh hai tổ chức chính là VAE và VNCA, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác và các ngành chuyên môn từ trung ương đến địa phương cũng tham gia vào quá trình vận động và thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và các ngành như lao động, thương binh và xã hội, y tế, Chính sự tham gia của các tổ chức này đã tạo điều kiện cho người cao tuổi có cơ hội và động lực tham gia chủ động hơn vào các hoạt động xã hội. 73 2.4.4. Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi Hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến công tác xã hội bao gồm một loạt các quyết định, thông tư. Ví dụ, từ giai đoạn đầu tiên thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg đã có Thông tư 08/2010/TT-BNV quy định mã nghề công tác xã hội và Thông tư 34/2010/ TT- BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ liên quan đến từng chức danh công tác xã hội. Gần đây bổ sung thêm Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên xã hội ở cấp xã/ phường và Quyết định 2514/2011/QĐ-BYT về phát triển nghề công tác xã hội trong hệ thống y tế. Bên cạnh đó còn có các thông tư giúp hình thành các chức danh nhân viên xã hội cao cấp, nhân viên xã hội chính và nhân viên xã hội tại Thông tư 08/2010/TT-BNV và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức xã hội tại Thông tư 34/2010/TT- BLĐTBXH. Từ đó, việc hình thành Trung tâm dịch vụ công tác xã hội và Văn phòng Công tác xã hội đã được tiến hành một cách nhanh chóng cùng với việc hình thành các vị trí công việc cho nhân viên công tác xã hội. Đến ngày 22/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 112/QĐ-TTg về ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021- 2030 nhằm đẩy mạnh phát triển Công tác xã hội tại các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện Phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, Các mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030 được chia thành: giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026 -2030, trong đó, các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đơn cử như: – Đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội,có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội. – Đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ xã hội; – Tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% với năm 2020; – Có ít nhất 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội; 74 – Bảo đảm ít nhất 85% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, bị nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân chất độc hóa học, khuyết tật, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp và cung cấp dịch vụ công tác xã hội Các văn bản này cung cấp một khuôn khổ pháp lý cơ bản về vai trò của nghề công tác xã hội và chúng cũng bắt đầu thiết lập một cấu trúc dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp. 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội 2.5.1. Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ. Các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước là cơ sở, là định hưỡng cho hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước tác động dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội gồm: Luật người cao tuổi; các Nghị định, Quyết định của Chính phủ về người cao tuổi; các Thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về người cao tuổi. - Trong cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước thì Luật Người cao tuổi (2009) là văn bản pháp quy có tác động mạnh nhất đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Bởi vì trong luật này quy định những điều quan trọng sau đối với người cao tuổi: + Nhà nước bố trí ngân sách hàng năm cho việc chăm sóc người cao tuổi; Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi (Điều 4) + Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi (Điều 10, chương II).. + Người cao tuổi được quan tâm và ưu tiên khám chữa bệnh (Điều 12). + Người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, được chăm sóc tại cộng đồng, được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi(Điều 18; 19). 