Luận án Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Bé Mười

LỜI CẢM TẠ . i

TÓM TẮT. ii

ABSTRACT. iii

LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ . vi

MỤC LỤC . vii

DANH SÁCH BẢNG . x

DANH SÁCH HÌNH . xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. xiii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3

2.1 Lịch sử phát hiện bệnh Leptospirosis và xoắn khuẩn Leptospira . 3

2.2 Đặc điểm vi sinh vật học của xoắn khuẩn Leptospira . 3

2.2.1 Phân loại học. 3

2.2.2 Cấu trúc hình thái. 7

2.2.3 Đặc tính nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira. 7

2.2.4 Sức đề kháng của mầm bệnh . 9

2.4.5 Tính sinh miễn dịch . 9

2.3 Đặc điểm dịch tễ học . 10

2.3.1 Nguồn bệnh. 10

2.3.2 Đường xâm nhập của mầm bệnh . 11

2.3.3 Đặc tính gây bệnh của xoắn khuẩn Leptospira . 12

2.4 Đặc điểm bệnh học và lâm sàng . 13

2.4.1 Bệnh Leptospirosis trên chó . 13

2.4.2.Bệnh Leptospirosis trên người. 18

2.5 Tình hình nghiên cứu Leptospirosis trên thế giới . 19

2.6 Tình hình nghiên cứu Leptospirosis trên gia súc và người ở Việt Nam . 22viii

2.7 Một số phương pháp chẩn đoán Leptospira . 24

2.7.1 Phương pháp kiểm tra xoắn khuẩn bằng kính hiển vi nền đen . 25

2.7.2 Phương pháp nuôi cấy xoắn khuẩn Leptospira . 25

2.7.3 Chẩn đoán huyết thanh học . 26

2.8 Các biện pháp phòng và trị Leptospirosis. 29

2.8.1 Các biện pháp phòng . 29

2.8.2 Điều trị bệnh Leptospirosis . 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 33

