Luận án Giải pháp điều chỉnh chính sách nhằm tạo động lực làm việc tốt hơn cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC HÌNH . viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ.7

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề .7

1.1.1.Nghiên cứu về chính sách.7

1.1.2.Nghiên cứu về chính sách đối với GV phổ thông .13

1.1.3. Nghiên cứu về chính sách tạo động lực cho giáo viên trung học cơ sở .19

1.1.4. Nhận định chung.23

1.2. Lý luận về động lực làm việc của giáo viên trung học cơ sở .24

1.2.1. Khái niệm “Giáo viên trung học cơ sở” .24

1.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở.26

1.2.3. Khái niệm, đặc điểm của động lực làm việc và động lực làm việc của giáo viên

trung học cơ sở .28

1.3. Lý luận về chính sách tạo động lực cho giáo viên trung học cơ sở.40

1.3.1.Khái niệm “chính sách”.40

1.3.2.Phân loại chính sách .44

1.3.3.Chu trình/quy trình chính sách .45

1.3.4. Nghiên cứu/phân tích chính sách .47

1.3.5.Chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên trung học cơ sở .48

Kết luận Chương I .57

CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM

VIỆC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ .59

2.1.Khái quát thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở .59

2.1.1.Quy mô /Số lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.59

2.1.2.Trình độ giáo viên trung học cơ sở.60

2.2.Thực trạng hệ thống văn bản chính sách hiện hành liên quan đến tạo động lực cho

giáo viên trung học cơ sở.62

2.2.1.Nhóm chính sách về lương, phụ cấp đối với giáo viên trung học cơ sở .62

2.2.2.Chính sách về chế độ làm việc của giáo viên trung học cơ sở.65

2.2.3.Chính sách đánh giá và tôn vinh đối với giáo viên trung học cơ sở .66

2.2.4.Chính sách phát triển chuyên môn, thăng tiến nghề nghiệp.70iv

2.3.Tổ chức khảo sát thực trạng về chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên trung

học cơ sở .74

2.3.1.Mục đích khảo sát.74

2.3.2 Nội dung khảo sát thực trạng.74

2.3.3. Khách thể khảo sát.74

2.3.4. Mẫu khảo sát .75

2.3.5. Công cụ khảo sát.76

2.3.6. Thu thập dữ liệu.76

2.3.7. Phương pháp phân tích .77

2.4.Kết quả khảo sát .77

2.4.1.Mức độ hiểu biết về chính sách.77

2.4.2.Thực trạng đáp ứng mục tiêu ban đầu của các chính sách .79

2.4.3.Thực trạng thực thi chính sách .88

2.4.4.Thực trạng mức độ hài lòng về chính sách.95

2.4.5.Thực trạng tác động của chính sách đến động lực làm việc của GV THCS .106

2.4.6.Thực trạng mức độ ảnh hưởng từ động lực làm việc đến các hoạt động của GV

THCS .108

2.4.7.Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc xây dựng và thực thi chính sách tạo