75 Những qui định trên của Luật người cao tuổi tác động lớn đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Vì nó qui định về tài chính, cách tiếp cận, yêu cầu và các hình thức chăm sóc người cao tuổi. - Các Thông tư, quyết định của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, của Bộ Y tế tác động trực tiếp đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội: + Thông tư 34/2010/ TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ liên quan đến từng chức danh công tác xã hội. + Thông tư 08/2010/TT-BNV và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức xã hội + Thông tư 08/2010/TT-BNV quy định mã nghề công tác xã hội 2.5.2. Yếu tố năng lực quản lý của người lãnh đạo các trung tâm bảo trợ xã hội Năng lực quản lý của người lãnh đạo các trung tâm bảo trợ xã hội tác động trực tiếp đến thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ quan tâm và chỉ đạo thực hiện tốt dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi (lập kế hoạch về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi; tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi). - Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội tại trung tâm. - Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ đánh giá chính xác, động viên kịp thời các nhân viên công tác xã hội tại trung tâm, từ đó nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. - Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ kết nối được hoạt động của nhân viên công tác xã hội với các bộ phận y tế, cấp dưỡng, phục vụ hành chính trong việc chăm sóc người cao tuổi, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi. 2.5.3. ếu tố tài chính của trung tâm bảo trợ xã hội Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố tài chính của cơ sở trợ giúp xã hội. Điều này thể hiện rõ nhất trong các cơ sở trợ giúp xã hội nhà nước. 76 - Yếu tố tài chính quyết định đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của người cao tuổi tại trung tâm. - Yếu tố tài chính quyết định điều kiện ngủ, nghỉ ngơi của người cao tuổi tại trung tâm. -Yếu tố tài chính quyết định sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại trung tâm (xem tivi, đọc sách báo, xem ca nhạc...) -Yếu tố tài chính quyết định chất lượng dịch vụ chăm sóc của nhân viên công tác xã hội đối với người cao tuổi(vật lý trị liệu, mát xa, chăm sóc sức khỏe khác). 2.5.4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội tác động trực tiếp đến dịch vụ chăm sóc của nhân viên công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Khi nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt (có kiến thức, có các kỹ năng chăm sóc tốt...) thì họ sẽ thực hiện các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội.. - Khi nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt (có kiến thức, có các kỹ năng chăm sóc tốt...) thì họ sẽ thực hiện các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi một cách tự tin, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm lý của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Khi nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt (có kiến thức, có các kỹ năng chăm sóc tốt...) thì họ sẽ kết nối được với các nguồn lực, các dịch vụ khác (sự hỗ trợ của cộng đồng, của bộ phận y tế ) trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Khi nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém thì họ sẽ thực hiện các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với chất lượng kém, không đem lại sự hài lòng cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội... 2.5.5. ếu tố gia đình người cao tuổi Gia đình là nhóm xã hội quan trọng nhất đối với con người nói chung và đối với người cao tuổi nói riêng. Đối với người cao tuổi, yếu tố gia đình lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Điều này thể hiện ở các khí cạnh sau: 77 - Người cao tuổi là những người có sức khỏe giảm sút điều này luôn luôn cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình về mặt thể chất (ăn uống, ngủ, nghỉ). Gia đình đóng góp tài chính hoặc cung cấp đồ ăn hoa quả cho người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội. - Người cao tuổi là những người hay mắc bệnh, đa số mắc từ 1-3 bệnh khác nhau do cơ thể bị lão hóa. Điều này họ cần sự quan tâm động viên của gia đình, trong đó có cung cấp tài chính mua thuốc chữa bệnh, đến cơ sở trợ giúp xã hội thăm hỏi động viên. - Người cao tuổi là những người luôn luôn cần sự an ủi, chia sẻ về mặt tình cảm của người thân để không bị cảm thấy cô đơn, giải tỏa những mặc cảm do tuổi tác, do vị thế trong gia đình và và xã hội thay đổi. 2.5.6. ếu tố t m lý người cao tuổi Tâm lý của người cao tuổi tác động trực tiếp đến hoạt động dịch vụ của các nhân viên công tác xã hội. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Những người cao tuổi có tính cách vui vẻ, thoải mái thì nhân viên công tác xã hội dễ xây dựng các quan hệ thân thiện, tích cực khi tiến hành các dịch vụ công tác xã hội và đem hiệu quả tốt cho dịch vụ này. - Những người cao tuổi có tính cách vui vẻ, thoải mái, sống hướng ngoại thì dễ chia sẻ với nhân viên công tác xã hội về hoàn cảnh gia đình, về sức khỏe, tình trạng bệnh tật của mình cho nhân viên công tác xã hội. Điều này giúp nhân viên công tác xã hội thực hiện dịch vụ chăm sóc thuận lợi hơn. - Khi người cao tuổi có tính cách có tâm trạng không, thoải mái, cáu kỉnh, khó tính thì quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và người cao tuổi trở nên nặng nề và việc thực hiện dịch vụ chăm sóc người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. - Những người cao tuổi kín đáo, sống hướng nội thì ít chia sẻ với nhân viên công tác xã hội về hoàn cảnh gia đình, về sức khỏe, tình trạng bệnh tật của mình. Điều này làm cho thực hiện dịch vụ chăm sóc người cao tuổi nhân viên công tác xã hội gặp nhiều khó khăn. 78 Tiểu kết chƣơng 2 Người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội là những người có độ tuổi đủ từ 60 tuổi trở lên đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. Nhu cầu trợ giúp người cao tuổi gồm: Nhu cầu trợ giúp về chăm sóc sức khỏe thể chất; Nhu cầu trợ giúp về chăm sóc sức khỏe tâm thần; Nhu cầu trợ giúp được tham gia các hoạt động/ hưởng thụ văn hóa, giải trí, thể thao; Nhu cầu trợ giúp về giao tiếp với gia đình và bạn bè. Dịch vụ công tác xã hội là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp, điều phối bởi các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản của mỗi người, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân, cộng đồng. Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội là loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp, điều phối bởi các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nhằm trợ giúp người cao tuổi sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản của người cao tuổi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Có nhiều dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội, trong nghiên cứu này căn cứ vào thực tế các dịch vụ được thực hiện tại cơ sở trợ giúp xã hội, căn cứ vào đặc điểm nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi và nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội xác định tiến hành nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau: Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi; Dịch vụ tham vấn tâm lý cho người cao tuổi; Dịch vụ giáo dục –truyền thông cho người cao tuổi. 79 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI Ở CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI 3.1. Thực trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của ngƣời cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội 3.1.1.Thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi Kết quả khảo sát về thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Đánh giá thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi TT Các loại bệnh Có (%) Không (%) 1 Viêm khớp, đau dây thần kinh hoặc thấp khớp 76,2 23,8 2 Đau lưng mạn tính 81,0 19,0 3 Đục thủy tinh thể 8,6 91,4 4 Gãy xương hông, đùi, xương chậu, gãy xương khác 10,4 89,6 5 Tăng huyết áp 90,5 9,5 6 Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim 7,1 92,9 7 Đột quỵ 20,5 79,5 8 Tiểu đường 21,1 78,9 9 Bệnh về hô hấp 90,2 9,8 10 Bệnh về tiêu hóa 100,0 0 11 Bệnh thận hoặc đường tiết niệu 93,8 6,3 12 Loãng xương 76,5 23,5 13 Bệnh lao 3,6 96,4 14 Bệnh gan 3,3 96,7 15 Ung thư 2,4 97,6 16 Đĩa đệm 92,3 7,7 17 Bệnh răng miệng 97,0 3,0 (Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) Kết quả khảo sát trên cho thấy 100% số người cao tuổi sống trong cơ sở trợ giúp xã hội mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Có 97% mắc các bệnh về răng miệng. Những người mắc các bệnh về huyết áp, hô hấp, đường tiết niệu, đĩa đệm chiếm từ 90 – 93%. Số người mắc các bệnh đau lưng mạn tính, viêm khớp, loãng xương, chiếm từ 76 – 81 . Như vậy, có hơn 90% số người cao tuổi được khảo sát mắc từ 3 bệnh trở lên. Nghiên cứu này, có tương đồng về các bệnh thường mắc phải của người cao tuổi so với nghiên cứu “tình trạng sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam” năm 2020 của Chen 80 Tuo-Yu và Saito Yasuhiko; nhưng về tình trạng mỗi loại bệnh thì cao hơn rõ rệt (viêm khớp 45.8%; cao huyết áp 40.9%; tiểu đường 9.1%...)