Luận án Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 5

1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đế tài 10

1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề

đặt ra 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ

NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 26

2.1. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 26

2.2. Vai trò, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế nông

thôn trong xây dựng nông thôn mới 41

2.3. Kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế

nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 57

Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN

TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 74

3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh

Bình ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn trong xây dựng nông

thôn mới 74

3.2. Thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở

huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 81

3.3. Đánh giá chung 103

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở

HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 115

4.1. Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng

nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 115

4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng

nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 120

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 170

pdf197 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ phục vụ trong vùng phát triển. Bảng 3.2: Tổng sản lượng thủy sản vùng ven biển huyện Kim Sơn giai đoạn 2008-2013 Đơn vị: Tấn Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích Ha 2.064 2.064 2.023 2.553 2553 2.758 Sản lượng Tấn 2.900 3.520 3.310 10.094 13.512 16.450 Tôm sú Tấn 650 550 500 508 219 282 Cua xanh Tấn 700 600 350 355 340 310 Tôm rảo Tấn 300 310 230 346 205 205 Tôm Thẻ Tấn 58 80 Ngao Tấn 800 1.450 1.700 7.690 12.200 12.230 Hải sản khác Tấn 450 610 530 1.195 490 493 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. Lâm nghiệp ở Kim Sơn chủ yếu là rừng ngập mặn ở vùng bãi bồi ven biển với diện tích 685,5ha, với cây Bần chua, cây Vẹt để chắn sóng, giữ đất bồi. Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn là vùng đệm của khu sinh quyển thế giới rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Ngành dịch vụ của Kim Sơn những năm gần đây tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng so sánh. Đến năm 2013 đạt tỷ lệ 25,15% GDP, điều đáng mừng là giá trị dịch vụ tăng thêm do nguyên nhân tăng đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ là chính, ví dụ như việc thay thế các phương tiện vận tải thô sơ, cũ kỹ bằng các phương tiện mới, hiện đại. Việc đầu tư nâng cấp các chợ nông thôn 84 được quan tâm như: xây mới chợ đầu mối thủy sản Kim Đông, cải tạo, nâng cấp chợ huyên, chợ Cồn Thoi, chợ Qui Hậu và đang qui hoạch các chợ ở các thị tứ, các xã; việc ra đời 04 quỹ tín dụng nhân dân cùng với Ngân hàng nông nghiệp phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh; việc đầu tư hiện đại hoá ngành viễn thông, tiện lợi đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Điều này cũng lý giải vì sao giá trị dịch vụ tăng cao mà số lao động chuyển dịch lại ít hơn các ngành khác. 3.2.1.2. Cơ cấu thành phần kinh tế Thực hiện Nghị định 388-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về qui chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước; Quyết định 315- HĐBT ngày 1/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước ở Kim Sơn được sắp xếp chuyển đổi hình thức kinh doanh như Công ty vật tư thành Trạm vật tư, Công ty cấp 3 thành cửa hàng thương nghiệp, Công ty muối i ốt thành Công ty