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 33

3.2 Đối tượng nghiên cứu . 34

3.3 Vật liệu thí nghiệm . 36

3.3.1 Phương tiện và dụng cụ dùng trong phản ứng huyết thanh học . 36

3.3.2 Phương tiện và dụng cụ dùng trong kỹ thuật PCR . 38

3.4 Nội dung nghiên cứu. 39

3.4.1 Nội dung 1: Xác định tình hình nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trên chó

và chuột ở 4 tỉnh ĐBSCL. 39

3.4.2 Nội dung 2: Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu. 45

3.4.3 Nội dung 3: Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis. 53

3.4.4 Nội dung 4: Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis. 55

3.5 Phân tích và xử lý số liệu . 56

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 57

4.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chó và chuột . 57

4.2 Phát hiện xoắn khuẩn Leptospira từ nước tiểu. . 81

4.3. Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó. 92

4.4. Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis trên chó . 99

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 103

5.1 Kết luận. 103

5.2 Đề nghị. 103ix

DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105

PHỤ LỤC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA. 121

PHỤ LỤC THUỐC SỬ DỤNG. 122

PHỤ LỤC THỐNG KÊ . 124

KẾT QUẢ MỔ KHÁM BỆNH TÍCH . 136

PHỤ LỤC HÌNH . 143

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT BA LOÀI CHUỘT . 146

PHỤ LỤC GIẢI TRÌNH TỰ GENE . 148

pdf178 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Bé Mười, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình tự 16S rRNA sau khi lắp ráp loại bỏ khoảng 100 nucleotide ở hai đầu do tín hiệu giải trình tự ở vùng này không chính xác, đọc kết quả giải trình tự dựa vào phần mềm BioEdit và ClustalX, so sánh các trình tự gene thu được với các trình tự gene công bố trong GenBank bằng chương trình BLAST. Các 51 xoắn khuẩn nào có giá trị E thấp nhất và vùng Querry Coverage cao nhất là tương đối gần nhất với các chủng giải trình tự. - Nếu mức độ đồng nhất của trình tự nucleotide trong đoạn gene 16S rRNA đạt ≥ 95% thì có thể xác định tới chi (genus) và ≥ 99% thì có thể xác định tới loài (species) (dựa theo mô tả mức độ tương đồng của La Scola et al., 2006). e. Xác định loài xoắn khuẩn Leptospira trên chó phát hiện được. Mục tiêu: xác định mối quan hệ loài xoắn khuẩn Leptospira phát hiện được trên chó dựa vào mức độ tương đồng và so sánh trình tự nucleotide của gene 16S rRNA với các trình tự gene của vi khuẩn đã công bố trên GenBank. Tổng số 16 mẫu có DNA Leptospira được giải trình tự (bao gồm 13 mẫu phát hiện trực tiếp từ nước tiểu bằng kỹ thuật PCR ở mục 3.4.2.1 và 3 mẫu từ nuôi cấy xoắn khuẩn đã phát triển ở mục 3.4.2.2) dựa trên cơ sở khuếch đại gene 16S rRNA của xoắn khuẩn và giải mã trình tự nucleotide được thực hiện tại Công ty Macrogen (Hàn Quốc). Phương pháp thực hiện - Cây phát sinh loài được xây dựng dựa trên các trình tự nucleotide bằng cách sử dụng phần mềm MEGA 7.0 (Kumar et al., 2016). Tra cứu kết quả trên BLAST SEARCH và so sánh các vi khuẩn sẵn có từ GenBank, cơ sở dữ liệu trên NCBI để xác định được loài phát hiện và hai loài xoắn khuẩn Leptospira tham chiếu được dùng để so sánh trong phân tích phát sinh loài: >Icterohaemorrhagiae NR_116542.1 Leptospira interrogans serovar icterohaemorrhagiae strain RGA 16S ribosomal RNA gene, partial sequence. 52 >Hurstbridge NR_043049.1 Leptospira fainei serovar hurstbridge strain BUT 6 16S ribosomal RNA gene, partial sequence. 