[145]. Điều đó cho thấy tỷ lệ người cao tuổi sống trong cơ sở trợ giúp xã hội mắc nhiều bệnh nền hơn so với tỷ lệ chung người cao tuổi ở Việt Nam. Cụ ông V.T.H 60 tuổi ở trung tâm Nhân Ái cho biết “Tôi mắc nhiều bệnh nền lắm, còn bị tai biến mấy lần, gia đình còn hai bố con, vợ thì mất sớm, có mỗi đứa con gái thì nó phải đi làm suốt, họ hàng anh em thì không thể chăm sóc mình được nên đành phải vào trung tâm, tôi thì có lương mất sức, con gái cũng chi trả thêm để tôi đủ chi phí sinh hoạt. Lúc mới vào thì con gái tuần đến thăm một lần, giờ thì có khi cả tháng mới vào thăm tôi, nó còn gia đình của nó, gia đình bên chồng, công việc nên tôi cũng không trách gì. Trong này tôi cũng chẳng hợp với ai, chủ yếu trao đổi chuyện trò với các cô các chú ở đây, số mình khổ nên đành chấp nhận thôi” 3.1.2. Thực trạng sức khỏe tinh thần và các vấn đề xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội Việc nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần và các vấn đề xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được xem xét qua các khía cạnh biểu hiện mức độ xuất hiện các cảm xúc âm tính cũng như trạng thái người cao tuổi cảm thấy bị cô lập xã hội từ phía gia đình hay bạn bè không. Kết quả nghiên cứu được phân tích cụ thể dưới đây: 3.1.2.1. Cảm xúc âm tính ở người cao tuổi Kết quả khảo sát về thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng cảm xúc âm tính của người cao tuổi Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên 1.Buồn 0 3,3 9,5 74,1 13,1 3,97 0,597 2.Lo âu 3,0 5,4 11,3 61,0 19,3 3,88 0,881 3.Cô đơn 6,3 5,4 10,7 65,8 11,9 3,71 0,962 4.Chán nản 9,2 12,5 8,6 50,6 19,0 3,57 1,197 5.Tuyệt vọng 10,7 9,5 9,2 53,9 16,7 3,56 1,190 6.Bất lực 8,3 8,0 19,0 48,2 16,4 3,56 1,112 7.Tự ti 4,8 7,4 19,3 54,2 14,3 3,65 0,973 8.Bị cô lập 0,9 14,6 4,8 55,4 24,4 3,87 0,971 81 9.Các cảm xúc âm tính khác 17,3 7,1 10,7 53,9 11,0 3,34 1,276 ĐTB chung 3,68 0,379 (Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) Với ĐTB = 3,68 cho thấy những người cao tuổi sống trong các cơ sở trợ giúp xã hội được hỏi có cảm xúc âm tính ở mức khá thường xuyên. Điều này có nghĩa là những người cao tuổi thường hay có những cảm xúc âm tính. Đây là biểu hiện không tốt của chất lượng sống ở người cao tuổi. Cảm xúc âm tính thường gặp nhiều nhất là buồn, tiếp đến là lo âu, bị cô lập, cô đơn, các cảm xúc này xuất hiện khá thường xuyên. Các cảm xúc âm tính khác như chán nản, tuyệt vọng, tự ti, bất lực tuy có ĐTB thấp hơn các cảm xúc âm tính nêu trên nhưng đều ở mức khá thường xuyên. Có nhiều lí do có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu này, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng tại cơ sở trợ giúp xã hội có khá nhiều người cao tuổi chưa từng có gia đình riêng (chưa có vợ/chồng) hoặc đã có nay không còn nữa; không có con cái. Những người còn vợ/chồng hay con cháu thì vẫn cô đơn vì con cháu, vợ hoặc chồng rất ít khi vào thăm. Chính vì vậy, nỗi buôn và cô đơn là trạng thái tâm lý biểu hiện khá thường xuyên ở người cao tuổi trong cơ sở trợ giúp xã hội, mặt khác hoạt động thăm hỏi, giao tiếp với bạn bè, người thân trực tiếp hay gián tiếp cũng không thường xuyên nên người cao tuổi có những cảm xúc âm tính xuất hiện phổ biến. Nhiều người cao tuổi khi tiến hành phỏng vấn sâu đều chia sẻ như vậy, dưới đây là một vài chia sẻ: Cụ ông Tr.T.N, 74 tuổi chia sẻ: "Đến cả năm nay tôi không về thăm quê, do không có điều kiện kinh tế và cũng không còn anh em ruột thân thích, các cháu chắt cũng ít quan tâm và mời về". -Trạng thái cô lập xã hội: Bảng 3.3: Thực trạng cô lập xã hội đối với người cao tuổi từ phía người thân Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên 1.Không gặp hoặc không nghe thông tin từ người thân ít nhất một lần trong tháng 3,9 21,4 8,3 49,7 16,7 3,53 1,116 82 2.Người cao tuổi cảm thấy không thoải mái khi nói với người thân về các vấn đề riêng tư 15,8 10,1 27,7 38,7 7,7 3,12 1,190 3.Không cảm thấy gần gũi để nhờ người thân giúp đỡ 3,9 5,7 17,9 61,6 11,0 3,70 0,881 4.Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ những người thân mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất 0 2,1 14,3 67,0 16,7 3,98 0,627 5.Chưa bao giờ có một người thân đưa ra một quyết định quan trọng mà nói chuyện này với người cao tuổi 1,5 2,4 17,0 66,4 12,8 3,86 0,714 6.Người cao tuổi có người thân chưa bao giờ sẵn sàng nói chuyện với người cao tuổi khi người cao tuổi có quyết định quan trọng 1,5 2,4 15,8 66,7 13,7 3,88 0,715 ĐTB chung 3,68 0,370 (Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) Trạng thái cô lập xã hội của người cao tuổi do xa cách người thân là nguyên nhân của trạng các trạng thái cảm xúc âm tính đã phân tích ở trên. Trạng thái cô lập xã hội từ phía người thân của người cao tuổi ở mức độ khá thường xuyên với ĐTB = 3,68, y kiến này khá thống nhất ở người cao tuổi khi ĐLC = 0,37. Biểu hiện cô lập xã hội thể hiện nhiều nhất là “Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ những người thân mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất” (ĐTB = 3,98). Tiếp đến là “Người cao tuổi có người thân chưa bao giờ sẵn sàng nói chuyện với người cao tuổi khi người cao tuổi có quyết định quan trọng” (ĐTB = 3,88). Tại sao người cao tuổi lại cảm thấy bị cô lập? Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu đã lí giải rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng này, dưới đây là một số chia sẻ: Cụ bà Ng.T.Th., 76 tuổi chia sẻ: "Tôi được Nhà nước đưa vào đây chăm sóc nuôi dưỡng, tôi vui quá rồi, cả đời còn lại nhờ Nhà nước hết, các con cháu ruột thịt không có, chỉ có mấy đứa cháu họ xa nên ít khi được các cháu hỏi thăm, quan tâm, đến cả năm nay tôi không đi ra ngoài, về thăm quê, hay con cháu không ai gọi điện hay tới thăm tôi". Như vậy, có thể nói rằng với người cao tuổi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội nếu họ còn còn vơ/chồng thì họ rất khi vào thăm được do sức khỏe kém, còn con cháu rất khi vào thăm vì họ bận mưu sinh, chăm sóc con cái. Một số người dường như khoán cho cơ sở trợ giúp xã hội, hàng tháng chỉ chuyển tiền tới cơ sở trợ giúp xã hội cho người cao tuổi là người thân của 83 mình chứ không đến thăm, chăm sóc. Còn đối với những người không có hoặc không còn gia đình thì các cháu, họ hàng hầu như không vào thăm, không quan tâm, và họ cũng hầu như không còn liên hệ gì. Bảng 3.4: Thực trạng cô lập xã hội đối với người cao tuổi từ phía bạn bè Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên 1.Không gặp hoặc không nghe thông tin từ bạn bè ít nhất một lần trong tháng 4,2 3,6 10,7 65,2 16,4 3,86 0,878 2.Người cao tuổi cảm thấy không thoải mái khi nói với bạn bè về các vấn đề riêng tư 10,1 6,8 10,1 61,6 11,3 3,57 1,103 3.Không cảm thấy gần gũi để nhờ bạn bè giúp đỡ 6,8 6,5 11,3 65,8 9,5 3,64 0,981 4.Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ những bạn bè mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất 2,1 2,4 7,4 78,9 9,2 3,90 0,664 5.Chưa bao giờ có một người bạn đưa ra một quyết định quan trọng mà nói chuyện này với người cao tuổi 6,8 4,2 5,1 80,7 3,3 3,69 0,880 6.Người cao tuổi có bạn bè chưa bao giờ sẵn sàng nói chuyện với người cao tuổi khi người cao tuổi có quyết định quan trọng 0,6 1,2 61,9 28,6 7,7 3,41 0,677 ĐTB chung 3,68 0,368 (Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) Thực trạng cô lập xã hội đối với người cao tuổi từ phía bạn bè cũng ở mức khá thường xuyên, khi ĐTB = 3,68. Điều này là dễ hiểu vì đối với người thân thì trạng thái bị cô lập xã hội của người cao tuổi đã ở mức khá thường xuyên thì đối với bạn bè sự quan tâm của họ đối với người cao tuổi càng hạn chế, mức độ giao tiếp giữa người cao tuổi và bạn bè họ là rất ít. Biểu hiện rõ nhất của sự cô lập này là “Không gặp hoặc không nghe thông tin từ bạn bè ít nhất một lần trong tháng” (ĐTB = 3,86) và “Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ 84 những bạn bè mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất” (ĐTB = 3,90), các biểu hiện còn lại đều đạt ở mức khá thường xuyên. 3.2. Nhu cầu trợ giúp của ngƣời cao tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_nguoi_cao_tuoi_tai_c.pdf
  • jpgHieu1.jpg
  • jpgHieu2.jpg
  • pdfQD_NguyenVanHieu.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenVanHieu.pdf
  • pdfTT Eng NguyenVanHieu.pdf
  • pdfTT NguyenVanHieu.pdf