động lực làm việc cho GV THCS.110

2.5.Đánh giá chung.112

2.5.1.Ưu điểm của các nhóm chính sách .112

2.5.2.Hạn chế của các nhóm chính sách.114

pdf209 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp điều chỉnh chính sách nhằm tạo động lực làm việc tốt hơn cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức đánh giá trong Chuẩn nghề nghiệp hiện nay là phù hợp, sát với thực tế GV CBQL 87 chưa sát thực tế, cũng có nghĩa là, đối với họ, chuẩn nghề nghiệp được đánh giá là chưa đạt mục tiêu đề ra. Kết quả phỏng vấn, tọa đàm: Một số tiêu chí liên quan đến phẩm chất nhà giáo cũng như các yêu cầu về ngoại ngữ được GV đánh giá là chưa thực sự phù hợp. Hệ thống minh chứng còn nhiều điểm bất hợp lý, trong đó có những minh chứng hoàn toàn bất khả thi, như thư cảm ơn của phụ huynh, của cộng đồngGV buộc phải làm một cách hình thức, đối phó, chính vì vậy, kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực tế. Đối với chính sách tôn vinh, đa số CBQL và GD nhất trí rằng nên có một ngày dành để tôn vinh nhà giáo như hiện nay. Những danh hiệu vinh danh nhà giáo như Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, nhìn chung không phải là mục tiêu để các nhà giáo hướng tới. Những người được khảo sát cũng cho biết những danh hiệu này không tạo động lực cho họ làm việc. Danh hiệu chiến sĩ thi đua, GV dạy giỏi còn nặng tính hình thức, không có ý nghĩa tạo động lực cho GV. Sự tôn trọng, tôn vinh nhà giáo nên được thể hiện bằng những chính sách thiết thực hơn như: tăng thu nhập cho GV, giảm bớt các công việc hồ sơ, sổ sách, giảm các cuộc thi mang tính hình thức (như thi GV giỏi), trao thêm quyền cho GV về chuyên môn. 2.4.2.4.Chính sách phát triển chuyên môn/nghề nghiệp Rất ít nhận định của mẫu khảo sát đánh giá về mục tiêu và thời lượng bồi dưỡng thường xuyên là hợp lý (1.83% cho nội dung 1 và 4.88% cho nội dung 2) (.Bảng 2.19). Trong đó đại đa số CBQL, GV lựa chọn ở mức độ “có điểm chưa hợp lý”. Bảng 2.19. Thống kê nhận định về bồi dưỡng thường xuyên theo mức độ hợp lý Nội dung Hợp lý Có điểm chưa hợp lý Chưa hợp lý Tổng B D1 ồi dưỡng chuyên môn bắt buộc hàng năm đối với GV nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. 6 1.83% 258 78.66% 64 19.51% 328 100% B D2 Thời lượng bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc là 120 tiết/năm 16 4.88% 200 60.98% 112 34.15% 328 100% Chú thích: Mức 1: hợp lý; Mức 2: có điểm chưa hợp lý; Mức 3: không hợp lý. 88 Kết quả phỏng vấn, tọa đàm cho thấy: Lý do được đưa ra cho sự bất hợp lý là việc bồi dưỡng còn mang tính hình thức, coi bồi dưỡng GV như việc làm thường xuyên phải có. Chính vì vậy, từ khâu tổ chức địa điểm bồi dưỡng thiếu chu đáo, ít quan tâm động viên, tạo điều kiện đến GV trong quá trình tham gia. Khi được hỏi về mục tiêu “nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp”, tuyệt đại đa số GV cho rằng các khóa bồi dưỡng chưa đạt được mục tiêu này. Nội dung bồi dưỡng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu, không thiết thực khiến GV không thấy hứng thú, vì vậy việc bồi dưỡng hầu như không nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Những kiến thức được học cũng ít được vận dụng sau khi bồi dưỡng. Kết thúc bồi dưỡng với 120 tiết nhưng hiệu quả không được bao nhiều. Nhiều GV cảm thấy lãng phí thời gian. Về bồi dưỡng chương trình GDPT 2018, GV cũng nêu lên nhiều bất cập: - Nhiều modun được thiết kế rườm rà nên GV cảm thấy nặng nề và áp lực. Một số nội dung có yêu cầu khó hiểu, không thiết thực với GV. Quá nhiều câu hỏi kèm video lớn nhỏ, GV phải xem video và