53 3.4.3 Nội dung 3 Khảo sát những biến đổi bệnh lý bệnh Leptospirosis trên chó. Mục tiêu: khảo sát những biến đổi bệnh lý ở chó bệnh dựa trên chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu. 3.4.3.1. Phân bố mẫu khảo sát: nội dung này được thực hiện trên 13 chó dương tính với Leptospira bằng kỹ thuật PCR từ 63 chó nghi nhiễm Leptospira trong nước tiểu khi soi dưới KHV nền đen đã khảo sát các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu và có hiệu giá kháng thể kháng Leptospira MAT ≥ 1: 400 tại 3 phòng mạch thú y trên địa bàn thành phố Cần Thơ, số lượng mẫu được trình bày qua Bảng 3.10. Bảng 3.10 Phân bố mẫu khảo sát tại 3 địa điểm trên địa bàn TPCT Địa điểm Số mẫu nghi nhiễm Leptospira (soi bằng KHV nền đen) Số mẫu dương tính Bệnh xá Thú y- Đại học Cần Thơ. 14 4 Phòng mạch Thú y liên quận Ninh Kiều-Bình Thủy. 2 0 Phòng mạch Thú y, số 50 đường Võ Văn Kiệt, TPCT. 47 9 Tổng 63 13 a. Xét nghiệm máu Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu dựa theo tiêu chuẩn của The Merck (2010) được thể hiện qua Bảng 3.11 Phương pháp thực hiện Máu được lấy trực tiếp từ tĩnh mạch chân bằng bơm tiêm vô trùng, lượng máu cần lấy tối thiểu 4 ml máu và được chia ra 2 phần để phân tích các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu tại Khoa xét nghiệm, bệnh viện Đa Khoa Vạn Phước Cửu Long, thành phố Cần Thơ. Phần 1: cho khoảng 2 ml vào ống xét nghiệm có chất kháng đông EDTA để phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu bằng máy huyết học (Cell Dyn 3200, Mỹ). Phần 2: cho lượng máu còn lại vào ống nghiệm với chất kháng đông 54 Heparin để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa máu bằng máy sinh hóa (AU604, Nhật). Bảng 3.11 Các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu SINH LÝ MÁU Sinh lý bình thường Kết quả Bạch cầu 6-17 (109/L) Neutrophile % 60-70 % Lymphocytes % 8-21% Hồng cầu 5,5-8,5 (1012/L) Hemoglobin 12-18 (g/dL) Hematocrit 35-57 % Tiểu cầu 170-400 (109/L) SINH HÓA MÁU Sinh lý bình thường Kết quả Ure 2,9-10 µmol/L Creatinin 44-150 µmol/L AST 8,9-48,5 U/L ALT 8,2-57,3 U/L Bilirubin 0-17 U/L b. Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý nước tiểu dựa theo tiêu chuẩn của The Merck (2010) và Khorami et al. (2010) được thể hiện qua Bảng 3.12 Bảng 3.12 Các chỉ tiêu sinh lý nước tiểu SINH LÝ NƯỚC TIỂU Sinh lý bình thường Kết quả Hồng cầu 0-5 tế bào/µL Bạch cầu 5-40 tế bào/µL Protein 0,1-0,3 g/L Albumin Bilibrubin 8,6-17 µmol/L 55 c. Chỉ tiêu khảo sát - Sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu trên chó bệnh Leptospirosis. - Những dấu hiệu lâm sàng trên chó nghi bệnh Leptospirosis: sốt, bỏ ăn, nôn mửa, xuất huyết da. 3.4.4 Nội dung 4 Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Leptospirosis trên chó. Mục tiêu: theo dõi hiệu quả điều trị bệnh Leptospirosis trên chó. 3.4.4.1 Bố trí khảo sát Đối tượng nghiên cứu - Chó được nuôi dưỡng tại thành phố Cần Thơ. - Bố trí phác đồ điều trị có sự hợp tác tham gia nghiên cứu giữa chủ nuôi và bác sĩ thú y. - Sáu mươi ba chó nghi nhiễm Leptospira trong nước tiểu khi soi dưới KHV nền đen đã khảo sát các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu và có hiệu giá kháng thể kháng Leptospira ≥ 1: 400 được bố trí điều trị ngẫu nhiên. Trong đó 32 chó không biểu hiện triệu chứng lâm sàng (TCLS) và 31 chó có một số biểu hiện triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm bệnh Leptospirosis (ói, ăn ít, buồn, lười vận động, suy thận, suy gan, báng bụng, xuất huyết da và vàng da) được trình bày qua Bảng 3.13 Bảng 3.13 Số lượng chó được bố trí điều trị Triệu chứng lâm sàng Số mẫu nước tiểu kiểm tra Số mẫu dương tính bằng kỹ thuật PCR Số chó không biểu hiện TCLS 32 6 Số chó có biểu hiện TCLS nghi nhiễm Leptospira 31 7 Tổng 63 13 Phác đồ 1: sử dụng Shoptapen (Penicillin G và Streptomycin): liều 0,2 mg/kg P, gồm 20 chó trong đó 10 chó chưa biểu hiện lâm sàng và 10 chó có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm Leptospira. 