Luận án Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chuyển giao công nghệ được xem là một trong những mục tiêu cơ bản trong thu hút

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thông qua công nghệ được chuyển giao qua các hình thức:

nhập khẩu máy móc thiết bị, bí quyết kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế, đào tạo huấn

luyện lao động để nâng dần trình độ quốc gia và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về

khoa học kỹ thuật vớicác nước khác.

Trên thực tế, qua mấy năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí

Minh trong một số lĩnh vực, kếtquả chuyển giao công nghệ thông qua các dự án có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt một số kết quả khả quan. Nếu không có sự tham gia của

các bên đối tác nước ngoài, Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

không thể hoặc khó có thể tự tiến hành các dự án về hiện đại hoá hệ thống thông tin, pha

chế dầu nhờn, sản xuất ô tô, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế Cùng với chuyển giao

công nghệ sản xuất, nhiều khía cạnh khác nằm trong “gói”công nghệ cũng được chuyển

giao kèm theo như kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật quản lý điều hành, kỹ thuật tiếp cận thị

trường quốc tế

pdf83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2-22 :Trình độ máy móc thiết bị đang sử dụng trong sản xuất tại Thành phố ĐVT: Phần Trăm (%) Khu vực kinh tế Tổng số Hiện đại Trung bình Lạc hậu DN nhà nước 100 9.5 50.3 40.2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 100 60.6 39.4 Các thành phần kinh tế khác 100 23.7 51.9 24.4 Nguồn: Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực tiếp cận công nghệ, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề đặt ra trong lĩnh vực này: - Không ít đối tác nước ngoài nâng giá máy móc thiết bị, công nghệ khi chuyển giao. Chẳng hạn như: công ty Saigon vewong (đối tác Đài Loan) đã kê giá 1,009 triệu USD trong khi giá thẩm định chỉ có 0.650 triệu USD, hay công ty dệt Saigon Joubo Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 38 (đối tác Đài Loan) kê giá 3.497 triệu USD trong khi giá thẩm định là 3 triệu USD. Việc kê giá của đối tác nước ngoài đã gây không ít khó khăn cho phía Việt Nam trong liên doanh. - Đa số các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ để đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ của nước họ. Có nghĩa là họ luôn đi trước ta về mặt thiết bị, công nghệ, do đó sản phẩm của ta có sức cạnh tranh yếu trên thị trường thế giới. Nguyên nhân của những tình trạng trên là do phía Việt Nam chưa nắm vững thông tin công nghệ , hoạt động đánh giá thẩm định còn yếu. Về mặt quản lý Nhà nước chưa có những qui định thật cụ thể trong hoạt động tiếp nhận công nghệ. Kết luận: Trong hoạt động tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp, chúng ta đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất trên địa bàn thành phố, mà trước đây hầu hết ở trong tình trạng cũ kỹ, lạc hậu. Những kết quả nói trên, bước đầu không chỉ tăng thêm về cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà quan trọng hơn hết là tạo ra những tố chất lao động mới cho đội ngũ chuyên gia, công nhân khả năng tiếp cận nhanh chóng trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, bản lĩnh kinh doanh năng động và hiệu quả trong một môi trường kỹ thuật và thương mại đầy tính cạnh tranh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực này, cần tránh những thiệt hại mà trước đây đã xảy ra. 2.3.1.5 Đóng góp cho ngân sách nhà nước Thuế và các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng tuy rằng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ mức đóng góp cho ngân sách thành phố còn khiêm tốn là bởi lẽ: - Phần lớn các dự án ( đặc biệt là các dự ám có qui mô lớn) đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản hoặc chỉ mới đi vào hoạt động chưa lâu nên chưa có sản phẩm và nguồn thu nhiều. - Vật tư, thiết bị, phương tiện nhập khẩu để xây dựng cơ bản và vật tư nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo qui định của luật đều được miễn thuế nhập khẩu. - Những dự án đi vào sản xuất kinh doanh, trong thời gian đầu còn khó khăn về thị trường tiêu thụ nên chưa có lãi, hơn nữa, có không ít dự án được miễn giảm thuế lợi tức 1-3 năm liên tục. Bảng 2-23: Đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong ngân sách thành phố ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Thu ngân sách thành phố 26074.0 30731.6 37402.0 41590.9 - Khu vực có vốn ĐTNN 1833.4 2021.6 2621.9 3555.9 -Tỷ trọng trong ngân sách (%) 7.03 6.58 7.01 8.55 - Tốc độ tăng (%) 28.5 10.3 29.7 35.6 Nguồn: Cụ thuế thành phố – Niên giám Thống kê thành phố 2003 Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh số lượng các doanh nghiệp có lãi đang tăng lên thì số lượng các doanh nghiệp báo cáo lỗ cũng ngày một tăng và luôn luôn cao hơn số Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 39 lượng các doanh nghiệp bị thua lỗ (thường là gấp ba lần). