Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM đOAN .i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC VIẾT TẮT .v

DANH MỤC BẢNG BIỂU .vi

DANH MỤC SƠ đỒ, HÌNH VẼ. vii

MỞ đẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM. .13

1. Năng lực cạnh tranh và cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.13

1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lựccạnh tranh của ngành. 13

1.2. Các cấp năng lực cạnh tranh. .17

1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành .21

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củangành.36

2.1. Các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành . 36

2.2. Các yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh ngành .41

3. đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam và sự cần

thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành .43

3.1. đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chế biến thuỷ sản và mối quan hệ với

năng lực cạnh tranh của ngành.43

3.2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

chế biến thuỷ sản Việt Nam. .46

4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến của một số quốc

gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam .48

4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản của Thái Lan. .48

4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản của Trung Quốc. .50

4.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản của Ấn độ.51

4.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh chế biến thủy sản đối với Việt Nam. .53

Tiểu kết chương 1. .54

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NHỮNG YẾU TỐ

TÁC đỘNG đẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN

THUỶ SẢN VIỆT NAM. .56

1. Khái quát về ngành chế biến thuỷ sản ở Việt Nam .56

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam .56

1.2. Vai trò của ngành chế biến thuỷ sản đối với phát triển kinh tế .58

1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam thời gian qua .62

2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam .77

2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sảnViệt Nam .77

2.2. đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. .83

3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của ngành chế biến

thuỷ sản Việt Nam. .85

3.1. Thực trạng các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng đến năng

lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam .85

3.2. Các yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của ngành chế

biến thuỷ sản Việt Nam.107

3.3. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. .109

Tiểu kết chương 2 .111

Chương 3: đỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI.113

1. Căn cứ xác định định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế

biến thuỷ sản Việt Nam .113

1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 .113

1.2. Xu thế tiêu dùng thuỷ sản trong nước và thế giới .117

1.3. Những thách thức đối với ngành chế biến thuỷ sản trước bối cảnh hội

nhập kinh tế thế giới. .121

2. Các quan điểm đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. .123

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản là một quá

trình tổng thể, tạo ra sự biến chuyển tích cực và vững chắc các yếu tố quyết

định lợi thế cạnh tranh của ngành. .123

2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản phải đi đôi

với quá trình nâng cao năng lực của các ngành hỗ trợ. .124

2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản phải dựa

trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản. .125

3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam.126

3.1. Chủ động phát huy vai trò của các doanh nghiệptrong việc tạo dựng

năng lực cạnh tranh chung cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. .126

