Luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm

PHỤ LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 3

1.1. Khái niệm và vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 3

1.1.1. Một số khái niệm 3

1.1.2. Mục tiêu và vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 4

1.2. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực 5

1.2.1. Luật pháp, chính sách của Nhà nước 5

1.2.2. Đặc điểm kinh doanh của ngành 5

1.2.3. Phương hướng mục tiêu của tổ chức 5

1.2.4. Quy mô của tổ chức 6

1.2.5. Tiêu chí phát triển của tổ chức 6

1.2.6. Người lao động 6

1.2.7. Sự thay đổi của môi trường 7

1.2.8. Một số các yếu tố khác 7

1.3. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực 7

1.3.1. Đào tạo trong công việc 7

1.3.2. Đào tạo ngoài công việc 10

1.4. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo 11

1.4.1. Xác định nhu cầu 12

1.4.2. Xác định mục tiêu 13

1.4.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 14

1.4.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 14

1.4.5. Dự tính chi phi đào tạo 14

1.4.6. Lựa chọn giảng viên 14

1.4.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 15

1.5. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực tại một số nước và một số doanh nghiệp Việt Nam 14

1.5.1. Kinh nghiệp tại một số nước 15

1.5.2. Bài học rút ra 18

Tóm tắt chương 1 20

Chương 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TỪ LIÊM 21

2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm 21

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 22

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh 27

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo NNL tại Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 28

2.2.1. Kế hoạch đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam 28

2.2.2. Nhận thức của NHNo&PTNT Việt Nam và Cán bộ nhân viên trong Chi nhánh về tầm quan trọng của công tác đào tạo 30

2.2.3. Đặc điểm ngành kinh doanh 31

2.2.4. Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay 33

2.2.5. Đặc điểm lao động của Chi nhánh 33

2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo NNL của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 35

2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 34

2.3.2. Tình hình lao động của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 39

2.3.3. Tình hình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh 42

2.4. Đánh giá về công tác đào tạo tại Chi nhánh Từ Liêm 55

2.4.1. Kết quả đạt được trong công tác đào tạo tại Chi nhánh Từ Liêm. 55

2.4.2. Những điểm tồn tại trong công tác đào tạo của Chi nhánh Từ Liêm và nguyên nhân của những tồn tại đó 56

Tóm tắt chương 2 59

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TỪ LIÊM 60

3.1. Quan điểm, định hướng về công tác đào tạo nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh Từ Liêm 60

3.1.1. Quan điểm của NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh Từ Liêm 60

3.1.2. Định hướng về đào tạo NNL của NHNO&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh Từ Liêm đến năm 2015 60

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Từ Liêm 62

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò nguồn nhân lực trong toàn bộ NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và từng cán bộ nhân viên của Chi nhánh nói riêng 62

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu, gắn đào tạo với phân công lao động và đề bạt 63

3.2.3. Hoàn thiện các bước xây dựng một chương trình đào tạo. 65

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất với Ban lãnh đạo Chi nhánh nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển NNL tại Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 68

Tóm tắt chương 3 69

KẾT LUẬN 70

 