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thu ngân sách thành phố vẫn còn hạn chế. Bảng 2-24: Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNN Chỉ Tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng số DN 849 1003 1026 1371 Số N kê khai lãi 61 81 81 108 Số DN kê khai lỗ 172 201 251 318 Số DN chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 42 35 34 32 Nguồn: Cục Thuế Thành phố Kết luận: Với nhu cầu chi ngân sách địa phương ngày một lớn và bức thiết, thì nguồn thu từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy hiện nay nguồn thu này chưa cao, nhưng trong vài năm tới khi các dự án đi vào hoạt động nhiều hơn, đây chắc chắn sẽ là nguồn thu quan trọng cho ngân sách thành phố. 2.3.2 Hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Hình 2-5: Số lượng lao động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố 150.955 163.398 206.72 238.96 0 50 100 150 200 250 300 2000 2001 2002 2003 Theo Sở lao động thương binh và xã hội, tính đến cuối năm 2003, toàn thành phố có gần 300.000 người lao động đang làm việc cho các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn gián tiếp tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động khác thông qua các quá trình xây dựng, các công ty cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu… Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vẫn còn nên một số dự án phải giải thể hoặc giảm sản xuất khiến cho số lượng nhân công bị cắt giảm đáng kể. Mức thu nhập của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối khá hơn so với lương của các doanh nghiệp trong nước và so với mức lương qui định tối thiểu khi làm việc cho các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng vẫn còn tùy thuộc vào tính chất ngành nghề và yêu cầu kỹ thuật nghề nghiệp. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 40 Cũng theo số liệu do Sở lao động thương binh và xã hội thành phố cung cấp thì trong năm 2003, lương bình quân của người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.5 triệu đồng. Trong đó mức lương cáo nhất là 53triệu và thấp nhất là 600 nghìn đồng. Ngoài ra, phần lớn cán bộ qua thời gian làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trưởng thành, trình độ làm việc được nâng lên, thích ứng với cơ chế thị trường và chế độ quản lý mới, nắm bắt được những công nghệ tiên tiến, sử dụng được những thành tựu về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, về các vấn đề thị trường, tiếp thị … có tiến bộ về nghệ thuật, kỹ năng hành chính,, nghiệp vụ và quan hệ giao tiếp với các đối tác nước ngoài. Còn về công nhân, trình độ tay nghề được nâng lên, quen dần với tác phong công nghiệp. Kết quả là năng xuất lao động và chất lượng được cải thiện đáng kể. Kết luận: Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động tích cực đến giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, trình độ tay nghề cũng được nâng lên. Tuy nhiên cũng còn không ít những vấn đề về điều kiện làm việc và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã ảnh hưởng không ít tới quyền lợi của người lao động. Các cơ quan hữu trách cần can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. 2.4 KẾT LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 2.4.1 Kết luận về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời qua được đánh giá là tích cực so với một số địa phương trong cả nước. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn một số điểm tồn tại cần được giải quyết nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn. 2.4.1.1 Mặt tích cực Để đạt được những kết quả do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho thành phố như đã phân tích ở trên. Trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh, trong quyền hạn của mình, đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn của thành phố bằng một loạt các biện pháp sau: 2.4.1.1.1 Tác động đến một số chính sách làm môi trường đầu tư tốt hơn - Thành phố đã xây dựng và ban hành 16 chương trình mục tiêu phát triển các ngành nghề chủ lực của thành phố để làm định hướng cho việc kêu gọi đầu tư nước ngoài tại thành phố. - Thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, là cơ quan hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn đầu tìm hiểu về môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư. - Ban hành Quyết định số 45/2004-QĐUB về chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó quy định các ngành, lĩnh vực được ưu đãi, các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư khi họ tham gia vào những dự án thành phố khuyến khích. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 41 - Công bố chủ trương “5 sẵn sàng” trong thu hút đầu tư, cụ thể là sẵn sàng về thông tin, sẵn sàng về đất, sẵn sàng về lao động, sẵn sàng về viễn thông, sẵn sàng hỗ trợ đối với những dự án lớn. Cụ thể là : - Sẵn sàng về thông tin được thực hiện qua thành lập Đầu mối cung cấp thông tin trực thuộc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, là nơi có trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin miễn phí về đầu tư nước ngoài “1 cửa” của thành phố. - Sẵn sàng về đất được thực hiện qua việc thành lập “Trung tâm thu hồi và khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư” trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành phố, để tạo quỹ đất sẵn sàng cho đầu tư nước ngoài và công khai quỹ đất. Các nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu sẽ có những khu đất sẵn sàng cho thuê hoặc nhà xưởng xây sẵn, không để nhà đầu tư phải tự đi tìm kiếm, tự đền bù giải tỏa, thiết kế hạ tầng, tự xây dựng, chi phí nhiều và kéo dài thời gian. - Sẵn sàng về lao động trong đó có cả cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật được thực hiện qua việc thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học của thành phố để liên kết các trường lại với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo; tiến hành chương trình đào tạo 300 thạc sỹ, tiến sỹ và chương trình đào tạo 1000 nhà quản lý doanh nghiệp; nâng cấp các trường dạy nghề để có thể đáp ứng được nhu cầu về công nhân kỹ thuật cho nhà đầu tư và sẽ chủ động giới thiệu đến các nhà đầu tư. - Sẵn sàng về viễn thông được thực hiện qua việc đã thỏa thuận với Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, Bưu điện thành phố để mở rộng hệ thống cáp quang và đến năm 2005 có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tư. - Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư khi đang làm thủ tục xin giấy phép đầu tư được thực hiện qua việc phân công một chuyên viên của Sở kế hoạch và đầu tư phụ trách một dự án (đối với dự án trên 1 triệu USD), thực hiện giao ban đầu tư nước ngoài hàng tuần do Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh chủ trì, để kịp thời xử lý những vướng mắc, trở ngại trong quá trình xin phép đầu tư. - Thực hiện một số biện pháp về hạ tầng để cải thiện hệ thống giao thông như xây dựng mới nhiều cầu (Cầu Bình Triệu II, Cầu Nguyễn Tri Phương ...), chương trình đầu tư 1318 xe buýt, thực hiện dự án đường Đông Tây; chuẩn bị xây dựng cầu Thủ Thiêm, cầu Tân Thuận II...; đang đàm phán với đối tác nước ngoài để xây dựng hai tuyến metro của thành phố. 2.4.1.1.2 Cải cách cơ chế hành chính của thành phố Những cải cách hành chính của thành phố đã nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chánh và nâng cao tính minh bạch, công khai về chủ trương chính sách, làm cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi quyết định đầu tư. Một số cải cách đã thực hiện như sau: - Ban hành Chỉ thị 28/2001/CT-UB của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về việc quy định những biện pháp cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố trong đó quy định rõ quy trình cấp phép, thực hiện và quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài, mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố trong quá trình giải quyết các hồ sơ thủ tục và thời gian giải quyết, xử lý hồ sơ tại mỗi cơ quan. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 42 - Từ tháng 12 năm 2002 đã bắt đầu xây dựng Chương trình Chính phủ điện tử, trong đó đã hình thành HoChiMinh City Web liên kết được với các website của các Sở - Ban - Ngành của thành phố để giới thiệu về thành phố, phổ biến công khai các hoạt động hoặc các chủ trương, chính sách mới của thành phố. - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh qua mạng cho doanh nghiệp trong nước, và kể từ ngày 1/4/2004, đã bắt đầu thủ tục cấp giấy phép đầu tư qua mạng đối với một số dự án đầu tư nước ngoài. - Thành lập Trung tâm Triển lãm quy hoạch xây dựng thành phố trực thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc để công khai các quy hoạch của thành phố, đang hoàn chỉnh việc quy hoạch chi tiết 1/2000 của tất cả các quận huyện tại thành phố và dự thảo mới quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố. - Và đối với doanh nhân đã đầu tư tại Việt Nam, thành phố thường xuyên quan tâm đến ý kiến của họ nên đã và đang tổ chức ba hình thức đối thoại trực tiếp hay qua hệ thống B2G mà chúng ta đang vận hành nhằm tìm hiểu nhu cầu, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cũng như tiếp nhận góp ý của họ về môi trường đầu tư của thành phố nói riêng và của Việt Nam nói chung. 2.4.1.1.3 Đẩy mạnh xúc tiến bằng các biện pháp cụ thể - Tổ chức những đoàn do lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu đi xúc tiến thương mại và đầu tư tại những thị trường mục tiêu như Mỹ, Châu Âu, Châu Á... với chất lượng ngày càng cao. - Chuẩn bị các dự án để thành lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài để xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cho thành phố Hồ Chí Minh. - Tạo mối quan hệ hợp tác với lãnh sự quán các nước, hiệp hội doanh nhân nước ngoài, công ty tư vấn tại thành phố, các đối tác tại nước ngoài... để tìm hướng cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Tổ chức Hội nghị các nhà ngoại giao tại thành phố Hồ Chí Minh để trao đổi những vấn đề, phương hướng đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa ngành ngoại giao với TP. Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị định 08/CP ngày 10/02/2003 của chính phủ “về hoạt động của cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế”. - Soạn thảo và in ấn các tài liệu về thủ tục và môi trường đầu tư bằng tiếng Anh để cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư nước ngoài. - Tổ chức tiếp đón đoàn các nhà đầu tư nước ngoài và sẵn sàng hỗ trợ họ tìm kiếm, chọn lựa, bố trí gặp các đối tác tiềm năng hoặc gặp lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các Sở Ban ngành thành phố theo yêu cầu. - Việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến của thành phố, cũng như sự điêu luyện và thông thạo ngoại ngữ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Ban ngành đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong quá trình tiếp xúc với các doanh nhân nước ngoài. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 43 2.4.1.2 Những mặt còn tồn tại, hạn chế 2.4.1.2.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao Mặc dù trong thời gian qua, thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn nhưng thực tế, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang tính chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả cao. Thể hiện ở một số khía cạnh sau: - Mức độ quảng bá hình ảnh của thành phố với tư cách là điểm đến của các nhà đầu tư còn thấp và chưa đạt hiệu quả cao. Rất nhiều nhà đầu tư vẫn mang tâm tưởng về thành phố thời chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu và chậm đổi mới. - Việc cung cấp thông tin đến với các nhà đầu tư chưa mang tính chuyên nghiệp và đa dạng và do đó hiệu quả của việc cung cấp thông tin chưa cao. - Công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất trong mảng hoạt động xúc tiến chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, sự năng động và chịu khó của các cơ quan thực hiện, thành phố bước đầu đã thu được những kết quả khả quan trong công tác tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, kỹ năng tổ chức và tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các chuyến đi vẫn còn kém và chưa đạt kết quả cao, tính chất lượng của các chuyến đi còn thấp. - Việc đón tiếp các nhà đầu tư mới đến còn bị động, chưa được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và vẹn toàn nên không thu được nhiều tín hiệu tốt từ các nhà đầu tư sau khi họ đến thành phố tìm kiếm cơ hội. 2.4.1.2.2 Công tác hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có vẫn còn nhiều hạn chế Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ thực hiện nỗ lực thu hút đầu tư mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đã đầu tư tiếp tục phát triển tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu thành phố thực hiện tốt chủ trương này thì chính các doanh nghiệp kể trên sẽ trở thành một trong những cầu nối thu hút các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại thành phố. Nhưng trong quá trình thực hiện, còn có một số vấn đề tồn tại cần phải hoàn thiện: - Các nhà đầu tư khi gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh nhưng không biết phải xác định đơn vị nào sẽ giải quyết khó khăn đó cho họ khi mà khó khăn đó liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau. - Khi các nhà đầu tư gặp khó khăn, việc giải quyết khó khăn đó của thành phố cho nhà đầu tư khá chậm, gây mất thời gian nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để vì có rất ít các cơ quan nhà nước tham gia giải quyết. 