56 Phác đồ 2: sử dụng Amoxicillin, liều 22 mg/kg P, gồm 22 chó trong đó 12 chó không biểu hiện lâm sàng và 10 chó có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm Leptospira. Phác đồ 3: sử dụng Doxycycline, liều 5 mg/kg P, gồm 21 chó trong đó 10 chó không biểu hiện lâm sàng và 11 chó có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm Leptospira. Bố trí thí nghiệm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh Leptospirosis trên chó được trình bày trong Bảng 3.14 và những theo dõi hiệu quả điều trị dựa vào theo hướng dẫn của Goldstein, (2010); Sykes et al. (2011); Francey and Schweighauser, (2012) và Schuller et al. (2015). Bảng 3.14 Bố trí thí nghiệm Thuốc sử dụng Số chó điều trị (con) Liều lượng Đường cấp Liệu trình (ngày) Phác đồ 1: Shoptapen (Penicillin G và Streptomycin) 20 0,2 mg/kg P, cách 3 ngày Tiêm dưới da/ bắp 7–14 ngày Phác đồ 2: Amoxicillin 22 22 mg/kg P, ngày 2 lần Uống 7–14 ngày Phác đồ 3: Doxycycline 21 5 mg/kg P, ngày 2 lần Uống 7–14 ngày 3.5 Phân tích và xử lý số liệu - Nhập số liệu và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. - Các chỉ tiêu sinh lý máu, sinh hóa máu, sinh lý, sinh hóa nước tiểu được trình bày dưới dạng ±SE. - Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm Leptospira bao gồm nhóm giống, nhóm tuổi, giới tính và phương thức nuôi bằng phép trắc nghiệm χ2 trong phần mềm Minitab 16.0 - Hệ số tương quan (R2) dùng phân tích mối tương quan về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó và chuột, với phương trình có dạng: y = a+ bx, trong đó a và b là hằng số, y và x là tỷ lệ dương tính trên chó và chuột. 57 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Leptospira trên chó và chuột 4.1.1 Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trên chó ở một số tỉnh ĐBSCL Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó Tỉnh Số mẫu huyết thanh kiểm tra Số mẫu huyết thanh dương tính Tỷ lệ dương tính (%) Cần Thơ 650 159 24,46a Vĩnh Long 256 69 26,95a An Giang 263 53 20,15a Cà Mau 264 50 18,94b Tổng 1.433 331 23,10 Những số liệu trong cùng một cột với chữ mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong tổng số 1.433 mẫu huyết thanh chó kiểm tra có 331 mẫu dương tính với Leptospira chiếm tỷ lệ 23,10%. Tất cả những chó trong xét nghiệm này đều chưa được tiêm phòng Leptospirosisvà lớn hơn 4 tháng tuổi nên không còn kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang. Do đó, sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu kháng Leptospira trong máu chó là kết quả của nhiễm xoắn khuẩn trong tự nhiên. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó cao nhất ở tỉnh Vĩnh Long (26,95%), kế đến là tỉnh Cần Thơ (24,46%), An Giang (20,15%) và thấp nhất là tỉnh Cà Mau (18,94%). Khi chó bắt đầu bị nhiễm Leptospira, 5-10 ngày sau cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể (André-Fontaine, 2013), kháng thể này hiện diện trong máu và hàm lượng kháng thể cao nhất xác định được 3 tuần sau khi gia súc có biểu hiện sốt (Levett, 2001). Do đó, kết quả trên phản ánh sự tích lũy về tỷ lệ nhiễm Leptospira trong quần thể chó. Nhìn chung số liệu trên có ý nghĩa về mặt dịch tễ học, tỷ lệ dương tính trong nghiên cứu này cho thấy chó đã bị nhiễm xoắn khuẩn Leptospira và tình trạng miễn dịch của đàn chó chứ không xác định chó vừa mới bị nhiễm bệnh hoặc mang trùng. Nếu so sánh tỷ lệ nhiễm trên chó giữa các địa phương khảo sát, tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira giữa Cần Thơ và Vĩnh Long, Cần Thơ và An 58 Giang, Cần Thơ và Cà Mau, Vĩnh Long và An Giang, An Giang và Cà Mau sai khác không ý nghĩa thống kê, ngoại trừ tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Cà Mau tỷ lệ dương tính với Leptospira có khác nhau về mặt thống kê (P=0,03). Điều này có thể được giải thích do Cà Mau là tỉnh có diện tích đất tự nhiên là đất ngập mặn và do Leptospira có đặc điểm rất mẫn cảm với muối, dung dịch nước muối có thể giết chết Leptospira trong 15 phút và điều này gây bất lợi cho sự phát triển của Leptospira ngoài tự