Luận án Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu.3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5

5. Đóng góp mới về khoa học .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .6

7. Cấu trúc của luận án.7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm.8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về khẩu hiệu và ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu.17

1.2 Cơ sở lý luận .20

1.2.1. Lý thuyết về ẩn dụ ý niệm.20

1.2.2. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu.36

1.2.3. Lý thuyết về khẩu hiệu.38

1.3. Tiểu kết chương 1.42

Chương 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH.43

2.1. Khái quát về ẩn dụ cấu trúc trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt

và tiếng Anh .43

2.2. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG .46

2.2.1. Ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG trong khẩu hiệu chính trị-xã hội

tiếng Việt.46

2.2.2. Ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG trong khẩu hiệu chính trị-xã hội

tiếng Anh.50

2.2.3. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG trong khẩu hiệu

chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.52iii

2.3. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn ĐẤU TRANH.53

2.3.1. Ẩn dụ có miền nguồn ĐẤU TRANH trong khẩu hiệu chính trị-

xã hội tiếng Việt.54

2.3.2. Ẩn dụ có miền nguồn ĐẤU TRANH trong khẩu hiệu chính trị-xã hội

tiếng Anh.58

2.3.3. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn ĐẤU TRANH trong khẩu hiệu

chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.65

2.4. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn HÀNH TRÌNH.67

2.4.1. Ẩn dụ có miền nguồn HÀNH TRÌNH trong khẩu hiệu chính trị-xã

hội tiếng Việt.67

2.4.2. Ẩn dụ có miền nguồn HÀNH TRÌNH trong khẩu hiệu chính trị-xã

hội tiếng Anh.71

2.4.3. Đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn HÀNH TRÌNH trong khẩu hiệu

chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.77

2.5. Ẩn dụ cấu trúc đặc trưng chỉ xuất hiện trong khẩu hiệu chính trị-xã

hội tiếng Việt hoặc tiếng Anh .79

2.5.1 Các ẩn dụ cấu trúc đặc trưng trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt.79

2.5.2 Các ẩn dụ cấu trúc đặc trưng trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh.83

2.6 Tiểu kết chương 2.88

 

