Luận án Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .14

1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài .14

1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực

kinh tế phi nhà nước .14

1.1.2. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận chính sách an sinh xã hội của

người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .16

1.1.3. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động

nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.17

1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước .20

1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực

kinh tế phi nhà nước .20

1.2.2. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận chính sách an sinh xã hội của

người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .23

1.2.3. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động

nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.27

1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu.32

Tiểu kết chương 1 .34

Chương 2: LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGưỜI

LAO ĐỘNG NHẬP Cư KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NưỚC.35

2.1. Lý luận về người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước.35

2.1.1. Nhập cư và người lao động nhập cư.35

2.1.2. Khu vực kinh tế phi nhà nước.36

2.1.3. Người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .37

2.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với

người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .41

2.2.1. Nhân viên công tác xã hội .41

2.2.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập khu vực kinh tế

phi nhà nước.41

2.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.54

2.3.1. Tiếp cận dựa trên thuyết hành vi .54iii

2.3.2. Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người.55

2.3.3. Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống .57

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người nhập cư

khu vực kinh tế phi nhà nước.59

2.4.1. Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội .59

2.4.2. Thông tin truyền thông về dịch vụ công tác xã hội .60

2.4.3. Nguồn lực hỗ trợ.61

2.4.4. Đặc điểm của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước .61

2.4.5. Cơ chế chính sách và pháp luật .63

2.5. Khung phân tích .64

Tiểu kết chương 2 .66

 