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự học để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ… Nhân viên Chi nhánh là đối tượng tham gia đào tạo do vậy nhận thức của họ về tầm quan trọng của đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp thái độ tích cực tham gia các khoá học, ý thức trong học tập, tinh thần tự học…từ đó ảnh hưởng tới kết quả của đào tạo. Nhận thức của NHNo&PTNT Việt Nam và Cán bộ nhân viên trong Chi nhánh về tầm quan trọng của đào tạo tại Chi nhánh có một số điểm đánh chú ý sau: Về NHNo&PNTN Việt Nam: NHNo&PTNT Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo. NHNo&PTNT Việt Nam đã có những quy định và những chính sách đào tạo cho cán bộ nhân viên trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, song những chính sách đó chưa thực sự khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia các khoá đào tạo. Hàng năm NHNo&PTNT Việt Nam đều có kế hoạch đào tạo trong năm và gửi xuống cho các Chi nhánh, song những kế hoạch đó chỉ đáp ứng được việc đào tạo trước mắt, chưa có những kế hoạch đào tạo NNL cho tương lai. Về Ban lãnh đạo Chi nhánh: Ban lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo trong tổ chức, điều đó thể hiện ở Chi phí hàng năm dành cho đào tạo của Chi nhánh (có dẫn chứng phần sau); chương trình học tại Chi nhánh chủ yếu dập khuôn, máy móc theo các chương trình TTĐT đề ra, tiến hành theo hình thức, không có nhiều các chính sách khuyến khích đào tạo tại Chi nhánh; việc cử cán bộ nhân viên đi học nhiều khi chỉ để đủ số lượng… Về bản nhân viên trong Chi nhánh: Trong chi nhánh, số nhân viên trên 45 tuổi chiếm khoảng 65%, số lượng lao động lớn tuổi chiếm một tỷ lệ khá lớn. Họ đã có tuổi, mức độ tiếp thu bài giảng chậm nên thường ngại tham gia các khoá học, thường có tư tưởng “an phận”, việc tham gia vào các lớp học chỉ là do bị cấp trên cử đi học. Chỉ một số ít những nhân viên trẻ ý thức được tầm quan trọng của đào tạo cho công việc của họ sau này, vì vậy, họ tự tham gia các khoa học để nâng cao trình độ của mình. Chính do những đặc điểm này mà công tác đào tạo tại Chi nhánh đến nay chưa có hiệu quả như mong đợi. 2.2.3. Đặc điểm ngành kinh doanh Ngân hành là một ngành kinh doanh đặc biệt, đối tượng của nó là các dịch vụ ngân hàng liên quan đến tiền tệ như khai thác và nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cung cấp các phương tiện thanh toán và ngân quỹ; kinh doanh ngoại hối…Những đặc điểm này đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải đạt được những yêu cầu sau: Thứ nhất, đây là hoạt động kinh doanh tiền tệ nên đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có những kiến thức về tiền tệ, về các hoạt động ngân hàng, nhạy bén với sự biến đổi của thị trường… Thứ hai, ngân hàng liên quan chặt chẽ đến tiền, hằng ngày, những cán bộ nhân viên này phải tiếp xúc với một số lượng tiền lớn, do đó, nhân viên ngân hàng phải có phẩm chất tốt: bản lĩnh, cẩn thận, trung thực, biết giữ chữ tín… Thứ ba, nhân viên ngân hàng thường xuyên phải giao tiếp với nhân viên khách hàng. Vừa phải đảm bảo chính xác với lượng tiền lớn, vừa phải xử lý tốt các tình huống với khách hàng, áp lực rất nặng nề, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải tỉnh táo, phải có sức chịu đựng với những áp lực. Thứ tư, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và cho vay hoặc đầu tư từ những khoản tiền gửi đó, vì vậy họ phải làm sao cho khách hàng tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng, điều đó đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có nghệ thuật giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng, giữ chân được khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng. Thứ năm, trước tình hình cạnh tranh như hiện nay, việc thu hút, giữ chân khách hàng trở nên khó khăn hơn đối với ngân hàng, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải linh hoạt, sáng tạo, làm sao cho ngân hàng có đủ vốn cung ứng cho các đơn vị sản xuất – kinh doanh, làm sao cho các đơn vị sản xuất – kinh doanh đến vay tiền ngân hàng. Những đặc điểm trên đòi hỏi mỗi ngân hàng phải không ngừng đào tạo để đảm bảo có một nguồn nhân lực tốt, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng đang là một ngành dịch vụ phát triển, tương lai nó còn phát triển mạnh hơn nữa, vì vậy, để hoạt động tốt trong tương lai, đối phó được với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Chi nhánh cần đào tạo và phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên hơn nữa. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chưa nắm rõ được những đặc điểm trên để có hướng đào tạo NNL một cách hiệu quả. 2.2.4. Đặc điểm cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng cố phần, ngân hàng thương mại trong nước mà còn phải phải cạnh tranh với các nhân hàng nước ngoài, đó là các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Do đặc điểm nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Các ngân hàng cũng phải đưa ra được nhiều hình thức mới để thu hút khách hàng, bên cạnh đó cũng cần được trang bị các công nghệ mới phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng… Những yêu cầu đó đòi hỏi các ngân hàng phải có ban quản trị có khả năng lãnh đạo tốt, một đội ngũ lao động sẵn sàng thích ứng với những thay đổi, tiếp thu nhanh những công nghệ, kiến thức mới…Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Từ Liêm hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, có thể thấy được ở những điểm sau: - Bộ máy tổ chức không gọn, thiếu linh hoạt, nhiều công văn giấy tờ phải duyệt qua nhiều cấp, thời gian khách hàng chờ đợi được vay vốn dài, khiến cho nhiều khách hàng không hài lòng. - Hoạt động trong chi nhánh còn ì ạch - Trình độ lao động còn chưa cao thể hiện ở trình độ ngoại ngữ và vi tính không cao. - Tinh thần làm việc của nhân viên tại một số phòng giao dịch chưa tốt, vẫn còn hiện tượng trong giờ làm việc ngồi chơi, tán chuyện… 2.2.5. Đặc điểm lao động của Chi nhánh Lao động là đối tượng tham gia vào quá trình và là chủ thể tham gia đào tạo. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo của Chi nhánh. Trình độ của người lao động, khả năng tiếp thu kiến thức mới, thái độ của người học có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đào tạo. Lao động trong Chi nhánh có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hiện nay Chi nhánh mới được bổ sung một đội ngũ lao động trẻ, có trình độ cao. Họ năng động, có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh. Vì là những lao động trẻ nên phần lớn họ đều muốn học tập để nâng cao trình đồ chuyên môn, trình độ giao tiếp của mình. Điều đó là một thuận lợi cho công tác đào tạo tại Chi nhánh. Đây sẽ là nguồn lao động tốt cho Chi nhánh trong tương lai. Thứ hai, số lao động có trình độ đại học và trên đại học của Chi nhánh chiếm tỉ lệ lớn nhất nên việc đào tạo nâng cao chuyên môn sẽ không mất nhiều công sức, thời gian đào tạo lại từ đầu. Thứ ba, lao động nữ trong Chi nhánh nhiều hơn lao động nam. Về tâm lý, phụ nữ khi có gia đình thường ngại đi học xa, học trong thời gian dài, vì họ không những phải đảm bảo tốt công việc mà còn phải chăm sóc gia đình. Mặt khác, khi đã có công việc ổn định, có gia đình thì phụ nữ thường có tâm lý an phận, hài lòng với vị trí và mức lương hiện tại của họ. Điều này khiến cho công tác đào tạo gặp khó khăn. Họ tham gia các khoá học chỉ mang tính hình thức, tham gia theo yêu cầu của cấp trên nên kết quả đào tạo thường không cao. Thứ tư, trong Chi nhánh có một bộ phận không nhỏ là cán bộ lâu năm. Họ là những cán bộ đã có tuổi nên khả năng tiếp thu kiến thức mới rất chậm, lại thêm vào đó là tâm lý sắp đến tuổi về hưu, do vậy rất ngại đào tạo. Ban lãnh đạo cần nắm rõ những đặc điểm trên của NNL tại Chi nhánh mình để có những khoá học phù hợp với từng đối tượng. 