Luận án Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ khi Việt Nam tham gia tpp

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do lựa chọn đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5. Những đóng góp mới của đề tài .10

6. Kết cấu của luận án.11

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐưỢC CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .12

1.1 Tổng quan các đề tài trong nước .12

1.2 Tổng quan các đề tài nước ngoài.16

1.3 Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên

cứu của luận án .19

CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG

THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

TRONG THưƠNG MẠI QUỐC TẾ.21

2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng

nông sản của nước nhập khẩu.21

2.1.1 Các khái niệm có liên quan .21

2.1.2 Các loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản .24

2.1.3 Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản .28

2.2 Khái niệm, qui trình và phương thức thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương

mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu.31

2.2.1. Khái niệm và qui trình đảm bảo thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương

mại hàng nông sản của nước nhập khẩu.31

2.2.2. Phương thức thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản

của nước nhập khẩu.33

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương

mại hàng nông sản của nước nhập khẩu.35

2.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu .35

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài .37

2.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc thích ứng hàng rào kỹ thuật trong

thương mại đối với hàng nông sản và bài học cho việt nam .39

2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .39

2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .51

CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG

THưƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ

TRưỜNG HOA KỲ KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP (CPTPP) .54

pdf203 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ khi Việt Nam tham gia tpp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.838 Canada 1.878 2.075 2.632 4.321 5.703 7.431 7.099 5.790 6.556 6.260 7.912 Mexico 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Peru 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam tăng nhanh và có mặt tại nhiều nƣớc trên thế giới. Năm 2018, trái cây đƣợc xuất khẩu tới 60 nƣớc và vùng lãnh thổ, kim ngạch đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2007. Chỉ riêng năm 2018, Việt Nam xuất đƣợc 962,078 tấn trái cây trong đó Hoa Kỳ chiếm khoảng 7,475 tấn, đạt giá trị khoảng 33 triệu USD trái cây (HS081090), tăng 18,6% so với năm 2017. Thị trường các nước CPTPP: Nhu cầu nhập khẩu quả nhiệt đới của Hoa Kỳ đang ngày một tăng, kim ngạch nhập khẩu quả nhiệt đới toàn thế giới vào Hoa Kỳ năm 2018 đạt 220 triệu USD, tăng 14% so với năm 2017. Trong đó, Việt Nam mới chỉ chiếm 1% về lƣợng và 5,5% giá trị trái cây NK vào Hoa Kỳ. Hiện Việt Nam đang đứng vị trí số 2 trong Top 10 những nƣớc XK các loại quả sang Hoa Kỳ sau Mexico (chiếm 55,8% thị phần trong tổng số lƣợng nhập khẩu trái cây của Hoa Kỳ). Trong số các nƣớc CPTPP, hiện chỉ có Mexico là quốc gia xuất khẩu quả nhiệt đới nhiều nhất sang Hoa Kỳ, các nƣớc còn lại có khối lƣợng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tuy có tăng nhƣng không đáng kể. Đây sẽ là cơ hội tốt đối với Việt Nam, trái cây Việt Nam có thế thông qua Mexico, tận dụng những ƣu đãi từ Hiệp định USMCA đƣa trái cây vào Hoa Kỳ. Điều dễ nhận thấy là Mexico nằm ở Bắc Mỹ, có đƣờng biên giới chung với Hoa Kỳ nên có lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam trong vận chuyển quả và quả hạch tới Hoa Kỳ. 83 Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới ở Hoa Kỳ đang có xu hƣớng tăng lên, nhu