trả lời rất nhiều câu hỏi với khối lượng kiến thức khổng lồ. GV liên tục phải làm bài khảo sát với vài chục câu hỏi trắc nghiệm. Tuy kiến thức không nặng nhưng thật sự mất thời gian không cần thiết. - Do có quá nhiều câu hỏi nhỏ ẩn trong những đề mục lớn cũng khá khó khăn cho việc tìm kiếm của GV. - Học xong mỗi modun lại buộc GV phải đăng ký lại, trong khi từ ban đầu GV đã kê khai đầy đủ thông tin. 2.4.3. Thực trạng thực thi chính sách 2.4.3.1. Mức độ đầy đủ và kịp thời a) Mức độ đầy đủ Đa số khách thể tham gia khảo sát đánh giá các mức độ hưởng thụ chế độ, chính sách đối với GV là đầy đủ như ở Bảng 2.20. Mức độ đầy đủ nhất, theo khảo sát, là các chính sách về lương theo hệ số và phụ cấp theo lương; thấp nhất là nội dung về chính sách ưu đãi của địa phương. Tóm lại, đa số khách thể khảo sát không phàn nàn về mức độ đầy đủ của việc thực hiện chế độ chính sách đối với GV. Đa số ý kiến cho rằng, về cơ bản, các chính sách đã được thực hiện đầy đủ. Các nội dung cần xem xét cho phù hợp hơn là công tác phí, bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu thực tế, và chính sách ưu đãi của địa phương. 89 Bảng 2.20. Đánh giá mức độ đầy đủ về hưởng thụ chế độ chính sách (%) Mã Nội dung Không ý kiến Không đầy đủ Đầy đủ 1 Lương theo hệ số 6.7 6.7 86.6 2 Phụ cấp theo lương 7.3 7.9 84.6 3 Đánh giá, tôn vinh 7.3 6.7 79.9 4 Chế độ nghỉ hàng năm 11.0 8.5 80.5 5 Công tác phí 15.2 9.8 75.0 6 Chính sách ưu đãi của địa phương 15.2 12.8 71.9 7 Bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc hàng năm 7.9 8.5 83.5 8 Bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu thực tế 12.8 11.6 75.6 b) Mức độ kịp thời Bảng 2.21 trình bày số liệu thống kê nhận định về các nội dung chế độ chính sách theo các mức độ kịp thời. Nhiều CBQL. GV không có ý kiến ở tất cả nội dung. Nội dung có tỷ lệ không có ý kiến nhiều nhất là Chính sách ưu đãi của địa phương, tiếp đến là Nghỉ hàng năm và Bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc hàng nằm. Ngược lại, đối với nhóm khách thể trả lời thì hầu hết cho rằng các chính sách này đã được thực thi kịp thời. Các nội dung có số lượng nhận định không kịp thời nhiều nhất là về công tác phí, về bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu thực tế, và về chính sách ưu đãi của địa phương. Bảng 2.21. Nhận định theo mức độ kịp thời về hưởng thụ chế độ chính sách (%) Mã Nội dung Không ý kiến Không kịp thời Kịp thời 1 Lương theo hệ số 39.6 7.3 53.0 2 Phụ cấp theo lương 39.6 7.9 52.4 3 Đánh giá, tôn vinh 45.7 5.5 48.8 4 Chế độ nghỉ hàng năm 43.3 5.8 50.9 5 Công tác phí 39.6 9.8 50.6 6 Chính sách ưu đãi của địa phương 45.1 4.9 50.0 7 Bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc hàng năm 39.6 5.5 49.4 8 Bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu thực tế 43.3 7.3 49.4 90 Hình 2.6. Đánh giá mức độ kịp thời về hưởng thụ chế độ chính sách theo nhóm Chú thích: Mức 0: Không có ý kiến; Mức 1: Không kịp thời; Mức 2: Kịp thời Kết quả cho thấy GV đánh giá mức độ kịp thời của các nội dung là thấp nhất. Ngược lại, CBQL các cấp đánh giá mức độ kịp thời ở từng nội dung là cao hơn hẳn so với GV. Trong tất cả các nội dung, chỉ có nội dung 5 về công tác phí có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận định mức độ kịp thời giữa các nhóm (df = 3, p = 0.046). Điều đó có nghĩa là có sự đánh giá khác nhau về mức độ kịp thời về nội dung công tác phí giữa GV và CBQL các cấp. Ngược lại, cả ba nhóm đều có mức nhận định khá tương đồng ở các nội dung còn lại. Tóm lại, đa số khách thể khảo sát không có ý kiến về mức