Luận án Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một số nét về ngành Dệt may Việt Nam

Ngành Dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời, theo thời gian, sản phẩm dệt may đã

không ngừng phát triển cả về chủng loại, số lượng và chất lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, trở

thành mặt hàng xuất khẩu số một, giữ vị rất quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Nhà nước đã có đánh

giá cao về vị trí và sự đóng góp của ngành dệt may vào phát triển kinh tế nước nhà, đồng thời coi ngành dệt

may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Ngành

Dệt may đã đạt được thành công đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10-12% một năm, tăng trưởng

xuất khẩu từ 3,609 tỷ USD năm 2003 lên 24,5 tỷ USD vào năm 2014, chiếm khoảng 41% kim ngạch xuất

khẩu của công nghiệp chế tác. Hàng Dệt may Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ,

trong đó có những thị trường có doanh thu cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

- Về số lượng Doanh nghiệp Dệt may: đến cuối năm 2013, ngành Dệt may Việt Nam có 5.982 Công ty dệt

may lớn nhỏ, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực Công nghiệp và gần 5% tổng

lực lượng lao động toàn quốc.(theo thống kê của VINATEX)

+ Phân bố theo khu vực: Phần lớn các công ty được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc

(30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%).+ Phân theo ngành nghề: Số lượng các Công ty May chiếm tỷ trọng lớn (70%) trên số doanh nghiệp

ngành dệt may, còn lại là các Công ty Dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ

(3%). Nếu phân cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu thì số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng

(84/%); số lượng các doanh nghiệp FDI là (15%) và số lượng DNNN chỉ chiếm tỷ trọng là (1%).