cầu tiêu thụ trái cây nói chung của ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ cũng tăng theo đà tăng dân số ổn định ở nƣớc này, thì tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh XK trái cây tƣơi sang Hoa Kỳ là rất lớn khi mới đây quả xoài của Việt Nam chính thức đƣợc nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ sau 10 năm đàm phán. 3.2.5 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP - Đánh giá động thái xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP Với thị trƣờng Hoa Kỳ, qua số liệu tổng hợp, phân tích với những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ, có thể thấy, hầu hết các mặt hàng trong 3 nhóm hàng nông sản đều giữ mức tăng trƣởng khá ổn định qua các năm. Một số mặt hàng thậm chí tăng trƣởng khá nhanh nhƣ quả nhiệt đới xuất sang Hoa Kỳ năm 2018 đạt 1 tỷ USD tăng 126% so với năm 2017, cá tra đạt gần 800 triệu USD tăng 43% so với năm 2017. Điều này thấy rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam trong những ngành này đang đáp ứng và thích ứng tốt với những hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của thị trƣờng này. Với thị trƣờng các nƣớc CPTPP, theo các cam kết trong Hiệp định CPTPP, hàng rào thuế quan tiếp tục đƣợc dỡ bỏ, song những lợi ích đem lại cho Việt Nam chƣa đáng kể. Theo số liệu đã phân tích, có thể thấy hầu hết các mặt hàng đều tăng trƣởng rất thấp, thậm chí nhiều mặt hàng tăng trƣởng âm, duy chỉ có mặt hàng cá tra xuất khẩu sang thị trƣờng CPTPP có mức tăng trƣởng cao 123% năm 2018 so với 2017. Trong đó, mặt hàng cá tra chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, New Zealand, Brunei và Malaysia. Điều này cho thấy những tác động, ảnh hƣởng trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định CPTPP trong thời gian qua chƣa nhiều. - Đánh giá vị trí của thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Với thị trường Hoa Kỳ, quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có tính bổ trợ cho nhau. Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều tiềm năng hợp tác toàn diện và đang nỗ lực thúc đẩy 84 thƣơng mại song phƣơng theo hƣớng cân bằng hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia. Nếu nhƣ năm 1994 (thời điểm Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mới đạt 220 triệu USD thì đến năm 2001 (trƣớc thời điểm Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực) đã đạt 1,4 tỷ USD. Đến cuối năm 2018, thƣơng mại hai chiều đạt mức 58,8 tỷ USD và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên đến 35,4 tỷ USD. Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian gần đây đã giúp Việt Nam có bƣớc nhảy vọt từ vị trí thứ 12 lên thứ 9 trong các nƣớc xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thƣơng mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Hiện tại, Hoa Kỳ đã trở thành thị trƣờng nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp. Điều đó cho thấy, hàng nông sản Việt Nam khi đã thích ứng với thị trƣờng đòi hỏi khắt khe về chất lƣợng nhƣ Hoa Kỳ nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vƣơn tới nhiều thị trƣờng lớn trên thế giới. Với thị trường các nước CPTPP, Hiệp định CPTPP mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trƣờng chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trƣờng gần 500 triệu dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng các nƣớc thành viên CPTPP đƣợc hƣởng những cam kết cắt giảm thuế quan ở mức cao.CPTPP tạo điều kiện cơ cấu lại thị trƣờng xuất khẩu. Hiện có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ có thể tìm cơ hội mở rộng sang thị trƣờng các nƣớc CPTPP. Việt Nam và một số nƣớc CPTPP nhƣ Canada, Mexico, Australia, Malaysia có thể mạnh xuất khẩu nông sản, tuy nhiên, giữa các quốc gia này không mang tính cạnh tranh mà có tính bổ trợ cho nhau. Hiện rất nhiều sản phẩm nông sản, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các quốc gia CPTPP cũng