pdf221 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(cuộc đời) của bạn sẽ kết thúc sớm trƣớc 15%, theo thống kê) [A555] Có thể thấy các ánh xạ của miền nguồn TRÒ GIẢI TRÍ lên miền đích cuộc đời rất đa dạng và thú vị. Thậm chí Lakoff và Turner (1989) còn nhận định rằng CUỘC ĐỜI LÀ MỘT VỞ KỊCH là một ẩn dụ cơ bản ―vô cùng năng suất‖ (extraordinarily productive) vì lƣợc đồ hình ảnh về một vở kịch rất chi tiết, phong phú [109, tr. 20]. Nhƣ vậy, ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ TRÒ GIẢI TRÍ tạo nên một hệ thống kiến thức đa dạng về cuộc sống, giúp con ngƣời tri nhận cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi đó, khảo sát cho thấy không có một khẩu hiệu nào trong khối ngữ liệu tiếng Việt sử dụng ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ TRÒ GIẢI TRÍ. Ngƣợc lại, trong các khẩu hiệu tuyên truyền về các vấn đề xã hội tiếng Việt, ý niệm cuộc sống gắn liền với ý niệm đấu tranh, và hạnh phúc không đƣợc ý niệm hoá bằng các trò chơi hay thú vui mà đƣợc tri nhận qua sự no ấm. 2.6 Tiểu kết chƣơng 2 Trong chƣơng này chúng tôi đã tiến hành phân tích ẩn dụ cấu trúc về các ý niệm liên quan đến chính trị và cuộc sống trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh. Các ẩn dụ đƣợc phân loại theo miền nguồn bao gồm ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG, ĐẤU TRANH, HÀNH TRÌNH và một số ẩn dụ có tần suất xuất hiện thấp. Cụ thể, trong khẩu hiệu tiếng Việt có các ẩn dụ cấu trúc sau: 89 CHÍNH TRỊ LÀ XÂY DỰNG, SỐNG LÀ XÂY DỰNG, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, TƢƠNG LAI LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, CON NGƢỜI LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, HOÀI BÃO CỦA CON NGƢỜI LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, GIA ĐÌNH LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH, CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC THI, CHỐNG VẤN NẠN XÃ HỘI LÀ MỘT CUỘC CHIẾN, CHÍNH TRỊ LÀ HÀNH TRÌNH, CUỘC SỐNG LÀ HÀNH TRÌNH, HẠNH PHÚC LÀ NO ẤM, ĐOÀN KẾT LÀ GỘP THÀNH MỘT, SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI LÀ LỄ HỘI. Các ẩn dụ cấu trúc đƣợc tìm thấy trong khẩu hiệu tiếng Anh bao gồm: CHÍNH TRỊ LÀ XÂY DỰNG, MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CÔNG TRÌNH, CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH, CHÍNH TRỊ LÀ TRÕ CHƠI, TRANH CỬ LÀ CHIẾN TRANH, CHỐNG VẤN NẠN XÃ HỘI LÀ MỘT CUỘC CHIẾN, SỐNG LÀ CHIẾN ĐẤU, CHÍNH TRỊ LÀ HÀNH TRÌNH, CUỘC SỐNG LÀ HÀNH TRÌNH, HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ LÀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI, CUỘC ĐỜI LÀ TRÒ GIẢI TRÍ, HOẠT ĐỘNG SỐNG LÀ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC. Về định lƣợng, thống kê dụ dẫn cho thấy ẩn dụ cấu trúc trong khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt đều đƣợc thể hiện bằng nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau, phản chiếu thuộc tính đa dạng của miền nguồn. Tần suất sử dụng ẩn dụ cấu trúc là tƣơng đƣơng nhau ở cả hai ngôn ngữ, nhƣng khác nhau về tỉ lệ phân bổ miền nguồn, điều này phản ánh sự ƣa chuộng của một nền văn hoá đối với một miền nguồn nhất định. Về định tính, các ẩn dụ có miền nguồn ĐẤU TRANH, XÂY DỰNG và HÀNH TRÌNH trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh có cấu trúc ánh xạ tƣơng đối giống nhau, chỉ khác nhau ở một số khía cạnh nhỏ do sự bất tƣơng đồng về đặc điểm hệ thống chính trị, văn hoá và xã hội. Các ẩn dụ cấu trúc có tần suất xuất hiện thấp nhƣng sự tồn tại của chúng ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ kia thể hiện một số thông tin thú vị về lịch sử phát triển và tƣ tƣởng văn hoá của ngƣời bản địa. 90 Chƣơng 3 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 3.1. Khái quát về ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh Chƣơng 3 của luận án tập trung nghiên cứu, so sánh, đối chiếu ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh. Các ví dụ về ẩn dụ định hƣớng tìm thấy trong khẩu hiệu sẽ đƣợc miêu tả, phân tích cùng với các đề xuất về nguồn gốc hoặc cơ sở kinh nghiệm của chúng. Việc nghiên cứu ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu sẽ góp phần chứng minh vai trò không thể thay thế của loại ẩn dụ này trong quá trình nhận thức các khái niệm trừu tƣợng của con ngƣời, đồng thời cho thấy cách ngƣời bản ngữ trải nghiệm định hƣớng không gian nhƣ thế nào và các trải nghiệm đó đƣợc hiện thực hoá bằng ngôn ngữ ra sao. Trong số 670 ẩn dụ đƣợc tìm thấy trong các khẩu hiệu tiếng Việt chỉ có 150 ẩn dụ định hƣớng (chiếm 22,39%). Trong khẩu hiệu tiếng Anh có 143 ẩn dụ định hƣớng, chiếm 23.10% trong tổng số 619 ẩn dụ. Nhƣ vậy có thể khẳng định tần suất sử dụng ẩn dụ định hƣớng trong cả hai ngôn ngữ là tƣơng đƣơng nhau. Các cặp ý niệm đối xứng đƣợc khảo sát bao gồm: LÊN-XUỐNG, TRƢỚC-SAU, TRONG- NGOÀI, và DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI, dựa trên các lƣợc đồ hình ảnh đơn giản đƣợc Lakoff (1987) đề xuất nhƣ ĐƢỜNG ĐI, VẬT CHỨA và TIẾP XÚC [109]. Lƣợc đồ ĐƢỜNG ĐI cấu trúc nên các ý niệm LÊN-XUỐNG, TRƢỚC-SAU. Lƣợc đồ VẬT CHỨA là cơ sở của ý niệm TRONG-NGOÀI. Lƣợc đồ TIẾP XÚC cho phép con ngƣời tri nhận đƣợc ý niệm DÍNH LIỀN và TÁCH RỜI. Sự phân bố mức độ phổ biến của các ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc thế hiện trong biểu đồ dƣới đây: 91 Hình 3.1: Tỉ lệ phân bố các loại ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh Biểu đồ trên cho thấy số lƣợng ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG chiếm đa số với 45,67 % trong tiếng Việt và 39,44% trong tiếng Anh, trong khi ẩn dụ định hƣớng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI chiếm tỉ lệ thấp nhất (lần lƣợt là 13,39% và 4,23%). Các tỉ lệ này về cơ bản là tƣơng đƣơng nhau giữa hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự phân bố tỉ lệ các cặp ý niệm đối xứng còn lại có sự khác biệt rõ nét giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Trong tiếng Việt, ẩn dụ định hƣớng TRONG-NGOÀI chiếm tỉ lệ nhiều hơn ẩn dụ định hƣớng TRƢỚC-SAU. Ngƣợc lại, trong tiếng Anh, cặp ý niệm TRƢỚC-SAU lại chiếm tỉ lệ cao hơn cặp ý niệm TRONG-NGOÀI. Sự khác biệt này đã đƣợc Lakoff và Johnson (1980) cũng nhƣ Kovecses (2002) khẳng định trong các công trình nghiên cứu của mình, đó là, mặc dù các ý niệm không gian có tính chất vật lý phổ quát, nhƣng ẩn dụ định hƣớng có cơ sở từ chúng lại có thể không giống nhau giữa các nền văn hoá [102], [108]. Mặc dù chiếm số lƣợng ít hơn nhiều so với ẩn dụ cấu trúc, không thể phủ nhận ẩn dụ định hƣớng đóng vai trò rất quan trọng trong khẩu hiệu vì các biểu thức ngôn ngữ có định hƣớng không gian này đƣợc sử dụng một cách vô thức nhƣng lại có tác dụng cấu trúc hoá cách con ngƣời tƣ duy và hành động. Điều này giúp nâng 45.67% 35.43% 23.62% 13.39% 39.44% 23.94% 33.10% 4.23% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% LÊN-XUỐNG TRONG-NGOÀI TRƯỚC-SAU DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI Tiếng Việt Tiếng Anh 92 cao đáng kể sức tác động của khẩu hiệu lên tƣ duy và hành động của ngƣời dân vì ―trong một số trƣờng hợp, định hƣớng không gian làm thành bộ phận cơ bản của ý niệm đến nỗi chúng ta khó tƣởng tƣợng nổi một ẩn dụ nào khác có thể xếp đặt lại ý niệm đã cho‖ [4, tr.325]. Chẳng hạn, ―địa vị‖ hay ―quyền lực‖ là những hàm ý tƣ tƣởng xuất hiện ở hầu hết các khẩu hiệu có sử dụng định hƣớng, vốn đƣợc cấu trúc bằng định hƣớng LÊN-XUỐNG. Trong khẩu hiệu, độ cao đƣợc sử dụng làm miền nguồn cho nhiều ý niệm tích cực nhƣ chất lƣợng, thành công, vị