may Kim Sơn, Nông trường Bình Minh thành Công ty nông nghiệp Bình Minh. Hiện nay một số đơn vị phát huy được tác dụng là Trạm khai thác công trình thủy lợi Kim Sơn, Công ty nông nghiệp Bình Minh, song nhìn chung doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn huyện vừa thiếu vừa chưa phát huy được vai trò trong các hoạt động kinh tế. Trên địa bàn huyện có 124 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong 27 Doanh nghiệp sản xuất chế biến cói trên địa bàn huyện trong đó 18 Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động; hiện nay các doanh nghiệp chế biến cói xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường, giá cả. Một số doanh nghiệp đã mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư vốn để xây nhà xưởng, đổi mới mẫu mã, đa dạng sản phẩm; một số Doanh nghiệp đã ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài có giá trị xuất khẩu lớn. Kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 triệu USD năm 2005, đến năm 2013 đạt 8 triệu USD. 3.2.1.3. Cơ cấu vùng kinh tế Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển, có hai vùng kinh tế để có định hướng chỉ đạo, phát triển kinh tế chung của toàn huyện, đồng thời phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tổng thể cơ cấu KTNT của huyện cụ thể như sau: 85 Vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, hàng tiểu thủ công nghiệp gồm: Tiểu vùng 1: có 6 xã gồm: Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa. Tổng diện tích là: 2.996,38 ha. Đất nông nghiệp chiếm 65,27 %. Hiện nay các xã của tiểu vùng 1 có trình độ thâm canh lúa chất lượng cao, trồng cây thuốc nam có hiệu quả, có kinh nghiệm về trồng rau màu hàng hóa. Tiểu vùng 2: Có 6 xã gồm: Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Yên Mật. Diện tích là: 3.578,15 ha, đất nông nghiệp chiếm 69,47%. Trong tiểu vùng 2 đã hình thành các làng nghề truyền thống như: Tiểu thủ công ở xã Quang Thiện, Kim Chính, Đồng Hướng; nghề mộc ở Kiến Thái xã Kim Chính; nghề làm Miến ở Hùng Tiến, Tuần Lễ xã Như Hòa... Có thị tứ Quy Hậu, có cụm công nghiệp Đồng Hướng; nhân dân có trình độ thâm canh lúa hàng hóa. Tiểu vùng 3: Có 5 xã gồm: Thượng Kiệm, Lưu Phương, Yên Lộc, Lai Thành và thị trấn Phát Diệm. Tổng diện tích là 3.594,93 ha, đất nông nghiệp chiếm 73,92%. Là tiểu vùng có thế mạnh và thực hiện tốt nghề thủ công xuất khẩu như: HTX Đại Đồng, Doanh nghiệp tư nhân Năng Động, Xuân Hòa, Quang Minhtrên địa bàn có hai doanh nghiệp của tỉnh là Công ty cổ phần chiếu cói Ninh Bình và Công ty May và Thương mại Kim Sơn. Đây là tiểu vùng nhân dân có trình độ về thân canh lúa, nhân dân thị trấn Phát Diệm và các xã lân cận có truyền thống làm dịch vụ, nhiều lao động có tay nghề cao trong sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Vùng kinh tế ven biển gồm: Tiểu vùng 4: có 5 xã gồm: Định Hóa, Văn Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Cồn Thoi. Có tổng diện tích 4.362,62 ha, nhân dân có kinh nghiệm về trồng thâm canh cây cói và đánh bắt nuôi trồng hải sản của huyện. Tiểu vùng 5: có 3 xã gồm: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, thị trấn Bình Minh và khu bãi bồi ven biển có diện tích 6.891,52 ha; là tiểu vùng có rừng ngập mặn phòng hộ như trồng cây Bần, cây Vẹt chắn sóng, có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao như nuôi tôn sú, cua xanh, nuôi ngao (bờ biển dài 15km). Cơ cấu các vùng kinh tế của huyện đã hình thành, nhưng chưa được rõ nét cần được quy hoạch, đầu tư để phát triển kinh tế ở các xã, các tiểu vùng kinh tế, 86 đặc biệt là vùng kinh tế biển góp phần chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 3.2.2. Về nguồn nhân lực nông thôn Theo số liệu Thống kê của huyện tổng dân số toàn huyện tính đến 31/12/2013 có 170.635 người; số người trong độ tuổi lao động có 94.038 người; lao động nữ có 47.442 người. Hiện nay huyện có 1 Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm được thành lập đi vào hoạt động từ cuối năm 2007. Hơn 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến hàng cói, xây dựng, giao thông, thủy lợi. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu hút hàng trăm lao động, nhiều doanh nghiệp có đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, tích cực tham gia vào công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Bảng 3.3: Chất lượng lao động ở huyện Kim sơn 2008-2013 Đơn vị: % Chưa đào tạo Số lao động được đào tạo Đào tạo nhắn hạn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên ĐH Năm TS Lao động SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008 93014 67915 73.02 16655 17.91 910 0.98 3898 4.19 1430 1.54 2193 2.36 13 0.01 2009 93095 65965 70.86 18560 19.94 922 0.99 3972 4.27 1445 1.55 2215 2.38 16 0.02 2010 93262 64318 68.96 20335 21.80 913 0.98 3979 4.27 1458 1.56 2232 2.39 27 0.03 2011 93366 63119 67.60 21550 23.08 947 1.01 3998 4.28 1473 1.58 2245 2.40 34 0.04 2012 93860 62019 66.08 22610 24.09 1089 1.16 4037 4.30 1596 1.70 2473 2.63 36 0.04 2013 94038 60775 64.63 23940 25.46 1112 1.18 4060 4.32 1638 1.74 2475 2.63 38 0.04 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, một trong những chỉ số quan trọng nhất là trình độ đào tạo. Thực tế cho thấy lao động chưa qua đào tạo của huyện Kim Sơn còn nhiều chiếm trên 60% tổng lao động toàn huyện. Cơ cấu lao động của huyện Kim Sơn nhìn chung còn bất cập, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, nhiều lao động sau thời gian nông vụ không có việc làm, phải đi lao động kiếm sống ở những tỉnh xa còn nhiều; chất lượng lao động còn thấp, số lao động trong nông nghiệp được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, nhất là lao động có tay nghề cao còn rất ít và thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 87 Lực lượng lao động ở huyện Kim Sơn tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, số lao động được đào tạo hàng năm có tăng lên, nhưng hiện nay 80% tổng số dân của huyện Kim Sơn làm nông nghiệp là chủ yếu, đây là nguy cơ lớn trong quá trình đô thị hóa diễn ra. Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND huyện Kim Sơn đã tập trung triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện. Ngày 30/6/2010 UBND huyện đã xây dựng Đề án số 01-ĐA/UBND về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Ngày 06/08/2012 UBND huyện cũng đã xây dựng Kế hoạch số 44/KH-UBND về “Chuyển dịch cơ cấu lao động, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực giai doạn 2011-2020”. Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực và dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn và thành quả chung của huyện. Từ năm 2008 đến năm 2013 huyện Kim Sơn đã tổ chức được 56 lớp dậy nghề với 1950 người được đào tạo cho các đối tượng: lao động nông thôn, người nghèo, người tàn tật. Với các nghề: đan cói, đan bèo tây, may công nghiệp, hàn công nghiệp, thêu xuất khẩu, điện dân dụng, nấu ăn, trồng nấm, tạo dáng và chăn sóc cây cảnh, trồng sơ chế dược liệu, chăn nuôi, thú y. Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm huyện Kim Sơn được thành lập đi vào hoạt động từ cuối năm 2007. Qua 5 năm đi vào hoạt động đến nay Trung tâm đã đi vào nề nếp, hoạt động tương đối có hiệu quả với các lớp, các mô hình và kết quả như sau: Triển khai 36 mô hình và nhân rộng 15 mô hình phát triển sản xuất; Tổ chức tập huấn 98 lớp cho 9.076 lượt người; Mở 37 lớp dạy nghề cho 3.445 lượt người. 88 3.