đang có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam nhƣ: trái cây, thủy sản, cà phê, hạt điều Về nhu cầu và quy mô của thị trƣờng các nƣớc CPTPP là rất lớn. Tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nƣớc đối tác trong CPTPP trong năm 2018 là gần 2.700 tỷ USD. Hiện Việt Nam mới xuất khẩu sang các nƣớc này hơn 44 tỷ USD, chiếm khoảng 1,7% tổng 85 nhập khẩu của các nƣớc. Riêng với Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018 là 51 tỷ USD. Nhƣ vậy, dƣ địa cho xuất khẩu của nƣớc ta sang các thị trƣờng các nƣớc CPTPP còn rất lớn. Tham gia CPTPP là một cơ hội tốt giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mexico, Australia, Canada cũng nhƣ đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Nhiều thị trƣờng và đối tác trong CPTPP có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung lớn với Việt Nam khi Hoa Kỳ đang ngày càng thắt chặt các chính sách thƣơng mại nhằm bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) đang mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhất là với thị trƣờng Nhật Bản-một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng dƣ địa từ Nhật Bản còn rất lớn và là mảnh đất tiềm năng giúp tăng trƣởng xuất khẩu trong tƣơng lai. Trong số các quốc gia tham gia CPTPP, có tới 3 nƣớc mà Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là những nƣớc có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (94%), Chile (95%), Peru (81%) và Mexico (77%). Bảng 3.12: Bảng: Quy mô thị trƣờng các nƣớc đối tác CPTPP của Việt Nam STT Các nƣớc trong khối CPTPP GDP (Triệu USD) Dân số (Triệu ngƣời) Kim ngạch nhập khẩu của nƣớc CPTPP (Triệu USD) Nhập khẩu từ thế giới (năm 2018) Nhập khẩu từ Việt Nam (năm 2018) Tỉ lệ (%) 1 Nhật Bản 4.872.135 126,4 748.361 21.104 2,82% 2 Australia 1.379.548 25,2 227.284 4.499 2,0% 3 New Zealand 201.485 4,9 43.736 638 1,5% 4 Chile 277.042 19,6 74.187 768 1,0% 5 Brunei 12.743 0,4 4.104 17 0,42% 6 Malaysia 314.497 32,1 217.451 4.774 2,2% 7 Singapore 323.902 5,6 370.489 3.467 0,94% 8 Canada 1.652.412 37,2 459.839 4.152 0,92% 9 Mexico 1.149.236 123,7 464.268 4.410 1,0% 10 Peru 215.224 32,2 43.144 352 0,83% 86 Tổng 10.398.224 407 2.652.863 44.181 16.6% Nguồn: Dữ liệu được tổng hợp từ https://www.wikipedia.org/; Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) https://www.trademap.org/ Quả nhiệt đới: mặt hàng này đạt nhiều thành tích trong công tác mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trƣờng “khó tính” nhƣ vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa vào thị trƣờng Hoa Kỳ; vải thiều vào thị trƣờng Australia, Malaysia; thanh long, xoài vào thị trƣờng Nhật Bản; thanh long vào thị trƣờng Singapore Thủy sản: Việt Nam hiện là một trong bốn nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trƣờng Australia, là nƣớc xuất khẩu lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Indonesia vào Malaysia. Việt Nam chiếm lĩnh thị trƣờng thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát). Cá tra và cá basa là các sản phẩm Việt Nam hiện đang có lợi thế khi xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc CPTPP, các sản phẩn thủy sản đƣợc hƣởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Cá tra, cá basa - những mặt hàng thủy sản duy nhất xuất khẩu lớn sang Mexico - sẽ đƣợc hƣởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Nông sản: các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Chile đƣợc hƣởng thuế suất 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực. Việt Nam đã và đang giữ vững vị trí nhà cung cấp số một tại thị trƣờng New Zealand đối với các mặt hàng hạt tiêu (thị phần 50%), hạt điều (khoảng 64%) và đều có tốc độ tăng trƣởng hàng năm cao. Năng lực sản xuất đáp ứng đƣợc nhƣng phải khai thác đƣợc thị trƣờng các nƣớc tham gia CPTPP. Do đó, cần phải tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở cửa thị trƣờng, khai thác cơ chế ƣu đãi thuế