3.1.1.2 Tiềm năng và thách thức phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị xuất khẩu xơ, sợi năm 2013 đạt 2,15 tỷ USD thì tổng giá trị xuất khẩu toàn bộ hàng dệt may, xơ, sợi năm 2013 đạt 20,1 tỷ USD, ngành dệt may trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 3.1.2 Về tập đoàn Dệt may Việt Nam 3.1.2.1 Một số nét về tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) Vinatex cùng các công ty trong tập đoàn tạo thành chuỗi cung ứng khá đầy đủ, cho toàn bộ các khâu trong hoạt động của tập đoàn gồm: thiết kế thời trang, cung ứng nguyên, phụ liệu, sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm dệt may, như: sản xuất bông, sợi, dệt, nhuộm, may, hệ thống phân phối ở trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài ra Vinatex còn có các cơ sở phụ trợ khác. Về qui mô và cơ cấu tập đoàn Vinatex có tổng tài sản đến năm 2013 là trên 11.830 tỷ đồng, doanh thu và thu nhập năm 2013 đạt 10.954 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năn 2013 đạt 274 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 72 tỷ đồng, với tổng số lao động bình quân khoảng 97 ngàn người, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5 triệu đồng/ tháng. 3.1.2.2 Tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn dệt ma: Doanh thu của Vinatex tăng trưởng qua các năm, cụ thể là: doanh thu của năm 2006 là 12.122 tỷ đồng, doanh thu của năm 2009 là 14.023 tỷ đồng tăng thêm 1.901 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 115,6%. Đến năm 2012 doanh thu đạt 12.431 tỷ đồng tăng 309 tỷ đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 102,5%. Vốn chủ sở hữu tăng từ 2.287 tỷ đồng năm 2006 lên đến năm 2009 là 3.863 tỷ đồng, tỷ lệ là 168,9%. Đến năm 2013 vốn cổ phần hóa đạt 4.920 tỷ đồng tăng 2.633 tỷ đồng so với năm 2006 với tương ứng tỷ lệ tăng 215,1%. Điều đó chứng tỏ, tốc độ tăng của doanh thu liên tục và ổn định, với tỷ lệ tăng trưởng nhanh, nhưng mức tăng vốn CSH của Vinatex không đều giữa các năm. Lợi nhuận sau thuế của Vinatex những năm qua cũng không ngừng tăng từ 163 tỷ năm 2006 lên đạt 351 tỷ đồng năm 2008, tương ứng với tỷ lệ là: 215,1% lợi nhuận của Vinatex tiếp tục tăng, năm 2009 đạt là 638 tỷ đồng; đến năm 2013 đạt 274 tỷ đồng, Những tồn tại về doanh thu và vốn chủ sở hữu của Vinatex ảnh hưởng tới tái cơ cấu vốn: Thứ nhất: Nhìn bảng 3.6 ta thấy vốn chủ sở hữu có tăng nhưng mức tăng, tốc độ tăng vẫn còn thấp: ví dụ như năm 2010 so với năm 2009 tăng là 8,3%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,5%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,17%; năm 2013 so với năm 2012 tăng là 2%. Thứ hai: So với năm 2006 các năm sau tuy có phát triển, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhưng tốc độ tăng doanh thu và tăng lợi nhuận còn chưa ổn định, lúc tăng tốt 2009, 2010, 2011, lợi nhuận đạt 638-832 tỷ đồng; Năm 2012 giảm xuống còn: 730 tỷ đồng, thậm chí năm 2013 chỉ còn 274 tỷ đồng. (nguyên do như đã trình bày ở trên là năm 2012 và 2013 do tách các đơn vị hoạch toán phụ thuộc CPH và các Công ty TNHH MTV không nằm trong báo cáo tài chính) Thứ ba: Trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp luôn chiếm tỷ trọng ở mức 26,3% năm 2006 đến 32,2% năm 2010 như vậy giai đoạn này nguồn vốn vay quá lớn luôn từ 67,8% đến 73,7% tình hình tài chính sẽ căng thẳng, co kéo về nguồn vốn. Đến năm 2012, 2013 thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu mới tăng lên 41,6% - 43%. Thứ tư: Trong các năm báo cáo từ 2006-2013 tỷ lệ doanh thu trên vốn CSH ta thấy giảm dần qua các năm từ 5,3 lần năm 2006 giảm đến năm 2008-2009 xuống còn 3,63-3,99 lần đến năm 2009-2010 lại tiếp tục tăng lên đến 3,99 lần và 4,29 lần; nhưng đến năm 2012 và 2013 lại tiếp giảm