Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính với mục tiêu phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Lời cam đoan .i

Mục lục . ii

Danh mục các chữ viết tắt.vi

Danh mục các bảng . vii

Danh mục các biểu đồ . viii

Danh mục các hình. viii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.9

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH

TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.16

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT.18

1.3.1. Về lý luận.19

1.3.2. Về thực tiễn.20

1.3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính nhằm

thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm phi nhân

thọ Việt Nam.20

Kết luận chương 1.21

Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

PHI NHÂN THỌ .22

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ

TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ .22

2.1.1. Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ .22

2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ.31

pdf226 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách tài chính với mục tiêu phát triển bền vững thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam và liên doanh là 20 tỷ đồng; Chi nhánh, DNBH 100% vốn nước ngoài là 5 triệu USD. Thời kỳ này trên thị trường mới chỉ có khoảng hơn 60 sản phẩm BH. Về kênh phân phối vẫn chủ yếu sử dụng kênh truyền thống là khai thác trực tiếp và qua đại lý, chỉ một phần nhỏ doanh thu phí phân phối qua kênh môi giới BH. Trước năm 2001, thị trường chỉ có 1 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là AON, với doanh thu phí bảo hiểm chỉ chiếm 5,49% tổng doanh thu toàn thị trường. Thời kỳ này các DNBH PNT đã bước đầu mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, một số DNBH lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO đã có mối Quan hệ với các doanh nghiệp tái bảo hiểm lớn trên thế giới. Thị trường có 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm là Vinare, Vinare chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1995 với số 95 vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động của Vinare giai đoạn này còn khá khiêm tốn. 3.1.2. Từ năm 2001 đến năm 2018 Để tạo ra một khuôn khổ và hành lang pháp lý chặt chẽ nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KDBH và bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm, ngày 9/12/2000 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá X, Quốc hội đã thông qua Luật KDBH và có hiệu lực thi hành từ 01/4/2001. Luật KDBH và các văn bản hướng dẫn Luật được ban hành như Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật KDBH, thay thế cho Nghị định 74-CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về KDBH (Nghị định 42/2001/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KDBH); Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (đã được thay thế bởi Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm); Thông tư 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ- CP (đã được thay thế bởi Thông tư 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính; Thông tư 98/2004/TT-BTC đã được thay thế bằng Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính); Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2001/NĐ-CP của chính phủ (Thông tư này được bãi bỏ bởi Quyết định 40/2005/QĐ-BTC ngày 06/7/2005 của Bộ Tài chính về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2014 hết hiệu lực pháp luật); Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi 96 giới bảo hiểm (đã được thay thế bởi Thông tư 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ) đã tạo ra cơ chế pháp lý đồng bộ và ổn định để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn KDBH, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển TTBH PNT Việt Nam. Đi đôi với việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển TTBH PNT, Vụ Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính nay là Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm được thành lập tháng 8/2003 với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về KDBH. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, ngày 24/11/2010, Quốc hội ban hành luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KDBH năm 2000, cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết một số điều của luật sửa đổi bổ sung luật KDBH và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007; Nghị định 68/2014/NĐ-CP ngày 09/7/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007. Đi cùng với đó, một số thông tư được ban hành: Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 và Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ (đã được thay thế bởi Thông tư 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 Bộ Tài chính). Ngày 1/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật KDBH và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KDBH, thay thế cho Nghị định số 46/2007/NĐ-CP (Nghị định 73/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 80/2019/NĐ-CP ngày 1/11/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật KDBH và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KDBH); cùng với đó là Thông tư 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính, thay thế cho Thông tư 194/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Qua 55 năm hình 97 thành và phát triển, TTBH PNT Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Sự phát triển của TTBH PNT Việt Nam giai đoạn này được thể hiện rõ nét qua sự phát triển của các thành viên tham gia thị trường. - Sự phát triển cuả DNBH PNT. Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TTBH PNT Việt Nam từ năm 2001 đến 2018 Đơn vị tính: Tỷ VND Chỉ tiêu 2002 2008 2012 2018 Tổng số DNBH PNT 13 27 29 31 DN nhà nước 3 2 - - Công ty cổ phần 3 14 16 17 Cty TNHH 1 thành viên - 1 9 9 Cty liên doanh nước ngoài 5 3 - - Cty 100% vốn nước ngoài 2 7 - - Cty TNHH 2 t viên trở lên - - 4 5 Tổng tài sản 2.279,5 22.756 35.906,6 84.033,2 Tổng DT phí BH 2.624 10.948 22.848 44.957 Tổng DPNV 1.154 5.503 12.000 21.464 Đóng góp vào GDP(%) 0,49 0,74 0,86 0,85 Nguồn: [2], [3], [6], [19]. Theo bảng số liệu 3.2, sau khi luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, TTBH PNT có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng DNBH, về doanh thu phí, và đóng góp vào GDP. Năng lực tài chính của các DNBH PNT được cải thiện rõ rệt khi tổng dự phòng nghiệp vụ và tổng tài sản không ngừng tăng lên. Đây là giai đoạn thị trường có sự tăng trưởng ổn định khi các DNBH nhìn chung đều đã trang bị hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin hiện đại; chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đông đảo dân cư, số lượng sản phẩm đã vượt con số 800; chất lượng dịch vụ được năng cao đáng kể khi rất nhiều DNBH đã thiết lập đường dây hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt; các DNBH sử dụng nhiều biện pháp lôi kéo khách hàng của 98 nhau, kể cả sử dụng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Phần lớn thị phần vẫn tập trung vào 1 số ít DNBH PNT. - Sự phát triển của các doanh nghiệp Tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và đại lý BH. * Sự phát triển của các doanh nghiệp tái bảo hiểm Thời điểm trước năm 2001, thị trường chỉ có một doanh nghiệp tái bảo hiểm là Vinare, tuy nhiên hoạt động tái bảo hiểm diễn ra còn nhỏ bé. Phải đến năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ, Vinare một lần nữa chuyển mình và trở thành DNBH đầu tiên đi tiên phong trong việc cổ phần hóa. Ngày 20/7/2011, Tổng công ty Tái bảo hiểm PVI - công ty con của PVI Holdings, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập. Hiện nay hiệu quả hoạt động của PVIRe rất tốt, thể hiện qua tỷ lệ kết hợp của PVIRe luôn đạt từ 80 - 82%, là mức tốt nhất trên TTBH Việt Nam và thấp hơn nhiều tỷ lệ kết hợp bình quân của ngành tái bảo hiểm thế giới là khoảng 95% [2]. * Sự phát triển của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trước năm 2001 thị trường chỉ có 1 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới chiếm 5,91% tổng doanh thu phí toàn thị trường. Từ 2002 đến năm 2005 là giai đoạn số lượng doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng mạnh nhất với 5 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp môi giới trên thị trường lên 7 doanh nghiệp; tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới tăng gấp gần 3 lần, đạt 16,55%. Đến nay, trên TTBH PNT có 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới cũng tăng mạnh, lên mức 23,09%. * Sự phát triển của đại lý bảo hiểm. Theo số liệu của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, số lượng đại lý năm 1994 khoảng 20 đại lý, thì đến năm 2005 số đại lý hoạt động trong lĩnh vực BH PNT là trên 35 nghìn đại lý. Năm 2010 số lượng đại lý BHPNT tiếp tục tăng lên 60.071 người, gồm 31.793 đại lý cá nhân và 1.197 đại lý tổ chức (28.278 đại lý viên thuộc đại lý tổ chức); đến năm 2017 là 114.966 người. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng đại lý trong thời gian qua chứng tỏ 99 TTBH PTN có sự cạnh tranh gay gắt, các DNBH PNT phải mở rộng mạng lưới đại lý để phát triển doanh thu, thị phần. - Ý thức tham gia bảo hiểm của người dân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, ô nhiễm môi trường và thiên tai, tai nạn xảy ra ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn, điều đó cho thấy nhu cầu bảo hiểm không những có ở người nghèo, cận nghèo, trung lưu mà cả các chủ doanh nghiệp giàu có nếu muốn ổn định đời sống và sản xuất - kinh doanh. Đồng thời sự phát triển kinh tế mang đến cho đa số người dân khả năng tài chính tốt hơn. Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin giúp người dân được tiếp cận với các kiến thức về bảo hiểm dễ dàng, thuận lợi và thường xuyên hơn, vì vậy nhu cầu và ý thức tham gia bảo hiểm trong dân cư đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực thì thời gian gần đây trên thị trường hiện tượng trục lợi có chiều hướng gia tăng. Các hình thức trục lợi rất đa dạng, như kê khai giả hồ sơ giấy tờ, tự gây thiệt hại đòi bảo hiểm bồi thường; hay biết sự kiện bảo hiểm xảy ra mới làm giả hồ sơ giấy tờ đòi bồi thườngNhững hành vi này nếu không được đẩy lùi sẽ là rào cản lớn đối với sự phát triển của TTBH PNT. 3.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM Chính sách tài chính có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTBH PTN. Chính sách tài chính là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước điều chỉnh hoạt động của DNBH PNT, đảm bảo cho thị trường phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh, nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo lập môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng nhằm phát huy tối đa các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các CSTC còn tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH PNT, chi 100 nhánh nước ngoài phát triển sản phẩm bảo hiểm và khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm. 3.2.1. Chính sách về vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Nhiều quốc gia trên thế giới quy định chính sách quản lý vốn trên cơ sở rủi ro một cách trực tiếp, còn ở Việt Nam, chính sách vốn hiện được quy định đảm bảo hoạt động và bù đắp rủi ro trên cơ sở đảm bảo mức vốn pháp định và tuân thủ các quy định quản lý tài chính đối với DNBH. Theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật KDBH và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KDBH. - Vốn pháp định để thành lập DNBH phi nhân thọ: + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ VNĐ. + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ VNĐ. + Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ VNĐ. - Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của DNBH phi nhân thọ là vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng gía trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn pháp định quy định. Chính sách hiện hành quy định rất chặt chẽ về vốn đối với các DNBH phi nhân thọ. Cá nhân, tổ chức trong nước hay ngoài nước đầu tư vốn thành lập DNBH phi nhân thọ ngoài các điều kiện về vốn như trên còn phải là các tổ chức các nhân có chuyên môn nghiệp vụ, lĩnh vực kinh doanh phù hợp, cụ thể: Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn. 101 Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp. Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành. Pháp luật cũng quy định điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm. Đối với tổ chức nước ngoài: Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Đối với tổ chức Việt Nam: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm: 102 Ngoài các điều kiện chung. Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tài khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sử dụng tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% sổ cố phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm. - Ký quỹ: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, DNBH phi nhân thọ phải có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng. 3.2.2. Chính sách trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 3.2.2.1. Các loại dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định hiện nay Quy định trích lập DPNV là một chính sách tài chính nhằm quản lý vốn, tài sản của các DNBH phi nhân thọ, đảm bảo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. Hiện nay theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, các DNBH phi nhân thọ phải trích lập các loại DPNV sau: - Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí). - Dự phòng cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường). - Dự phòng cho các dao động lớn về tổn thất (Dự phòng dao động lớn). 103 3.2.2.2. Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định hiện nay Các DNBH phi nhân thọ được lựa chọn và đăng ký phương pháp trích lập DPNV bảo hiểm. Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/05/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ đã đưa ra một số phương pháp trích lập DPNV để DNBH phi nhân thọ có thể lựa chọn áp dụng. Dưới đây là một số phương pháp trích lập DPNV bảo hiểm được quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/05/2017: - Phương pháp trích lập dự phòng phí chưa được hưởng * Phương pháp theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm, áp dụng với những hợp đồng có thời hạn từ 1 năm trở xuống. + Đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển: 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính. + Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính. * Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm + Phương pháp 1/8 hoặc 1/24 Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm giữ lại x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng + Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày - Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường * Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường: Dự phòng bồi thường được trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau: Tổng số tiền BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT của 3 năm TC trước liên tiếp Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh của năm TC hiện tại Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC hiện tại Dự phòng BT cho tổn thất đã phát sinh chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi BT cho năm TC hiện tại = Tổng số tiền BT phát sinh của 3 năm TC trước liên tiếp x Số tiền BT phát sinh của năm TC hiện tại x Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của năm TC trước x Thời gian chậm yêu cầu đòi BT bình quân của năm TC trước 104 Trong đó: Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết tại thời điểm cuối năm. Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày). * Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường: Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo phương pháp này, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cần phân tích các dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo các quy luật ổn định và không có sự bất thường. - Phương pháp trích lập dự phòng dao động lớn Mức trích lập hàng năm đối với dự phòng dao động lớn được áp dụng theo phương pháp thống kê đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại của DNBH trong năm tài chính. Mức trích lập hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí thực giữ lại. 3.2.3. Chính sách về đầu tư vốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, Chính phủ các nước rất chú trọng đến việc điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn của DNBH phi nhân thọ, đặc biệt là nguồn vốn từ DPNV. Ở nước ta hiện nay, theo Luật KDBH và Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, các DNBH phi nhân thọ phải tuân thủ những hạn chế 105 nhất định về nguồn vốn đầu tư, danh mục đầu tư, địa bàn đầu tư, tỷ lệ đầu tư. Luật quy định nguồn vốn đầu tư của DNBH phi nhân thọ bao gồm: Vốn chủ sở hữu, Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác. Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông thành viên góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông (thành viên) góp vốn theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng. Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (quy định này không áp dụng đối với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn. Doanh nghiệp bảo hiểm, được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biến khả năng thanh toán tối thiểu. Việc đầu tư ra nước ngoài chi được thực hiện dưới các hình thức sau: Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài. 106 Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận và thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó. Đối với các trường hợp đầu tư khác, có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng thì thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó. Pháp luật quy định, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm PNT, chi nhánh nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: Mua trái phép Chỉnh phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ chức, trái phép chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế. Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. 107 Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định. 3.2.4. Chính sách về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Pháp luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau: 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán; 12,5% của tổng chi phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_chinh_sach_tai_chinh_voi_muc_tieu_phat_tr.pdf
Tài liệu liên quan