3.2. Kết hợp hiện đại hóa các ngành hỗ trợ cho chế biến thuỷ sản. .133

3.3. Tăng cường vai trò của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. .136

3. Một số kiến nghị, đề xuất .139

3.1. Kiến nghị với chính phủ: .139

3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn .140

3.3. Kiến nghị với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản .142

Tiểu kết chương 3. .145

KẾT LUẬN .146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .149

PHỤ LỤC.156

pdf165 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nhật Bản gồm: tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cá tra ñông lạnh, hàng khô. Xuất khẩu tôm ñông lạnh của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng dần qua các năm trong giai ñoạn 1998-2008 cả về giá trị và sản lượng và ñạt ñỉnh cao vào năm 2005 với sản lượng 66.552 tấn và giá trị 550 triệu USD. Tuy nhiên, những năm tiếp theo ñó xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này giảm dần cả về sản lượng và giá trị và năm 2008 chỉ còn 56.366 tấn và 492,2 triệu USD, giảm 17,4% về sản lượng và 18% về giá trị. 67 Riêng năm 2008 sản phẩm tôm của Việt Nam chiếm khoảng 19,3% thị phần thị trường tôm của Nhật Bản, trong khi ñó năm 2006 chúng ta chiếm khoảng 22,2% thị phần, rõ ràng có sự giảm sút rất mạnh về nhập khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Nguyên nhân chính là do tôm của Việt Nam chủ yếu là tôm sú, giá cao hơn hẳn so với tôm thẻ chân trắng. Trong ñiều kiện nền kinh tế ñang gặp khó khăn, người dân Nhật Bản ñã lựa chọn các sản phẩm tôm có giá rẻ hơn khi có cùng kích cỡ và ñộ tươi. Chính vì vậy, tôm sú của Việt Nam ñã bị giảm sút thị phần trên thị trường Nhật Bản trong một vài năm trở lại ñây. Mực và bạch tuộc ñông lạnh là sản phẩm ñứng thứ hai về sản lượng và gía trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhu cầu mặt hàng này ở Nhật luôn ở mức cao, trong khi nguồn ñánh bắt tự nhiên ngày càng bị hạn chế. Mặt hàng này của Việt Nam xuất sang Nhật Bản ngày một tăng về sản lượng và giá trị và ñạt mức cao nhất trong 10 năm qua, năm 2008 ñạt sản lượng 19,3 ngàn tấn và giá trị ñạt ngưỡng 100 triệu USD. Cá biển khác ñông lạnh là mặt hàng cũng ñạt ñược sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu ñứng hàng thứ 3 sau tôm, mực và bạch tuộc ñạt 22,6 ngàn tấn và 79 triệu USD. Cá ngừ là mặt hàng ñược thị trường ưa chuộng, song xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng không ñều qua các năm trong giai ñoạn 1998-2008, ñạt sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu rất thấp (5,5 ngàn tấn và 17,5 triệu USD) vào năm 2007 là năm ñạt cao nhất. Hàng thuỷ sản khô là sản phẩm truyền thống ñược xuất khẩu sang thị trường này từ lâu, nhưng do xu thế tiêu dùng của người Nhật và các nước khác ngày một giảm nên xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ngày một giảm dần cả về sản lượng, giá trị và giá xuất bình quân. 68 Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này mặc dù còn rất khiêm tốn so với các thị trường khác, nhưng cũng ñã tăng trưởng khá, từ hàng chục tấn trong giai ñoạn 1998-2001, ñến hàng trăm tấn (464 - 976 tấn) giai ñoạn 2002 - 2006, năm 2008 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ñã tăng vọt lên ñến gần 1.600 tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu ñạt 5,340 triệu USD, ñang có dấu hiệu tiếp tục tăng trong thời gian tới. 1.3.3.2. Thị trường EU EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản quan trọng của Việt Nam. Ngược lại với hai thị trường Mỹ và Nhật Bản, tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này khá vững chắc trong hơn 10 năm qua, kể từ khi EU công nhận và ñưa các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam vào danh sách các doanh nghiệp các nước ñược phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, trên cơ sở nhà nước và các doanh nghiệp ñã có rất nhiều nỗ lực trong việc ñáp ứng yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm: cá tra, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ,cá khác ñông lạnh và hàng khô. Năm 2008, tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này ñạt 349 nghìn tấn, tương ñương với 1.144 triệu USD giá trị xuất khẩu, tăng 26% so với năm trước. Khác với thị trường khác, cá tra ñông lạnh là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU (60% sản lượng ñạt xấp xỉ 173 ngàn tấn và trên 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu ñạt 470 triệu USD năm 2008), mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam mới chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm này sang EU từ năm 2003, sau khi xảy ra vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ. 69 Tôm là sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu ñứng hàng thứ hai sau cá tra vào thị trường EU (năm 2007 ñạt 21,66 ngàn tấn và 159 triệu USD năm 2008). Mặc dù giá xuất khẩu bình quân tôm sang thị trường này không cao bằng sang thị trường Mỹ và Nhật, do thị trường này tiêu thụ tôm cỡ nhỏ hơn, nhưng giá xuất bình quân tôm của Việt nam sang thị trường này tăng ñều qua các năm theo sự tăng cả về sản lượng và giá trị. ðặc biệt, từ năm 2005 trở lại ñây, xuất khẩu tôm sang EU của Việt Nam hàng năm ñã ñạt con số trên 20 ngàn tấn và trên 150 triệu USD với mức tăng trưởng 7,4%/năm về sản lượng và xấp xỉ 9%/năm về giá trị. Mực và bạch tuộc cũng là sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có tốc ñộ tăng trưởng khá cao trên thị trường này trong 10 năm qua. ðặc biệt từ năm 2003 – 2008 sản lượng xuất khẩu ñã tăng từ 9,7 ngàn tấn lên ñến 24,3 ngàn tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 17,3 triệu USD lên ñến 80,4 triệu USD, với tốc ñộ tăng trưởng bình quân 30%/năm về sản lượng và 73%/năm về giá trị. Xuất khẩu cá ngừ và cá biển khác ñông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU cũng ñang trên ñà tăng trưởng khá cả về sản lượng, giá trị và giá cả, riêng mặt hàng thuỷ sản khô lại có xu thế tăng giảm thất thường và ñang trên ñà giảm mạnh trong những năm gần ñây. 1.3.3.3. Thị trường Mỹ Mỹ là thị trường truyền thống của các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của các nước ðông Nam Á. Trước năm 2003, ñây là thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm các nhóm: tôm, cá tra, mực cá ngừ, cá biển các loại khác ñông lạnh và hàng khô. 70 Bảng 2.3: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ Năm Khối lượng (tấn) Tăng trưởng (%) Giá trị (nghìn USD) Tăng trưởng (%) 2000 39.668 113 298.220 130 2001 70.931 79 489.035 64 2002 98.665 39 655.655 34 2003 123.472 25 782.238 19 2004 89.768 -27 592.824 -24 2005 91.674 2 633.985 7 2006 98.883 8 664.340 5 2007 99.769 1 720.524 8 2008 108.064 8 744.623. 3 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của Hải quan Việt Nam Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này với ưu thế là tôm sú ñông lạnh loại có kích thước cỡ lớn, ña số là tôm PTO hấp ñông IQF. Sản lượng và giá trị tôm xuất khẩu tăng dần từ 1997 (tương ứng 3.226 tấn, 32,045 triệu USD) ñến ñỉnh cao là vào năm 2003 (52.439 tấn và 513,275 triệu USD), sau ñó bị giảm xuống và dao ñộng trong khoảng 35 ñến 42 ngàn tấn trong các năm cuối. Do rào cản của Mỹ ñặt ra trong vụ chống bán phá giá tôm, dư lượng kháng sinh ñã gây rất nhiều khó khăn cho tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này. Tiếp theo tôm ñông lạnh, cá tra ñông lạnh (chủ yếu là ở dạng phi lê) là mặt hàng chủ lực ñược xuất