độ kịp thời của chế độ chính sách đối với GV. Đối với nhóm đã trả lời, đa số ý kiến cho rằng nội dung này đã được quy định kịp thời. Các nội dung cần xem xét cho phù hợp hơn là công tác phí, bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu thực tế, và chính sách ưu đãi của địa phương. Khi so sánh giữa các nhóm, nội dung duy nhất có nhận định khác nhau là về công tác phí. Khi so sánh giữa các khu vực, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hàng năm là có sự đánh giá khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. 2.4.3.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách a) Chính sách lương, phụ cấp Kết quả phỏng vấn, tọa đàm cho thấy, nhìn chung, lương và các khoản phụ cấp được ngân sách cấp đầy đủ và kịp thời. Các địa phương và các cơ sở GD không gặp khó khăn trong việc triển khai các chính sách này. Tuy nhiên, một số bất cập liên quan đến phụ cấp được CBQL và GV đề cập như: 0 1 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 M Ứ C Đ Ộ MÃ GV CBQL cấp trường CBQL Sở/Phòng Trung binh 91 - Phụ cấp GV dạy hòa nhập: Trên thực tế có rất nhiều đang dạy HS khuyết tật nhưng không được hưởng phụ cấp do những HS này không được chứng nhận là HS khuyết tật. Thực trạng này diễn ra ở tất cả các địa phương. Những HS không được chứng nhận này hầu hết là HS mắc chứng tự kỷ ở thể tăng động. Có thể do nguyên nhân xã hội, những năm gần đây, số trẻ này tăng nhanh, đặc biệt ở những vùng đô thị khiến hầu hết các lớp học ở khu vực thị xã, thị trấn, thành phố đều có những HS này. Đây là những đối tượng HS không kiểm soát được hành vi của mình, luôn khiến GV vô cùng vất vả, thâm chí một GV ở TP.HCM đã bị HS đánh một cách vô ý thức. “Những em có giấy chứng nhận khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị hay khuyết tật vận động thực ra không gây vất vả cho GV nhưng GV được phụ cấp, trong khi đó, một em tăng động thì GV vất vả gấp nhiều lần thì không được tính phụ cấp, đó là điều bất cập.” Cô NTN- GV tại TP.HCM Theo cách phân loại về khuyết tật của giới chuyên môn hiện nay thì tự kỷ là một loại khuyết tật. Tuy nhiên, ở các địa phương và theo quan điểm của chính cha mẹ trẻ thì đối tượng trẻ này không được công nhận là khuyết tật, chính vì vậy GV không được nhận phụ cấp khi dạy những HS tự kỷ thể tăng động. Ngoài ra, thực tiễn cho thấy, cần bổ sung một số khoản phụ cấp như: phụ cấp đi lại cho những GV phải dạy nhiều trường (do tình trạng thiếu GV ở một số môn học); phụ cấp cho những GV phải dạy lớp học quá đông (tỷ lệ GV/lớp thấp hơn quy định) bởi công việc gia tăng trong quá trình quản lý lớp, chấm bài, liên lạc với phụ huynhMột số GV cũng đề nghị một khoản phụ cấp cho GV chủ nhiệm bởi mức khấu trừ 4 tiết/tuần đối với GV chủ nhiệm là chưa thỏa đáng so với công sức GV chủ nhiệm. Phụ cấp dạy thêm giờ với quy định một năm không quá 200 giờ, trong một số trường hợp cũng là hơi cứng nhắc. b. Chính sách về chế độ làm việc Nhìn chung, đa số CBQL và GV đồng thuận với các văn bản chính sách chung về chế độ làm việc. Tuy nhiên, thực tế triển khai có nhiều bất cập. Đa số các trường THCS gặp vấn đề thừa, thiếu GV cục bộ. Nếu nhìn trên tổng số, đa số trường THCS đạt tỷ lệ GV/lớp theo quy định của Tỉnh. Cần nói thêm rằng, tỷ lệ của Tỉnh nói chung thấp hơn tỷ lệ quy định của Bộ GD-ĐT (Thông thường, tỷ lệ của Bộ quy định là 1.9 GV/lớp, nhưng nhiều Tỉnh quy định 1.8 GV/lớp). Song trong nội bộ trường diễn ra tình trạng thừa thiếu GV theo môn học, vì vậy, lãnh đạo trường gặp khó khăn trong việc bố trí GV. Nhiều trường phải giải quyết bằng cách sử