nhiên. Đối với Vĩnh Long và Cần Thơ là tỉnh trong khu vực ĐBSCL, nước ngọt quanh năm và chó nuôi chủ yếu là nuôi thả rong. Bên cạnh đó Vĩnh Long có rất nhiều gia đình chăn nuôi heo và bò, chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại được dựng đơn giản, điều kiện vệ sinh kém, hệ thống thoát nước chưa tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xoắn khuẩn Leptospira vì xoắn khuẩn Leptospira có thể sống dai dẳng hàng tháng trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng đầm lầy, ao hồ hoặc đồng cỏ thoát nước kém. Hơn nữa, mầm bệnh Leptospira tồn tại trong cơ thể thú bệnh và những động vật mang trùng như chuột với thời gian dài, chuột có thể lây truyền xoắn khuẩn Leptospira sang cho chó thông qua việc bài thải nước tiểu ra môi trường làm cho tỷ lệ nhiễm Leptospira cao hơn (Bharti et al., 2003. So sánh tỷ lệ nhiễm Leptospira trung bình trên chó ở các tỉnh ĐBSCL với các tỉnh khác ở Việt Nam thì kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Vũ Đình Hưng (1995), khảo sát tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó ở các tỉnh miền Nam: Long An, Cần Thơ, Đồng Nai và các vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh là 44,44%. Lê Huỳnh Thanh Phương (2001) khảo sát tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam với tỷ lệ nhiễm Leptospira trung bình trên chó 25,27%; ở Đắk Lắk tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó 19,15% (Hoàng Mạnh Lâm, 2002) và kết quả nghiên cứu của Lý Thị Liên Khai (2012) tại Công ty cổ phần thủy sản Sông Hậu Cần Thơ tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó 40,47%. So với nghiên cứu ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới như Nhật Bản tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó 29,3% (Koizumi et al., 2013); ở Brazil 28,4% (Castro et al., 2011); ở Colombia có nhiều khảo sát về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó, năm 2011 là 47,14%, (Leonardo et al., 2011), năm 2013 là 22,9% (Claudia et al., 2013) và năm 2014 là 35,2% (Calderón et al., 2014) và 27,5% (Thomé et al. (2014). Ở Island có 47% (Desvars et al., 2013) và ở Chile tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó là 25,1% (Maud et al., 2015). Điều này cho thấy những kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó giữa các quốc gia có khác nhau có thể do khác nhau về khí hậu, thời tiết, điều 59 kiện địa lý của mỗi quốc gia nên tỷ lệ nhiễm khác nhau và do tính thích nghi của mỗi chó khác nhau cho nên tình hình dịch tễ ở mỗi địa phương khảo sát sẽ khác nhau (Levett, 2001; Ellis, 2010). 4.1.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó ở một số tỉnh ĐBSCL 4.1.2.1 Tỷ lệ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó Kết quả ở Bảng 4.2 chứng minh gián tiếp có sự lưu hành 18/18 serogroup Leptospira trên chó ở các tỉnh ĐBSCL. Ở Cần Thơ có sự lưu hành của 15/18 serogroup Leptospira dao động từ 1,26% đến 30,82%; Vĩnh Long có sự lưu hành của 16/18 serogroup. An Giang có sự lưu hành của 11/18 sergroup và tại tỉnh Cà Mau có sự lưu hành của 14/18 serogroup Leptospira. Nhìn chung, chó ở 4 tỉnh ĐBSCL nhiễm với tỷ lệ cao các serogroup L. icterohaemorrhagiae (35,05%), L. canicola (18,43%), L. hurstbridge (12,69%), L. bataviae (12,08%) và L. gryppotyphosa (12,08%). Dựa theo một số nghiên cứu trên thế giới đã khảo sát về tình hình nhiễm xoắn khuẩn Leptospira trên chó ở các quốc gia khác nhau có tỷ lệ dương tính với xoắn khuẩn Leptospira khác nhau và khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các serogroup. Khảo sát của Ayral et al. (2014), phát hiện có sự lưu hành serogroup L. gryppotyphosa (9%) và L. sejroe (6%) trên chó, nghiên cứu của Roach et al. (2010) có sự lưu hành của serogroup L. canicola với tỷ lệ nhiễm 68%; Barmettler et al. (2011) tỷ lệ nhiễm serogroup L. gryppotyphosa 35% và Leonardo