sang thị trường Mỹ. Năm 1998, sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ mới chỉ là 422 tấn, 1,77 triệu USD, 71 ñến năm 2003 ñã ñạt 17 251 tấn, 54,882 triệu USD. Nhưng do vụ kiện chống bán phá giá cá tra của Việt Nam diễn ra, ngay năm sau-2004 sản lượng và giá trị cá tra xuất khẩu ñã bị giảm ñi ñáng kể, chỉ bằng hơn một nửa sản lượng và non một nửa gía trị so với năm 2003 (xấp xỉ 9 000 tấn và trên 24 triệu USD). Cũng tương tự mặt hàng tôm, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ñã từng bước vượt qua rào cản này và không chỉ hồi phục ñược xuất khẩu cá tra mà còn gia tăng xuất khẩu cả về giá trị và sản lượng, cũng như giá bình quân cho 1 kg sản phẩm. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu cá tra ñông lạnh ñạt ñược là 21 200 tấn và giá trị ñạt 61,6 triệu USD với giá bình quân là 3,19 USD/kg. Cá ngừ và cá ñông lạnh khác cũng là sản phẩm của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ có sản lượng khá cao tương ứng ñạt 17 ngàn tấn và 12 ngàn tấn vào năm 2008 với giá trị lần lượt ñạt 48,7 triệu USD và 46 triệu USD. Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm khoảng 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sau EU (25,4%) và Nhật Bản (18,4%). ðây là sự phân bố tỷ trọng khá cân bằng và hợp lý cho ñầu ra của thủy sản Việt Nam. Vì vậy việc ñẩy mạnh và duy trì tỷ trọng giá trị của thị trường Mỹ là rất quan trọng. 1.3.3.4. Thị trường Trung Quốc. Là một nước có dân số ñông nhất thế giới và nằm sát ngay cạnh Việt Nam, người dân Trung Quốc ñang gia tăng tiêu thụ thuỷ sản, nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc không tăng ñáng kể. Năm 2008, tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc chỉ ñạt 46 nghìn tấn, tăng 0,5% so với năm 2007. Trong số các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, chỉ có sản phẩm cá ngừ và cá tra ñông lạnh là có triển vọng tăng trưởng về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường này ñều thấp ñáng kể so với giá xuất bình quân của 72 các thị trường khác, trừ tôm. ðối với thị trường này, tôm sú của Việt Nam khá ñược ưa chuộng. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều các sản phẩm thuỷ sản tươi sống của Việt Nam, nhưng các mặt hàng này ñược xuất khẩu chủ yếu qua ñường tiểu ngạch, nên không có số liệu thống kê ñể phân tích, ñánh giá. 1.3.3.5. Thị trường Hàn Quốc Mặc dù là nước nằm ở khu vực ðông Á và là nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều, song Hàn Quốc lại là một thị trường tiêu thụ ñáng kể các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam và là nước ñứng thứ tư về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam sau EU, Nhật Bản và Mỹ mặc dù nước này cũng ñã tạo ra hàng rào kỹ thuật ñể kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gần 92 nghìn tấn thuỷ sản các loại, tương ñương với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 300 triệu USD, tăng trưởng 10% so với năm 2007. Các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm: tôm, mực và bạch tuộc, cá các loại và cá ngừ ñông lạnh và thuỷ sản khô. Nhìn chung, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam sang Hàn Quốc ñều tăng trưởng qua các năm trong giai ñoạn 2000-2008, ñặc biệt từ năm 2001 ñến nay. Nếu như vào năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này mới chỉ ñạt 17,8 ngàn tấn và 45,3 triệu USD thì năm 2008 ñã ñạt tương ứng 91,8 ngàn tấn và 273,5 triệu USD, tăng bình quân 69%/năm về sản lượng và 84%/năm về giá trị. Cùng với sự tăng ñó là sự tăng về giá xuất khẩu bình quân trung bình 2,5%/năm. Trong số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang Hàn Quốc, tôm là mặt hàng có tốc ñộ tăng trưởng nhanh nhất, ñặc biệt là vào năm 