Luận án Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đồ ix

Danh mục sơ đồ ix

Danh mục hình ix

Danh mục hộp x

Trích yếu luận án xi

Thesis abstract xiii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4. Những đóng góp mới của đề tài 5

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 7

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 7

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 7

2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo

hƣớng hàng hóa 12

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản

xuất cam theo hƣớng hàng hóa 17

2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 20

2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 21

2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 26

2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 32

2.2.1. Tình hình sản xuất cam hàng hóa trên thế giới 32

pdf218 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh bền vững. 4.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 4.2.5.1. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng giống cam Về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống: Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên hiện có 85 cây cam S1, 21 cây S0; khả năng cung cấp mắt ghép ở 85 cây cam S1 tối đa đƣợc 58.000 mắt ghép/năm (sản xuất đƣợc 50.000 cây giống). Tại Trung tâm có 03 nhà lƣới với tổng diện tích 790 m2. Với quy mô nhà lƣới và khả năng khai thác mắt ghép, Trung tâm có thể sản xuất tối đa 35.000 cây giống/năm (tƣơng đƣơng 70 ha/năm). Tuy nhiên từ năm 2010-2015, Trung tâm mới chỉ sản xuất đáp ứng 30% kế hoạch trồng mới hàng năm (Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, 2016). Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên là đầu mối để phân bổ kế hoạch sản xuất giống cam hàng năm đối với các vƣờn sản xuất giống cam sạch bệnh đáp ứng nhu cầu trồng mới. Trung tâm đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất giống bằng phƣơng pháp vi ghép đỉnh sinh trƣởng tạo cây sạch bệnh để sản xuất cây giống sạch bệnh trong nhà lƣới, hạn chế bệnh Greening và Tristeza. Hộp 4.4. Hiện trạng sản xuất và sử dụng giống cam Về việc sản xuất và sử dụng giống cam, trong những năm qua việc trồng cây cam sành trên địa bàn chủ yếu sử dụng bằng cành chiết do nhân dân tự nhân giống. Tỷ lệ sử dụng cành chiết chiếm 98%. Hiện nay diện tích cam trồng bằng gốc ghép do Trung tâm Cây ăn quả cung ứng hơn 100 ha chiếm khoảng 2% diện tích cam của toàn vùng. Qua đánh giá cam trồng bằng giống gốc ghép sinh trƣởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt nhƣng chƣa đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng. Bà Tạ Thị Thu - Giám đốc Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên Nghiên cứu khảo sát các nhóm hộ trồng cam theo quy mô sản xuất về việc sử dụng giống cam và phƣơng pháp tạo giống, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 4.6. 85 Bảng 4.6. Tình hình sử dụng giống cam của các nhóm hộ (% hộ) Chỉ tiêu Nhóm hộ quy mô lớn Nhóm hộ quy mô TB Nhóm hộ quy mô nhỏ Chung Giống cam Cam sành 97,5 96,5 95,0 96,3 Cam khác 2,5 3,5 5,0 3,7 Phƣơng pháp tạo giống Tự chiết cành 95,0 97,0 99,0 97,0 Mua cây ghép 5,0 3,0 1,0 3,0 Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ điều tra trồng giống cam sành (96,3%), còn lại rất ít hộ chọn các giống cam khác (3,7%). Tuy nhiên có tới 97% số hộ điều tra chọn phƣơng pháp tự chiết cành nhân giống từ các cây cam già trong vƣờn, chỉ có 3% số hộ mua giống ghép của các trung tâm sản xuất cây giống. Theo đánh giá của các chuyên gia, cam trồng bằng giống gốc ghép sinh trƣởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt nhƣng chƣa đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng (Sở NN&PTNT Tuyên Quang, 