et al. (2011) tỷ lệ nhiễm serogroup L. gryppotyphosa 37,14%, hay khảo sát của Thomé et al. (2014) serogroup L. icterohaemorrhagiae chiếm tỷ lệ 86,7% và Maud et al. (2015) tỷ lệ serogroup L. canicola nhiễm 50%. Tóm lại, mỗi nghiên cứu ở những quốc gia khác nhau có tỷ lệ nhiễm Leptospira và serogroup Leptospira trên chó khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được ở 4 tỉnh ĐBSCL đã có sự lưu hành các serogroup Leptospira và tương tự trong nghiên cứu của Vũ Đạt và Lê Huỳnh Thanh Phương (1999) đã chứng minh được trên chó ở vùng phụ cận Hà Nội cũng có nhiễm các serogroup L. bataviae, L. canicola, L. gryppotyphosa và L. icterohaemorrhagiae và các serogroup này đã có trong vaccine phòng bệnh trên chó. Tuy nhiên, tùy theo tình hình dịch tễ ở mỗi quốc gia mà có vaccine phòng bệnh Leptospirosis khác nhau. 60 Ở Việt Nam, một số vaccine đã và đang được sử dụng để tiêm phòng Leptospirosis trên chó như Vanguards plus 5/cv-L, Recombitek, Eurican hay Hipradog. Ở Châu Âu, vaccine phòng được 2 nhóm huyết thanh gồm L. icterohaemorrhagiae và L. canicola (Kohn et al., 2010); và vaccine phòng được 3 nhóm huyết thanh: L. icterohaemorrhagiae, L. canicola và L. gryppotyphosa hay 4 nhóm huyết thanh gây bệnh L. icterohaemorrhagiae, L. canicola, L. pomona và L. gryppotyphosa (Maele et al., 2008) và tiêm chủng hai, ba lần cách nhau 4 tuần sẽ bảo vệ cho chó ít nhất là 12 tháng (Klaasen et al., 2013). 61 Bảng 4.2 Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh Leptospira trên chó Cần Thơ (650 mẫu huyết thanh) Vĩnh Long (256 mẫu huyết thanh) An Giang (263 mẫu huyết thanh) Cà Mau (264 mẫu huyết thanh) Tính chung (1.433 mẫu huyết thanh) STT Các serogroup Leptospira Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) 1 L. australis 11 6,92 8 11,59 - - - - 19 5,74 2 L. autumnalis - - 6 8,70 4 7,55 2 4,00 12 3,63 3 L. bataviae 28 17,61 5 7,25 3 5,66 4 8,00 40 12,08 4 L. canicola 37 23,27 7 10,14 5 9,43 12 24,00 61 18,43 5 L. ballum 4 2,52 - - - - 3 6,00 7 2,11 6 L. icterohaemorrhagiae 49 30,82 7 10,14 47 88,68 13 26,00 116 35,05 7 L. pyrogenes 13 8,18 8 11,59 4 7,55 5 10,00 30 9,06 8 L. cynopterie 6 3,77 2 2,90 - - 1 2,00 9 2,72 9 L. gryppotyphosa 34 21,38 3 4,35 3 5,66 - - 40 12,08 10 L. hebdomadis 3 1,89 7 10,14 - - 2 4,00 12 3,63 11 L. javanica 10 6,29 7 10,14 2 3,77 3 6,00 22 6,65 12 L. panama 9 5,66 3 4,35 15 28,30 2 4,00 29 8,76 13 L. semaranga - - 1 1,45 - - 2 4,00 3 0,91 14 L. pomona 2 1,26 3 4,35 2 3,77 2 4,00 9 2,72 15 L. tarassovi - - 1 1,45 - - - - 1 0,30 16 L. sejroe 5 3,14 20 28,99 4 7,55 2 4,00 31 9,37 17 L. louisiana 9 5,66 - - - - - - 9 2,72 18 L. hurstbridge 28 17,61 2 2,90 4 7,55 8 16,00 42 12,69 Tổng số mẫu dương tính 159 69 53 50 331 62 4.1.2.2 Cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó Kết quả Bảng 4.3 cho thấy trong 1.433 mẫu huyết thanh chó kiểm tra, có 331 mẫu ngưng kết với các serogroup Leptospira. Ở hiệu giá ngưng kết 1: 200, chó nhiễm 18/18 serogroup Leptospira, chủ yếu serogroup L. autumnalis, L. ballum, L. semaranga, L. tarassovi và L. sejroe với tỷ lệ từ 83,87% đến 100%. Ở hiệu giá ngưng kết 1: 400, chó nhiễm 16/18 serogroup Leptospira, chủ yếu L. bataviae, L. canicola, L. pyrogenes, L. panama và L. louisiana, với tỷ lệ từ 22,50% đến 33,33%. Ở hiệu giá ngưng kết 1: 800, chó nhiễm 7/18 serogroup Leptospira, chủ yếu L. canicola, L. icterohaemorrhagiae, L. cynopterie, L. gryppotyphosa và L. panama, với tỷ lệ từ 4,92% đến 11,11%. Ở hiệu giá ngưng kết 1: 1600, chó nhiễm 3/18 serogroup Leptospira: L. canicola, L. icterohaemorrhagiae và L. gryppotyphosa, với tỷ lệ từ 1,72% đến 3,28% và ở hiệu giá ngưng kết 1: 3200, chó nhiễm 1/18 serogroup Leptospira với tỷ lệ thấp đó là L. canicola (1,64%). Nhìn chung chó nhiễm serogroup Leptospira ở các khu vực khảo sát tập trung chủ yếu ở hiệu giá 1: 200 đến 1: 