còn 2,57 đến 2,22 lần. 3.2 Thực trạng cấu trúc vốn kinh doanh của DN Dệt may 3.2.1 Về cấu trúc vốn Chủ sở hữu, vốn Vay của DNDM năm 2006 -2013. (i) Cơ cấu vốn, mức độ tăng trưởng vốn của DNDM được thể hiện qua bảng số liệu sau: Nhìn vào bảng số liệu 3.7 của Vinatex cho thấy: - Tại thời điểm 31/12/2006 tổng nguồn vốn là 8.688 tỷ đồng, đến năm 2009 nguồn vốn đạt là: 11.854 tỷ đồng, tăng lên là 3.166 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 36,4%; đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 14.042 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng lên là 2.188 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 18,45%; Năm 2011 là năm cổ phần hóa vinatex có một số tài sản không cần dùng, công nợ không có khả năng thu hồi là: 1.354 tỷ đồng và tài sản ở các đơn vị sự nghiệp là 107,6 tỷ đồng được loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp;[3] Trong đó Vốn CSH năm 2006 là 2.287 tỷ đồng, đến 2013 đạt là 4.920 tỷ đồng, tăng lên 2.633tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 215,1% như vậy trong điều kiện hội nhập tốc độ tăng nguồn vốn và tốc độ tăng vốn CSH của Vinatex là rất tốt. (ii) Về Tổng số tài sản và cơ cấu tài sản của DN Dệt và DN May. Giá trị đầu tư TSCĐ và ĐTDH của Vinatex năm 2006 là 4.594 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên là 6.942 tỷ đồng, tăng lên là 2.348 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 151%; năm 2013 là 6.082 tỷ đồng tăng lên là 1.488 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ là 132,5%; Tương tự như vậy, TSCĐ và ĐTDH đó tăng lên năm 2010 so với năm 2006 là 173,4% và năm 2013 tăng so với năm 2006 là 140,4%. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng TSLĐ và ĐTNH nhanh hơn so với TSCĐ và ĐTDH khoảng 10-20%, đây là một thực trạng không tốt về các khoản đầu tư và tình hình tài chính của Tập đoàn. Nhìn vào biểu số liệu 3.8d về cơ cấu tài sản của Tổng Công ty May Sài Gòn. Do ngành SXKD chính là ngành may do vậy ta thấy tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH trừ năm 2008 là 50,1% và năm 2009 là 43,1 % tương đối cao; còn các năm khác từ năm 2010 đến năm 2013 thì tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH luôn luôn chiếm từ 27,2 % đến 30,3 % bảng 3.8d. Điều đó cho thấy Do là doanh nghiệp chuyên về may mặc nên TSCĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, Mặt khác TSLĐ và ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng lớn 72,8% năm 2011 + 2012 và năm 2013 là 28,0% trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. - Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy tốc độ tăng Tổng nguồn vốn: 31/12/2006 tổng nguồn vốn là 8.688 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên là 14.042 tỷ đồng, tăng lên là 5.354 tỷ đồng, tương ứng tăng là 161,6% so với năm 2006; đến năm 2013 tổng vốn đạt 11.830 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 3.142 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 136,1% so với năm 2006, đây là tốc độ tăng rất cao của Vinatex. (iii) Về Tổng số nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Vinatex năm 2006 - 2013 Trong bảng 3.9 cho thấy VCSH đến 2013 VCSH đạt là 4.920 tỷ đồng, tăng lên 2.633 tỷ đồng so năm 2006 vốn CSH chỉ là 2.287 tỷ đồng; tương ứng với tỷ lệ tăng là 215,1% ; Năm 2011 vốn CSH là 4.582 tỷ đồng tăng lên 398 tỷ đồng so với năm 2010 (là 4.184 tỷ đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 9,5%; Năm 2012 vốn CSH là 4.819 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 237 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 5,17%. Điều đó đã phản ánh tình hình kinh doanh tốt của tập đoàn và các công ty thành viên. (iv) Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Vinatex. Sau