quan và khắc phục các HRKT. 3.4 Thực trạng khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại đối với hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ Để đánh giá thực trạng thích ứng của các DN đối với các quy định về HRKT trong thƣơng mại của Hoa Kỳ. Ngoài việc thu thập thông tin thứ cấp, luận án còn sử dung phƣơng pháp phỏng vấn, điều travà khảo sát 200 DN trong lĩnh vực chế biến và XK hàng 87 nông sản nhằm phân tích, đánh giá về khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Luận án sử dụng các yếu tố nguồn lực trong doanh nghiệp (yếu tố hạ tầng cơ sở trong sản xuất, yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố công nghệ trong sản xuất, yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất) nhƣ các tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với 6 quy định về HRKT của Hoa Kỳ (Quy định về chất lượng sản phẩm; Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; Quy định về bảo vệ môi trường; Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Quy định về nhãn mác; Quy định về đóng gói, bao bì). 3.4.1 Thực trạng thích ứng các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản nhập khẩu 3.4.1.1 Quy định về chất lượng sản phẩm Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đều nhận thức về việc phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp đƣợc khảo sát số doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng với quy định về chất lƣợng sản phẩm của Hoa Kỳ là 121 doanh nghiệp, chiếm 88,3%, số doanh nghiệp hoàn toàn thích ứng là 16 chiếm 11,7%. Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn đều cho rằng chất lƣợng sản phẩm là yếu tố quyết định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trƣờng quốc tế nói chung và trên thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng, vì vậy họ rất chú trọng việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng, tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm của Hoa Kỳ rất khắt khe. Tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đạt đƣợc phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị trƣờng thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Bên cạnh đó, mỗi bang lại có các quy định khác nhau về phẩm cấp của hàng nông sản nên vẫn có những trƣờng hợp hàng xuất khẩu bị trả lại. Để có thể thích ứng đƣợc với quy định về chất lƣợng sản phẩm của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản đã chú trọng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, đầu tƣ vào máy móc trang thiết bị và công nghệ trong chế biến, sản xuất, bảo quản và vận chuyển. 88 Trong quá trình nuôi, trồng hàng nông sản xuất khẩu, để đáp ứng đƣợc những quy định nhƣ màu sắc, kích cỡ của trái cây, kích cỡ tôm...nhiều doanh nghiệp đã động viên, khuyến khích các hộ nuôi, trồng hàng nông sản ứng dụng công nghệ từ khâu chọn giống. Động viên, khuyến khích các hộ nuôi trồng hàng nông sản theo hƣớng GAP và áp dụng các biện pháp xử lý trái rải vụ, phát huy thế mạnh kinh tế vƣờn để hàng nông sản đƣợc sản xuất liên tục, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tình trạng hàng nông sản bị trả lại do vi phạm quy định của Hoa Kỳ về chất lƣợng sản phẩm do các hộ nuôi, trồng chƣa nhận thức đầy đủ về việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, kháng sinh...dẫn đến tình trạng hàng nông sản khi kiểm tra trƣớc khi xuất hàng bị vƣợt ngƣỡng kháng sinh, thuốc trừ sâu... cho phép. Trong quá trình thu hoạch, các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú trọng đầu tƣ vào trang thiết bị thu mua, bảo quản, dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên, chất lƣợng hàng nông sản vẫn chƣa đồng đều, vẫn còn tình trạng các loại hạt bị nhiễm bệnh, trái cây dập nát do trong quá trình thu hoạch ngƣời nông dân chƣa cẩn trọng trong công tác phân loại, bảo quản hàng hóa sau thu hoạch. Trong khâu chế biến, sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung đầu