800. Hiệu giá kháng thể phản ánh hàm lượng kháng thể có trong máu chó. Hàm lượng kháng thể còn tùy thuộc vào tính chất kháng nguyên, số lượng mầm bệnh xâm nhập, sức đề kháng của cơ thể và thời gian lấy máu kiểm tra sau khi chó bị nhiễm mầm bệnh (Sykes et al., 2011). So với kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Hưng (1995) thì kết quả nghiên cứu về cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó ở ĐBSCL thấp hơn, ở hiệu giá ngưng kết 1: 800 là 56,39% và 1: 1600 - 1: 3200 là 41,23%, serogroup Leptospira chủ yếu là L. bataviae và L. canicola và nghiên cứu của Lê Huỳnh Thanh Phương (2001), ở hiệu giá ngưng kết chủ yếu từ 1: 800 đến 1: 1600 với 4 serogroup Leptospira phổ biến là L. canicola (44,44%), L. bataviae (42,35%), L. gryppotyphosa (39,66%) và L. icterohaemorrhagiae (39,47%). Theo khảo sát của Mayer-Scholl et al. (2013), vào 1950s tại Đức, serogroup L. canicola và L. icterohaemorrhagiae là hai nhóm gây bệnh phổ biến trên chó và đến nay có thêm hai serogroup L. gryppotyphosa và L. pomona gây nhiễm với tỷ lệ cao. Ở Anh, chó nhiễm chủ yếu nhóm L. australis với tỷ lệ cao (80%) và ở Mỹ nhóm huyết thanh gây nhiễm phổ biến trên chó là L. icterohaemorrhagiae (Claudia et al., 2013). Dựa vào hiệu giá kháng thể kháng các serogroup Leptospira ở kết quả Bảng 4.3 cho thấy serogroup L. canicola và L. icterohaemorrhagiae trên chó ở ĐBSCL từ 1: 1600 đến 1: 3200, mức hiệu giá này khá cao. Hiệu giá kháng thể 63 cao chứng tỏ mức độ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira cao. Tuy nhiên, còn tùy vào mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia có thể nhiễm các serogroup Leptospira với cường độ khác nhau và còn tùy thuộc vào thời điểm lấy mẫu và tình trạng sức khỏe của con vật lúc lấy huyết thanh và điều kiện nuôi dưỡng của chó. 64 Bảng 4.3 Cường độ nhiễm các serogroup Leptospira trên chó trong số mẫu dương tính STT Các serogroup Leptospira Số lượt nhiễm serogroup Hiệu giá ngưng kết Leptospira 1: 200 1: 400 1: 800 1: 1600 1: 3200 Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) 1 L. australis 19 15 78,95 4 21,05 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2 L. autumnalis 12 11 91,67 1 8,33 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 L. bataviae 40 31 77,50 9 22,50 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4 L. canicola 61 41 67,21 14 22,95 3 4,92 2 3,28 1 1,64 5 L. ballum 7 6 85,71 1 14,29 0 0,00 0 0,00 0 0,00 6 L. icterohaemorrhagiae 116 86 74,14 22 18,97 6 5,17 2 1,72 0 0,00 7 L. pyrogenes 30 22 73,33 7 23,33 1 3,33 0 0,00 0 0,00 8 L. cynopterie 9 6 66,67 2 22,22 1 11,11 0 0,00 0 0,00 9 L. gryppotyphosa 40 30 75,00 7 17,50 2 5,00 1 2,50 0 0,00 10 L. hebdomadis 12 7 58,33 5 41,67 0 0,00 0 0,00 0 0,00 11 L. javanica 22 15 68,18 6 27,27 1 4,55 0 0,00 0 0,00 12 L. panama 29 17 58,62 9 31,03 3 10,34 0 0,00 0 0,00 13 L. semaranga 3 3 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 14 L. pomona 9 7 77,78 2 22,22 0 0,00 0 0,00 0 0,00 15 L. tarassovi 1 1 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 16 L. sejroe 31 26 83,87 5 16,13 0 0,00 0 0,00 0 0,00 17 L. louisiana 9 6 66,67 3 33,33 0 0,00 0 0,00 0 0,00 18 L. hurstbridge 42 33 78,57 9 21,43 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng lượt 492 363/492 73,78 106/492 21,54 17/492 3,46 5/492 1,02 1/492 0,2 65 4.1.3 Tình hình nhiễm Leptospira theo giống chó 4.1.3.1 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giống chó Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giống chó Giống chó Số mẫu huyết thanh kiểm tra Số mẫu huyết thanh dương tính Tỷ lệ (%) Chó nội 835 198 23,71a Chó ngoại 598 133 22,24a Qua kiểm tra nhóm giống chó nội, tổng số 835 mẫu huyết thanh chó có 198 mẫu dương tính với Leptospira chiếm tỷ lệ 23,71% và nhóm giống chó ngoại 598 mẫu huyết thanh có 133 mẫu dương tính