khi gia nhập WTO đã đem lại cho Vinatex sự tăng tốc trên các phương diện tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng vốn, tăng trưởng tổng tài sản của tập đoàn và các công ty thành viên, điều đó được biểu hiện qua bảng số liệu các chỉ tiêu: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) qua các năm tăng trưởng sau đây: Nhìn vào bảng số liệu 3.10 cho biết:  ROA: Tỷ suất sinh lời của tài sản Vinatex có tốc độ tăng từ 1,88 lần năm 2006 lên 3,3 năm 2008; năm 2010 đạt 6,32 lần; năm 2012 đạt 6,53 và 2,31 năm 2013. Chỉ tiêu ROA càng lớn thì tình hình kinh doanh của tập đoàn càng tốt, chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất vay bình quân năm cùng thời điểm thì càng tốt hơn nữa. (Về vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau)  ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 7,12%, năm 2008 là 9,9%; năm 2010 là 19,5% năm 2011 là 18,15% điều đó cho thấy tình hình KD của Vinatex giai đoạn ngày một rất tốt. Lợi nhuận không ngừng tăng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng trưởng rất nhanh, điều đó nhờ có hội nhập nên những năm qua đã thúc đẩy Vinatex phát triển kinh doanh tốt.  ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Năm 2006 đạt 1,34%, năm 2008 đạt 2,86%; năm 2010 đạt 4,89% và năm 2012 đạt 5,87%, năm 2013 đạt 2,5%. Điều đó cho biết tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng dần theo thời gian từ năm 2006 đến năm 2012. Chứng tỏ DN Vinatex kinh doanh ngày một có hiệu quả hơn, doanh thu tăng trưởng tốt, DN ngày càng phát triển hơn. (ii) Doanh thu, vốn, vòng quay vốn của DN Vinatex  Bảng 3.11 Chỉ tiêu Doanh thu, vốn, vòng quay vốn, của Vinatex năm 2006-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh thu 12.122 12.800 12.27 2 14.023 16.72 2 19.682 12.431 10.954 2 Vốn KD 2.287 3.208 3.553 3.863 4.184 4.582 4819 4920 3=½ Vòng quay vốn 5,3 3,99 3,45 3,63 4 4,3 2,58 2,23 (Nguồn: báo cáo kiểm toán 2006-2013 Vinatex và tác giả tự tính toán) Vòng quay vốn kinh doanh: cho biết một đồng vốn kinh doanh trong 1 năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nhìn vào bảng số liệu 3.11 cho thấy năm 2006 vòng quay vốn kinh doanh là 5,3 lần, tức là 1 đồng vốn tạo được 5,3 đồng doanh thu. Tương tự như vậy năm 2008 là 3,45 vòng; năm 2010 là 4 vòng; năm 2012 là 2,58 vòng, năm 2013 là 2,23 vòng. (iii) Khả năng tự tài trợ TSCĐ của tập đoàn dệt may: Nhìn vào bảng 3.13 cho thấy những năm 2006 đến năm 2011 nguồn vốn dài hạn luôn luôn tương đương giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH, cụ thể năm 2006 Vốn dài hạn 4.549 tỷ đồng tương ứng có giá trị còn lại là 4.594 tỷ đồng; Năm 2007 nguồn vốn dài hạn là 5.464 tỷ đồng, giá trị còn lại tương ứng là 5.369; Tương tự như vậy năm 2008 nguồn vốn dài hạn là 6.251 tỷ đồng, giá trị còn lại là 6.213 tỷ đồng; Điều này cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp đã đầu tư TSCĐ cân đối, có nghĩa là nguồn vốn dài hạn sử dụng đầu tư TSCĐ, còn TSLĐ thì dùng nguồn vốn ngắn hạn. (v) Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp Dệt may. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhất là những năm sau khi đã gia nhập WTO, đã đem lại cho các DNDM trên cả nước sự tăng tốc trên nhiều phương diện tăng trưởng khác nhau như doanh thu, lợi nhuận, vốn và tăng trưởng tổng tài sản các DNDM đó được thể hiện qua bảng số liệu các chỉ tiêu: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) qua các số liệu sau đây: (iv) So sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của Vinatex và các Công ty Dệt may khác: Căn cứ vào số liệu tại biểu 3.10 và số liệu tại các biểu: 3.14 a,b,c ta tổng hợp lại biểu so sánh chỉ tiêu ROA, ROE, ROS của các công ty dệt may để so sánh, đánh