2.3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Từ Liêm luôn có lãi, điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm (2006 – 2008) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 I. Tổng vốn huy động 2.195.2 2.377,8 1. Tiền gửi nội tệ 1743,6 1930 2.072,5 - Không kỳ hạn 212,4 224,6 158 - Có kỳ hạn 1531,2 1705,4 1965,5 + Dưới 12 tháng 511 399,8 445,7 + Từ 12 – 24 tháng 407,4 346 300,7 + Trên 24 tháng 612,8 959,6 1.219 2. Ngoại tệ 265,2 254,3 a. USD (ngàn USD) 14.353 13.679 - Dưới 12 tháng 3.461 3.231 - Từ 12 đến 24 tháng 6.275 3.177 - Trên 24 tháng 4618 7.002 b. EURO (ngàn EURO) 964 1.351 II. Tổng dư nợ 1.131,8 1.117,5 1.204,4 1. Cho vay nội tệ 985,5 1.017 1.095,2 a. Theo thời hạn vay Ngắn hạn Trong đó, nợ xấu 656 156,2 671.2 7,6 784,1 34,7 Trung hạn Trong đó, nợ xấu 279,8 32,6 238,6 17,3 201,6 33 Dài hạn Trong đó, nợ xấu 42,7 20,5 107 0 109,5 0,2 b. Phân loại theo thành phần kinh tế Quốc doanh Trong đó, nợ xấu 219 102,4 141,7 0 95,1 Ngoài quốc doanh Trong đó, nợ xấu 495,4 92 528,2 24,1 684,1 50,2 Hộ sản xuất Trong đó, nợ xấu 125,2 237,4 0,5 292,3 17,7 Tiêu dùng Trong đó, nợ xấu 125,9 79,7 0,4 23,6 0 2. Cho vay ngoại tệ 100,5 106,2 a. USD (ngàn USD) 6.237 6.257 - Ngắn hạn 5.243,3 3.762 4.494 - Trung hạn 627,7 124 930 - Dài hạn 2.351 833 b. EURO (ngàn EURO) 501,4 0 143 III. Tổng thu 172.255 261.443 261.433 IV. Tổng chi 125.132 201.587 192.454 (Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng No & PTNT Từ Liêm) Từ bảng trên ta có thể nhận xét như sau: (1). Về tổng vốn huy động: Tổng vốn huy động tăng lên qua các ba năm 2006 đến 2008 nhưng mức tăng không lớn. Tổng vốn huy động năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 131,5, tức là 1,06 lần. Tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh trong năm 2008, từ 224,6 tỷ đồng năm 2007 giảm xuống 158 tỷ đồng năm 2008. Trong khi tiền gửi không kỳ hạn giảm thì tiền gửi có kỳ hạn lại tăng dần qua các năm. Năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn tăng 174,2 tỷ đồng so với năm 2006, năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn tăng 209 tỷ đồng so với năm 2007. Mức tăng này là do tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng tăng mạnh, bù vào phần giảm của tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng đến 24 tháng. Tỷ lệ tăng, giảm qua các năm cụ thể như sau (năm sau so với năm liền trước): Bảng 2.2: Tỉ lệ tăng giảm tiền gửi nội tệ qua các năm 2006, 2007, 2008. (theo thời hạn gửi) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Không kỳ hạn 10,8 % 5.7% - 29,65% Tiền gửi có kỳ hạn - Dưới 12 tháng 10,3% - 21,7% 11,4% - Từ 12 tháng đến 24 tháng - 5,2% 1,5 % - 13,09% - Trên 24 tháng 6,25% 56, 59% 27% Huy động ngoại tệ, huy động bằng tiền USD giảm, nhưng huy động EURO lại tăng nhiều. Nhìn chung mức tăng trưởng huy động vốn của các Ngân hàng ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn. Cơn sốt thị trường chứng khoán tạo ra sự luân chuyển vốn lớn trên thị trường tài chính, trong đố một phần vốn tiết kiệm ngân hàng của dân cư đã được rút ra để đầu tư vào chứng khoán khiến huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Theo thống kế của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tiền gửi dân cư (tiét