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn * Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn Bảng 3.4: Kết quả phát triển hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Kim Sơn năm 2008-2013 Đơn vị: Km Năm STT Nội dung thực hiện 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng 1 Số Km đường làm mới 15,5 17,8 37,75 42,31 69,5 182,86 Bêtông xi măng 10 12 26,25 32,31 69,5 28,75 178,81 Láng nhựa 4 4,5 5 4 17,5 Mặt đá dăm 1,5 1,3 6,5 6 15,3 2 Khối lượngnâng cấp, sửa chữa duy tu cầu đường 65,00 75,50 89,00 95,00 324,5 Bêtông xi măng 33,00 35,00 45,00 55,00 13,49 181,49 Láng nhựa 5,00 5,00 5,00 5,00 13 33 Mặt đá dăm 27,00 35,50 39,00 35,00 136,5 3 Số cầu, cống làm mới các loại Cái/m) 27/243 28/252 95/855 150/1.392 300/2.74 2 4 Kinh phí thực hiện hàng năm (Tỷ đồng) 65,00 92,50 105,00 110,00 25,05 50,95 429,30 Trong đó: Trung ương hỗ trợ 35,2471 41,88151 89,020 5 107,147 9 26 299,30 Ngân sách địa phương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,22 5,15 80,37 Nhân dân đóng góp và các nguồn khác 5,00 5,00 5,00 5,00 9,83 19,8 49,63 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 10 dài 14,5 km, đường 10 tránh thị trấn Phát Diệm dài 11,8 km, 36 km đường tỉnh lộ và 973,65 km đường giao thông nông thôn. Trong 973,65 km đường giao thông nông thôn có 64,06 km đường liên xã, 500,37 km đường trục xã, 227,12 km đường ngõ xóm, 182,1km đường trục chính nội đồng. Phát động mạnh mẽ phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức đến cán bộ, nhân dân đặc biệt là các chức sắc, chức việc và giáo dân đã tích 89 cực thực hiện các giải pháp phát triển KTNT trong XDNTM, tiêu biểu là xã Xuân Thiện 87.8% đồng bào theo đạo Công giáo, xã Văn Hải 75% đồng bào theo đạo Công giáo, nhân dân dỡ nhà phòng của giáo họ, dỡ hàng rào và các vật kiến trúc khác, hiến đất để xây dựng đường giao thông. Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó: Vận động 2.895 hộ hiến 62.237,8m2 đất phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn mới với tổng giá trị ước tính 8.178,2 triệu đồng Ủng hộ của các doanh nghiệp và con em của địa phương là 4.137,2 triệu đồng. Đặc biệt tập trung cao cho công tác làm đường giao thông thôn, xóm với sự hỗ trợ xi măng của tỉnh toàn huyện đã nâng cấp và làm mới được 66,3 Km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng. * Hệ thống hạ tầng thủy lợi Bảng 3.5: Kết quả phát triển hạ tầng thủy lợi huyện Kim Sơn Đơn vị: Km Năm STT Nội dung thực hiện Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng Nạo vét , kiên cố hóa kênh mương 182,86 Nạo vét km 53,73 84,24 11,56 8,54 87,86 66,847 312,777 1 Kiên có hóa (kèbờ) km 8,51 6,22 8 8,27 118,5 2,47 151,97 Nâng cấp,kiên cố hóađê Đê biển km 12 13,2 15 40,2 2 Đê sông km 14,066 11,768 2 3 4,873 35,707 3 xây mới, cải tạo trạm bơm Cái 31 9 4 7 5 56 4 Xây mới, cải tạo cống đầu kênh, cống điều tiết Cái 11 11 9 9 6 4 50 Kinh phí thực hiện hàng năm (Tỷ đồng) 1.817,87 Trong đó: Trung ương hỗ trợ 518,85 556,16 343,38 92,91 266,58 14,1 1.791,99 5 Ngân sách địa phương Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. Toàn huyện có 3 hệ thống công trình thủy lợi chính phục vụ sản xuất trong đó có 170 cống các loại. Hệ thống đê điều của huyện Kim Sơn gồm các 90 tuyến đê là 75,7km trong đó tuyến đê biển dài 40,2 km, tuyến đê sông tả Vạc, hữu Vạc, Hữu đáy dài 35,5 km. Hệ thống kênh tưới tiêu cấp I có tổng chiều dài 104,2 km, kênh cấp II dài 418,8 km, kênh cấp III dài 490,2 km. Toàn huyện có 30 trạm với 71 máy bơm công suất từ 1000-4000m3/h trong đó Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý và vận hành 8 trạm với 42 máy công suất 4000m3/h, các Hợp tác xã quản lý và vận hành 26 trạm bơm vô ống công suất mỗi máy là (3000-3500)m3/h. Đặc biệt là tuyến đê