2008 ñạt tới 73 10,4 ngàn tấn và 81,7 triệu USD. Tiếp ñến là mực và bạch tuộc ñông lạnh, hàng khô và cá ñông lạnh các loại. Ngoài các thị trường chính kể trên, gần ñây Nga, Ucraina và một số nước ðông Âu khác nổi lên là thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường Úc, Canada, ðài Loan có xu thế giảm nhẹ trong những năm gần ñây. Hình 2.2: Cơ cấu (theo giá trị) thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm thuỷ sản chế biến năm 2008 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của Hải quan Việt Nam 1.3.4. Về giá cả hàng thuỷ sản chế biến 1.3.4.1. Giá cả thuỷ sản tại thị trường trong nước. Do hạn chế về nguồn số liệu thống kê, hiện nay nguồn số liệu ñiều tra về thị trường thuỷ sản trong nước vừa thiếu, vừa yếu nên việc ñánh giá ñầy ñủ 74 sự biến ñộng giá hàng hoá thuỷ sản nội ñịa trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào nguồn số liệu thống kê của tổng cục thống kê về sản lượng và giá trị thuỷ sản, có thể tạm tính giá thuỷ sản bình quân trong nước giai ñoạn 2000-2008 như trong Bảng 2.4. Bảng 2.4: Giá thuỷ sản bình quân tại thị trường nội ñịa Chỉ tiêu ðơn vị tính 2000 2002 2004 2006 2008 Tăng trưởng bình quân Sản lượng thuỷ sản Ng. tấn 2.435 2.647 3.143 3.696 4.602 6,1% Giá trị sản xuất thuỷ sản Tỷ ñồng 26.499 37.131 53.978 74.389 115.52 7 15,4% Giá thuỷ sản bình quân Ng. ñồng 10,9 14,0 17,2 20,1 25,1 8,7% Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê [19], [20] Về tổng sản lượng thuỷ sản giai ñoạn 2000-2008 tăng bình quân 6,1%/năm, về giá trị tăng bình quân 15,4%/năm, tăng gấp 2,5 lần so với tốc ñộ tăng về sản lượng, về giá thuỷ sản bình quân tăng 8,7%/năm, ñây là diễn biến rất thuận lợi cho sự phát triển ngành thuỷ sản. Trên thị trường nội ñịa, giai ñoạn 2000-2008 giá thuỷ sản bình quân liên tục tăng qua các năm từ trung bình 10,9 nghìn ñồng/kg năm 2000 tăng lên hơn 25 nghìn ñồng/kg, và xu hướng trong thời gian tới giá thuỷ sản trong nước còn tiếp tục tăng mạnh do các loại dịch bệnh trên gia súc và gia cầm vẫn còn có nguy cơ tái phát, ñây sẽ là cơ hội tốt cho ngành thuỷ sản phát triển, ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thuỷ sản trong nước và trên thế giới. 75 1.3.4.2. Giá cả thuỷ sản chế biến của Việt Nam ở thị trường các nước ngoài. Xu hướng biến ñộng giá cả các loại sản phẩm thuỷ sản chế biến ở thị trường nước ngoài là khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia. 1.3.4.2.1. Thị trường Nhật Bản Giá tôm nguyên liệu ở thị trường Nhật Bản năm 2008 lên xuống thất thường qua từng thời kỳ, từ giá tôm cỡ 8/12 dao ñộng khoảng 15,50-43,31 USD/block 1,8kg ñến cỡ 71/90 giá khoảng 11,52 USD/block 1,8kg. Riêng giá tôm của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản lại khá cao. Tôm cỡ từ 8/12- 26/30 của Việt Nam có giá tương ñương với giá tôm của Indonexia, Ấn ðộ, các loại cỡ nhỏ hơn thì giá tôm của Việt Nam thấp hơn giá tôm các nước kể trên, nguyên nhân là tôm cỡ nhỏ của Việt Nam chất lượng kém hơn so với cỡ tôm cùng loại của các nước khác bán ở thị trường Nhật Bản. Giá xuất khẩu bình quân của sản phẩm mực và bạch tuộc ñông lạnh tăng dần qua các năm và ñạt tới giá trị cao nhất vào năm 2007 là 5,12 USD/kg so với giá 4,39 USD/kg năm 2005 và 4,84 USD/kg năm 2006. Các loại cá biển khác ñông lạnh cũng là mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân thay ñổi dao ñộng lên xuống qua các năm từ 2 USD/kg năm 2001 ñến 3,74 USD/kg vào năm 2003 và ñến năm 2008 lại lên và xuống còn 3,49 USD/kg. Dù cá ngừ là mặt hàng ñược thị trường ưa chuộng, song giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này của Việt Nam còn khá thấp, ñạt cao nhất là 4,64 USD/kg vào năm 2002, giá thấp nhất là 2,11 USD/kg vào năm 1997. Năm 2007 giá có cải thiện hơn (3,19 USD/kg) song vẫn còn kém xa mức giá của năm 2002. 