kiệm, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…) thường chiếm từ 48% đến 50% trong tổng vốn huy động của các Ngân hàng ở Hà Nội nhưng đến cuối ttháng 2/2007 đã giảm xuống còn 42,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đã đề ra tăng lãi suất dưới mọi hình thức nhưng những tháng đầu năm 2007, mức độ huy động vốn vẫn tăng chậm hơn so với những năm trước đó. Chi nhánh Từ Liêm là một chi nhánh lớn (chi nhánh loại 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam) do nên cũng không tránh khỏi khó khăn trên. Mặt khác, trước việc vốn trên thị trường bị đồ dồn vào chứng khoán, các ngân hàng phải chạy đua với nhau để huy động được vốn, họ đưa rất các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư. NHNo&PTNT Việt Nam cũng đưa ra những chương trình khuyến mãi và áp dụng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng, Chi nhánh Từ Liêm đã thực hiện nghiêm túc theo các chương trình đề ra của Ngân hàng No&PTNT, song mức độ tăng vẫn còn hạn chế. Chính những nguyên nhân trên khiến cho vốn huy động của Từ Liêm trong những năm qua tăng ít. (2). Về dư nợ: Cũng như vốn huy động, tổng dư nợ qua các năm của Ngân hàng Từ Liềm qua các năm tăng, song mức tăng không lớn. Với cho vay nội tệ, các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn của Chi nhánh tăng, đặc biệt là cho vay ngắn hạn tăng đáng kể trong năm 2008, năm 2007 tăng 15,1 tỷ đồng so với năm 2006, đến năm 2008 tăng 112,9 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó, nợ xấu của các khoản cho vay cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều khá cao trong năm 2006, năm 2007 nợ xấu giảm nhiều, mức nợ xấu ở năm 2007 là rất thấp, đến năm 2008 nợ xấu tăng cao hơn so với năm 2007 nhưng mức tăng không cao. Tỷ lệ tăng, giảm cụ thể qua từng năm như sau (năm sau so với năm liền trước): Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng, giảm cho vay theo thời hạn qua các năm 2006, 2007, 2008. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay ngắn hạn Nợ xấu 5,4% 2,3% - 95,51% 16,82% 356,5 % Cho vay trung hạn Nợ xấu - 31,34% - 14,77% - 46,9% - 15,5% 90,75% Cho vay dài hạn Nợ xấu 42,7% 1,46% 150,5% 2,05% Xét theo thành phần kinh tế: cho vay tại các doanh nghiệp quốc doanh giảm dần, trong khi đó thì cho vay tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất lại có xu hướng tăng, mức tăng không lớn. Nợ xấu giảm đáng kể. Nếu như mức nợ xấu của năm 2006 đáng lo ngại thì năm 2007 và 2008 mức nợ xấu khá thấp. Tỷ lệ tăng, giảm cụ thế của cho vay theo các thành phần kinh tế qua các năm như sau (năm sau so với năm liền trước): Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng, giảm cho vay qua các năm 2006, 2007, 2008. (theo thành phần kinh tế) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay doanh nghiệp quốc doanh - 22,9% - 35,29% - 32,89% Cho vay ngoài quốc doanh - 8,2% 6,62% 29,52% Hộ sản xuất 1,2% 89,62% 16,77% Tiêu dùng - 36,7% - 70,4% Trong khi cho vay nội tệ tăng dần qua các năm thì cho vay ngoại tệ lại giảm dần. Đặc biệt năm 2007 mức cho vay ngoại tệ xuống rất thấp, năm 2008 mức cho vay có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2006. Sở dĩ mức độ cho vay giảm như vậy là do tình hình kinh tế mấy năm vừa qua không thuận lợi cho các doanh nghiệp, lạm phát tăng cao khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, họ không dám đầu tư nhiều vào sản xuất. Mấy năm vừa qua hoạt động của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Từ Liêm nói riêng đối nhiều khó khăn: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bị thắt chặtm lãi suất đầu ra bị khống chế, trong khi đầu vào hiện vẫn đứng ở mức cao; đặt biệt các khoản nợ xấu (hậu quả của việc ồ ạt cho vay