biển những năm gần đây đã được Trương ương đầu tư nâng cấp kiên cố hóa mặt đê biển Bình Minh 1 dài 25,2km bằng bê tông xi măng, nâng cấp đê biển Bình Minh 3 dài 15km, xây mới 03 cống lấy nước phục vụ cho vùng nuôi trồng thủy sản của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Các tuyến đê sông cũng đang được nâng cấp cải tạo và kiên cố hóa mặt đê. * Hệ thống hạ tầng điện nông thôn huyện Kim Sơn Trên địa bàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp 100% số xã có điện lưới quốc gia. Trong những năm gần đây hệ thống điện các xã phần lớn giao cho ngành điện quản lý và khai thác. Số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 80%. Tuy nhiên hiện nay toàn huyện còn 6 xã chưa bàn giao cho ngành điện mà do các hợp tác xã điện lực của xã quản lý và khai thác bán lẻ điện cho các hộ nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên không có vốn đầu tư cải tạo, đầu tư nâng cấp lưới điện nên chất lượng cung cấp điện không đảm bảo và không an toàn cho các hộ sử dụng điện và không đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Thực hiện thông tư Liên tịch số 06/2010- BCT-BTC ngày 03/02/2010 của Liên Bộ Công thương và Bộ Tài chính hướng dẫn giao, nhận và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện áp nông thôn. Sở Công thương tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Tài chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện lực Ninh Bình, UBND huyện Kim Sơn tuyên truyền các Hợp tác xã điện lực trong huyện tự nguyện bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện quản lý để ngành điện đầu tư nâng cấp trạm, lưới điện đảm bảo chất lượng và an toàn cho các hộ sử dụng điện trong toàn huyện. Số xã hệ thống điện đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới 10/27 xã, thị trấn (có 02 thị trấn). 91 * Hạ tầng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Toàn huyện có 7 cơ sở cấp nước sạch trong đó (01 cơ sở đang cấp, 02 cơ sở đang vận hành thử, 02 cơ sở đang thi công và 02 cơ sở ngừng hoạt động). Nhà máy cấp nước Phát Diệm công suất 6000m3/ngày.đêm và các nhà máy cấp nước xã Lai Thành, Yên Lộc công suất 500m3/ ngày.đêm đã góp phần cung cấp nước sạch cho nhân dân Thị trấn Phát Diệm, các xã tiểu khu 3. Các nhà máy cấp nước Kim Mỹ, Kim Hải đang thi công để cung cấp nước cho các xã tiểu khu IV và các xã vùng bãi ngang ven biển của huyện; tỷ lệ các hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 90%. Bảng 3.6: Kết quả phát triển hạ tầng nước sạch và môi trường nông thôn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình Đơn vị: % STT Nội dung thực hiện Đơn vị Năm 2008-2013 1 Tổng số công trình cấp nước sạch cái 7 2 Tỷ lệ xã có nước sạch % 10 3 Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh % 90 Vệ sinh môi trường 4.1.Tỷ lệ số xã tổ chức thu gom VSMT xã 12/27 4 4.2. Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh % 70 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. Trong những năm qua công tác vệ sinh môi trường và nước sạch trên địa bàn huyện Kim sơn có những chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành và của người dân, của các doanh nghiệp được nâng lên. Năm 2009 huyên đã thành lập Trung tâm vệ sinh môi trường, 26/27 xã, thị trấn có nghĩa trang nhân dân; 50% số hộ gia đình tự xử lý rác thải trong khu vườn nhà; 100% rác thải y tế được xử lý; tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh đạt 70%. Có 12/27 xã, thị trấn có tổ thu gom rác thải tập kết để vận chuyển lên khu xử lý rác thải tại thị xã Tam Điệp bằng 02 xe chuyên dùng. * Hệ thống hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn huyện Kim Sơn Các xã và thị trấn trong huyện đều có điểm bưu điện - văn hóa được. Hoàn thành