pdf198 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,25); dịch vụ tư vấn, tham vấn (ĐTB= 3,11; ĐTB= 2,55); dịch vụ như dịch vụ kết nối, chuyển gửi (ĐTB= 3,17; ĐTB= 3,09). Ngược lại, TT Khả năng sử dụng DVCTXH Giới tính N ĐTB Độ lệch chuẩn p 1 Thông tin nhà trọ an toàn Nam 155 4,25 0,53 0,265 Nữ 265 4,49 0,43 2 Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực Nam 155 3,09 0,77 0,925 Nữ 265 3,17 0,78 3 Dịch vụ tư vấn/ tham vấn Nam 155 2,55 0,78 0,000 Nữ 265 3,11 0,63 4 Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế Nam 155 2,73 0,31 0,000 Nữ 265 2,56 0,65 5 Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập cho con Nam 155 2,15 0,68 0,857 Nữ 265 2,03 0,69 84 NLĐNC nam đánh giá khả năng sử dụng như dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế (ĐTB= 2,73; ĐTB= 2,56); dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập (ĐTB= 2,03; ĐTB= 2,15). Điều này có thể được lý giải bởi đặc điểm giới trong mỗi gia đình thì nữ giới thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ nhiều hơn nam giới. Khi xem xét mối tương quan giữa các độ tuổi chúng tôi nhận thấy, với mức ý nghĩa thống kê = 0,047<0,05 có khác biệt về độ tuổi trong việc đánh giá khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy, khá tương đồng với dữ liệu phân tích ở trên, dịch vụ thông tin về nhà trọ an toàn ở độ tuổi từ 45 – dưới 59 đánh giá sử dụng thuận lợi hơn so với độ tuổi từ 30 – dưới 45 và từ 15 – dưới 30 tuổi (ĐTB=4,57; ĐTB=4,46 và ĐTB=4,27). Bên cạnh đó, dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế cũng được độ tuổi giữa các độ tuổi từ 45 – dưới 59 tuổi đánh giá sử dụng thuận lợi hơn so với các nhóm độ tuổi khác (ĐTB=2,76; ĐTB=2,68 và ĐTB=2,54). Ngược lại, dịch vụ tư vấn, tham vấn và dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập thì độ tuổi từ 30 – dưới 45 tuổi đánh giá sử dụng DVCTXH thuận lợi nhất (ĐTB=3,07; ĐTB=2,97 và ĐTB=2,76), (xem biểu đồ 3.5). Biểu đồ 3.5: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo độ tuổi (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế). Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “Đa số NLĐNC khu vực KTPNN ít tham gia các hoạt động xã hội của địa phương như việc đi họp tổ khu phố. Họ cho rằng không phải người địa phương nên không cần thiết quan tâm đến những vấn đề này, khi có vấn đề gì liên quan đến họ sẽ được chủ nhà trọ thông báo. Chính sự thờ ơ của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN đã khiến cho họ thiệt thòi hơn so với những nhóm người khác trong việc sử dụng DVCTXH tại địa phương”. (Nữ 41 tuổi, Hội phụ nữ phường ĐHT, quận 12). 4,46 2,76 2,54 1,97 3,18 4,27 3,07 2,68 2,26 3,15 4,57 2,97 2,76 1,89 2,96 0 1 2 3 4 5 Nhà trọ an toàn Tư vấn, tham vấn Dạy nghề, việc làm Giáo dục Kết nối, huy động, nguồn lực Đvt: Tỷ lệ % Từ 15 - Dưới 30 tuổi Từ 30 - Dưới 45 tuổi Từ 45 - 59 tuổi 85 Biểu đồ 3.6: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo địa bàn khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế). Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.6 cho thấy, có sự khác biệt nhưng không nhiều giữa các địa bàn khảo sát trong việc đánh giá khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Nhìn chung, NLĐNC ở quận 12 đánh giá khả năng sử dụng các dịch vụ như dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập và kết nối, kết nối nguồn lực với (ĐTB=2,69; ĐTB=2,11; ĐTB=3,51) thuận lợi hơn so với quận Bình Tân (ĐTB=2,53; ĐTB=2,04; ĐTB=2,91) và quận 8 (ĐTB=2,64; ĐTB=2,06; ĐTB=2,93). Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể, quận 12 đã triển khai nhiều buổi truyền thông phổ biến các kiến thức pháp luật, các chính sách ASXH và các chương trình, mục tiêu của Thành phố cho người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng. Thực tế cho thấy, mạng lưới cung cấp các DVCTXH ở cộng đồng còn thiếu và yếu nhất là những dịch vụ mang tính chuyên sâu về tư vấn, tham vấn khủng hoảng tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần. Do vậy NLĐNC chưa chủ động trong việc tìm kiếm các hoạt động hỗ trợ tại địa phương nên đánh giá chưa đầy đủ về dịch vụ này. Ngược lại, dịch vụ nhà trọ an toàn và tư vấn, tham vấn thì quận Bình Tân đánh giá khả năng sử dụng cao hơn so với các địa bàn khác. 3.2.2. Dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.2.1. Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể của các quận, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động các chủ nhà cho thuê thực hiện phong trào xây dựng mô hình nhà trọ an toàn/an ninh. Nhờ đó mà 4,37 2,79 2,69 2,11 3,51 4,43 3,04 2,53 2,04 2,91 4,42 2,91 2,64 2,06 2,93 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 Nhà trọ an toàn Tư vấn, tham vấn Dạy nghề, việc làm Giáo dục Kết nối, huy động, nguồn lực Đvt: Điểm TB Quận 12 Bình Tân Quận 8 86 tình hình an ninh, trật tự ở các khu nhà trọ trên địa bàn thành phố đã tốt hơn trước đây rất nhiều. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy, với ĐTB=4,40; có đến 100% (70,2%; 29,8%) ý kiến NLĐNC cho biết họ tiếp cận rất thuận lợi và thuận lợi với dịch vụ cung cấp thông tin về các mô hình nhà trọ an toàn. Một trong những hoạt động trong dịch vụ này là hỗ trợ đăng ký tạm trú; thông tin về địa chỉ, giá cả nhà trọ được nhiều NLĐNC quan tâm nhiều nhất với (ĐTB= 4,28; ĐTB= 4,22), có 49,2% và 36,9% ý kiến cho biết là họ tiếp cận các hoạt động này rất thuận lợi. Đa số NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN chịu áp lực về mặt thời gian, thu nhập thấp nên không có nhiều thời gian rãnh để thực hiện các thủ tục hành chính nên họ rất mong được các chủ nhà trọ hỗ trợ đăng ký tạm trú. Đặc biệt những thông tin về mô hình nhà trọ an toàn với mức giá phù hợp và được các chủ nhà trọ cam kết với chính quyền địa phương lấy đúng giá đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người thuê trọ và đem đến đến cho họ một không gian vui chơi giải trí, an cư lý tưởng được NLĐNC khu vực KTPNN đánh giá tốt. Điều này tạo điều kiện cho NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về nơi ở an toàn, phù hợp với tình hình kinh tế cũng như nhu cầu gia đình mình. Bảng 3.8. Khả năng sử dụng dịch vụ thông tin nhà trọ an toàn của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước TT Khả năng sử dụng dịch vụ thông tin nhà trọ an toàn đối với NLĐNC Phƣơng án trả lời (%) ĐTBC ĐLC Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi HT không thuận lợi 1 Cung cấp thông tin về địa chỉ, giá cả nhà trọ 36,9 48,6 14,5 0,0 0,0 4,22 0,68 2 Cung cấp thông tin về các mô hình nhà trọ an toàn 70,2 29,8 0,0 0,0 0,0 4,70 0,46 3 Cung cấp thông tin về các chủ nhà trọ cam kết lấy tiền điện, nước đúng giá,... 42,9 42,6 14,5 0,0 0,0 4,28 0,70 ĐTBC 4,40 0,61 (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế). Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, mô hình nhà trọ an toàn không chỉ tạo ra sự thay đổi rất lớn về nếp sống văn hóa cho NLĐNC mà còn giúp địa phương quản lý tốt công tác an ninh, trật tự và giảm được các tệ nạn xã hội phát sinh. Một chủ nhà trọ chia 87 sẻ: “Từ khi tham gia thực hiện mô hình nhà trọ an toàn đã thật sự tạo được nếp sống văn minh cho người lao động nhập cư. Từ chỗ có tâm lý thờ ơ, ở tạm, giờ người ở trọ đã ý thức được chuyện làm chủ chỗ ở của mình, họ có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự hơn”. (Chủ nhà trọ NTNĐ, quận 12). Thực tế hiện nay cho thấy, việc sở hữu nhà ở của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 2,9%, đa phần NLĐNC chủ yếu đi thuê nhà, chiếm tới 86,3% và khoảng 10,8% NLĐNC đi ở nhờ nhà của người thân, họ hàng [57]. Để an cư lạc nghiệp thì NLĐNC mong muốn tìm kiếm được một nơi ở an toàn tại các khu công nghiệp tập trung là ưu tiên hàng đầu của NLĐNC khu vực KTPNN, các tiêu chí lựa chọn nhà trọ của họ là phải an toàn, thoáng mát, chủ nhà trọ cam kết giữ nguyên mức giá cho thuê, được trả tiền các dịch vụ đúng giá của nhà nước. Đối với những khu nhà cho thuê cam kết với chính quyền địa phương về lấy tiền điện, nước đúng giá hay tham gia vào chương trình không tăng giá nhà trọ, khi chủ nhà cho thuê không thực hiện đúng cam kết thì NVCTXH phải thực hiện vai trò biện hộ để NLĐNC khu vực KTPNN được tiếp cận mô hình hình nhà trọ an toàn/an ninh với chi phí phù hợp. Do vậy, NLĐNC khu vực KTPNN rất cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ thông tin địa chỉ về các mô hình nhà trọ an toàn tại địa phương đang thực hiện, để họ tránh những rủi ro có thể xẩy ra. Qua phỏng vấn sâu Anh N.V.H cho biết: “Tôi lên đây cũng gần chục năm chuyển biết bao nhiêu nhà trọ rồi, khi còn độc thân ở sao cũng được miễn có chỗ ngủ, nhưng từ khi có gia đình và có con thì việc thuê trọ phải lựa chọn đảm bảo an toàn và phải có không gian cho sắp nhỏ vui chơi. Tôi thuê nhà trọ ở đây cũng được hơn 2 năm rồi, phòng trọ sạch sẽ, có gác lửng, mọi người thuê trọ đều có ý thức giữ vệ sinh chung, có nơi để sinh hoạt chung và được trang bị đầy đủ sách, báo, ti vi, vi tính, Trong nhiều năm chủ nhà trọ tham gia cam kết với chính quyền địa phương nên giữ nguyên giá cho thuê, tiền điện, nước trả theo giá nhà nước nên cũng tiết kiệm được khoản chi phí nhất định, trong đợt dịch vừa qua tôi cũng như nhiều hộ khác được chủ nhà giảm cho 2 tháng tiền nhà trọ”. (NLĐNC Nam 26 tuổi, quận 12). Kết quả nghiên cứu này phản ánh khá tương đồng với một số nghiên cứu trước, nhân viên CTXH cung cấp địa điểm cho thuê nhà với mức giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc của NLĐNC theo từng địa bàn để họ có thể lựa chọn, tránh việc NLĐNC sẽ bị lừa gạt và mất những chi phí không đáng có qua môi giới [120, tr. 67]. Ngược lại, vẫn còn một bộ phận NLĐNC vẫn còn phân vân về chủ nhà trọ cam kết trả tiền điện, nước đúng giá quy định của nhà nước là 14,5%. Kết quả nghiên định tính cũng cho thấy, trong những năm qua trên địa bàn TP.HCM thực hiện đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 88 2014-2020”, các chủ nhà trọ đã cam kết không tăng giá nhà trọ, chia sẻ khó khăn với NLĐNC đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Một lãnh đạo phường chia sẻ: “Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung và cho người có thu nhập thấp ở đô thị, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào những dự án phát triển nhà ở xã hội, hầu hết NLĐNC chưa tiếp cận được chính sách nhà ở. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, những khoảng trống trong việc đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho người lao động tại các khu công nghiệp chưa được các địa phương quan tâm đúng mức nên khó đảm bảo được công tác thực hiện phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh cho NLĐNC. Do vậy, NLĐNC ở các đô thị lớn rất cần một chỗ ở an toàn để họ có thể an tâm làm việc tại nơi đến“. (LĐ phường ĐHT, quận 12). Việc được cung cấp thông tin về nhà trọ an toàn giúp NLĐNC khu vực KTPNN có nhiều cơ hội để lựa chọn được những nơi ở ổn định phù hợp với hoàn cảnh và giúp họ không bị cô lập về mặt xã hội và không gian tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận an sinh xã hội, vì một số doanh nghiệp nghiệp thường lợi dụng vào nơi ở không ổn định, thường xuyên di chuyển để ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng để tránh đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐNC. Một số NLĐNC cho biết: “Lúc tôi mới đến thuê phòng nghe bạn bè chia sẻ một số quy định của khu nhà trọ như khi đi xe vào cổng phải tắt máy, dẫn bộ, phơi đồ phải đúng nơi quy định, đúng chỗ, không được mở nhạc lớn, đặc biệt sau 10 giờ tối phải giữ yên lặng, không làm phiền phòng bên cạnh, không được nhậu nhẹt trong phòng,... là không muốn thuê phòng rồi. Nhưng vào ở một thời gian tôi lại rất thích, mọi người ở đây thường giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau chứ không giống như những khu nhà trọ khác mạnh ai nấy sống” (NLĐNC nam, quận 12). 3.2.2.2. Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các vấn đề xã hội đang nảy sinh ngày càng phức tạp, số lượng người có nhu cầu sử dụng DVCTXH ngày càng gia tăng trong khi đó nguồn lực hỗ trợ sẵn có vẫn rất hạn chế, thì rất cần thiết có nhiều hoạt động cung cấp, kết nối dịch vụ và chuyển gửi cho NLĐNC khu vực KTPNN nhằm tạo điều kiện để họ được tiếp cận với các DVCTXH giải quyết các vấn đề của mình. 89 Bảng 3.9. Khả năng sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi nguồn lực của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước TT Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ kết nối, chuyển gửi nguồn lực của NLĐNC Phƣơng án trả lời (%) ĐTBC ĐLC Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi HT không thuận lợi 1 Kết nối, chuyển gửi tới các Hội, ban ngành, đoàn thể 15,2 24,3 28,6 31,9 0,0 3,23 1,06 2 Kết nối, chuyển gửi tới mạng lưới DVCTXH để giải quyết các vấn đề của họ 0,0 29,0 46,9 24,0 0,0 1,73 0,73 ĐTBC 3,14 0,90 (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế). Kết quả trung bình chung về đánh giá khả năng sử dụng dịch vụ kết nối nguồn lực đối với NLĐNC khu vực KTPNN là 3,14 và độ lệch chuẩn 0,89 cho thấy, khả năng sử dụng dịch vụ này của NLĐNC ở mức trung bình, vì NLĐNC khu vực KTPNN có nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ nhưng vẫn còn một bộ phận chưa sử dụng được DVCTXH tại cộng đồng. Sự phối hợp liên ngành triển khai, kết nối, chuyển gửi đến các đề án, chương trình và chính sách liên quan, các ban/ngành đoàn, thể cũng được NLĐNC đánh giá ở mức độ trung bình với ĐTB= 3,23 có đến 24,3% ý kiến đồng ý và 15,2% ý kiến rất đồng ý với nhận định này. Do vậy việc kết nối nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, can thiệp, chuyển gửi, tiếp nhận, phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội được gắn kết còn phụ thuộc nhiều vấn đề. CTXH ở Việt Nam còn là một ngành mới nhiều người dân chưa biết đến các DVCTXH trợ giúp cho các đối tượng có nhu cầu, đặc biệt ở cộng đồng nơi NLĐNC cư trú còn thiếu mạng lưới cung cấp DVCTXH nên mức độ đồng ý của họ với nhận định trên là còn thấp (xem bảng 3.9). Thực tế cho thấy, hiện nay NLĐNC khu vực KTPNN có nhu cầu sử dụng DVCTXH ở cộng đồng rất lớn, vì họ không có hộ khẩu thường trú tại nơi đến nên một số chương trình, chính sách chưa đến được với họ. Mặt khác, các DVCTXH trợ giúp cho các đối tượng có nhu cầu chủ yếu được hình thành tại các Trung tâm, Cơ sở bảo trợ nhưng ở cộng đồng nơi NLĐNC cư trú còn thiếu và yếu. Việc kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực đã