thế, phẩm giá, tầm quan trọng, sự kiểm soát, sự đoàn kết, ủng hộ, v.v. Các ẩn dụ này có cơ sở từ ẩn dụ TỐT ĐỊNH HƢỚNG LÊN TRÊN/ XẤU ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG DƢỚI (GOOD IS UP BAD IS DOWN) đƣợc lý giải trong nhiều công trình nghiên cứu của Lakoff và Johnson (1980), Kovecses (2002), Goatly (2007), Grady (1997a,b), v.v. Các cặp ý niệm đối xứng khác nhƣ TRƢỚC-SAU, TRONG-NGOÀI, DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI cũng đƣợc sử dụng để cấu trúc các miền đích trừu tƣợng nhƣ cái tốt, cái xấu, tầm quan trọng, sự kiên trì, v.v Trong cả hai ngôn ngữ, miền nguồn và miền đích có sự thống nhất rõ ràng, lý do là vì sự tƣơng tác với không gian và phƣơng thức định hƣớng của con ngƣời về cơ bản là mang tính phổ quát [47], [104]. Một số điểm khác biệt đƣợc tìm thấy ở các ẩn dụ bậc thấp do ảnh hƣởng của đặc trƣng văn hoá sẽ đƣợc khảo sát và phân tích sâu hơn ở các phần sau. Do ẩn dụ định hƣớng chỉ cung cấp tri thức về hệ thống các ý niệm theo một ―khung‖ tham chiếu chặt chẽ, có tính phổ quát, chứ không có cấu trúc ánh xạ chi tiết, cụ thể nhƣ ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể nên để tránh sự trùng lặp, chúng tôi sẽ miêu tả, so sánh các ẩn dụ LÊN-XUỐNG, TRƢỚC-SAU, TRONG-NGOÀI, DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh trong tƣơng quan với nhau và chỉ ra các điểm tƣơng đồng và dị biệt (nếu có), chứ không miêu tả riêng biệt từng ngôn ngữ và đối chiếu sau nhƣ đối với ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể. 3.2. Đối chiếu ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG Các ẩn dụ định hƣớng phổ biến nhất có miền nguồn là trục không gian đứng, tạo thành cặp ý niệm LÊN-XUỐNG. Tần suất xuất hiện và số lƣợng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ này chiếm tỉ lệ cao nhất trong các ẩn dụ định hƣớng đƣợc tìm thấy 93 trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh. Chúng tôi tìm thấy 21 dụ dẫn thể hiện ý niệm LÊN-XUỐNG với 58 lƣợt xuất hiện trong tiếng Việt bao gồm cao, cao đẹp, lên, lên tầm cao, tiến lên, lên tiếng, nâng cao, nêu cao, vƣơn cao, vƣơn tới những đỉnh cao, ngang tầm cao, nhân lên, nổi dậy, tăng cƣờng, thƣợng tôn, trên hết, vun đắp, suy giảm, đổ, đạp đổ, dƣới. Trong tiếng Anh có 36 dụ dẫn khác nhau với 56 lƣợt xuất hiện bao gồm above (bên trên), under (bên dƣới), arise (nổi lên), decline (sụt giảm), descend (đi xuống), drag down (kéo xuống), elevate (nâng cao), fall (rơi xuống), get knocked down (bị hạ gục), get up (đứng lên/dậy), growth (tăng trƣởng), low (thấp), high (cao), higher (cao hơn), higher ground (vị trí cao hơn), inferior (thấp kém), land a hand on (đặt tay lên (kiểm soát)), on (trên), on top (ở trên), on your feet (đứng), on your knee (quì), over (vƣợt lên), up (lên), down (xuống), raise (nâng lên), rise (đi lên/tăng lên), stand (đứng), fall to your knees (quỳ), step on (bƣớc lên trên), step up (bƣớc lên), tear down (làm sụp đổ), build up (xây lên), up the ladder (leo lên thang), uphold (giơ cao), lift up (nâng lên). Sự khác biệt về số lƣợng dụ dẫn ở hai thứ tiếng bắt nguồn từ đặc điểm của khẩu hiệu. Các khẩu hiệu tiếng Việt thƣờng theo một khuôn mẫu nhất định, do đó các biểu thức ngôn ngữ thƣờng lặp đi lặp lại [8], dẫn đến tần suất xuất hiện của một dụ dẫn cao nhƣng số lƣợng dụ dẫn lại hạn chế. Ngƣợc lại, các khẩu hiệu tiếng Anh thƣờng đa dạng về cấu trúc và từ vựng, do đó số lƣợng dụ dẫn phong phú hơn rất nhiều và do đó sự lặp lại của một dụ dẫn cũng giảm đi. Khảo sát cho thấy về cơ bản, ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh cấu trúc các ý niệm tích cực và tiêu cực theo đúng mô hình TỐT LÀ LÊN-XẤU LÀ XUỐNG (GOOD IS UP-BAD IS DOWN) và NHIỀU HƠN LÀ LÊN-ÍT HƠN LÀ XUỐNG (MORE IS UP-LESS IS DOWN) vốn đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khẳng định (Lakoff & Johnson 1980, Grady 1997a,b, Goatly 2007, v.v.) Dựa trên mô hình ẩn dụ cơ sở, chúng tôi hệ thống hoá các ẩn dụ bậc thấp đƣợc tìm thấy trong khẩu hiệu thành các tiểu loại nhƣ sau (xin lƣu ý: đây là kết quả khảo sát qua ngữ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc): 94 Bảng 3.1: Các tiểu loại ẩn dụ LÊN-XUỐNG trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh Tiểu loại ẩn dụ LÊN-XUỐNG Tiếng Việt Tiếng Anh VUI LÀ LÊN CÓ PHẨM GIÁ LÀ LÊN-KHÔNG CÓ PHẨM GIÁ LÀ XUỐNG THÀNH CÔNG LÀ LÊN-THẤT BẠI LÀ XUỐNG KIỂM SOÁT Ở TRÊN-BỊ KIỂM SOÁT Ở DƢỚI CÓ VỊ THẾ Ở TRÊN- KHÔNG CÓ VỊ THẾ Ở DƢỚI BÀY TỎ QUAN ĐIỂM LÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ ĐOÀN KẾT LÀ LÊN PHẢN KHÁNG/TẤN CÔNG LÀ LÊN CHẾT LÀ XUỐNG TỐT HƠN LÀ LÊN-XẤU HƠN LÀ XUỐNG CÓ NHẬN THỨC LÀ LÊN QUAN TRỌNG LÀ LÊN TĂNG LÀ LÊN-GIẢM LÀ XUỐNG - - + (3) + (2) + (6) + (4) - + (2) - + (35) - + (5) + (1) + (3) + (2) + (13) + (8) + (7) + (2) + (7) + (2) + (1) + (3) + (1) + (1) + (6) Tổng 58 56 (Ghi chú: dấu cộng/trừ thể hiện ẩn dụ có tồn tại/không tồn tại trong một ngôn ngữ, số trong ngoặc đơn thể hiện số lƣợt xuất hiện) Bảng trên cho thấy số lƣợng các tiểu loại ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG trong tiếng Anh (14) đa dạng hơn các các tiểu loại trong tiếng Việt rất nhiều (8). Ý niệm THÀNH CÔNG-THẤT BẠI chiếm tỉ lệ cao nhất trong tiếng Anh (23.21%) với 13 lƣợt xuất hiện, trong khi đó ý niệm TỐT HƠN-XẤU HƠN chiếm tỉ lệ cao nhất tới 60.34% trong tiếng Việt với 35 lƣợt xuất hiện. Các ý niệm đích trong khẩu hiệu tiếng Anh là các mục tiêu chính trị nhƣ sự ủng hộ, sự kiểm soát, sự đoàn kết, các giá trị sống và các vấn đề xã hội nhƣ thành công, hạnh phúc, địa vị và phẩm giá con ngƣời. Khẩu hiệu tiếng Việt có đề cập đến các ý niệm về thành công, vị thế, quyền lực nhƣng với tần suất thấp, thay vào đó khuyến khích ngƣời dân hƣớng đến các giá trị tốt nói chung nhƣ ý thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, truyền thống, chất lƣợng sống, sức khoẻ, tình yêu, hạnh phúc, v.v. 95 Bảng thống kê các tiểu loại ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG cho thấy sự nhất quán trong phƣơng thức ánh xạ khi các giá trị tích cực đều đƣ c định hƣớng LÊN, và các giá trị tiêu cực định hƣớng XUỐNG. Phƣơng thức ánh xạ này có cơ sở sinh lý và văn hoá xã hội. Về trải nghiệm sinh lý, sự khoẻ mạnh về thể xác và tinh thần đều gắn với định hƣớng LÊN. Chẳng hạn, khi cơ thể khoẻ mạnh, có nhận thức và tâm trạng tốt, con ngƣời có xu hƣớng đứng lên, đi lại, hoạt động. Ngƣợc lại, khi ốm đau, mất nhận thức hay tâm trạng không tốt, con ngƣời ta thƣờng nằm xuống, hoặc ngồi một chỗ và không hoạt động [108]. Mặc dù xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Anh rất ít và không xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Việt, nhƣng ẩn dụ VUI LÀ LÊN, CÓ NHẬN THỨC LÀ LÊN, CHẾT LÀ XUỐNG cũng phần nào phản ánh đƣợc cơ sở sinh lý của ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG, nhƣ trong các khẩu hiệu sau: Take out the blindness, show a little kindness, evolve up the ladder, get conscious - animals matter. (Ngừng mù quáng, bày tỏ lòng tốt, leo lên cao và nhận thức (phát triển nhận thức) – Động vật rất quan trọng.) [A315] Playing sports elevate your mood; play sports daily! (Chơi thể thao nâng cao tâm trạng; hãy chơi thể thao hàng ngày) [A502] One down, a million to go. (Một ngƣời nằm xuống (chết), hàng triệu ngƣời lên đƣờng (ra trận)) [A579] Từ đó, con ngƣời gắn các trải nghiệm sinh lý trên với các ý niệm tốt, xấu mang tính trừu tƣợng hơn trong cuộc sống. Đa số khẩu hiệu tiếng Việt sử dụng định hƣớng LÊN để tác động vào nhận thức của ngƣời dân về các giá trị sống tích cực nhƣ chất lƣợng, sức