với Leptospira chiếm tỷ lệ 22,24%. Sự sai khác giữa hai nhóm giống không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó không ảnh hưởng bởi yếu tố giống. Điều này có thể được giải thích do những chó khảo sát sống trong cùng điều kiện môi trường về vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ nên có nhiều khả năng chó tiếp xúc với mầm bệnh đặc biệt là loài gặm nhấm như nhau nên tỷ lệ nhiễm Leptospira không khác biệt giữa hai nhóm chó nội và chó ngoại. So sánh với nghiên cứu trên thế giới bằng phương pháp khảo sát mẫu huyết thanh chó cắt ngang và kết quả cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Leptospira giữa các giống chó (Harland et al., 2013) hay nhận xét của Maele et al. (2008), yếu tố giống không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Leptospira và sự lây nhiễm của Leptospira trên chó không phụ thuộc vào giống chó. 4.1.3.2 Tỷ lệ nhiễm các serogroup Leptospira theo giống chó Nhóm giống chó nội nhiễm 18/18 serogroup Leptospira và giống chó ngoại nhiễm 17/18 serogroup Leptospira. Nhóm giống chó nội nhiễm các serogroup Leptospira với tỷ lệ cao: serogroup L. icterohaemorrhagiae (35,86%), L. canicola (20,20%), L. pyrogenes và L. sejroe (12,63%) và L. bataviae (10,61). Nhóm giống chó ngoại nhiễm chủ yếu các serogroup Leptospira: L. icterohaemorrhagiae (33,83%), L. hurstbridge (16,54%), L. canicola (15,79%), L. gryppotyphosa (15,04%) và L. bataviae (14,29). Ba nhóm huyết thanh Leptospira đồng nhiễm trên hai nhóm giống chó nội và nhóm giống chó ngoại là L. icterohaemorrhagiae, L. canicola và L. bataviae. Kết quả nghiên cứu này tương tự nghiên cứu của Harland et al. (2013), một số serogroup Leptospira dương tính trên giống chó nội cũng dương tính trên nhóm giống chó ngoại, và tỷ lệ dương tính Leptospira không phân biệt giống chó. 66 Bảng 4.5 Tần suất xuất hiện kháng thể kháng các nhóm huyết thanh Leptospira theo giống chó STT Các serogroup Leptospira Chó giống nội (835 mẫu huyết thanh) Chó giống ngoại (598 mẫu huyết thanh) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) Số lượt nhiễm Tỷ lệ (%) 1 L. australis 14 7,07 5 3,76 2 L. autumnalis 8 4,04 4 3,01 3 L. bataviae 21 10,61 19 14,29 4 L. canicola 40 20,20 21 15,79 5 L. ballum 3 1,52 4 3,01 6 L. icterohaemorrhagiae 71 35,86 45 33,83 7 L. pyrogenes 25 12,63 5 3,76 8 L. cynopterie 5 2,53 4 3,01 9 L. gryppotyphosa 20 10,10 20 15,04 10 L. hebdomadis 6 3,03 6 4,51 11 L. javanica 14 7,07 8 6,02 12 L. panama 16 8,08 13 9,77 13 L. semaranga 1 0,51 2 1,50 14 L. pomona 6 3,03 3 2,26 15 L. tarassovi 1 0,51 0 0,00 16 L. sejroe 25 12,63 6 4,51 17 L. louisiana 5 2,53 4 3,01 18 L. hurstbridge 20 10,10 22 16,54 Tổng số mẫu dương tính 198 133 67 4.1.4 Tình hình nhiễm Leptospira trên chó theo lứa tuổi 4.1.4.1 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo lứa tuổi Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo lứa tuổi chó Độ tuổi Số mẫu huyết thanh kiểm tra Số mẫu huyết thanh dương tính Tỷ lệ (%) 4 tháng < 12 tháng tuổi 358 77 21,51a ≤ 1-6 năm tuổi 737 166 22,52a ≥ 6 năm tuổi 338 88 26,04a Qua kết quả Bảng 4.6 cho thấy, chó lớn hơn 6 năm tuổi có tỷ lệ dương tính với Leptospira cao nhất là (26,04%), kế đến chó từ ≤ 1 tuổi đến 6 năm tuổi, có tỷ lệ dương tính Leptospira là 22,52% và chó từ 4 tháng đến dưới 12 tháng tuổi nhiễm thấp nhất (21,51%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích do những chó từ 4 tháng đến < 12 tháng tuổi là những chó còn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp cho nên mức độ tiếp xúc với môi trường bên ngoài ít nên tỷ lệ dương tính thấp (Levett, 2001). Chó ở độ tuổi từ 1 đến 6 năm tuổi là giai đoạn thành thục về sinh sản, phạm vi hoạt động rộng hơn để tìm bạn tình,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khao_sat_xoan_khuan_leptospira_va_leptospirosis_tren.pdf
Tài liệu liên quan