số hóa hệ thống bưu chính viễn thông, huyện có 4 đài trạm, 24 trạm BTS. 92 Số thuê bao điện thoại cố định năm 2008 là 14000 thuê bao đến năm 2012 giảm còn 500 thuê bao, số thuê bao điện thoại di động tăng nhanh có trên 1,5 nghìn thuê bao di động trả sau, hơn 3000 thuê bao Internet và nhiều thuê bao băng rộng. Hiện nay 100% các xã, thị trấn, thôn, xóm đều có máy điện thoại cố định; 40% thôn, xóm; 100% xã, thị trấn có Internet băng thông rộng tốc độ cao MegaVNN, cáp quang FiberVNN đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin và ứng dụng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển hạ tầng KT- XH, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bảng 3.7: Kết quả phát triển hạ tầng thông tin - viễn thông huyện Kim Sơn STT Nội dung thực hiện Đơn vị Năm 2008-2013 1 Nhà trạm bưu cục nhà 4 2 Tổng số nhà bưu điện văn hóa xã nhà 21 3 Số xã thị trấn có điện thoại xã 27 4 Số trạm thu phát BTS trạm 35 5 Số thuê bao Internet/100 dân TB/100 1,8 6 Số thuê bao đi động trả sau/100 dân TB/100 1,7 7 Số thuê bao điện thoại cố định/100 dân TB/100 8,4 8 Kinh Phí thực hiện Doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn năm2013 [122]. * Hệ thống hạ tầng dịch vụ, mạng lưới chợ, cây xăng, cụm công nghiệp và làng nghề của huyện Kim Sơn Toàn huyện quy hoạch 12 chợ trong đó có 01 chợ loại II nằm trung tâm huyện hiện nay đã xuống cấp và đã giao cho Doanh nghiệp quản lý, đầu tư cải tạo nâng cấp thành chợ loại I. Có 1 chợ đầu mối thủy sản được đầu tư xây dựng tại xã Kim Đông, các chợ còn lại do xã quản lý và xây dựng tạm, bán kiên cố chưa đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới. Quy hoạch mạng lưới cây xăng trên toàn huyện gồm 17 điểm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với mạng lưới hạ tầng giao thông trong huyện, đáp ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân có hiệu quả nhất. Theo quy hoạch huyện Kim Sơn có 02 Cụm công nghiệp được tỉnh phê duyệt gồm Cụm công nghiệp Đồng Hướng (thuộc xã Đồng Hướng), Cụm công 93 nghiệp Bình Minh (thuộc thị trấn Bình Minh). Huyện có 25 làng nghề thuộc 9 xã (Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Yên Mật, Thượng Kiệm, Lưu Phương, Yên Lộc) và thị trấn Phát Diệm. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận cho 18 làng nghề, 05 làng nghề được UBND tỉnh công nhận vào tháng 5 năm 2011 và 02 làng nghề được công nhận vào năm 2012 [122]. * Quy hoạch khu dân cư và cải tạo nhà ở dân cư nông thôn của huyện Huyện đã triển khai quy hoạch mạng điểm dân cư trong quy hoạch nông thôn mới của các xã theo hướng tập trung phát triển khu dân cư mới theo hướng văn minh, đồng thời bảo tồn, kế thừa bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhân dân Kim Sơn. Vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào chỉnh trang nhà cửa, vườn ao, đường ngõ xóm theo hướng tiện ích, văn minh và bảo tồn những nét văn hóa của nhân dân nông thôn vùng công giáo. Tỉnh, huyện có chính sách hỗ trợ xóa nhà tranh tre, giột nát, hỗ trợ các hộ nghèo cải tạo nâng cấp, xây mới nhà ở. - 15/25 xã tiếp nhận chuyển giao hợp đồng và thực hiện lập Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và Quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm xã từ Sở Xây dựng, với dự toán kinh phí 4.875 triệu đồng. - Trong 3 năm, toàn huyện đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh công tác chỉnh trang nhà cửa, xây mới và cải tạo nâng cấp các công trình nhà ở, công trình vệ sinh, tường rào, cổng ngõnhằm giảm tỷ lệ nhà dột nát, tăng tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. - Đến nay các xã đã có 37.683 nhà/48.870 nhà ở dân cư đạt chuẩn, tăng 5.782 nhà đạt chuẩn so với năm 2010, nâng tỷ lệ nhà đạt chuẩn lên 89,90% tăng 9,8% so với năm 2010, không còn nhà tạm, nhà dột nát, có 19/25 xã đạt Tiêu chí số 9. 