tƣ vào trang thiết bị bảo quản, dự trữ hàng, xƣởng sơ chế, công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô còn hạn chế nên việc đầu tƣ vào công nghệ sản xuất mới chỉ đạt mức trung bình và khá. Đây cũng là hạn chế lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Bảng 3.13: Nhận thức của doanh nghiệp đối với các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của Hoa Kỳ STT Quy định 1 2 3 4 5 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Về chất lƣợng sản phẩm 0 0 0 0 0 0 121 88,3 16 11,7 2 Về vấn đề VSATTP 0 0 0 0 23 16,7 112 81,7 2 1,45 3 Về vấn đề môi trƣờng 0 0 0 0 26 19 104 76 7 5,1 4 Về truy xuất nguồn gốc sản phẩm 0 0 0 0 39 28,5 98 71,5 0 0 5 Về bao bì, đóng gói 0 0 0 0 0 0 112 81,7 25 18,2 6 Về nhãn hiệu 0 0 128 93,4 7 5,1 0 0 0 0 89 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của luận án Chú thích: 1- Hoàn toàn không thích ứng; 2- Không thích ứng; 3- Tƣơng đối thích ứng; 4- Thích ứng; 5- Hoàn toàn thích ứng SL: Số lƣợng doanh nghiệp khảo sát TL: Tỉ lệ phần trăm trên tổng số DN khảo sát 3.4.1.2 Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm Để đáp ứng với yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR, hàng nông sản xuất khẩu cần phải đảm bảo không có độc tố, an toàn trong sử dụng. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú trọng từ khâu nguyên liệu đến cả quá trình sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản rất quan tâm đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ đều biết phía Hoa Kỳ đƣa ra các biện pháp ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu có khả năng không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn ngay tại biên giới, trực tiếp kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nƣớc ngoài, cho đến cơ chế kiểm tra hàng nhanh đối với các nhà nhập khẩu đủ điều kiệnCác nhà xuất khẩu đều hiểu rằng, để xuất khẩu thành công, họ buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ. Theo kết quả khảo sát, để tuân thủ các quy định của Cơ quan An toàn thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng tuân thủ các quy định về phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến, đóng gói, xử lý, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Các mặt hàng nhƣ cà phê, điều, tiêutrƣớc khi xuất khẩu đều đƣợc chuyển đến trung tâm kiểm dịch để kiểm tra chất lƣợng sản phẩm trƣớc khi xuất khẩu, ngoài ra còn đảm bảo hàng hóa đƣợc hun trùng trƣớc khi xuất nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trƣờng. Đối với trái cây, 100% đƣợc chuyển tới trung tâm chiếu xạ trƣớc khi xuất khẩu nhằm tiêu diệt vi sinh vật, côn trùng nhƣ ruồi đục quả, rệp gây hại trái; làm chậm quá trình chín và nảy mầm; kéo dài thời gian bảo quản. 3.4.1.3 Quy định về môi trường 90 Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ đều nhận thức về tầm quan trọng của việc thích ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chất lƣợng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trƣờng của Hoa Kỳ, chiếm tỷ lệ 71,5%. Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp đại diện mốt số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hàng nông sản cũng nhƣ thông qua phát phiếu câu hỏi điều tra, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc doanh nghiệp quan tâm đến dƣới góc độ bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất (ví dụ nhƣ vấn đề xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, vệ sinh nơi làm việc v.v...). Để thích ứng với quy định của Hoa Kỳ về môi trƣờng, các DN xuất khẩu đều phải có chứng chỉ về môi trƣờng khi yêu cầu thành lập một doanh nghiệp để chứng tỏ các DN này có khả năng giải quyết các vấn đề môi trƣờng trong hoạt động của mình. Các biện pháp môi trƣờng đƣợc thực hiện khác nhau ở mỗi DN. Một vài DN tự đƣa ra các hệ thống quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm không khí của riêng mình trong khi một số các DN khác lại