các lĩnh vực rủi ro như: chứng khoáng, bất động sản…từ năm 2007) và tỷ lệ này ngày càng tăng lên. Nếu như những năm trước ngân hàng No&PTNT được nhà nước ưu ái thì này cũng phải hoạt động công bằng như các ngân hàng khác. Ngân hàng cũng phải chịu những khó khăn từ các quy định về lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỉ lệ cho vay. Để giữ chân khách hàng, ngân hàng liên tục phải nâng lãi suất huy động, trong khi đó lãi suất cho vay thì không dám tăng. Tình hình trên khiến cho việc cho vay của Chi nhánh tăng giảm bất ổn trong thời gian qua. (3). Về tổng thu, tổng chi Lợi nhuận của Chi nhánh (= Tổng thu- tổng chi) năm 2006 đạt 47.123 tỷ đồng, năm 2007 là 59.856 tỷ đồng, tăng 27,02% so với năm 2006, năm 2008 là 68.979 tỷ đồng, tăng 15,24% so với năm 2007. Nhìn chung, kinh doanh tại Chi nhánh những năm luôn có lãi. 2.3.2. Tình hình lao động của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm có 133 cán bộ nhân viên, trong đó có 90 lao đông nữ và 43 lao động nam. Chi nhánh có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, có 5 giám đốc và 5 phó giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh, ngoài ra còn 9 trưởng phòng giao dịch khác trực thuộc Chi nhánh. Số Đảng viên trong Chi nhánh là 49, chiếm 36,84 Số lao động trên đại học chiếm 9,77%, đại học và cao đẳng chiếm 81,95%, dưới đại học chiếm 8,28%. Tất cả các cán bộ công nhân viên đều sử dụng được các chương trình tin học ứng dụng trong Chi nhánh. Số cán bộ nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt chiếm 38,34% Cụ thể tình hình sử dụng lao động tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Thống kê lao động cuối năm qua những năm 2006, 2007, 2008: (% được tính trên tổng số lao động trong chi nhánh) Đơn vị: Người Diến giải Năm 2007 Năm 2008 Nam Nữ Tổng % Nam Nữ Tổng % 1. Số lao động 41 87 128 100 43 90 133 100 2. Số Đảng viên 12 39 47 36,27 12 37 49 36,84 3. Trình độ CM Thạc sĩ 5 7 12 9,375 6 7 13 9,77 Đại học, cao đẳng 29 72 101 78,9 31 78 109 81,95 Trung cấp 7 8 15 11,7 6 5 11 8,28 4. Trình độ ngoại ngữ Đại học và trên đại học 15 34 49 38,28 15 36 51 38,34 B 21 42 63 49,21 23 45 68 51.13 5. Trình độ tin học Đại học và trên đại học 14 0 14 10,93 16 0 16 12,03 A 6 11 17 13,28 4 7 11 8,27 B 21 76 97 75,78 23 83 106 79,7 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm) Qua bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, số lao động trong Chi nhánh năm 2008 tăng lên 3,9 % so với năm 2007. Đó là do năm 2008, Chi nhánh được bổ sung nhân viên trẻ. Số nhân viên trẻ này có trình độ chuyên môn đều là đại học và trên đại học, điều đó cũng làm tăng số lao động có trình độ đại học trong Chi nhánh. Thêm vào đó, là nhân viên trẻ nên họ có sức trẻ, năng động, sáng tạo, rất tốt cho công việc. Đặt biệt là trong tình hình hiện nay, khi các ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt, mỗi ngân hàng đều có gắng đưa ra những sản phẩm mới đủ hấp dẫn để đối phó với thị trường, thì sự linh hoạt, sáng tạo là rất cần thiết. Tuy nhiên, vì là nhân viên trẻ nên họ thiếu kinh nghiệp thực tế, vì vậy cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ và các kỹ năng thực tế. Thứ hai, số lao động nam, nữ trong đơn vị có sự chênh lệnh, số nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam. Kinh doanh ngân hàng là một ngành dịch vụ nên công việc có nhiều đặc điểm phù hợp với nữ giới, tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của chi nhánh, cũng như công tác đạo tạo. Có thế lấy một ví dụ đơn giản: Lao động nữ thường bị ảnh hưởng bởi các công việc gia đình, thai sản, con cái… Nếu trong thời kỳ được cử đi học xa, khóa học kéo 2 -3 tháng, người lao động đó có con nhỏ cần chăm