76 ðối với thị trường Nhật trong thời gian tới thị trường giá thuỷ sản ở Nhật sẽ khó chấp nhận việc tăng giá hoặc chỉ có thể tăng khi nguồn cung bị thiếu nghiêm trọng và do lạm phát trên thế giới tăng lên. 1.3.4.2.2. Thị trường EU. ðối với thị trường EU, cá tra ñông lạnh là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân sản phẩm này lại thấp so với các thị trường khác và giảm khá nhiều trong những năm qua, từ 3,24 USD/kg năm 2002 xuống còn 2,72 USD/kg năm 2008. Mực và bạch tuộc là sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có sự tăng giá trên thị trường này, giá xuất khẩu bình quân tăng từ 1,79 USD/kg năm 2003 lên ñến 3,31 USD/kg năm 2008. Xuất khẩu cá ngừ và cá biển khác ñông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU cũng ñang trên ñà tăng trưởng khá cả về sản lượng, giá trị và giá cả, riêng mặt hàng thuỷ sản khô lại có xu thế tăng giảm thất thường và ñang trên ñà giảm mạnh trong những năm gần ñây. 1.3.4.2.3. Thị trường Mỹ Diễn biến về giá xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ thay ñổi qua mỗi năm và ñạt giá trị cao nhất vào năm 2000 (14,7 USD/kg) và thấp nhất vào năm 2003 (9,79 USD/kg). Trong mấy năm gần ñây, giá tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ có nhích dần lên và ñạt giá trị 11,2 USD/kg vào năm 2008. Cá ngừ và cá ñông lạnh khác cũng là sản phẩm ñạt giá trị xuất khẩu cao sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, giá cá ngừ của Việt Nam không cao do chất lượng cá ngừ còn thấp so với cá ngừ có nguồn gốc từ các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản…và dao ñộng trong khoảng 2,8-2,9 USD/kg. Trong khi ñó 77 giá cá biển ñông lạnh khác của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ lại tăng dần qua các năm trong thời kỳ 1998-2008 và ñạt giá trị xấp xỉ 5 USD/kg. ðó là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam ñã ñầu tư trang thiết bị ñể chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng như cá cắt thỏi, cắt miếng ñông lạnh. Các sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ không ñáng kể, song giá sản phẩm ñã thay ñổi ñáng kể trong giai ñoạn 1998- 2008 (từ 2,04 ñến 3,68 USD/kg). 1.3.4.2.4. Thị trường Trung Quốc Mặc dù là một thị trường lớn, lại ở ngay cạnh nước ta, nhưng giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường này ñều thấp ñáng kể so với giá xuất bình quân của các thị trường khác, trừ tôm. ðối với thị trường này, tôm sú của Việt Nam khá ñược ưa chuộng. 1.3.4.2.5. Thị trường Hàn Quốc Các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ñược ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc bao gồm: tôm, mực và bạch tuộc, cá các loại và cá ngừ ñông lạnh và thuỷ sản khô. Trong thời kỳ 2000-2008, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam sang Hàn Quốc ñều tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh ñó, giá cả xuất khẩu bình quân cũng tăng ñều, trung bình ñạt 2,5%/năm. 2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam 2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam 2.1.1. ðóng góp của TFP vào tăng trưởng của ngành chế biến thuỷ sản Thời gian vừa qua, tăng trưởng của ngành chế biến thuỷ sản liên tục tăng, với tỷ lệ bình quân trên 7%/năm. ðiều này ñồng nghĩa với việc các yếu tố 78 ñầu vào của sản xuất ngày càng ñược huy ñộng nhiều và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ñể nhìn nhận một cách rõ ràng sự ñóng góp của các yếu tố khác ngoài lao ñộng và vốn, từ các số liệu thống kê, có thể tính tỷ trọng ñóng góp của TFP vào giá trị gia tăng của ngành thuỷ sản thời gian qua như trong bảng 2.5. Bảng 2.5 : Tỷ lệ ñóng góp của TFP