nhập khẩu các dịch vụ này từ nƣớc ngoài. Thực tế cho thấy, hiện vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp hiện chƣa nhận thức rõ các quy định của WTO liên quan đến môi trƣờng đối với hàng nông sản xuất khẩu. Vấn đề môi trƣờng mới chỉ đƣợc doanh nghiệp đề cập đến dƣới góc độ bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất. Trong những năm qua không ít hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng và môi trƣờng. Điển hình là trƣờng hợp Tôm và một số loại thủy sản xuất khẩu khác bị Hoa Kỳ trả lại do vƣợt mức dƣ lƣợng kháng sinh cho phép theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng EPA. Một số DN thừa nhận quy định về chất cấm trên của Hoa Kỳ đã có từ lâu nhƣng DN có phần chủ quan nên chịu thiệt hại. Một bộ phận ngƣời dân và DN do chạy theo lợi nhuận đã thực hiện không theo nguyên tắc, không đảm bảo thời gian cách ly trƣớc khi thu hoạch và phân phối sản phẩm ra thị trƣờng khiến nhiều trƣờng hợp, dù đã phun đúng thuốc, đúng liều lƣợng, nhƣng các chất cấm vẫn vƣợt ngƣỡng cho phép.Do chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng của việc thực hiện tiêu chuẩn chất lƣợng nên các hộ nuôi trồng hàng nông sản vẫn chƣa nhiêm túc thực hiện đúng các quy trình, dẫn đến tình trạng mặc dù doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng trong sản xuất nhƣng 91 vẫn bị cảnh báo về dƣ lƣợng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông phẩm. 3.4.1.4 Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đều cho rằng quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất phức tạp và họ đều cố gắng tuân thủ. Phía Hoa Kỳ yêu cầu rất khắt khe từng công đoạn sản xuất từ khâu chọn giống, quá trình nuôi, trồng, sản xuất, bảo quản sản phẩm, vận chuyển Tính truy xuất không chỉ thể hiện ở việc có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, nguyên liệu làm ra thực phẩm, mà còn nhanh chóng truy xuất và nhận diện khâu nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm có vấn đề, nhanh chóng truy xuất thực phẩm không an toàn và kịp thời thu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trƣờng. Kết quả khảo sát cho thấy, để đáp ứng quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 100% các DN xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều áp dụng tiêu chuẩn theo hƣơng GAP trong nuôi trồng hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu. Trên thực tế, sản xuất rau quả theo VietGAP buộc ngƣời nông dân phải ghi chép nhật ký, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nhƣ: Thời điểm xuống giống, ngày giờ phun thuốc, bón phân, thu hoạch Với thủy sản, cần phải ghi nhật ký đánh bắt, tọa độ Khi thực hiện phƣơng pháp sản xuất này sẽ hỗ trợ cho các DN truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Quá trình nghiên cứu thực tiễn ở một số vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu, đƣợc biết hiện phƣơng pháp truy xuất nguồn gốc chủ yếu đƣợc thực hiện bằng cách ngƣời nông dân, ngƣ dân ghi chép lại sổ sách bằng tay rồi cung cấp lại cho DN và DN sử dụng lại, tạo thành thông tin truy xuất hàng hóa. Với hàng nông sản, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu liên kết hợp tác trong sản xuất, gắn kết sản xuất với các vùng nguyên liệu xuất khẩu, hiện số hộ nông dân áp dụng tiêu chuẩn VietGap chiếm khoảng 92% và Global Gap khoảng 67%. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thực hiện công tác tuyên truyền đến các hộ nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu trong chuỗi quy trình nuôi trồng chế biến hàng nông sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu truy xuất sản phẩm ngày càng cao của phía Hoa Kỳ. 92 Với thủy sản, từ ngày 01/01/2018 Hoa Kỳ áp dụng chƣơng trình giám sát hải sản nhập khẩu vào nƣớc này (SIMP) nhằm chống lại các hoạt động khai thác bất hợp pháp. Theo đó, phía Hoa Kỳ yêu cầu thông tin thu hoạch và cập bờ phải đƣợc báo cáo qua hệ thống điện tử vào thời điểm nhập khẩu thông qua hệ thống số liệu thƣơng mại quốc tế. Đồng thời, hồ sơ lƣu về chuỗi lƣu giữ, các tài liệu theo dõi sản phẩm từ khi thu hoạch đến thời điểm đƣợc đƣa vào Hoa Kỳ phải đƣợc nhà nhập khẩu lƣu giữ trong thời hạn 2 năm và cơ quan kiểm toán có thể yêu cầu trình xuất. Hiện nay, với yêu cầu cao hơn của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp chủ động giám sát ngƣ dân trong việc lƣu trữ thông tin khai báo vị trí đánh bắt các mặt hàng thủy sản. Tạo thói quen cho ngƣ dân trong việc ghi chép nhật ký nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, đáp ứng yêu cầu truy xuất của nƣớc nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng áp dụng phƣơng pháp bảo quản lạnh sau khi đánh bắt để đảm bảo chất lƣợng thủy sản. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp bảo quản lạnh thông thƣờng, một số DN áp dụng công nghệ bảo quản thủy sản bằng phƣơng pháp ngủ đông, một số DN ứng dụng công nghệ cấp đông siêu nhanh. Bảng 3.14: Các phƣơng pháp bảo quản hàng nông sản Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của luận án Chú thích: SL: Số lượng DN khảo sát TL: Tỉ lệ phần trăm trên tổng số DN khảo sát 3.4.1.5 Quy định về nhãn mác Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp đều hiểu rằng những quy định của Hoa Kỳ đối với việc ghi nhãn hàng nông sản xuất khẩu chặt chẽ hết sức chặt chẽ, phải tuân thủ các quy định của Cơ quan Thực phẩm và Dƣợc phẩm (FDA) về ghi nhãn thực phẩm. STT Nội dung Áp dụng SL TL 1 Phƣơng pháp bảo quản lạnh thông thƣờng 107 78,1 2 Công nghệ CAS (Cells Alive System) 44 32,2 3 Phƣơng pháp CA (Control Atphosphere) 57 41,6 4 Phƣơng pháp MA (Modified Atphosphere) 36 26,3 5 Phƣơng pháp dùng hóa chất 0 0 6 Phƣơng pháp chiếu xạ 137 100 7 Phƣơng pháp màng MAP 30 21,9 93 Nhãn mác hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng này phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bên vận chuyển và những ngƣời xử lý hàng hóa nhƣ hải quan, nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng. Nhãn sản phẩm tiêu dùng tại Hoa Kỳ đƣợc quản lý bởi một loạt các quy định của liên bang và đôi khi của tiểu bang. Việc quản lý và kiểm tra các quy định ghi nhãn do một số cơ quan chính phủ khác nhau ban hành và giám sát tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa. Vì lý do này, hiện Hoa Kỳ chƣa có riêng một luật hay riêng một cơ quan chính phủ quy định cho mọi loại nhãn sản phẩm. Để đáp ứng đƣợc tất cả các luật và quy định dán nhãn liên quan đến sản phẩm xuất khẩu sẽ khó khăn và mất khá nhiều thời gian. Hơn nữa, việc ghi sai hoặc thiếu nhãn sản phẩm theo quy định có thể bị từ chối nhập cảnh tại cảng, hoặc tệ hơn còn bị phạt vì vi phạm các quy định ghi nhãn của Hoa Kỳ. Bởi những khó khăn trong việc tìm hiểu và đáp ứng tất cả các quy định theo Đạo luật về dán nhãn hiệu của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp hầu nhƣ làm theo chỉ định và của nhà phân phối. Một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đều cố gắng tuân thủ những quy định của Hoa Kỳ. Hiện có khoảng 90% DN tƣơng đối thích ứng với quy định về nhãn hiệu của thị trƣờng nhập khẩu, số còn lại chƣa quan tâm nhiều đến nhãn mác và việc xây dựng nhãn hiệu riêng cho sản phẩm xuất khẩu do phần lớn sản phẩm nông sản hiện xuất khẩu ở dạng thô. 3.4.1.6 Quy định về đóng gói, bao bì Bao bì sản phẩm không chỉ có công dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đại diện cho hình ảnh sản phẩm của nƣớc xuất khẩu. Vấn đề bao bì bắt đầu đƣợc các DN Việt Nam quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, các DN xuất khẩu, đã nhận thức đƣợc rằng tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói ảnh hƣởng khá lớn tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa (100% DN đã nhận thức và thích ứng đƣợc với những q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_thich_ung_hang_rao_ky_thuat_trong_thuong_m.pdf
Tài liệu liên quan