dụng GV dạy trái chuyên môn, chẳng hạn, GV Âm nhạc được sắp xếp dạy môn GD công dân. Vấn đề 92 thừa, thiếu cục bộ là phổ biến song chỉ tiêu tuyển dụng chỉ ưu tiên cho các trường thiếu GV còn những trường vẫn đủ số lượng GV thì thường không được giải quyết. Đây là khó khăn của nhiều trường THCS dẫn đến những bất cập trong quản lý GV đối với lãnh đạo trường cũng như bất cập về chế độ làm việc của nhiều GV. Triển khai chương trình GDPT 2018 cũng nảy sinh một số bất cập. Theo chương trình mới, cấp THCS, ba môn học Lý, Hóa, Sinh được tích hợp thành một môn là Khoa học tụ nhiên. Tuy nhiên, chưa trường nào có GV môn KHTN mà chỉ có GV Lý, Hóa, Sinh. Thậm chí cho đến nay, các trường sư phạm cũng chưa có mã ngành đào tạo GV môn KHTN. Đây là khó khăn cho tất cả các trường THCS. Giải pháp chung là vẫn phải ba GV dạy môn KHTN, tuy vậy, có những bài khó, GV của một phân môn (Lý hoặc Hóa hoặc Sinh) rất khó đảm nhiệm. Vì vậy các GV phải mất rất nhiều thời gian tự nghiên cứu nhưng việc giảng dạy vẫn không hiệu quả. Ngoài ra, sĩ số lớp hiện nay, trung bình là trên 40HS/lớp nhưng theo chương trình mới thì sĩ số 35HS/lớp mới phù hợp vì vậy GV rất khó quản lý lớp và tổ chức dạy học. GV THCS cũng đang phải thực hiện hoặc kiêm nhiệm quá nhiều công việc hành chính, số sách mà theo GVTHCS thì nhiều công việc trong số đó là không thực sự cần thiết khiến họ mệt mỏi, không còn nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn, đồng thời làm giảm động lực làm việc. Thực tế cho thấy, những năm qua, ngoài những quy định chung, nhiều địa phương, nhà trường đã thêm những quy định sổ sách không cần thiết. Theo Thông tư 32/2020 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, có hiệu lực từ ngày 1.11.2020, một trong những thay đổi đáng kể là quy định giảm hồ sơ, sổ sách cho GV. Theo đó, GV chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, gồm: kế hoạch GD (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá HS. Riêng GV chủ nhiệm thì có thêm sổ chủ nhiệm. Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở GD- ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động GD của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không ít địa phương, nhà trường khi thực hiện đưa thêm nhiều sổ sách chưa thật sự phù hợp, cứng nhắc, không phát huy được sự sáng tạo của GV và gây thêm áp lực cho GV. Ngoài ra, GV nào nằm trong danh sách kiểm tra chuyên đề của trường còn bị Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn dự giờ đột xuất, không báo trước để đánh giá, xếp loại tiết dạy và kiểm tra thêm sổ ghi chép thiết bị, sổ đăng ký tiết dạy công nghệ thông tin. Thực tế hiện nay nhiều địa phương đã cho phép GV dùng hồ sơ điện tử thay thế cho các sổ ghi chép tay như trước kia. Tuy nhiên, nhiều GV cho biết việc có phải in từ sổ điện tử ra hay không cũng cần phải làm rõ. Một số trưởng phòng GD trung học của 93 các sở cũng cho rằng sẽ có rắc rối nếu không quy định kỹ. Ví dụ, trường hợp HS chuyển trường những nơi đi sử dụng học bạ điện tử thì nơi đến có chấp nhận không Theo GV, thực ra, hiệu quả giảng dạy, hiệu quả công việc của GV dạy lớp không đến từ những loại hồ sơ sổ sách, giấy tờ. Càng đơn giản hóa hồ sơ sổ sách thì càng có lợi cho GV và nhà trường. c. Chính sách đánh giá, tôn vinh Theo kết quả khảo sát, chính sách đánh giá, tôn vinh nhận được ít sự ủng hộ của CBQL và GV. Việc thực hiện chính sách này có nhiều bất cập. GV được đánh giá bởi hai văn bản: Luật Viên chức và Chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá đôi khi còn chồng chéo, nhiều nội dung trùng