giá, nhận xét. Qua các bảng số liệu thống kê báo cáo tài chính các đơn vị trên, thì Công ty dệt may Thành Công kinh doanh không ổn định, cụ thể: năm 2008 kém, năm 2012 rất kém, năm 2010 lại rất tốt, năm 2009 và năm 2010 ở mức độ trung bình, điều đó cho thấy ngoài yếu tố khách quan, thì khả năng lãnh đạo điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Tất cả những diễn giải, số liệu và phân tích trên cho đánh giá: Cổ phần hóa 100% vốn Nhà nước là phương án tối ưu. 3.2.2 Tái cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt may. Căn cứ theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần và quyết định số 5151/QĐ-BCT ngày 7 tháng 10 năm 2011 về việc cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đòan dệt may Việt Nam và nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong thới gian tới. Công ty mẹ tập đoàn dệt may Việt Nam đề nghị áp dụng việc thực hiện cổ phần hóa theo hình thức: bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại tập đoàn, kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Kết quả sau khi cổ phần hóa theo quyết định số 5151/QĐ-BCT ngày 7/10/2011 của Bộ công thương, Vốn kinh doanh của công ty mẹ tập đoàn dệt may–Vinatex như sau: 3.2.2.1 Tăng qui mô vốn kinh doanh, thay đổi cấu trúc vốn chủ sở hữu. (i) Tăng qui mô vốn kinh doanh của Vinatex: Bảng 3.15a Cho ta biết nguồn vốn nhà nước đánh giá lại là 4.299 tỷ đồng, phát hành tăng vốn thêm là 701 tỷ đồng như vậy tổng vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng: trong đó vốn chủ sở hữu của Nhà nước là 55% tương ứng với 2.550 tỷ đồng; nguồn vốn khác là 45% tương ứng là 2.450 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn hiện nay đã tăng so với trước khi cổ phần hóa là 701 tỷ đồng tuy nhiên nguồn vốn kinh doanh hiện nay 5.000 tỷ đồng là quá thấp so với nhu cầu vốn hiện hành. Nhìn vào bảng 3.15b chúng ta thấy năm 2011 là năm cổ phần hóa, các năm 2009-2010 là năm trước cổ phần hóa, số liệu các năm sau cổ phần hóa là 2012-2013, xét về mặt tăng trưởng ở đây rõ nhất là Doanh thu, qui mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Qua số liệu trên, phản ảnh các chỉ tiêu tài chính như sau: * Đối với Công ty Dệt kim Đông Xuân năm 2009-2010 có doanh thu tương ứng là 137 tỷ đồng và 196 tỷ đồng nhưng đến năm 2012-2013 là 195 tỷ đồng và 250 tỷ đồng như vậy năm 2013 so với năm 2009 tăng 113 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 82,4%; Tương tự như vậy qui mô tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu cũng tăng, năm 2009 vốn CSH là 136 tỷ đồng thì đến năm 2013 Vốn CSH là 163 tỷ đồng tăng lên 27 tỷ đồng với tỷ tăng là 19,8%. * Đối với Công ty Dệt kim Đông Phương năm 2009-2010 có qui mô tổng tài sản là 450 - 567 tỷ đồng đến năm 2012-2013 có qui mô tổng tài sản tăng lên đạt 996 - 989 tỷ đồng. Như vậy đối với Dệt kim Đông Phương tổng tài sản từ 450 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2013 tăng thêm 539 tỷ đồng đạt là 989 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 119,7%. Vốn chủ sở hữu từ 122 tỷ đồng năm 2009 tăng thêm 152 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 274 tỷ đồng; Doanh thu từ 991 tỷ đồng năm 2009 tăng đến năm 2013 đạt là 2060 tỷ đồng. (ii) Thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nguồn vốn vay.  Thay đổi cơ cấu nguồn vốn Nhìn vào biểu 3.16 (cột 3) cho chúng ta biết vốn CSH tăng từ 2.287 tỷ đồng năm 2006 đến năm 2009 là 3.863 tỷ đồng; đến năm 2013 là 4.920 tỷ đồng; tuy nguồn vốn vay (cột 4) có tăng lên từ 6.401 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 7.991 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2013 là 6.910 tỷ đồng; Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn vay (cột 5) luôn luôn có xu hướng tăng lên, qua số liệu từ năm 2006 đến năm 2013 của DN Vinatex (biểu 3.16 nêu trên) chúng ta thấy rõ tỷ trọng VCSH / nguồn Vốn Vay năm 2006 là 26,32%; năm 2007 là 32,19% năm 2009 là 29,8% và năm 2013 là 41,59% điều đó chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của Vinatex luôn thay đổi theo chiều tích cực, giảm nguồn vốn vay và tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ cho thấy việc sử dụng vốn sẽ an toàn hơn, độ rủi ro trong kinh doanh sẽ thấp hơn, doanh nghiệp hoạt động bền vững hơn. (iii) Tái cấu trúc nguồn vốn tín dụng: Giảm vay ngắn hạn, tăng vay dài hạn: 1. Tổng nguồn vốn vay có chiều hướng tăng lên trong các năm 2009, 2010, 2011 so với năm 2006 -2007; năm 2010 và năm 2011 có tổng nguồn vốn vay nợ là cao nhất tương ứng là 9.658 tỷ đồng và 8.019 tỷ đồng; năm 2012 và năm 2013 tổng nguồn vốn vay giảm xuống là do các đơn vị hạch toán phụ thuộc được cổ phần hóa tách khỏi báo cáo quyết toán. 2. Vay ngắn hạn trên tổng vốn vay có chiều hướng đi lên từ 64,6% năm 2006 lên 76,7% năm 2010 và 74,7% năm 2011. Sang năm 2012 tỷ trọng vốn vay dài hạn lại giảm còn 69,7% đến năm 2013 giảm còn 65,6%. (năm 2012 và 2013 số liệu giảm, là nguyên do các công ty con DN dệt may tách ra cổ phần hóa). 3. Vay dài hạn trước cổ phần hóa từ năm 2010 trở về trước (2006 -2010) luôn luôn nhỏ chiếm tỷ trọng từ 35,3% năm 2006 đến 23,2% năm 2010. Năm 2011 tỷ trọng nguồn vay dài hạn là 25,2%; Sau cổ phần hóa năm 2012 và năm 2013 tỷ trọng vốn vay dài hạn trên tổng số vốn vay tương ứng là 30,3% và 34,4%. Nguyên nhân do sau cổ phần hóa Vinatex đã vay dài hạn để mở rộng đầu tư, kịp thời hội nhập TPP. Tái cấu trúc nguồn vốn đầu tư không có hiệu quả, Năm 2010-2011, tổng giá trị đầu tư tài chính dài hạn của công ty là 3.245 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tài sản của công ty. Song doanh thu và lợi nhuận năm 2013 từ bán hàng của công ty mẹ cũng chỉ tương ứng 116 tỷ đồng và 36 tỷ đồng, do hầu hết các công ty con của Vinatex hoạt động không hiệu quả. Điển hình như Công ty TNHH MTV TM Thời Trang Dệt May (Vinatexmart) lỗ đến 45 tỷ đồng trong năm 2013. Doanh nghiệp dệt may phải thu hồi vốn, thoái vốn, đầu tư đã đầu tư ngoài ngành Công ty mẹ Vinatex có vốn chủ sỡ hữu chủ yếu được đầu tư vào các công ty con, công ty lien kết, công ty lien doanh các khoản đầu tư này hiện đang chiếm 84,6% vốn điều lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty mẹ vinatex cũng đang còn những khoản đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính của mình. Do đầu tư ngoài ngành, đầu tư vào những ngành không đúng sở trường, truyền thống của ngành Dệt may như: đầu tư tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản. 3.2.2.2 Thay đổi cấu trúc vốn do các nhân tố ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển và hội nhập vừa qua của các doanh nghiệp Dệt may, thì các yếu tố bên ngoài cũng tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. (i) Cấu trúc vốn bị ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Nhìn chung tình hình kinh tế của đất nước ta giai đoạn 2007-2013: Năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhập WTO, kinh tế quốc tế và trong nước tương đối ổn định. Do vậy các chỉ số kinh tế của Việt Nam khá tích cực: GDP tăng 8,4%. CPI bình quân tăng 8,3% Tốc độ tăng trưởng kinh tế là thước đo cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính tối ưu cho các dự án. Do khủng hoảng kinh tế tòan cầu, việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại trong những năm 2008-2013 và thấp hơn giai đoạn 2006-2007, làm giảm tỷ lệ vốn vay của các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May Việt Nam. Lạm phát, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì rủi ro của