khoẻ, tình yêu thƣơng, ý thức, v.v. thông qua các biểu thức ngôn ngữ có tần xuất sử dụng rất cao nhƣ nâng cao, nêu cao, tăng cƣờng. Chẳng hạn nhƣ trong các ví dụ sau đây: Góp sức nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần của ngƣời có công với cách mạng. [V81] Nâng cao chất lƣợng nông thôn mới: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng thụ. [V120] 96 Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thƣơng. [V401] Nạn nhân bạo lực gia đình cần nâng cao ý thức phòng ngừa và kịp thời tìm đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ. [V501] Vệ sinh phòng bệnh – Nâng cao sức khỏe. [V598] Về mặt văn hoá xã hội, độ cao là biểu trƣng của quyền lực, phẩm giá, sự thành công và vị thế của con ngƣời trong xã hội. Một báo cáo trong Tạp chí Tâm lý học ứng dụng (Journal of Applied Psychology) công bố kết quả trung bình của bốn nghiên cứu cho thấy một ngƣời cao khoảng 1.8 mét sẽ có khả năng kiếm đƣợc nhiều hơn 5,525 đô la Mỹ mỗi năm so với ngƣời cao 1.65 mét (Dẫn theo [88]). Locker (2003) cũng chỉ ra rằng các quản lý cấp cao thƣờng có văn phòng làm việc ở các tầng trên cùng của toà nhà, còn trong các hội nghị, nhân vật quan trọng thƣờng ngồi ở vị trí cao hơn [112]. Goatly (2007) còn dẫn một điển tích trong kinh thánh về toà tháp Babel để minh hoạ cho ý niệm độ cao biểu thị quyền lực: Khi Chúa thấy con ngƣời xây một thành phố có toà tháp cao lên tận trời xanh, Ngƣời coi đó là sự ―đe doạ‖ đến quyền lực của mình và buộc con ngƣời phải dừng việc xây dựng lại [88]. Ngày nay, các toà nhà chọc trời biểu thị sức mạnh và quyền lực của chính phủ, truyền thông và các tập đoàn kinh tế lớn. Chính vì vậy, độ cao thƣờng đƣợc sử dụng để ý niệm hoá các giá trị trừu tƣợng nhƣ sự thành công, phẩm giá, vị thế, sự kiểm soát, tầm quan trọng, v.v. Khảo sát cho thấy khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh có rất nhiều các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ tƣơng đƣơng khi thể hiện ẩn dụ định hƣớng THÀNH CÔNG LÀ LÊN. Chẳng hạn nhƣ trong khẩu hiệu Luôn vƣơn tới những đỉnh cao của tri thức và khoa học [V454] và Child labour is heinous crime, they are made to rise and shine. (Lao động trẻ em là tội ác ghê gớm, trẻ em đƣợc sinh ra để vƣơn cao và toả sáng) [A324]. Hai khẩu hiệu trên tuy khác nhau về nội dung nhƣng cách thức biểu thị sự thành công là giống nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, một con ngƣời thành công đƣợc gọi là ―ngƣời bay cao bay xa‖, trong tiếng Anh có cách diễn đạt tƣơng đƣơng là ―high-flier‖, cố gắng đạt đƣợc thành công là ―vƣơn lên‖ (rise), đạt đƣợc thành tựu cao nhất gọi là ―đỉnh cao danh vọng‖ (on top peak). 97 Đi cùng với thành công là địa vị. Ẩn dụ CÓ VỊ THẾ Ở TRÊN cũng xuất hiện trong khẩu hiệu thuộc cả hai ngôn ngữ. Ví dụ: Kế hoạch hoá gia đình: Nâng cao vị thế con ngƣời và phát triển đất nƣớc phồn vinh. [V420] Put a woman on top for a change. (Để có đƣợc thay đổi cần đƣa phụ nữ lên vị trí cao nhất). [A190] Nếu thành công là quá trình đi lên thì vị thế chính là vị trí họ đạt tới trong quá trình đó. Vị trí càng cao thể hiện thành công càng lớn. Các biểu thức trong tiếng Việt nhƣ ngang tầm cao, lên tầm cao, nâng cao vị thế hoặc trong tiếng Anh nhƣ higher ground (tầm cao hơn), stand tall (đứng cao), above/over (trên), v.v có thể chứng minh cho sự tồn tại của ẩn dụ CÓ VỊ THẾ Ở TRÊN trong tƣ duy của con ngƣời. Phẩm giá của con ngƣời cũng đƣợc ý niệm hoá bằng độ cao. Đây là một cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ ý niệm NHÂN CÁCH LÀ TƢ THẾ CỦA CƠ THỂ. Tƣ thế hƣớng lên nhƣ ngẩng đầu, đứng thẳng thể hiện nhân cách tốt, tƣ thế hƣớng xuống nhƣ cúi đầu, khom lƣng, quỳ gối biểu thị nhân cách xấu. Các biểu thức ngôn ngữ nói về nhân cách nhƣ ngẩng mặt với đời, đi