sóc, thì họ sẽ không yên tâm đào tạo, hiệu quả đào tạo sẽ bị hạn chế. Thứ ba, về trình độ chuyên môn ta thấy, trình độ tiến sĩ không có, trình độ thạc sĩ còn khiêm tốn, trình độ đại học và cao đẳng tuy chiếm tỷ lệ lớn nhất song so với nhiều ngân hàng khác vẫn còn thấp hơn, trình độ trung cấp còn chiếm tỷ lệ khá cao. Với trình độ chuyên môn như trên đòi hỏi Chi nhánh cần tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ. Mặt khác chính bản thân mỗi nhân viên cần phải chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân. Thứ tư, về trình độ ngoại ngữ, số lao động có trình độ ngoại ngữ từ đại học trở lên chiếm 38,34%, số lao động có trình độ ngoại ngữ từ bằng B trở lên chiếm 51,13%. Một số cán bộ nhân viên thế hệ trước (cán bộ già) không thể sử dụng ngoại ngữ . Với tốc độ hội nhập như hiện này, ngoại ngữ trở thành phương tiện quan trọng giúp cho các quốc gia tiếp cận với thế giới. Chi nhánh nằm ở Hà Nội, một thành phố lớn của đất nước, nhu cầu sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với khách hàng nước ngoài là rất lớn. Thế nhưng số nhân viên có trình độ ngoại ngữ tốt của Chi nhánh lại khá thấp, đây là một điểm yếu của Chi nhánh, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thứ năm, về trình độ tin học, 100% cán bộ nhân viên đều có thế sử dụng các chương trình tin học cơ bản, ứng dụng trong công việc. Đây là một lợi thế của Chi nhánh. Điều này giúp cho hoạt động của Chi nhánh được nhanh chóng, thuận tiên và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, số nhân viên có trình độ tin học đại học và trên đại học là không cao, chiếm 12,03%, cần được bổ sung. 2.3.3. Tình hình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Công tác đào tạo nguồn nhận lực tại Chi nhánh Từ Liêm hiện nay được thực hiện theo quy trình đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra cho toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Quy trình đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam được quy định trong quyết định 596/QĐ/NHNo-TCCB gồm: - Điều tra về nhu cầu đào tạo, xác định yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo phục vụ cho kinh doanh. - Xây dựng các chương trình và lựa chọn các phương pháp đào tạo theo kế hoạch - Bố trí Giảng viên, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho lớp học. - Lập trình và dự toán - Phân công tổ chức thực hiện và triển khai lớp học - Đánh giá kết quả học tập và thống nhất báo cáo kết quả học tập về đơn vị công tác của học viên - Kiểm tra sau đào tạo Nhìn vào quy trình trên có thể thấy ngay, quy trình này không theo quy trình chung (quy trình 7 bước trong lý thuyết) như phần trên đã trình bày. Phân tích, đánh giá công tác đào tạo theo quy trình trên tại Chi nhánh Từ Liêm, nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau: 2.3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo. Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm tiến hành đào tạo thông thường chỉ trong hai trường hợp: - Đào tạo theo chuyên đề hàng năm: việc đào tạo này được tiến hành thường xuyên vào mỗi năm nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, tổ chức cho hầu hết các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Trung tâm gửi công văn xuống yêu cầu Chi nhánh tự tổ chức đào tạo cho nhân viên mình. - Đào tạo khi có chuyển đổi mới: tổ chức đào tạo cho toàn nhân viên trong Chi nhánh khi có quyết định áp dụng các công nghệ mới, dịch vụ mới cung cấp cho khác hàng, văn bản mới… trong Chi nhánh, có thể vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ví dụ, năm 2007, NHNo&PTNT đưa hệ thống Western vào áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng của NHNo&PTNT, toàn bộ nhân viên trong Chi nhánh đều phải tham gia khoá đào tạo về cách sử dụng chương trình tin học mới này. Khoá đào tạo được tổ chức vào gần cuối năm 2007. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo đang áp dụng chủ yếu dựa trên thông tin phản hổi cho các yêu cầu, đề xuất chủ quan của Trung tâm đào tạo do các đơn vị gửi đến. Việc xác định nhu cầu được thực hiện như sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, mức độ công việc, những nhiệm vụ phải thực hiện trong năm tới…Trung tâm đào tạo sẽ lập kế hoạch đào tạo cho cả năm rồi gửi công văn xuống cho chi nhánh thông báo các lớp lớp do Trung tâm tổ chức theo một bảng có dạng sau: STT Chuyên đề đào tạo Số lớp Số ngày học Đối tượng 1 Nâng cao nv tín dụng 2 20 Cán bộ tín dụng 2 … … … … Sau đó, phòng hành chính nhân sự gửi cho các phòng để đăng ký đào tạo. Phòng hành chính cũng sẽ gửi cho các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh để lấy nhu cầu. Các phòng giao dịch này sẽ đăng ký và gửi lại Chi nhánh. Khi nhận được đăng ký của các đơn vị gửi về, phòng nhân sự sẽ tổng hợp lại số lại số lượng đăng ký, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác…theo chuyên đề đào tạo rồi gửi về Trung tâm đào tạo. Bảng đăng ký đó có dạng như sau: STT Chuyên đề đào tạo Số lượng Họ, tên học viên Chức vụ Đơn vị công tác Ghi chú 1 Nâng cao nv tín dụng 24 Nguyễn Văn A Trần Thị B … Nhân viên Nhân viên … PDG Chèm PGD Nhổn … 2 … … … … … Khi có lớp học Trung tâm đào tạo gửi công văn thông báo xuống Chính. Chi nhánh sẽ bố trí người cử đi học, nếu Chi nhánh không bố trí cử người đi học được thì cũng phải thông báo lại cho Trung tâm. Ngoài hai trường hợp kể trên, Chi nhánh có thể cử cán bộ nhân viên của mình đi học tại các trung tâm đào tạo khác khi có các trung tâm đào tạo khác gửi thư giới thiệu về chương trình của mình, hoặc cử đi học tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp của Nhà nước. Trong những trương hợp này, phòng hành chính nhân sự của Chi nhánh sẽ xét xem các khoá học đó có phù hợp với kế hoạch của Chi nhánh mình trong năm tới và trong tương lai hay không? Nếu phù hợp, phòng nhân sự sẽ gửi Giám đốc Chi nhánh phê duyệt để gửi người đi học. Hoặc các cá nhân tự nhận thấy cần thiết cho mình để phục vụ cho công việc hiện tại và sau này của mình cũng có thể làm đơn đăng ký trình giám đốc phê duyệt. Nhìn vào cách xác định nhu cầu của Chi nhánh Từ Liêm ta có thể thấy được một số ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: - Cách xác định này có hệ thống, chặt chẽ và khá nhanh chóng. - Do Trung tâm đào tạo lập kế hoạch đào tạo dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới của NHNo & PTNT Việt Nam nên xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với kế hoạch đề ra. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì cách xác định nhu cầu trên còn tồn tại những nhược điểm Trung tâm đào tạo lên kế hoạch là kế hoạch chung cho toàn hệ thống NHNo & PTNT nên đôi khi cũng không phù hợp với thực tế tại Chi nhánh. Việc xác định nhu cầu phụ thuộc hoàn toàn vào Trung tâm đào tạo nên mất đi tính chủ động, chưa cụ thể cho từng Chi nhánh. Có những chương trình đào tạo đột xuất được Ngân hàng Trung ương gửi xuống, bắt buộc đào tạo đối với toàn bộ cán bộ nhân viên, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Nhu cầu nhiều khi xác định không sát thực tế vì nhiều thông tin dùng để xác định nhu cầu có độ tin cậy không cao, thâm chí việc xác định còn làm theo lệ. Nhiều khoá học tổ chức ra bắt buộc phải tham gia nên nhiều khi Chi nhánh cử người đi học để có người tham gia. 2.3.3.2. Xây dựng các chương trình và lựa ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22319.doc
Tài liệu liên quan