2.4.1.2.3 Chưa có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các đơn vị, tổ chức liên quan Hiện nay, trên địa bàn thành phố, các cơ quan, tổ chức nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Thể hiện ở một số điểm: - Chưa có sự phân bổ hợp lý trong cơ cấu ngành nghề đầu tư . - Thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư chưa đa dạng phong phú và hoàn chỉnh do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nên thông tin nhiều khi không đầy đủ theo như nhà đầu tư mong muốn. - Trong những năm qua, thành phố đã tạo được mối quan hệ hợp tác với một số Lãnh sự quán, hiệp hội doanh nhân nước ngoài, công ty tư vấn tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 44 nhiên, chỉ là những quan hệ ngắn hạn theo từng vụ việc, chưa có những thỏa thuận hợp tác thật dài hạn. 2.4.1.2.4 Năng lực của cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao - Thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua tại thành phố cho thấy, số doanh nghiệp kê khai lỗ luôn luôn cao hơn rất nhiều các doanh nghiệp làm ăn có lời. Điều này đã được lượng hoá trong phần đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu ở trên. Nguyên do cũng một phần bởi trình độ và năng lực của cán bộ trong đối tác Việt Nam quá kém. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư ở thành phố dưới mắt nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài. - Các chủ trương chính sách và quyết định của thành phố ban hành. Nhưng do năng lực quản lý điều hành của các cán bộ, các cơ quan còn hạn chế, dẫn đến thực hiện chậm và không nghiêm, né tránh trách nhiệm, kéo dài tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, nhũng nhiễu dẫn đến sự ái ngại của các nhà đầu tư vào thành phố. - Các đối tác trong nước hợp tác góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất. Do đó, vốn tham gia không nhiều, làm yếu đi vai trò đại diện. 2.4.1.2.5 Cơ sở hạ tầng phát triển chậm Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển nhất nước ta nhưng theo đánh giá của các nhà đầu tư thì cơ sở hạ tầng của thành phố đang có nguy cơ xuống cấp do không được thường xuyên duy tu, sửa chữa. Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra liên tục, nhất là vào những giờ cao điểm, mật độ xe lưu thông tăng lên rất nhiều trong khi việc mở các tuyến đường thì chậm chạp. Bên cạnh đó, hệ thống cầu quá cũ đã không gánh nổi một lượng xe cộ quá lớn dẫn đến tình trạng không biết cầu sập lúc nào. Hệ thống điện nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải cũ kỹ, lạc hậu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc vẫn chưa được phát triển tăng cường nên dẫn tới tình trạng xuống cấp, không đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo qui chế Khu công nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào vào đến tận chân Khu công nghiệp, nhưng trên thực tế nhiều con đường dẫn vào các Khu công nghiệp vẫn chưa được thi công hoặc chưa thi công hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở bên trong và các công trình phụ trợ vẫn chưa được đầu tư nhiều. So sánh với các Khu công nghiệp do nước ngoài đầu tư ta thấy vốn đầu tư cho 1 ha thấp nhất là 0.3USD/ha là Khu công nghiệp Nội Bài do Malaysia đầu tư, Khu công nghiệp có vốn đầu tư trên một ha cao nhất là Khu công nghiệp Nomura của Singapore 1.07USD/ha. Trong khi đó vốn đầu tư bình quân của các Khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh do các chủ đầu tư trong nước làm là 0.22USD/ha. Chính vì điều này, các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư họ thường được các công ty môi giới đưa đến các Khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh như : Amata, Việt Nam-Singapore, Nomura dù giá thuê có cao hơn với lý do là các K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42710.pdf
Tài liệu liên quan