2016). Tỉ lệ sử dụng giống cam sành ở nhóm hộ quy mô lớn cao hơn so với các nhóm hộ khác, nhóm này cũng có tỉ lệ hộ mua cây ghép cao nhất, là nhóm tiên phong trong ứng dụng tiến bộ giống trong sản xuất cam hàng hóa. Nghiên cứu đã tổng hợp ý kiến của hộ trồng cam về chất lƣợng các loại giống cam ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ về giống cam tại vùng nghiên cứu (%) TT Chỉ tiêu Cam sành Cam chanh Cam Valencia Cam canh Cam khác 1 Nguồn cung cấp giống sẵn có 80,0 8,0 10,0 5,3 4,7 2 Năng suất quả cao 84,7 16,0 22,0 14,7 9,3 3 Phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng 90,0 10,0 17,3 22,7 8,0 4 Thích hợp với đất dốc, độ ẩm thấp 76,7 10,0 11,3 5,3 13,3 5 Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt 40,0 50,0 44,0 16,7 13,3 6 Chu kỳ sống của cây kéo dài 36,7 56,7 35,3 16,7 14,7 7 Kích thƣớc quả to 83,3 50,0 58,0 17,3 10,0 8 Mẫu mã quả đẹp 38,0 53,3 54,7 76,7 16,7 9 Chất lƣợng quả ngon, ít hạt 56,7 50,0 38,0 61,3 23,3 10 Giá bán cam cao 36,7 50,0 45,3 61,3 30,0 11 Cho sản phẩm trái vụ, kéo dài vụ 18,0 56,7 54,7 12,0 16,7 12 Chi phí mua cây giống thấp 56,7 30,0 23,3 18,0 20,7 Số liệu khảo sát cho thấy cam sành vẫn là giống cam chiếm ƣu thế trên địa bàn. Một số ƣu điểm nổi bật của giống cam này đƣợc chọn để phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, thích hợp 86 trên đất dốc và độ ẩm thấp. Cam sành là cây trồng bản địa nên nguồn cung cấp giống sẵn có tại địa phƣơng, cây cho năng suất cao và kích thƣớc quả lớn, chất lƣợng quả thơm, ngon. Xác định đƣợc các lợi thế trên, tỉnh Tuyên Quang đã chọn giống cây cam sành là cây chủ lực để phát triển vùng sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Tuy nhiên, so với một số giống cam khác thì cam sành vẫn còn tồn tại một số nhƣợc điểm nhƣ khả năng chống chịu sâu bệnh chƣa cao, mẫu mã quả chƣa đẹp, sản phẩm thu hoạch ồ ạt vào 3 tháng cuối năm nên giá bán thấp. Chƣa có sản phẩm trái vụ mà một số hộ do chờ giá bán tăng nên kéo dài thời gian để quả chín trên cây, gây ảnh hƣớng đến năng suất cam vụ sau và tuổi thọ của cây. Cần nghiên cứu phát triển sản xuất giống cam sành sạch bệnh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, mẫu mã quả đẹp, đặc biệt là giống cam sành trái vụ hay rải vụ nhằm giảm tính mùa vụ trong sản xuất và thu hoạch cam để đƣa vào nhân rộng trong vùng sản xuất cam hàng hóa. 4.2.5.2. Đầu tư trang thiết bị của hộ cho sản xuất cam theo hướng hàng hóa Để phục vụ cho sản xuất, hộ cần đầu tƣ một số trang thiết bị, dụng cụ cơ bản nhƣ thiết bị, dụng cụ làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Không chỉ các công cụ dụng cụ thô sơ, phổ biến mà nhiều vùng sản xuất cam hàng hóa trên thế giới đã áp dụng những máy móc, thiết bị hiện đại nhƣ máy làm đất, máy bón phân, máy phun thuốc, máy thu hoạch, phƣơng tiện vận chuyển... Nhiều vùng sản xuất cam đã xây dựng kho bảo quản lạnh và nhà máy chế biến. Nhƣng kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ trồng cam ở đây chủ yếu vẫn sử dụng các dụng cụ thô sơ và mang tính thủ công, số lƣợng đầu tƣ manh mún, nhỏ lẻ với mức chi phí thấp. Chƣa có máy móc, thiết bị áp dụng trong khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến cam ở tỉnh Tuyên Quang. Số lƣợng và giá trị đầu tƣ dụng cụ, thiết bị phục vụ cho sản xuất cam tăng với tốc độ gia tăng bình quân lần lƣợt là 25% và 19%. Đến năm 2017, mức đầu tƣ trang thiết bị, dụng cụ bình quân đạt 161,1 triệu đồng/hộ. Các số liệu cho thấy mức đầu tƣ trang thiết bị, dụng cụ đã gia tăng đáng kể cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của các hộ điều tra. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng thủ công, mức đầu tƣ cho công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị cho sản xuất chƣa nhiều, có đến 60% ý kiến khảo sát cho rằng hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tƣ trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cho sản xuất cam do nguồn lực vốn còn thiếu, đất đai manh mún và địa hình đồi núi chia cắt nên rất khó khăn trong cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật cũng chƣa phát triển đáp ứng yêu cầu về máy móc, thiết bị cho chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến cam tại vùng sản xuất. Bảng 4.8. Thiết bị, dụng cụ đầu tƣ cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ điều tra TT Tên thiết bị, dụng cụ ĐVT (cột số lƣợng) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng BQ (%) Số lƣợng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lƣợng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lƣợng BQ/ hộ Giá trị (triệu đồng) Số lƣợng Giá trị 1 Máy phun thuốc cái 1,3 6,8 1,6 8,0 2,0 9,2 123,5 116,3 2 Máy cắt cỏ cái 2,0 16,4 2,3 21,0 2,9 26,3 121,3 126,6 3 Máy bơm nƣớc cái 1,1 3,2 1,3 4,0 1,7 5,0 127,5 125,0 4 Bể phun cái 1,1 4,8 1,4 5,6 1,6 6,2 119,9 113,8 5 Dao phát, cuốc, kéo cắt tỉa cái 11,9 1,8 13,8 2,2 17,5 2,5 121,5 116,9 6 Ống nƣớc, dây bơm, vòi phun m 376 10,6 470 11,2 658 14,6 132,3 117,0 7 Xe tải cái 0,2 63,8 0,3 75,0 0,4 93,8 130,9 121,3 8 Bao bì, dụng cụ khác - 2,9 - 3,2 - 3,7 - 113,0 9 Kho bảo quản lạnh, xƣởng chế biến cam m2 - - - - - - - - Tổng cộng - 110,2 - 130,2 - 161,1 125,0 120,9 8 7 88 4.2.5.3. Thu hoạch, bảo quản, chế biến cam hàng hóa Thực tế khảo sát cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong thu hoạch, bảo quản và chế biến cam ở tỉnh Tuyên Quang, cụ thể: - Thu hoạch cam: Do đặc thù sản xuất cam ở tỉnh Tuyên Quang chủ yếu trên đất dốc, đất đồi núi, địa hình bị chia cắt bởi sông suối, nên việc thu hái cam rất khó khăn. Đặc điểm cây cam cao, để đảm bảo cam không bị dập nát đòi hỏi ngƣời thu hái phải dùng kéo nối cán dài (2m - 3 m) để cắt từng quả, sau đó xếp vào giỏ và gánh xuống núi, mang đến nơi thu gom. Ở những vƣờn cam trồng trên đất dốc, độ cao lớn, xa đƣờng giao thông, vận chuyển chủ yếu bằng gánh sọt dẫn đến chi phí vận chuyển từ vƣờn đến nơi thu gom rất cao. Đối với quả cam sau thu hoạch, chỉ có 21,3% hộ sử dụng thùng gỗ hoặc hộp carton để đóng cam, còn lại chủ yếu cam đƣợc gánh gồng và đổ xô ở các điểm tập kết giao cho các chủ buôn. Tình trạng thu hoạch thủ công bằng các dụng cụ thô sơ làm cho chất lƣợng quả cam bị suy giảm nhanh chóng do bị trầy xƣớc, dập nát, tỉ lệ thối hỏng cao. Không có cơ sở đóng gói và kho lạnh cho quả cam thu hoạch ở Tuyên Quang. Việc vận chuyển từ hộ sản xuất đến thị trƣờng hoàn toàn là quả thô (Phụ lục 16). Hầu hết cam đƣợc bán tại vƣờn do ngƣời thu gom đến thu hái. Việc sản xuất và thu hoạch cam chủ yếu vẫn làm thủ công, thiếu sự đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật dẫn đến sản xuất phụ thuộc lớn vào các yếu tố tự nhiên. Năng suất lao động không cao, sản lƣợng thu hoạch không đều, gây khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Việc thu hoạch cam mang tính chất mùa vụ cao (sản lƣợng thu hoạch lớn tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau), và quả cam tƣơi rất dễ bị hƣ hỏng do va đập, trầy xƣớc, trong khi các hoạt động bảo quản và chế biến quả cam chƣa có, nên việc tiêu thụ quả cam cũng mang tính thời vụ cao. - Bảo quản cam: Cam là sản phẩm trái cây tự nhiên, chứa hàm lƣợng nƣớc cao nên rất khó để lâu nếu không có công nghệ bảo quản, chế biến. Đầu tƣ công nghệ bảo quản, chế biến còn giúp hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất kinh doanh. Áp dụng các biện pháp bảo quản cam có thể giữ đƣợc quả cam tƣơi lâu để có thể mang đi tiêu thụ ở các thị trƣờng xa với giá bán tốt hơn. Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ sản xuất và ngƣời thu gom không sử dụng bất cứ một loại thuốc bảo quản nào trong khâu thu hoạch và tiêu thụ cam. Điều này rất có lợi trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn thƣơng hiệu, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên hộ sản xuất và ngƣời kinh doanh cũng vẫn chƣa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thu hái và vận chuyển hiệu quả. Chƣa có nhà kho lạnh nào đƣợc xây dựng để bảo quản 89 cam. Vật liệu, bao bì để đóng hộp, vận chuyển nhằm tăng giá trị thƣơng mại, hạn chế tình trạng cam không bị trầy dập, giảm chất lƣợng, tỉ lệ thối hỏng cao đang là những vấn đề cần giải quyết. Hộp 4.5. Khó khăn trong thu hoạch cam Việc thu hoạch cam thƣờng diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên thời điểm thu hoạch phụ thuộc lớn vào thƣơng lái và giá cả thị trƣờng. Có năm do giá bán quá thấp, thƣơng lái thu mua ít nên nhà tôi cứ để cam treo trên cây chờ tăng giá hoặc tự cắt cam để bán lẻ dần, đến tận tháng 3 mới bán hết. Thu hoạch muộn thì đƣợc giá hơn, nhƣng tỉ lệ quả bị thối rụng nhiều, đặc biệt lại rất hại cho cây nên ảnh hƣởng đến năng suất cam của vụ sau. Về dụng cụ thu hái thì khó khăn lắm, chủ yếu bằng sức mình thôi. Tôi mới đi học hỏi mô hình cam Cao Phong ở Hòa Bình về, mua đƣợc mấy cái kéo nối dài về cắt cam, cũng tốn công lắm vì cắt từng quả, nhƣng đƣợc cái không phải trèo nên đỡ hại cây, gẫy cành và đảm bảo chất lƣợng quả cam không bị trầy dập, nên HTX cũng mua với giá cao hơn chút khi thu hoạch bằng phƣơng pháp này. Bà Lương Thị Thảo, thị trấn Tân Yên, Hàm Yên, Tuyên Quang - Chế biến cam: Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ cam ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Brazil, Mexico, Italia thì hơn 90% sản lƣợng cam thu hoạch đƣợc tập trung vào các nhà máy chế biến để sản xuất nƣớc ép cam cô đặc, nƣớc giải khát và các sản phẩm từ cam, sau đó các sản phẩm đƣợc tiêu thụ quanh năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Trong khi đó, quả cam ở tỉnh Tuyên Quang sau khi thu hoạch đƣợc các thƣơng lái mang đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Việc tiêu dùng hoàn toàn dƣới dạng quả tƣơi, chƣa có hoạt động bảo quản và chế biến sản phẩm. Ngƣời tiêu dùng mua cam tƣơi và tiêu dùng dƣới dạng ăn quả hoặc vắt nƣớc. Tất cả vỏ bã và cam thải loại đều bị hủy bỏ, chƣa có bất kỳ sản phẩm nào khác đƣợc chế biến từ cam. Chính quyền địa phƣơng cũng đã có chủ trƣơng thu hút nhà đầu tƣ thành lập nhà máy chế biến trên vùng quy hoạch sản xuất cam của tỉnh. Hộp 4.6. Chƣa quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật bảo quản, chế biến Việc triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất. Kết quả đạt đƣợc là năng suất cam đạt rất cao, sản lƣợng cam thu hoạch hàng năm lớn. Nhƣng vì chƣa quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật bảo quản, chế biến nên quả cam sau khi thu hoạch phải bán ngay với giá rẻ, tiêu thụ ồ ạt trong khoảng thời gian ngắn. Nên khi ngƣời dân đƣợc mùa cũng không cảm thấy vui. Ông Nguyễn Văn Tạo - Chủ tịch Hội cam sành Hàm Yên Kết quả khảo sát cũng cho thấy còn thiếu vắng sự tham gia của các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất tập trung chƣa phát triển bởi thực tế chƣa có nhà máy thu gom, bảo quản, chế biến hay xuất khẩu sản phẩm. 90 Ngoài ra, một số điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển ngành cam vẫn còn hạn chế nhƣ: Điều kiện giao thông vận tải còn gặp nhiều khó khăn; Địa hình của tỉnh khá phức tạp, nhiều đồi núi với độ dốc cao, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản, đặc biệt là việc ứng dụng máy móc thiết bị, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp bị hạn chế; Các khu công nghiệp chế biến nông sản chƣa phát triển; Còn thiếu vắng các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ cam. 4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 330 ngƣời là tác nhân tham gia các khâu trong sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh, bao gồm: 30 ngƣời cung cấp đầu vào; 150 ngƣời trồng cam; 45 ngƣời kinh doanh, tiêu thụ cam; 15 cán bộ và chuyên gia; 90 ngƣời tiêu dùng. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của tỉnh, nghiên cứu phân tích dựa trên các khía cạnh về độ tuổi, trình độ học vấn và giới tính (Phụ lục 17). Về độ tuổi, số liệu khảo sát cho thấy 59,5% số ngƣời đƣợc hỏi nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Đây là độ tuổi đóng góp thể chất và tinh thần tối ƣu cho sự phát triển của ngành cam, cũng nhƣ sự trƣởng thành và khả năng đƣa ra những quyết định khôn ngoan. Độ tuổi này chủ yếu đƣợc phân bố ở các nhóm thƣơng nhân nhƣ nhà cung cấp đầu vào, ngƣời thu gom, ngƣời bán buôn và bán lẻ lần lƣợt là 66,7%, 80%, 73,3% và 73,3%. Số liệu cũng cho thấy 33,3% lực lƣợng lao động thuộc nhóm tuổi 51 trở lên (tuổi già), chủ yếu tập trung ở nhóm ngƣời sản xuất (48,3%) và nhóm cán bộ/chuyên gia nhà nƣớc (53,3%). Những ngƣời sản xuất đƣợc khảo sát chủ yếu là chủ hộ, là những ngƣời đƣợc kế thừa đất đai và các nguồn lực của gia đình để phát triển trồng cam. Các công việc trong khâu sản xuất chủ yếu là những công việc chân tay, nặng nhọc đòi hỏi lao động phải có sức khỏe nhƣ trồng cam, phun thuốc, bón phân, tƣới nƣớc, cắt tỉa cành, làm cỏ, thu hoạch. Hơn nữa trong giai đoạn cần sự tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình mới vào sản xuất cam thì rất cần lực lƣợng lao động trẻ có sức khỏe và trình độ cao. Vì vậy, các giải pháp trẻ hóa lực lƣợng lao động cho nhóm chủ hộ trồng cam cần đƣợc quan tâm. Về trình độ học vấn, có 73,3% số ngƣời đƣợc khảo sát có trình độ trung học phổ thông. Tuy nhiên, nhóm hộ trồng cam đƣợc khảo sát có trình độ học vấn thấp nhất, tỷ lệ THPT chỉ là 40%, và đáng buồn là tỷ lệ không đi học của nhóm này là 11,7%. Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, trình độ học vấn của các chủ hộ chƣa cao, 91 chƣa thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao tham gia các khâu trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao trình độ học vấn cho các hộ trồng cam. Về giới tính, theo số liệu thống kê của tỉnh Tuyên Quang, cơ cấu dân số theo giới tính là 49,68% nam và 50,32% nữ; cơ cấu lực lƣợng lao động theo giới tính là 49,97% nam và 50,03% nữ (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2016). Tuy nhiên, số liệu khảo sát cho thấy cơ cấu ngƣời đƣợc khảo sát theo giới tính là 41% nam và 59% nữ. Điều này cho thấy phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngành cam của tỉnh. Tùy thuộc vào tính chất của từng công việc trong chuỗi cung ứng cam, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm ngƣời thu gom (60%), ngƣời bán lẻ (93,3%) và ngƣời tiêu dùng (86,7%). Cần xây dựng các chính sách về giới đầy đủ nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong sự phát triển ngành sản xuất cam của tỉnh. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tăng cƣờng tập huấn, tạo thuận lợi cho ngƣời sản xuất phát huy đƣợc các nguồn lực sẵn có, áp dụng triển khai sản xuất một cách khoa học, giúp tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trồng cam. Từ năm 2006 - 2015, thông qua hoạt động khuyến nông, chƣơng trình tập huấn của Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên và các chƣơng trình dự án đã triển khai thực hiện nhiều nội dung và các lớp tập huấn cho hộ trồng cam (bảng 4.9). Bảng 4.9. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật giai đoạn 2015 - 2017 TT Nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ĐVT Số lƣợng/ năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Tập huấn về trồng và chăm sóc cây cam Lớp 70 80 117 114,3 146,3 129,3 2 Tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp Lớp 6 7 9 116,7 128,6 122,5 3 Tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm Lớp 10 13 17 130,0 130,8 130,4 4 Tập huấn sản xuất cam an toàn theo hƣớng VietGAP Lớp 1 2 3 200,0 150 173,2 5 Xây dựng mô hình sản xuất cam an toàn theo hƣớng VietGAP Mô hình 2 5 10 250,0 200 223,6 6 Số lƣợt học viên Học viên 2100 2400 3510 114,3 146,3 129,3 92 Nhìn chung công tác tập huấn đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, số lƣợng các lớp và học viên tham gia tăng nhanh qua các năm và triển khai trên quy mô rộng trên vùng quy hoạch sản xuất cam của tỉnh. Tuy nhiên, việc tham gia tập huấn của ngƣời dân cũng chƣa thực sự đầy đủ và hiệu quả, chủ yếu tập trung đối với các chủ hộ trồng cam điển hình tiên tiến, còn những ngƣời trồng cam ở khu vực sâu xa hoặc do trình độ nhận thức thấp nên chƣa tích cực, chủ động tham gia tập huấn, nhận chuyển giao kỹ thuật. Nội dung tập huấn mới chỉ tập trung vào các khâu trong quá trình trồng, chăm sóc cây cam, chƣa chú trọng đến các nội dung về thu hoạch, bảo quản, chế biến, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hay xuất khẩu cam. Thực hiện phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, tỉnh đã có các chƣơng trình, dự án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho vùng sản xuất cam tập trung đến năm 2020, định hƣớng đến 2030: Đào tạo lao động trực tiếp về kỹ thuật trồng trọt cây cam sành; Đào tạo cho chủ hộ trồng cam về kỹ thuật chọn giống, bón phân, chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn; Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại; Đào tạo, bố trí cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành nông học, cây trồng, bảo vệ thực vật, quản lý đất đai về công tác tại xã, huyện thuộc vùng quy hoạch sản xuất cam tập trung; Chính sách thu hút chuyên gia có trình độ chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2018). Theo đó sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho vùng sản xuất cam hàng hóa của tỉnh trong bối cảnh nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất cam đang bị “già hóa”, hạn chế về trình độ văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ít lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. 4.2.7. Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 4.2.7.1. Phát triển thương hiệu sản phẩm Năm 2007, Tuyên Quang đã xây dựng thành công thƣơng hiệu “Cam sành Hàm Yên”, đã đƣợc công bố tiêu chuẩn cơ sở cam sành Hàm Yên và đƣợc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 1973:2007. Hình 4.2 thể hiện biểu trƣng và slogan của thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên. Huyện Hàm Yên có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho cây cam sành sinh trƣởng và phát triển, ngƣời dân có kinh nghiệm trồng lâu năm. Cam sành Hàm Yên là loại cây trồng chủ lực có từ lâu đời của huyện, đƣợc trồng nhiều 93 trên vùng đồi núi và là loại quả có giá trị dinh dƣỡng rất cao (Sở NN&PTNT Tuyên Quang, 2015). Nhờ vậy, cam sành Hàm Yên đã đƣợc bình chọn là 1 trong 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, Top 10 thƣơng hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng do Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo bình chọn. Hình 4.1. Biểu trƣng và slogan của thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên Mặc dù cam sành Hàm Yên đã có thƣơng hiệu nổi tiếng trên phạm vi cả nƣớc, tuy nhiên việc tiêu thụ cam chủ yếu dƣới dạng quả thô, phần lớn cam tiêu thụ chƣa đƣợc gắn nhãn mác, bao bì và các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên gặp phải sự nghi ngại của ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Chƣa