việc cấp tín dụng sẽ tăng lên và người cho vay sẽ có xu hướng hạn chế cho vay. Bởi vậy, những năm lạm phát tăng cao 2007-2008, 2010 - 2011 đã làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNDMVN nói riêng. Từ chỗ vốn vay thay đổi nên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may cũng thay đổi. Thuế suất: Theo lý thuyết mô hình cân bằng, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng tài trợ bằng nguồn vốn vay bởi vì lãi vay được khấu trừ thuế. Trong giai đoạng 2007-2012, với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28% trước 1/1/2009 và 25% sau thời điểm này mang đến cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp dệt may, lợi ích thuế từ các khoản vay nợ. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp vay nhiều hơn khi tỷ lệ thuế suất ở mức cao, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cũng thay đổi, theo hướng sử dụng nhiều vốn từ vay nợ hơn. (ii) Cấu trúc vốn bị ảnh hưởng của các nhân tố bên trong. Qui mô của doanh nghiệp: Để đánh giá qui mô của doanh nghiệp trong nghiên cứu này sử dụng chi tiêu doanh thu của doanh nghiệp. Đối với Vinatex các năm từ 2006 đến 2013 (biểu 3.11) tốc độ tăng doanh thu tăng trưởng tốt từ 12.122 tỷ đồng năm 2006 tăng lên đến 12.800 tỷ đồng năm 2007 và tăng mạnh 2010- 2011 lên đến 19.682 tỷ đồng, (năm 2012-2013 do tách các đơn vị thành viên nên hạch toán tổng doanh thu có giảm); Công ty May Sài Gòn (biểu 3.14 a) doanh thu tăng từ 424 tỷ đồng năm 2008 lên đến 1.228 tỷ đồng năm 2013, như vậy doanh thu tăng lên 804 tỷ đồng, tốc độ tăng là 289,6%; Sự tăng trưởng của doanh nghiệp: Thể hiện ở tốc độ tăng của tổng tài sản của doanh nghiệp Vinatex qua các năm 2006 đến 2013 (bảng 3.8a). Cụ thể năm 2006 tổng tài sản của doanh nghiệp từ 8.688 tỷ đồng lên đến 11.830 tỷ đồng năm 2013 với mức tăng là 3.142 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 136,1%; Đối với Công ty May Sài Gòn biểu 3.14a tốc độ tăng tổng tài sản của doanh nghiệp từ 186 tỷ đồng năm 2008, tăng lên đến 658 tỷ đồng 2013 với mức tăng là 472 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 353,7%. Cấu trúc tài sản hữu hình: Cấu trúc tài sản cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bởi vì cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (giá trị tài sản dài hạn) trên tổng số tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, tài sản cố định hữu hình có thể được doanh nghiệp sử dụng làm tài sản thế chấp khi đi vay. Do vậy nếu tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp lớn thì người cho vay (có thể là ngân hàng) có thể giảm được rủi ro và từ đó cũng có thể giảm chi phí cho vay. Như vậy về mặt lí thuyết, khi tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ tăng “khả năng vay nợ” Tính thanh khoản: Được đo bằng tài sản lưu động trên tổng vay ngắn hạn, Tính thanh khoản có tác động (+) tăng, (-) giảm đến cơ cấu vốn. Doanh nghiệp có tính thanh khoản cao có thể thanh toán, đúng đủ các khoản nợ vay khi đến hạn. Như vậy thanh khoản tốt tỷ lệ thuận với nguồn vốn tín dụng, do đó khả năng vay nợ tăng lên và cơ cấu vốn cũng thay đổi theo.  Nhân tố cấu trúc vốn chủ sở hữu: Đây là nhân tố riêng có của các DNNN khi mà trong cấu trúc vốn chủ sở hữu, có một nguồn vốn không nhỏ đó là sự tham gia của vốn của nhà nước. Nhà nước tham gia với tư cách là một cổ đông, thậm chí là một cổ đông lớn có quyền chi phối và quyết định mọi chiến lược hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.3 Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của DNDM thời gian qua. Từ thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đối với các doanh nghiệp dệt may nêu trên, đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dệt may như sau: 3.2.3.1 Ưu