đứng đƣờng hoàng, sống luồn cúi, khúm núm, quỳ gối, v.v đã trở nên hết sức quen thuộc với ngƣời Việt. Tuy nhiên, do nhân cách, phẩm giá không phải là đối tƣợng tuyên truyền chính trong khẩu hiệu nên ẩn dụ CÓ PHẨM GIÁ LÀ LÊN-KHÔNG CÓ PHẨM GIÁ LÀ XUỐNG chiếm tỉ lệ rất thấp với hai lƣợt xuất hiện trong tiếng Anh và không xuất hiện trong tiếng Việt: It is better to die on your feet than to live on your knees. (Thà chết đứng còn hơn sống quỳ.) [A17] A bully tries to put you down, because they are not up. (Kẻ bắt nạt ngƣời khác cố kéo bạn xuống vì họ không cao.) [A270] Rõ ràng, các khẩu hiệu nói về phẩm giá, thành công, và địa vị giúp ngƣời nghe hình dung các khái niệm trừu tƣợng đó một cách trực quan, sinh động hơn mà không cần dài dòng giải thích, đúng với tiêu chuẩn của một khẩu hiệu tuyên truyền là ngắn gọn, súc tích. Một điểm khác biệt nổi bật trong việc sử dụng ẩn dụ định hƣớng LÊN- 98 XUỐNG trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh là sự có mặt của ẩn dụ ỦNG HỘ và ĐOÀN KẾT LÀ LÊN với bảy lƣợt xuất hiện trong tiếng Anh. Các khẩu hiệu này có đặc điểm chung là dùng động từ ―stand‖ (đứng lên) để kêu gọi sự ủng hộ và đoàn kết, chẳng hạn: Stand by the president. (Hãy đứng bên tổng thống) [A215] Stand strong for Northern Ireland. (Hãy đứng vững vì Bắc Ireland). [A216] Stand united against terrorism. (Hãy đứng lên đoàn kết chống khủng bố) [A428] Tuy nhiên, hai tiểu loại ẩn dụ này lại không xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Việt. Sự bất tƣơng đồng này có thể có nguyên nhân từ sự khác biệt về đặc điểm của hệ thống chính trị. Đất nƣớc Việt Nam do một đảng lãnh đạo, do đó các khẩu hiệu chính-trị xã hội là các khẩu hiệu tuyên truyền về đƣờng lối lãnh đạo và các mục tiêu chính trị đƣợc đề ra chứ không phải là các khẩu hiệu tranh cử nhƣ ở các nƣớc Anh, Mỹ, Úc. Việc không có các khẩu hiệu tiếng Việt kêu gọi sự ủng hộ đối với chính trị gia là đại diện của đảng đang tranh cử là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đặc biệt, mặc dù ẩn dụ TỐT HƠN LÀ LÊN-XẤU HƠN LÀ XUỐNG chiếm tỉ lệ cao trong cả khẩu hiệu tiếng Việt lẫn tiếng Anh nhƣng khẩu hiệu tiếng Việt chỉ sử dụng ẩn dụ định hƣớng LÊN mà không có định hƣớng XUỐNG. Trong khi đó khẩu tiếng Anh thƣờng chứa cả định hƣớng LÊN và XUỐNG. Chẳng hạn: When they go low, we go high. (Khi họ xuống thấp, chúng ta lên cao.) [A247] Up with Hope. Down with Dope. (Lên cao với hy vọng. Xuống thấp với ma tuý.) [A566] Cả hai khẩu hiệu đều đề cập đến hai trạng thái thành công và thất bại trong cùng một câu, tạo nên sự tƣơng phản về nghĩa, góp phần làm nổi bật thông điệp. Thậm chí trong một số khẩu hiệu chính trị tiếng Anh, ta có thể bắt gặp ẩn dụ XẤU ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG đƣợc sử dụng để ―hạ bệ‖ đối thủ trong quá trình tranh cử. Chẳng hạn, khẩu hiệu ―Down with King George” (Đi xuống cùng vua George) [A65] bày tỏ sự phản đối đƣờng lối lãnh đạo của George Bush, khi cho rằng cả đất nƣớc sẽ ―đi xuống‖ (có nghĩa là thất bại) dƣới sự cầm quyền của ông. 99 Ngƣợc lại, trong khẩu hiệu tiếng Việt không tồn tại ẩn dụ ý niệm XẤU LÀ XUỐNG. Điều này có thể có nguyên nhân từ đặc điểm của khẩu hiệu tiếng Việt, thƣờng có nội dung cổ vũ, tuyên truyền các giá trị tích cực, thúc đẩy con ngƣời hành động để tốt lên. Hơn nữa, nhƣ đã nói ở trên, khẩu hiệu chính trị tiếng Việt không đƣợc sử dụng để tranh cử mà chỉ để tuyên truyền các mục tiêu chính trị của Đảng và nhà nƣớc, do đó không có sự so sánh giữa cái tốt và cái xấu, hay cụ thể hơn là giữa thể chế tốt và thể chế xấu. Một điểm thú vị về ẩn dụ định hƣớng trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh là sự trùng khớp hoàn toàn về phƣơng thức biểu đạt ẩn dụ BÀY TỎ QUAN ĐIỂM LÀ LÊN. Với sự kết hợp giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm, sự bày tỏ quan điểm đƣợc biểu đạt bằng cụm từ lên tiếng trong tiếng Việt và raise voice (lên tiếng), speak up (nói lên) trong tiếng Anh, trong đó hoán dụ TIẾNG THAY CHO HÀNH ĐỘNG NÓI làm cơ sở cho ẩn dụ BÀY TỎ QUAN ĐIỂM LÀ LÊN TIẾNG. Ẩn dụ này có thể đƣợc lý giải bằng cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ cơ sở NHIỀU HƠN LÀ LÊN. Đây là ẩn dụ có cơ sở vật lý phổ quát và khó tranh cãi nhất trong các loại ẩn dụ định hƣớng vì cho dù ở nền văn hoá nào, khi chúng ta đổ thêm nƣớc vào cốc thì nƣớc sẽ dâng cao lên trong cốc [108]. Tƣơng tự nhƣ vậy, sự tăng âm lƣợng (nói to hơn) cũng đƣợc định hƣớng theo chiều thẳng đứng, và do đó việc ―lên tiếng‖ là để ngƣời khác có thể nghe thấy đƣợc ý kiến của mình. Ẩn dụ này thƣờng đƣợc dùng trong khẩu hiệu kêu gọi ngƣời dân thể hiện thái độ phản đối các vấn nạn xã hội, chẳng hạn: Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi ngƣời sẽ giúp bạn! [V405] Stop being so greedy, help a child who is needy. Raise voice against child labour! (Hãy ngừng tham lam, hãy giúp trẻ em khó khăn. Hãy lên tiếng chống lại lao động trẻ em!) [A331] Tóm lại, ẩn dụ định hƣớng LÊN-XUỐNG trong hai ngôn ngữ có điểm chung nổi bật nhất là chúng hƣớng con ngƣời đến những giá trị tốt đẹp, khuyến khích con ngƣời hành động để đạt đƣợc các giá trị đó. Toàn bộ các ẩn dụ tìm thấy đều định hƣớng những giá trị tích cực lên trên và các giá trị tiêu cực xuống dƣới. Tuy 100 nhiên, ẩn dụ TỐT LÀ LÊN vẫn chiếm đa số. Điều này phù hợp với đặc điểm và vai trò của khẩu hiệu, vốn là để tác động đến nhận thức và hành động của con ngƣời nhằm định hƣớng họ theo các giá trị và mục tiêu mong muốn. 3.3. Đối chiếu ẩn dụ định hƣớng TRƢỚC-SAU Ẩn dụ định hƣớng TRƢỚC-SAU trong khẩu hiệu có sự khác biệt rõ nét giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Về mặt tần suất, ẩn dụ TRƢỚC-SAU đứng vị trí thứ hai xét về độ phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh với 33,10%, nhƣng trong khẩu hiệu tiếng Việt, ẩn dụ này chỉ chiếm 23,62%, đứng vị trí thứ ba. Tƣơng tự, số lƣợng dụ dẫn trong tiếng Anh cao gần gấp đôi số lƣợng dụ dẫn trong tiếng Việt. Chúng tôi xác định đƣợc 10 dụ dẫn tiếng Việt bao gồm trƣớc, sau, đẩy, hƣớng tới (đến), tiến, lùi, tiền, tiên, hậu, (trở) về và 15 dụ dẫn tiếng Anh bao gồm advance (tiến lên phía trƣớc), forward (tiến về phía trƣớc), first (trƣớc tiên), second (thứ hai), forth (về phía trƣớc), before (trƣớc), ahead (phía trƣớc), back (phía sau), return (quay lại), behind (phía sau), face (đối mặt với), reach for (vƣơn tới), in front (phía trƣớc), turn back the clock (quay ngƣợc kim đồng hồ), progress (tiến bộ). Điều này cho thấy tri nhận không gian theo trục ngang (horizonal axis) phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh hơn trong khẩu hiệu tiếng Việt. Định hƣớng TRƢỚC-SAU có cơ sở từ lƣợc đồ chuyển động theo chiều ngang, lấy con ngƣời làm trung tâm định vị. Tuy nhiên, việc tổ chức không gian TRƢỚC-SAU lại phụ thuộc vào đối tƣợng tri nhận và đặc trƣng văn hoá. Theo Lakoff và Johnson (2003), một số thứ nhƣ con ngƣời hoặc ô tô có mặt trƣớc và mặt sau rõ ràng, nhƣng một số thứ nhƣ cây cối thì không. Một tảng đá lại có cấu trúc trƣớc-sau phụ thuộc vào hoàn cảnh. Chẳng hạn, nếu ta nhìn một tảng đá có kích thƣớc trung bình, có một quả bóng ở giữa ta và tảng đá, ta có thể tri nhận quả bóng ở trƣớc tảng đá. Nhƣng trong một số ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Hausa thì quả bóng lại đƣợc coi là ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_an_du_y_niem_trong_khau_hieu_tieng_viet_va.pdf
  • pdfQD_PhiThiThuTrang.pdf
  • jpgScan0033.JPG
  • jpgScan0034.JPG
  • pdfTrichyeu_PhiThiThuTrang.pdf
  • pdfTT PhiThiThuTrang.pdf
Tài liệu liên quan