3.2.4. Về áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ và thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn huyện * Về áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ: Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh, đất nước nào có nền KH - CN tiên tiến thì đất nước đó phát triển. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định KH - CN là 94 "then chốt" khoa học - công nghệ là phải "đi tắt, đón đầu". Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Vì vậy việc áp dụng KH - CN để phát triển KTNT trong XDNTM là rất quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua ở huyện Kim Sơn thực trạng kết quả việc áp dụng thành tựu KH - CN vào các lĩnh vực cụ thể như sau: - Về quy hoạch, quản lý đất đai: Trên địa bàn huyện Kim Sơn 27/27 xã, thị trấn đã áp dụng quản lý quy hoạch thông qua cơ sở dữ liệu trên máy vi tính, trong đó có 9/27 xã, thị trấn đã có bản đồ quản lý đất đai kỹ thuật số. Những xã đã có bản đồ kỹ thuật số khi triển khai quy hoạch, thực hiện quy hoạch và thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ rất chính xác và khoa học, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Tuy nhiên, hiện tại còn 18 xã chưa có bản đồ kỹ thuật số. - Về tăng cường áp dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Phương thức chuyển giao KH - CN đến nông dân được áp dụng phổ biến và có hiệu quả là: Xây dựng mô hình, tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất để tổ chức hội nghị đầu bờ, thảo luận, trao đổi trực tiếp; sau đó hỗ trợ cho một số hộ ứng dụng mô hình sản xuất từ đó nhân ra diện rộng. Đây là con đường ngắn nhất để đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến thực tiễn trên đồng ruộng. Đến nay Kim Sơn đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại 7 xã, với 280 ha; triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh tại xã Kim Đông, với 6 ha, bước đầu cho kết quả tốt; trên địa bàn huyện đã có 72 mô hình sản xuất có hiệu quả, chủ yếu là tiếp thu áp dụng KH - CN về giống, biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong: Trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản, nuôi một số con nuôi quí đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao... Đối với trồng trọt: Trồng, sơ chế cây dược liệu (cây trạch tả, bạch chỉ, chuột nam), trồng hoa huệ, trồng rau giống, trồng luân canh cà chua, bí xanh, dưa lê.... Đối với nuôi trồng thủy sản: Nuôi tôm thẻ, cá lóc bông, cá diêu hồng, sản xuất giổng thủy sản, mô hình lúa - cá; mô hình nuôi cá kết hợp nuôi vịt, chăn nuôi, trồng trọt... Đối với con nuôi có giá trị kinh tế cao: Nuôi rắn, rắn nước, ba ba... 95 - Trong sản xuất lúa: Đến nay 100% diện tích mạ được gieo trên nền đất cứng, vụ Đông - Xuân được che phủ nilon chống rét, 100% diện tích làm đất và tuốt lúa bằng cơ giới hóa và khoảng 30% khâu thu hoạch lúa được cơ giới hóa. - Trong lĩnh vực làm đường giao thông: 100% các tuyến đường khi đổ bê tông đều có máy trộn, máy đầm... - Về áp dụng KH - CN trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường: Trong những năm qua Kim Sơn đã triển khai nhiều biện pháp trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. * Về thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn huyện: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Thực tiễn cho thấy cơ chế chính sách là đòn bẩy là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ nhất, về chính sách đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_kinh_te_nong_thon_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_huyen_kim_son_tinh_ninh_binh_7051_1917222.pdf
Tài liệu liên quan