điểm của cấu trúc vốn doanh nghiệp Dệt và May (i) Ưu điểm chung cho cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may. Một là, Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp dệt may đã có sự tái cấu trúc theo hướng gia tăng vốn thường xuyên (vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ổn định của các doanh nghiệp dệt may. Hai là, Tăng trưởng qui mô vốn chủ sở hữu, chứng tỏ các doanh nghiệp càng phát triển, tăng qui mô vốn chủ sở hữu càng làm tăng tích tụ tự chủ tài chính, tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may có tốc độ tăng trưởng về quy mô vốn cao, như Vinatex năm 2006 là 2.287 tỷ đồng đến cuối năm 2013 là 4.920 tỷ đồng tăng là 2.633 tỷ đồng tương ứng là 115,13%; Ba là: Nhiều doanh nghiệp dệt may đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí vốn vay rẻ, tìm được nhiều nguồn ưu đãi, được hưởng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu cho nên đã có kết quả, hiệu quả kinh doanh khá cao và thu được những lợi nhuận lớn như Vinatex năm 2010 đạt 818 tỷ đồng, năm 2011 đạt 832 tỷ đồng, năm 2012 đạt 730 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty May Sài Gòn năm 2008 là 17 tỷ đồng đến năm 2013 là 49 tỷ đồng tăng lên 32 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 190%; Tổng công ty Việt Thắng năm 2008 lợi nhuật đạt là 56 tỷ đồng đến năm 2013 đạt là 84 tỷ đồng tăng lên là 28 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 50%... Bốn là, một số các doanh nghiệp dệt may đã thực hiện được nguyên tắc tài trợ vốn theo tính tương thích trong những giai đoạn phát triển nhất định. Năm là, nguồn vốn vay của DN dệt may có xu hướng ngày càng được đa dạng hóa, đa dạng hóa gói dịch vụ với Ngân hang. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trong và ngoài nước tốt, do phát triển sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng trưởng tốt, dòng tiền ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín các doanh nghiệp dệt may tang, nên rất có lợi thế khi vay nợ, thay đổi cấu trúc nguồn vốn vay. 3.2.3.2 Những hạn chế của cấu trúc vốn Doanh nghiệp dệt may. 3.2.3.3 Đặc điểm riêng biệt tái cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành Dệt và May. Ngoài các đánh giá chung về ưu điểm và tồn tại cho doanh nghiệp ngành Dệt và May thì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, có nhận xét đánh giá về ưu nhược cấu trúc vốn như sau: (i) Đối với doanh nghiệp ngành Dệt: Ngoài những ưu điểm nhược điểm chung của ngành dệt may ra thì ngành Dệt còn có những đặc điểm riêng của ngành như sau: Một là: Ngành Dệt có giá trị TSCĐ lớn, do vậy việc thu hút vốn đầu tư xây dựng cần một lượng vốn lớn hơn nhiều so với một doanh nghiệp may. Bởi vậy các DN FDI thường thích đầu tư vào các nhà máy may, ít khi họ đầu tư vào một nhà máy dệt. Theo hiệp hội dệt may cho đến cuối năm 2013 thì số lượng các công ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%) trên số doanh nghiệp ngành dệt may, còn lại là các công ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%); Hai là: Cơ cấu tài sản trong mỗi một doanh nghiệp dệt may cũng khác nhau, trong các DN dệt giá trị TSCĐ thường lớn, giá trị TSLĐ thường nhỏ. Điều đó thể hiện ở số liệu các biểu 3.8a; 3.8b và 3.8c ta thấy cơ cấu tài sản của các Tổng công ty Dệt Việt Thắng; Ngược lại với DN dệt thì DN May là TCT May Sài Gòn tỷ lệ TSCĐ chiếm rất thấp thông thường từ 27,2% đến tối đa là 50%, đối với TCT May Sài Gòn năm giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ TSCĐ chiếm trên tổng số là 27,2% đến 28%. Ba là: Đối với ngành Dệt thời gian hoàn vốn lâu, vòng quay vốn chậm. Bởi v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_tai_cau_truc_von_doanh_nghiep_det_may_viet.pdf
Tài liệu liên quan