vào giá trị gia tăng ngành thuỷ sản Năm ðóng góp của yếu tố vốn (%) ðóng góp của yếu tố lao ñộng (%) ðóng góp của TFP (%) 2000 35,96 85,02 -20,98 2001 18,71 60,88 20,40 2002 34,15 69,58 -3,73 2003 30,01 58,24 11,75 2004 45,02 62,10 -7,12 2005 32,39 58,77 8,84 2006 39,10 60,22 0,68 2007 30,47 58,32 11,21 2008 29,60 54,34 16,06 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu Niên giám thống kê [19], [20] Qua các số liệu tính toán trên, có thể thấy rõ giá trị gia tăng của ngành thủy sản thời gian qua vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ñóng góp của yếu tố lao ñộng, tỷ trọng ñóng góp của yếu tố này có giảm ñi theo thời gian do sự ñóng góp ngày càng tăng của yếu tố vốn và TFP. Tuy vậy, dù tỷ trọng của TFP ñóng góp vào giá trị gia tăng của ngành thủy sản có tăng lên, song vẫn còn ở mức ñộ rất khiêm tốn. ðiều này chứng tỏ các yếu tố lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững như là khoa học công nghệ, trình ñộ trang bị và trình ñộ 79 quản lý trong ngành thủy sản còn chưa phát huy ñược hiệu quả, hoặc là chưa ñược chú trọng huy ñộng một cách phù hợp. 2.1.2. Năng suất lao ñộng của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam Năng suất lao ñộng của ngành chế biến thuỷ sản ñược tính theo giá trị gia tăng của ngành trên tổng số lao ñộng ñang làm việc trong ngành. Dựa trên các số liệu thống kê, năng suất lao ñộng của ngành chế biến thuỷ sản thời gian qua ñược tính toán và thể hiện trong Hình 2.3. 19.6 22.2 24.6 28.2 34.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2004 2005 2006 2007 2008 Năm N ăn g s u ất l ao ñ ộ n g (t r. ñ ồ n g /n g ư ờ i) Hình 2.3: Biến ñộng NSLð ngành chế biến thủy sản thời kỳ 2004-2008 Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê [19], [20] Như vậy, năng suất lao ñộng của ngành chế biến thuỷ sản không ngừng tăng trong suốt những năm vừa qua, với tốc ñộ tăng bình quân ñạt 13,84%/ năm. Cũng trong thời kỳ này, năng suất của ngành thuỷ sản ñạt ñược cao hơn 1,2 lần so với năng suất lao ñộng trung bình của nền kinh tế. Năng suất lao ñộng không ngừng tăng lên ñã chứng tỏ sự tiến bộ ñáng kể trong 80 ngành chế biến thuỷ sản, và sự tăng năng suất này của ngành này có phần ñóng góp của yếu tố trang thiết bị và công nghệ chế biến. 2.1.3. Biến ñộng giá cả xuất khẩu của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. Do sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu rất ña dạng về chủng loại, nên việc thống kê mức biến ñộng về giá của từng loại mặt hàng rất khó khăn. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, mức giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng thuỷ sản chế biến có thể ñược tính trên cơ sở giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu. Theo cách tính này, giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng thuỷ sản chế biến thời gian qua biến ñộng như sau (xem hình 2.4). 5.36 4.95 4.56 4.84 4.63 4.37 4.13 3.99 3.56 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm G iá b ìn h q u ân ( U S D ) Giá bình quân xuất khẩu Hình 2.4: Diễn biến giá bình quân xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến Nguồn: Tổng cục thống kê [19], [20] và tính toán của tác giả Như vậy, dù cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ñều tăng một cách liên tục trong thời gian qua, nhưng xu hướng biến ñộng của giá xuất khẩu bình quân lại theo hướng ngược lại. Dù có một số năm, giá bình quân xuất khẩu tăng so với năm trước ñó (năm 2003), nhưng xu hướng chung là giá thuỷ sản xuất khẩu giảm dần. ðiều này cũng ñồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của các mặt 81 hàng thuỷ sản Việt Nam trên thế giới có xu hướng giảm, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam chịu nhiều sức ép về giá trên các thị trường xuất khẩu. 2.1.4. Thị phần xuất khẩu của sản phẩm thuỷ sản chế biến. Thị phần xuất khẩu thuỷ sản là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản trên thị trường thế giới, nó cũng thể hiện vị thế của một quốc gia trong cạnh tranh quốc tế ñối với ngành chế biến thuỷ sản. Thị phần xuất khẩu thủy sản ñược tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) và ñược thể hiện trong Bảng 2.6. Bảng 2.6: Thị phần xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam TT Nước xuất khẩu 2005 2006 2007 1 Trung Quốc 7.519.357 9,56% 8.968.051 10,42% 9.250.710 9,89% 2 Na Uy 4.885.226 6,21% 5.503.429 6,39% 6.228.123 6,66% 3 Thái Lan 4.494.183 5,72% 5.266.742 6,12% 5.708.849 6,10% 4 Hoa Kỳ 4.232.041 5,38% 4.143.146 4,81% 4.436.748 4,74% 5 ðan Mạch 3.685.243 4,69% 3.986.519 4,63% 4.128.359 4,41% 6 Việt Nam 2.756.139 3,51% 3.372.242 3,92% 3.783.834 4,05% 7 Ca-na-da 3.595.683 4,57% 3.659.857 4,25% 3.711.890 3,97% 8 Chi-lê 2.966.917 3,77% 3.556.594 4,13% 3.677.002 3,93% 9 Hà Lan 2.820.138 3,59% 2.811.705 3,27% 8.280.643 8,85% 10 Tây Ban Nha 2.579.057 3,28% 2.848.676 3,31% 3.230.749 3,45% … … … … … … … … Thế giới 78.630.105 100% 86.098.718 100% 93.520.503 100% Nguồn: FAO [28] và tính toán của tác giả. Trên thế giới hiện nay, quốc gia ñứng ñầu về vị thế trong xuất khẩu thuỷ sản là Trung Quốc, với thị phần ñạt xấp xỉ 10% mỗi năm. Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần ñây, và ñã ñạt 4,05% vào năm 2007. Với vị thế này, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện ñứng thứ sáu trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. ðây 82 là một thành tích thể hiện sự tiến bộ không ngừng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước ðông Nam Á, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn ñứng sau Thái Lan, một quốc gia ñược coi là ñối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trường thuỷ sản thế giới. Trong những năm qua, vị thế của Thái Lan cũng luôn ñược củng cố với thị phần xuất khẩu tăng một cách ổn ñịnh. 2.1.5. ðầu tư nước ngoài của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. ðầu tư trực tiếp nước ngoài vào một ngành thể hiện tính hấp dẫn của ngành ñó trong con mắt các nhà ñầu tư, sức hấp dẫn ñầu tư vào một ngành phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả khi ñầu tư vào ngành ñó. ðầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua chưa nhiều. Có ít nhà ñầu tư nước ngoài quan tâm ñến việc ñầu tư vào ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam, trong khi ñây ñược coi là một ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về nguồn lợi thuỷ sản cũng như nguồn lực lao ñộng. Trong suốt thời kỳ hơn 20 năm (từ 1988 ñến 2008), chỉ có 162 dự án nước ngoài với tổng số vốn là 535,4 triệu USD ñầu tư vào ngành thuỷ sản, chiếm 1,5% về số lượng dự án và chỉ vỏn vẹn 0,3% về tổng giá trị vốn ñầu tư. Trong năm 2008, ngành thuỷ sản ñã tiếp nhận 6 dự án ñầu tư nước ngoài với hơn 20 triệu USD vốn ñăng ký. Bảng 2.7: ðầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành thuỷ sản Việt Nam Chỉ tiêu ðơn vị tính Ngành thuỷ sản Chung cả nước dự án 162 10.981 FDI ñược cấp phép (1988-2008) triệu USD 535,4 163.607,2 dự án 6 1171 FDI ñược cấp phép 2008 triệu USD 20,3 64.011 dự án 5 375 FDI ra nước ngoài (1989-2008) triệu USD 9,7 3.980,6 Nguồn: Niên giám thống kê 2008 [20] 83 Cũng trong khoảng thời gian từ 1989 ñến 2008, các nhà ñầu tư của ngành thuỷ sản Việt Nam ñầu tư ra nước ngoài hầu như không ñáng kể. Chỉ có 5 dự án chế biến thuỷ sản của Việt Nam với số vốn chưa ñến 10 tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA_BuiDucTuan.pdf
  • pdfLA_BuiDucTuan_TT.pdf
Tài liệu liên quan