có sự phân biệt giá bán giữa cam sản xuất theo mô hình VietGAP và cam sản xuất thông thƣờng nên ngƣời sản xuất chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm. Hộp 4.7. Phát triển thƣơng hiệu dựa trên niềm tin của ngƣời tiêu dùng Từ khi thƣơng hiệu cam sành Hàm Yên đƣợc đăng ký năm 2007, các cơ quan chức năng của chính quyền địa phƣơng đã hƣớng dẫn ngƣời trồng cam chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ các hộ khi áp dụng trồng cam theo mô hình VietGAP. Các chủ vƣờn cam đã quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm cam sạch và uy tín của sản phẩm, họ hiểu rằng thƣơng hiệu cam sành Hàm Yên chỉ có thể xây dựng và phát triển dựa trên niềm tin của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, các hộ trồng cam theo mô hình VietGAP phải đầu tƣ chi phí sản xuất cao hơn, chất lƣợng sản phẩm cũng tốt hơn nhƣng giá bán cũng chỉ tƣơng đƣơng nhƣ cam thông thƣờng. Điều khó khăn nhất là chƣa có cách giúp ngƣời tiêu dùng cam nhận biết và tin tƣởng sử dụng cam an toàn, có thƣơng hiệu. Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang “Hàm Yên lịm ngọt hương cam” 94 Hộp 4.8. Để giữ vững thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên . Để giữ vững thƣơng hiệu cam sành Hàm Yên, hàng năm chúng tôi đều tổ chức tập huấn cho nông dân về cách chăm sóc, bảo vệ, thu hái và vận chuyển đảm bảo đạt đƣợc tiêu chuẩn, chất lƣợng sản phẩm tốt nhất. Với phƣơng châm luôn quan tâm đến lợi ích và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng cam. Ông Nông Huy Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Yên Cam là một trong những loại cây trồng có rất nhiều sâu bệnh hại, điều này đã đƣợc tổng hợp trong kết quả điều tra, khảo sát về tình hình sâu bệnh hại cam tại vùng nghiên cứu. Chính vì lý do nêu trên mà ngƣời trồng cam đã phải sử dụng một lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật rất lớn, tỷ lệ chi phí lên đến 33% tổng chi phí trung gian. Do vậy làm tăng giá thành sản phẩm, mặt khác việc sử dụng nhiều hoá chất bảo vệ thực vật sẽ dẫn đến sản phẩm không an toàn và có nguy cơ gây ô nhiễm đất, nƣớc và không khí trong vùng sản xuất. Vì vậy, để phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa bền vững, cần có biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, vì sức khỏe của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, giữ vững thƣơng hiệu sản phẩm. 4.2.7.2. Phát triển các kênh tiêu thụ cam Các kênh tiêu thụ cam của tỉnh đã đƣợc hình thành, kênh tiêu thụ lớn nhất là kênh: Ngƣời sản xuất => Ngƣời thu gom => Đại lý, chủ bán buôn => Chợ đầu mối các tỉnh => Ngƣời bán lẻ => Ngƣời tiêu dùng, kênh này chiếm 87% tổng sản lƣợng cam (Sở NN&PTNT Tuyên Quang, 2017). Đầu mối tiêu thụ chủ yếu là các thƣơng lái trong và ngoài tỉnh đến trực tiếp thu mua tại vƣờn và cung ứng về các chợ đầu mối. Tỉnh đã thành lập Hội cam sành Hàm Yên và Hợp tác xã Phong Lƣu bƣớc đầu đã thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên nhƣng sản lƣợng còn ít (850 tấn/năm); sản lƣợng còn lại hầu hết chƣa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; chƣa liên doanh, liên kết đƣợc giữa ngƣời sản xuất với doanh nghiệp. Chính quyền địa phƣơng đã tạo điều kiện cho Hợp tác xã Phong Lƣu chuyên kinh doanh, dịch vụ cung ứng sản phẩm cam sành, đƣợc sử dụng nhãn hiệu Cam Sành Hàm Yên. Đầu năm 2017, tỉnh đã thành lập Công ty cổ phần Cam Sành Hàm Yên thực hiện chức năng cung ứng vật tƣ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho vùng trồng cam. Hiện nay đã kết nối và đƣa cam vào tiêu thụ tại các siêu thị BigC, Metro, Coopmart, Fivimart nhƣng khối lƣợng còn rất ít, chỉ chiếm 3% tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_phat_trien_san_xuat_cam_theo_huong_hang_ho.pdf
Tài liệu liên quan