được hình thành tại các địa bàn khảo sát từ nhiều năm nay. Đặc biệt là vào những dịp Lễ, Tết, các chương trình kết nối cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường thông qua suất học bổng, tặng xe đạp, quà,... Tuy nhiên, việc kết nối không được thực hiện thường xuyên và chưa mang tính hệ thống còn dàn trải nên tính hiệu quả chưa cao. Trong bối cảnh hiện nay, là sự nỗ lực rất lực từ các cấp chính quyền, địa phương, ban/ngành, đoàn thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐNC khu vực KTPNN có nhiều cơ hội trong việc sử dụng DVCTXH tại cộng đồng. 90 Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy DVCTXH đã phần nào đáp ứng nhu cầu của NLĐNC khu vực KTPNN, cán bộ Hội Phụ nữ cho biết: “Trong năm qua chúng tôi đã kết nối được cho một số nữ công nhân nhập cư về hỗ trợ sinh kế để tăng thêm thu nhập. Khi thân chủ được kết nối chuyển gửi đến các ban/ngành, đoàn thể hoặc dự án đều có cán bộ trực tiếp làm việc với NLĐNC để xác định được vấn đề và đánh giá nhu cầu, lên kế hoạch hỗ trợ. Tùy thuộc vào nguồn lực có được, chúng tôi hỗ trợ về vật chất hoặc cung cấp kiến thức để tăng năng lực cho NLĐNC để họ có cơ hội trực tiếp nói lên những vấn đề, những vướng mắc với cán bộ chính quyền địa phương vào những dịp đối thoại chính sách”. (Cán bộ Hội phụ nữ 41 tuổi, phường Đ.H.T, quận 12). NVCTXH có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN tiếp cận với các nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của mình. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình NLĐNC mà NVCTXH thực hiện vai trò của mình. Để thực hiện vai trò này, NVCTXH cần phải có mối quan hệ rộng để tìm kiếm và huy động các nguồn lực. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm,... từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, hội, cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến nhu cầu của NLĐNC như việc làm, nhà trọ, các DVXH cơ bản,... Do đó, NVCTXH cần phải có sự kết nối và huy động các nguồn lực trong xã hội tập trung vào việc thực hiện các chương trình hỗ trợ về nhà ở và việc làm cho NLĐNC, có thể liên hệ và thiết kế một danh sách các địa điểm cho thuê nhà với các mức giá cả hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, học tập, làm việc của NLĐNC khu vực KTPNN theo từng địa bàn để họ có nhiều cơ hội lựa chọn, tránh việc bị lừa gạt và mất những chi phí không đáng có qua môi giới. Việc kết nối, chuyển gửi tới các ban ngành, đoàn thể ở các địa phương đã thực hiện từ nhiều năm nay. Thực tế cho thấy, tại các địa bàn khảo sát sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban/ngành, đoàn thể đã tạo ra những bước chuyển mới trong việc hỗ trợ NLĐNC sử dụng được các dịch vụ. Tuy nhiên, việc kết nối này chưa có tính hệ thống mà còn làm theo tính dàn trải và theo phong trào nên hiệu quả trợ giúp chưa cao. Vì vậy, cần có mạng lưới NVCTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp để kết nối vấn đề này thành hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm tạo cho NLĐNC khu vực KTPNN có nhiều cơ hội trong sử dụng DVCTXH. Bên cạnh đó, NLĐNC khu vực KTPNN có nhiều nhu cầu cần trợ giúp nên rất cần sự kết nối đến các ban/ngành, đoàn thể để tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho họ giải quyết được các vấn đề của mình. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, công tác huy động nguồn lực rất quan trọng để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng yếu thế nói chung và NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN nói riêng. Lãnh đạo phường cho biết: “Trong tình hình dịch bệnh vừa qua 91 NVCTXH đã tham mưu cho lãnh đạo và phối kết hợp rất hiệu quả với các hội ban, ngành, đoàn thể, các nhà cung cấp dịch vụ khác để kết nối các gói an sinh, nhu, yếu phẩm, nước uống, rau củ, chăm sóc y tế khẩn cấp hay dịch vụ xã hội để đảm bảo sự an toàn cho NLĐNC trên địa bàn vượt qua được khó khăn trước mắt”. (Lãnh đạo phường Đ.H.T, quận 12). Như vậy qua việc phân tích thực trạng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN cho thấy, việc cung cấp DVCTXH tại địa bàn khảo sát đã có nhưng chưa đa dạng và phong phú, còn thiếu những DVCTXH mang tính chuyên sâu được thực hiện qua như điểm CTXH, văn phòng tư vấn, trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm phát triển cộng đồng... chủ yếu là các cơ sở công lập, còn các cơ sở ngoài công lập còn tham gia ít. Các cơ sở này, ngoài việc tư vấn, tham vấn, nâng cao năng lực, hỗ trợ đối tượng tại cộng đồng phát triển, còn có trách nhiệm kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ, bảo vệ họ như chính khách hàng của mình. Sự kết nối này là tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh của từng đối tượng, nhưng nói chung các dịch vụ kết nối thường liên quan đến các cơ quan cung cấp chương trình, chính sách ASXH, phúc lợi xã hội, trật tự an toàn xã hội, luật pháp. Dịch vụ CTXH trong thời gian qua đã hỗ trợ đắc lực cho người nghèo, người yếu thế, NLĐNC và nhiều đối tượng khác được hưởng các chương trình, dịch vụ và từng bước được mở rộng về phạm vi, đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, mạng lưới DVCTXH Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng chưa phát triển đồng bộ và tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế, cụ thể: mức độ bao phủ thực tế còn thấp, khả năng sử dụng dịch vụ của nhiều nhóm đối tượng đối với một số chính sách, chương trình còn hạn chế; các chính sách bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp liên kết chặt chẽ, huy động nguồn lực chưa nhiều và chưa bảo đảm tính bền vững. Đặc biệt, các DVCTXH ở cộng đồng tại địa bàn khảo sát đối với NLĐNC khu vực KTPNN còn thiếu các chương trình, dịch vụ để họ sử dụng. Điều này tác động rất lớn đến việc hòa nhập cộng đồng tại nơi đến của NLĐNC. 3.2.2.3. Dịch vụ tư vấn, tham vấn Đối với NLĐNC khu vực KTPNN, họ đối mặt với cuộc sống chịu nhiều áp lực và khó khăn khiến không ít NLĐNC có vấn đề về tâm lý như stress, thường xuyên lo lắng, bất an về việc làm, thu nhập,... Ngoài ra, NLĐNC khu vực KTPNN là những nạn nhân của bạo lực lại càng có nguy cơ gặp phải những vấn đề tâm lý trầm trọng như khủng hoảng, trầm cảm, muốn tự tử... rất cần sự tư vấn, tham vấn và can thiệp khủng hoảng của nhân viên CTXH hỗ trợ để NLĐNC vượt qua giai đoạn khó khăn này. Kết quả ĐTB chung về đánh giá khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ về tư vấn, tham vấn của NLĐNC khu vực KTPNN là 2,73 và độ lệch chuẩn 0,88 cho thấy, khả năng sử 92 dụng dịch vụ này của NLĐNC chỉ ở mức trung bình. Đây là vấn đề đáng lưu tâm khi nhu cầu sử dụng DVCTXH của người dân nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng ngày càng nhiều trong khi đó nhu cầu cung cấp dịch vụ không được thỏa mãn ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng dịch vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu và vấn đề mà NLĐNC lựa chọn sử dụng DVCTXH khác nhau, một trong hoạt động hỗ trợ mà NLĐNC đánh giá tiếp cận thuận lợi nhất là dịch vụ tư vấn về thủ tục đăng ký tạm trú cho người nhập cư với ĐTB= 4,13, có đến 48,8% ý kiến NLĐNC cho biết họ tiếp cận dịch vụ này rất thuận lợi và 35,5% là không thuận lợi. Theo Luật Cư trú hiện hành thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến thì công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. Đối với nhiều NLĐNC khu vực KTPNN họ không có nhiều thời gian hoặc họ rất ngại đi làm các thủ tục hành chính, vì vậy khi thuê nhà trọ họ thường được chủ nhà trọ tạo điều kiện hướng dẫn, kết nối để thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Trong khi đó, hoạt động tư vấn về về hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề; thông tin tuyển dụng từ các công ty đánh giá ở mức trung bình với ĐTB = 3,28, chỉ có 7,4% ý kiến NLĐNC rất đồng ý và 48,8% là đồng ý với nhận định này. Tuy nhiên vẫn còn 35,5% là đang phân vân vì số lượng NLĐNC sử dụng DVCTXH còn ít, các loại hình DVCTXH chưa thật sự đa dạng và mạng lưới cung cấp chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết đến, chưa tiếp cận, hay sử dụng DVCTXH không thuận lợi (xem bảng 3.10). Bảng 3.10. Khả năng sử dụng dịch vụ tư vấn, tham vấn của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước TT Dịch tƣ vấn, tham vấn của NLĐNC Phƣơng án trả lời (%) ĐTBC ĐLC Rất thuận lợi Thuận lợi Bình thƣờng Không thuận lợi HT không thuận lợi 1 Được hỗ trợ tư vấn về hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề; thông tin tuyển dụng từ các công ty 7,4 48,8 8,3 35,5 0,0 3,28 1,03 2 Được tư vấn đầy đủ về đăng ký tạm trú, tạm vắng, DVXH cơ bản (điện, nước đúng giá) tại nơi đến 48,8 15,7 35,5 0,0 0,0 4,13 0,91 3 Tư vấn rõ ràng, cụ thể về việc làm, vay vốn làm ăn khi có nhu cầu 0,0 0,0 40,7 29,5 29,5 2,11 0,83 4 Được tư vấn thường xuyên về các chính sách ASXH, pháp luật,... 0,0 0,0 34,3 40,7 25,0 2,09 0,77 5 Tạo điều kiện tiếp cận các hoạt động hỗ trợ tâm lý, can thiệp khủng hoảng,... tại địa phương 0,0 0,0 38,8 27,9 33,3 2,05 0,85 ĐTBC 2,73 0,88 (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế). 93 Một số NLĐNC khu vực KTPNN đã được sử dụng DVCTXH cho biết, dịch vụ tư vấn và tham vấn đã giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu hơn về cách thức giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình cũng như họ không rơi vào hoàn cảnh tay trắng về kinh tế và mất quyền sở hữu tài sản. Chị T.T.M cho biết: “nhiều nạn nhân là NLĐNC hạn chế về trình độ học vấn và không được tiếp cận thông tin đầy đủ khiến nhiều chị em có những hiểu biết chưa đúng những vấn đề liên quan đến pháp lý như: tố cáo hành vi bạo lực của chồng, đấu tranh đòi quyền nuôi con, quyền được phân chia tài sản hay thủ tục ly hôn,”. (Cán bộ LĐTBXH, Nữ 41 tuổi, quận 12). Nhiều NLĐNC cho biết, họ có nhu cầu tư vấn về các chính sách ASXH, loại hình công việc, tính chất việc làm, những khu nhà trọ an toàn với giá cả hợp lý, khu vực nào trong địa bàn đồng ý tham gia vào các chương trình của địa phương như: nhà trọ thân thiện, Nhà trọ cam kết không tăng giá nhà, các câu lạc bộ, hoạt động nhóm, tư vấn về quyền và lợi ích hợp pháp, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Tuy nhiên, với ĐTB = 2,09, có đến 40,7% và 25% ý kiến cho rằng họ không thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ này. Một NLĐNC cho biết: “Tôi làm công nhân cho một doanh nghiệp tư nhân, mỗi ngày thường làm việc 8g nhưng chúng tôi thường phải đến sớm hơn giờ quy định 15 phút để chuẩn bị, có những đợt hàng gấp chủ cơ sở yêu cầu chúng tôi phải tăng ca kể cả ngày chủ nhật nên ít được tiếp cận thông tin về pháp luật cũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_nguoi_lao_dong_nhap.pdf
  • pdfQD_PhamThanhHai.pdf
  • jpgScan0448.JPG
  • jpgScan0449.JPG
  • pdfTrichyeu_PhamThanhHai.pdf
  • pdfTT EngPhamThanhHai.pdf
  • pdfTT PhamThanhHai.pdf
Tài liệu liên quan