lặp, chưa bổ trợ cho nhau. Khi đánh giá theo chuẩn, GV cần có kết quả đánh giá viên chức, song khi đánh giá viên chức lại cũng cần kết quả đánh giá theo chuẩn. Các tiêu chuẩn đánh giá về phẩm chất đạo đức ở cả hai văn bản còn chung chung, GV hầu hết đánh giá theo kiểu đối phó, sao chép của nhau. Các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp còn chưa sát thực tế nên khó đánh giá, đồng thời không đạt được mục tiêu đề ra là Đánh giá năng lực GV. Bên cạnh đó, có những quy định mà CBQL và GV cho rằng rất bất hợp lý. Chẳng hạn: Theo quy định, tỷ lệ Chiến sĩ thi đua (CSTĐ) cơ sở không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là CBQL, nếu có số dư thì được làm tròn lên. Như vậy, nếu như các trường đăng kí CSTĐ vừa đủ số phần trăm quy định thì không không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những trường đăng kí nhiều hơn số 15 % thì buộc phải bình xét để chọn cho công bằng. Việc khống chế tỉ lệ phần trăm là không hợp lý bởi trên thực tế, ở nhiều trường, có rất nhiều GV xứng đáng đạt được danh hiệu thi đua nhưng do tỉ lệ bị khống chế nên dẫn đến hiện tượng tranh cãi, đố kị, mất đoàn kết. Việc thi GV dạy giỏi còn hình thức và gây áp lực cho GV. Việc sử dụng kết quả đánh giá là chưa hiệu quả. Mức thưởng chưa xứng đáng và chưa tạo động lực cho GV. GV chưa cảm thấy được ghi nhận và tôn vinh. d. Chính sách phát triển chuyên môn, thăng tiên nghề nghiệp GV hiện phải tham gia nhiều loại hình bồi dưỡng khiến GV mệt mỏi, thậm chí nhiều GV nói họ không phân biệt được các loại hình bồi dưỡng. Do dịch COVID-19, hoạt động bồi dưỡng được thực hiện bằng cả hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Đối với hình thức trực tuyến, họ gặp khó khăn về kỹ thuật, đường truyền, và nhìn chung hiệu quả không cao. 94 Hiện nay công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với GV có một số hạn chế, tồn tại như sau: - Nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường ĐH. - Việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng. - Có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ GV do Bộ GD và Đào tạo quy định Về bồi dưỡng chương trình GDPT mới, việc tập huấn còn chung chung, hình thức, chưa đi vào cụ thể. Đến thời điểm sắp vào năm học mới nhưng lãnh đạo nhà trường và GV vẫn chưa được tiếp cận sách giáo khoa vì vậy việc chuẩn bị cho chương trình mới chưa được chu đáo. Về việc thăng tiến nghề nghiệp: Hiện nay GV THCS được chia thành 3 hạng. Mỗi lần được nâng hạng, GV sẽ có thêm những quyền lợi đặc biệt là về mức lương. Ngày 20-3, các thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD và Đào tạo (GD-ĐT) quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy (tức GV) trong các cơ sở GD, trường công lập trong dó có GV THCS. Theo quy định mới, GV phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới có thể tăng lương, giữ hạng hay nâng ngạch. Rất nhiều GV cho rằng đây là quy định bất hợp lý, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, không giúp ích được cho công tác chuyên môn. Trên thực tế, đây là quy định thừa, không cần thiết bởi trước khi làm viên chức giảng dạy, GV đã được đào tạo và công nhận nghề nghiệp sư phạm. Một bất hợp lý khác là theo Thông tư 03 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THCS công lập thì ở bậc giảng dạy này, GV hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo GV đối với GV THCS; hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy, hay có bằng thạc sĩ quản lý GD trở lên. Trường hợp GV hạng I do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GV hạng II. Sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I thì được bổ nhiệm vào hạng I mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng. Chiếu theo quy định này, GV THCS hạng I hiện nay nếu chưa có bằng thạc sĩ sẽ được bổ nhiệm vào hạng II, tức là họ đã rớt hạng. Theo đánh giá của nhiều GV, quy 95 định như vậy là quá xem trọng về bằng cấp, làm khó cho GV. Thậm chí, với quy định này, các trường ĐH sẽ mở rộng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ vì sẽ có rất nhiều GV buộc phải "chạy" theo quy định nếu muốn "lên hạng". 2.4.4. Thực trạng mức độ hài lòng về chính sách 2.4.4.1. Mức độ hài lòng về chế độ chính sách nói chung Luận án đưa ra nhận định: “Nhìn chung, các chế độ chính sách đối với GV THCS hiện nay là phù hợp, tạo động lực tốt cho GV” với 5 mức trả lời: từ Mức 1 (thấp nhất): Hoàn toàn không đồng ý và Mức 5 (cao nhất) là Hoàn toàn đồng ý. Câu trả lời chung của các nhóm thu được là 2.9. Theo thang Likert, điểm này ở mức trung bình hơi thấp. Câu trả lời cũng có sự khác nhau đáng lưu ý giữa các nhóm khách thể khác nhau. Xét về độ tuổi, nhóm hài lòng nhiều nhất là nhóm với vào nghề với độ tuổi dưới 30, tiếp theo là nhóm trên 50 tuổi. Nhóm từ 30 đến 49 tuổi có mức độ hài lòng dưới trung bình một cách đáng kể, và đây cũng là nhóm chiếm số lượng đại đa số trong đội ngũ. Như vậy, nếu nhìn nhận theo chiều dài sự nghiệp thì các chính sách tạo được sự hài lòng tốt hơn cho những người mới vào nghề và những người chuẩn bị nghỉ hưu. Nếu xét theo thang lương, nhóm GV trên 50 thường đã đạt được mức lương cao trong thang bảng lương, bên cạnh đó, thông thường ở độ tuổi này GV không còn phải chi tiêu nhiều cho con cái vì con cái đã trưởng thành. Nhóm dưới 30, với mức lương thấp, song một tỉ lệ lớn chưa lập gia đình nên áp lực cuộc sống chưa nhiều. Trong khi đó, nhóm 30 đến 49 tuổi là những người đã đạt được “độ chín” trong nghề nghiệp, song thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống với nhiều khoản chi tiêu cho bản thân và gia đình, vì vậy đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ tốt hơn. Hinh 2.7. Mức độ hài lòng về chế độ, chính sách nói chung - theo độ tuổi Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các đối tượng có trình độ đào tạo khác nhau với xu hướng trình độ càng cao thì mức độ hài lòng càng thấp (Hình 2.8). Trong 3 mức trình độ được đưa ra, gồm: CĐ, ĐH, sau ĐH thì chỉ có nhóm trình độ 3.3 2.62 2.6 3.1 1 2 3 4 5 Dưới 30 Từ 30 đến 39 Từ 40 đến 49 Trên 50 M ứ c đ ộ Độ tuổi 96 CĐ có câu trả lời đạt điểm trên trung bình (3.22), hai nhóm còn lại đều dưới trung bình với số điểm lần lượt là 2.81 và 2.69. Hinh. 2.8. Mức độ hài lòng về chế độ, chính sách theo trình độ đào tạo Khi so sánh sự hài lòng giữa GV dạy các môn học, chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, sự khác biệt đáng ghi nhận là ý kiến giữa những GV chủ nhiệm và GV không làm công tác chủ nhiệm. Hình 2.9 cho thấy, những GV làm công tác chủ nhiệm có mức độ hài lòng thấp hơn hẳn so với những GV không làm chủ nhiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu. GV chủ nhiệm phải chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía: CBQL cấp trên, PHHS, HS, đồng nghiệp. Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, lứa tuổi của HS THCS là lứa tuổi đặc biệt, thường được mệnh danh là “lứa tuổi nổi loạn”, “ngang bướng”vì vậy, GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn, áp lực trong việc GDHS. Hinh.2.9. Mức độ hài lòng về chế độ, chính sách giữa GV chủ nhiệm và không chủ nhiệm Theo quy định về chế độ làm việc, mỗi GV làm chủ nhiệm được tính tương đương 4 tiết dạy. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn, đa số GV cho rằng khi làm công tác chủ nhiệm họ phải chịu trách nhiệm lớn và áp lực nặng nề hơn rất nhiều so với việc dạy các tiết được khấu trừ. Một số GV đề nghị xem xét một khoản phụ cấp cho GV chủ nhiệm. 3.22 2.81 2.69 1 2 3 4 5 Cao đẳng Đại học Sau đại học M ứ c đ ộ Trình độ đào tạo 3.1 2.7 1 2 3 4 5 Không là GVCN Là GVCN M ứ c đ ộ 97 2.4.4.2. Mức độ hài lòng về chinh sách lương Như đã phân tích ở phần trên, đa số GV và CBQL cho rằng chính sách lương chưa hợp lý, chưa đạt được mục tiêu ban đầu. Chính sách phụ cấp đạt được sự đồng thuận cao hơn so với lương, song tổng thu nhập của GV (bao gồm lương và các khoản phụ cấp theo lương) vẫn ở mức độ chưa đảm bảo được cuộc sống của GV. Các lý thuyết về lương/thu nhập của người lao động đã chỉ rõ tiền lương phải đảm bảo cuộc sống của bản thân họ và ít nhất là một người phụ thuộc. Với mức lương và phụ cấp của GV THCS hiện nay, chúng tôi đưa ra nhận định: “Lương và các khoản phụ cấp ĐỦ trang trải cuộc sống của GV và 01 người phụ thuộc” và thu thập ý kiến của CBQL, GV THCS theo 5 mức độ: Mức 1 (thấp nhất)- hoàn toàn không đồng ý, và Mức 5 (cao nhất) – Hoàn toàn đồng ý. Tổng hợp ý kiến được thể hiện ở Hình 2.10 Kết quả cho thấy, điểm trung bình của cả hai nhóm: CBQL và GV là 2.42, dưới ngưỡng TB. Như vậy, đa số người được hỏi không đồng ý với nhận định trên, có nghĩa là lương của đa số GV không đủ nuôi bản thân và một người phụ thuộc. Điều này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu và tọa đàm. Đa số GV cho biết họ phải làm thêm mới đủ trang trải cuộc sống Hình 2.10. Mức độ đánh giá về thu nhập đủ trang trải cuộc sống của GV và 01 người phụ thuộc Tương tự với nhận định: “GV hài lòng với thu nhập của mình” với 5 mức đánh giá từ 1 đến 5, câu trả lời được tổng hợp ở Hình 2.11 98 Hình 2.11. Mức độ hài lòng về thu nhập của GV THCS Có thể thấy mức độ hài lòng của GV với thu nhập ở mức độ thấp hoặc trung bình kém. So sánh giữa các địa phương được khảo sát thì Phú Thọ (cụ thể ở đây là huyện Hạ Hòa) có mức hài lòng thấp nhất. Bốn địa phương còn lại có mức chênh lệch không đáng kể. Sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa GV các bộ môn là không đáng kể. Kết quả phỏng vấn không cho thấy rõ sự khác biệt giữa các địa phương. Nhìn chung, GV có chung ý kiến rằng thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, trách nhiệm với HS, gia đình HS và xã hội là quá lớn nên nhiều lúc cảm thấy chán nản. Nói chung, GV quan tâm đến tổng thu nhập mà họ chính thức được nhận hàng tháng. Tuyệt đại đa số GV cho rằng mức thu nhập không tương xứng với sức lao động và không tạo động lực cho GV. Đa số GV phải làm thêm bằng nhiều hình thức: dạy thêm hoặc các công việc khác để tăng thu nhập. Các chính sách phụ cấp được GV cho rằng đã hỗ trợ phần nào. Khi được hỏi: Sắp tới có thể khoản phụ cấp thâm niên sẽ bị bãi bỏ, ý kiến thầy cô thế nào? Tất cả GV đều nói rằng: thu nhập đã quá thấp rồi, họ không muốn bỏ bất cứ một loại phụ cấp nào Ý kiến của các CBQL cũng đánh giá: Với chính sách lương hiện tại, thu nhập của đại bộ phận GV vẫn ở mức trung bình. Thu nhập của nhà giáo hiện nay chưa thực sự là thước đo giá trị sức lao động, chưa tạo động lực để đội ngũ nhà giáo làm việc với tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_dieu_chinh_chinh_sach_nham_tao_dong_luc_la.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG ĐONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan