Luận án Năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Sĩ quan quân đội hiện nay

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10

1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 10

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 32

2.1. Quan niệm năng lực sư phạm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn và năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội 32

2.2. Những nhân tố cơ bản quy định năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội 54

Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 72

3.1. Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 72

3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 102

Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 113

4.1. Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn và chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội hiện nay 113

4.2. Xây dựng môi trường sư phạm ở các trường sĩ quan quân đội nhằm nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn 131

4.3. Phát huy nhân tố chủ quan của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội trong tự nâng cao năng lực sư phạm 143

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 173

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục, đào tạo, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ tương xứng với công việc, với ngành đào tạo; thực hiện tốt bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo” [98, tr.15]. Theo đó, xây dựng đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) ở các trường sĩ quan quân đội là việc đang được tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội là một bộ phận của đội ngũ giảng viên KHXH&NV trong quân đội, là nguồn kế cận đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học của các nhà trường, trực tiếp góp phần quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận của các trường sĩ quan quân đội. Giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội có cả những điều kiện thuận lợi để phát triển, hoàn thiện nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và còn hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo họ cần được nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm.

Năng lực sư phạm trực tiếp quyết định đến hiệu quả hoạt động sư phạm, giúp giảng viên trẻ KHXH&NV hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận, xây dựng các tổ chức và các khoa giáo viên ở các nhà trường vững mạnh. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của giảng viên trẻ KHXH&NV những năm qua các trường sĩ quan quân đội đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho lực lượng này. Theo đó, năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV đã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, do chất lượng đào tạo giảng viên

 

doc212 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm của giảng viên trẻ KHXH&NV ở mức trung bình; 11% ý kiến đánh giá năng khiếu sư phạm ở mức trung bình [Phụ lục 4]. Ba là, một số giảng viên trẻ KHXH&NV hạn chế về kỹ năng sư phạm Một số giảng viên trẻ KHXH&NV nhận thức về đối tượng sư phạm còn chưa tốt. Chưa nắm chắc mặt bằng trình độ tri thức, mức độ nắm kiến thức sau bài giảng của học viên, chưa điều chỉnh phương pháp trước những trạng thái tâm lý và chưa tạo được cảm hứng cho người học. Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp sư phạm và các hình thức sau bài giảng còn chưa tốt. Theo đánh giá của của một số trường sĩ quan quân đội: “Công tác chuẩn bị bài giảng và phương pháp giảng dạy của một số giảng viên, nhất là giảng viên mới còn hạn chế” [138, tr. 8]. Đồng tình với đánh giá trên có 12% ý kiến của cán bộ, giảng viên ở các trường sĩ quan cho rằng trình độ kỹ năng chuẩn đoán nhu cầu, đặc điểm học viên và tạo cảm hứng cho người học của giảng viên trẻ KHXH&NV ở mức trung bình, 6% ý kiến cho rằng ở mức yếu [Phụ lục 2]. Quá trình hoạt động sư phạm một số giảng viên trẻ KHXH&NV chưa chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động thực tiễn sư phạm, kế hoạch nghiên cứu khoa học; thiết kế và thực hiện chưa tốt giáo án giảng dạy, các hình thức sau bài giảng và hoạt động ngoại khóa. Xây dựng kế hoạch sư phạm còn thiếu khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn; thiết kế bài giảng còn chưa bảo đảm tính lôgíc; triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học còn lúng túng. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan về trình độ kỹ năng thiết kế kế hoạch và tổ chức sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV. Về trình độ kỹ năng thiết kế kế hoạch sư phạm, có 15% ý kiến của cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức trung bình, 6% ý kiến đánh giá ở mức yếu; về trình độ kỹ năng tổ chức sư phạm có 16% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 6,5% ý kiến đánh giá ở mức yếu, 4% ý kiến cho rằng khó đánh giá [Phụ lục 2]. Không ít giảng viên trẻ KHXH&NV có biểu hiện xơ cứng trong vận dụng các phương pháp sư phạm, khả năng huấn luyện thực hành, làm mẫu chưa tốt. Tính hấp dẫn, hiệu quả, thuyết phục trong giảng dạy chưa cao. Khả năng khai thác, sử dụng các phương tiện sư phạm, công nghệ thông tin và mạng internet hạn chế. Một số giảng viên trẻ KHXH&NV “hạn chế về khả năng truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn” [18, tr. 13], “năng lực thực hành của một số giảng viên, cán bộ tham gia giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ” [45, tr. 6]. Điều tra đối với cán bộ, giảng viên ở các trường sĩ quan về trình độ thực hiện các phương pháp sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 15% ý kiến đánh giá ở mức trung bình; 5% ý kiến đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]; về trình độ kỹ năng sử dụng, khai thác phương tiện sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 20,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 4% ý kiến đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 8]. Nhận thức và vận dụng các hình thức, phương pháp, quy chế, quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế. Một số giảng viên trẻ KHXH&NV chưa chủ động tham gia sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận. Chưa thực hiện đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá người học, không tạo được động lực thúc đẩy học viên tích cực học tập, rèn luyện, chưa thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của bản thân. Việc tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ sư phạm còn hạn chế. Đánh giá về trình độ kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 10,5% ý kiến của cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan ở mức trung bình, 2% ý kiến đánh giá ở mức yếu, 2,5% ý kiến cho rằng khó đánh giá [Phụ lục 2]. Một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế về kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm. Khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề của bản thân, thiết lập các mối quan hệ trong tập thể, khả năng phối hợp trong các hoạt động chưa tốt. Điều tra đối với cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan về trình độ kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 10,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 3,5% đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]. Khả năng khai thác, phát huy hệ thống tri thức trong hoạt động thực tiễn của một bộ phận giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế. Nhiều giảng viên trẻ KHXH&NV có hệ thống tri thức khá toàn diện, được đào tạo cơ bản qua các bậc học, cấp học song việc khai thác, phát huy hệ thống tri thức trong các chủ đề giảng dạy còn mức độ, thiếu tính hợp lý, khoa học. Nhiều giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo hệ thống lý luận, nguyên tắc, quan điểm, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu vào các bước nghiên cứu khoa học. Việc khai thác các luận cứ, luận chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trong hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận còn chưa tốt. Theo đánh giá của một số trường sĩ quan, “khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn vào giảng dạy của một số giảng viên còn hạn chế” [139, tr. 6]. Khả năng xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề trong giảng dạy của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa tốt. Ở một số trường sĩ quan giảng viên trẻ KHXH&NV còn lúng túng trong thực hiện các khâu, các bước của quy trình giảng dạy, thực hiện sai nguyên tắc, quy chế giáo dục, đào tạo. “Chất lượng chuẩn bị hồ sơ, bài giảng, sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên còn hạn chế” [27, tr. 16]. Bốn là, thái độ sư phạm của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế Qua điều tra và các số liệu cung cấp từ các cơ quan, khoa giáo viên ở các trường sĩ quan quân đội, thái độ sư phạm của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa tốt. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác, trực tiếp là chất lượng, hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ KHXH&NV. Cùng nhận định trên về thái độ sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 10% ý kiến của cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức trung bình, 5% đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]. Trong đó, số giảng viên có kinh nghiệm đánh giá mức trung bình là 10,62%, mức yếu là 5,63%. Giảng viên trẻ KHXH&NV tự đánh giá thái độ sư phạm mức trung bình là 7,5% và mức yếu là 2,5% [Phụ lục 2]. Một số giảng viên trẻ KHXH&NV chưa tích cực, chủ động trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực sư phạm. Thiếu tích cực trong thực hiện kế hoạch tự học tập, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, ngại nghiên cứu. Chưa chủ động trong rèn luyện nâng cao kỹ năng, phương pháp sư phạm. Chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động chuyên môn, áp dụng tri thức, kỹ năng mới vào các hình thức giảng dạy. Theo đánh giá một số giảng viên trẻ KHXH&NV “còn thiếu tích cực trong nghiên cứu, giảng dạy, chất lượng bài giảng hạn chế, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy” [129, tr. 16]. Đánh giá của cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan về tính tích cực, chủ động trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 6% ý kiến ở mức trung bình, 5% ý kiến ở mức yếu [Phụ lục 2]. Đánh giá của học viên ở các trường sĩ quan quân đội về nội dung trên có 18% ý kiến đánh giá ở mức trung bình [Phụ lục 4]. Trong quá trình công tác một số giảng viên trẻ KHXH&NV chưa xác định rõ trách nhiệm, chưa đầu tư đúng mức thời gian, công sức để thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Do đó, “công tác chuẩn bị bài giảng và phương pháp giảng dạy của một số giảng viên, nhất là giảng viên mới còn hạn chế” [138, tr. 8], “một số giảng viên, cán bộ quản lý chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, còn đơn giản trong chấp hành quy chế, quy định” [127, tr. 6]. Điều tra đối với cán bộ, giảng viên, học viên các trường sĩ quan về tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tích cực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ KHXH&NV cũng trùng với nhận định trên, trong đó có 5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 2% đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]; có 14% ý kiến của học viên đánh giá ở mức trung bình [Phụ lục 4]. Một bộ phận giảng viên trẻ KHXH&NV chưa thường xuyên phát huy dân chủ, chưa đặt ra yêu cầu cao đối với học viên. Đánh giá kết quả học tập của học viên một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa công tâm, khách quan, chưa thực hiện đúng quy trình. “Còn biểu hiện đánh giá không thực chất kết quả người học, hạ thấp yêu cầu rèn luyện học viên” [127, tr. 6]. Theo kết quả điều tra đối với cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan về sự tôn trọng nhân cách học viên, thường xuyên phát huy dân chủ và đặt ra yêu cầu cao đối với học viên của giảng viên trẻ KHXH&NV có 7,5% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, 5% ý kiến đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]. Theo kết quả điều tra đối với học viên các trường sĩ quan về nội dung trên 12% ý kiến đánh giá trình ở mức trung bình, 2% ý kiến cho rằng khó đánh giá [Phụ lục 4]. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ một bộ phận giảng viên trẻ KHXH&NV chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm, còn có biểu hiện chưa gương mẫu, ứng xử chưa phù hợp, thậm chí một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn vi phạm pháp luật, kỷ luật, quy định. Theo đánh giá của một số trường sĩ quan, “ý thức tự giác, gương mẫu ở một số cán bộ, giảng viên chưa cao” [128, tr. 16]. Điều tra đối với cán bộ, giảng viên, học viên các trường sĩ quan về sự gương mẫu, kỷ luật, mô phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV cũng khớp với hạn chế trên, trong đó có 7,5% ý kiến của cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức trung bình, 3,5% ý kiến đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 2]; 6% ý kiến của học viên đánh giá ở mức trung bình [Phụ lục 4]. Năm là, kết quả hoạt động sư phạm của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa cao Thống kê qua các năm học gần đây còn một số giảng viên trẻ KHXH&NV thông qua bài giảng kết quả chưa cao, chất lượng còn hạn chế. “Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên chưa toàn diện. Kết quả huấn luyện một số nội dung còn thấp” [43, tr. 12]. Tỷ lệ bài giảng đạt yêu cầu của giảng viên trẻ KHXH&NV vẫn còn khá cao, trung bình của các trường qua các năm học là từ 9,8% đến 15,6% [Phụ lục 14]. Là những người trực tiếp nghe giảng có 8,5% ý kiến học viên các trường sĩ quan quân đội đánh giá chất lượng bài giảng của giảng viên trẻ KHXH&NV ở mức trung bình, 3,5% ý kiến đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 4]. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận của một số giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế. Tỷ lệ giảng viên trẻ KHXH&NV viết giáo trình, tập bài giảng ở các trường sĩ quan còn hạn chế. Số lượng bài hội thảo, tạp chí, số đề tài, chuyên đề cấp trên cơ sở của giảng viên trẻ KHXH&NV không nhiều [Phụ lục 15]. Số giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan đạt giải cao trong cuộc thi “Tuổi trẻ sáng tạo” quân đội còn ít, nhất là ở các trường sĩ quan trực thuộc quân chủng, binh chủng [Phụ lục 16]. Theo thống kê hàng năm tỷ lệ giảng viên trẻ KHXH&NV là đảng viên hoàn thành nhiệm vụ học kỳ, năm học ở mức trung bình còn khá cao. Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2021, còn có một số giảng viên trẻ KHXH&NV hoàn thành nhiệm vụ. Tính trung bình của các trường có tỷ lệ giảng viên trẻ KHXH&NV hoàn thành nhiệm vụ là 3,4%, một số trường sĩ quan tỷ lệ giảng viên trẻ KHXH&NV hoàn thành nhiệm vụ từ 1,4% đến 2,7% [Phụ lục 17]. Cá biệt có những giảng viên trẻ KHXH&NV không hoàn thành nhiệm vụ, tính trung bình của các trường có giảng viên trẻ không hoàn thành nhiệm vụ là 1,8%, [Phụ lục 17]. * Nguyên nhân hạn chế: Một là, chất lượng đào tạo giảng viên KHXH&NV và chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV có mặt còn chưa cao Trong đào tạo giảng viên KHXH&NV, tuy các nhà trường đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm nhất định. “Xây dựng chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo của các trường còn chậm, cơ bản mới chú ý đến kỹ năng cứng; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, năng lực tổ chức của học viên chưa được quan tâm đúng mức” [21, tr. 11]. Chương trình, nội dung “còn nặng về lý thuyết, hạn chế trong việc bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng xử lý các vấn đề của thực tiễn” [12, tr. 18]. “Đổi mới phương pháp thiếu tính toàn diện và đồng bộ” [12, tr. 17]. Trong giảng dạy, phương pháp thuyết trình, độc thoại, nặng về truyền thụ tri thức vẫn còn tồn tại. Khai thác, sử dụng công nghệ thông tin, tiếp nhận thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn hạn chế. “Đánh giá kết quả đào tạo, rèn luyện của học viên, tại một số trường còn chưa sát với trình độ của người học, còn biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục, đào tạo” [22, tr. 3]. Điều tra đối với cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan quân đội về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm giảng viên KHXH&NV của các trường 10% ý kiến đánh giá mức trung bình, 4% ý kiến đánh giá mức yếu; về nguyên nhân hạn chế trong năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 90% cho rằng do chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo giảng viên KHXH&NV, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV có những điểm chưa phù hợp [Phụ lục 2]. Trong bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV còn tồn tại những bất cập nhất định. Một số cấp ủy, chỉ huy khoa giáo viên chưa thực sự coi trọng việc bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV. “Năng lực cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Quân đội về giáo dục, đào tạo của một số cơ quan, đơn vị, nhà trường còn hạn chế” [18, tr. 14]. Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm có lúc chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa gắn với quá trình quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên, chưa tạo được động lực thúc đẩy giảng viên trẻ KHXH&NV. Thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm còn đơn điệu, ít đổi mới, “hoạt động phương pháp và bồi dưỡng giảng viên mới ở một số bộ môn, khoa chất lượng chưa cao” [42, tr. 9]. Theo ý kiến của cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan về nguyên nhân hạn chế trong năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV có 90,5% cho rằng do nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, 89,5% do nội dung, hình thức, biện pháp chưa phù hợp và 91,5% do bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm trong thực tiễn còn hạn chế [Phụ lục 2]. Hai là, môi trường sư phạm ở các trường sĩ quan quân đội còn có những hạn chế nhất định Một số trường sĩ quan quân đội “chưa triển khai quyết liệt việc xây dựng môi trường lành mạnh, cảnh quan môi trường chưa xanh, sạch, đẹp” [21, tr. 11]; mặt trái kinh tế thị trường, lối sống thực dụng đang thường xuyên tác động vào nhận thức, tư tưởng của giảng viên trẻ KHXH&NV. Hoạt động quân sự ở các trường sĩ quan quân đội có những đặc thù về chấp hành kỷ luật, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên dễ dẫn đến tư duy cứng nhắc, rập khuôn, máy móc, thiếu sự sáng tạo. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, giảng viên vẫn còn tồn tại tâm lý ngại thay đổi khó chấp nhận cái mới, bảo thủ nhất là trong đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Hoạt động cung cấp, quản lý thông tin phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu ở một số nhà trường còn bất cập. Ở một số trường sĩ quan, hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được trang bị khá đồng bộ song khai thác, sử dụng, phát huy còn chưa hiệu quả, chưa hợp lý. Chất lượng hoạt động sư phạm, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận ở một số khoa giáo viên của một số trường sĩ quan quân đội còn biểu hiện hình thức, chạy theo số lượng. Công tác cán bộ ở các trường sĩ quan còn những bất cập nhất định. “Điều động, bổ nhiệm cán bộ ở một số đơn vị chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, có trường hợp chất lượng thấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện. Chưa mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ” [97, tr. 2]. Công tác thi đua “Còn biểu hiện bệnh thành tích, giấu giếm khuyết điểm” [98, tr. 17]. “Một số chế độ, chính sách đãi ngộ còn bất cập, chưa tạo ra động lực, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo” [18, tr. 15]. Theo kết quả điều tra đối với cán bộ, giảng viên các trường sĩ quan quân đội về nguyên nhân hạn chế của năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV, có 85% ý kiến cho rằng do môi trường sư phạm ở một số trường sĩ quan quân đội chưa tạo điều kiện thực sự thuận lợi cho phát triển năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV [Phụ lục 2]. Ba là, nhân tố chủ quan trong tự nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa được phát huy đúng mức Nhận thức về vị trí, vai trò của giảng viên KHXH&NV trong các nhà trường quân đội của một bộ phận giảng viên trẻ KHXH&NV còn chưa đầy đủ, chưa thấy được sự cần thiết phải tự nâng cao năng lực sư phạm. “Nhận thức của một số cán bộ, giảng viên, học viên chưa thực sự sâu sắc, chưa tích cực, chủ động trong thực hiện chức trách nhiệm vụ” [133, tr. 11]. Do đó, tính tích cực, chủ động, sự nỗ lực, cố gắng trong tự nâng cao năng lực sư phạm, sự chuyển hóa quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện chưa tốt. Điều tra nhận thức của giảng viên trẻ KHXH&NV các trường sĩ quan về vị trí nghề sư phạm 20% ý kiến cho rằng bình thường như mọi nghề khác, 5% ý kiến cho rằng là nhiệm vụ tổ chức phân công; về vai trò của giảng viên trẻ KHXH&NV có 2,5% ý kiến cho rằng bình thường; về vai trò của năng lực sư phạm đối với hoạt động của giảng viên trẻ KHXH&NV có 5% ý kiến cho rằng bình thường [Phụ lục 2]. Việc hạn chế về vốn tri thức, kỹ năng mềm và thiếu phương pháp tự học tập, tự tu dưỡng, tự rèn luyện cùng với tư duy kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, sự thiếu trải nghiệm thực tiễn của một số giảng viên trẻ KHXH&NV cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu nỗ lực, cố gắng, tích cực, tự giác của họ trong tự nâng cao năng lực sư phạm. Ngoài ra, tuổi đời, tuổi nghề ít, kinh nghiệm sư phạm, vốn sống chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến tính tích cực, chủ động, nhiệt tình, tự giác trong tự nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV. 3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội là quá trình tác động tích cực, tự giác của các chủ thể làm cho tổng hòa các yếu tố tri thức, tư chất, kỹ năng và thái độ sư phạm của họ ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người giảng viên ở các nhà trường. Mục đích, nâng cao năng lực sư phạm nhằm củng cố, phát triển tri thức, tư chất, kỹ năng và thái độ sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV. Qua đó, nâng cao khả năng nhận thức và hoạt động thực tiễn sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở các trường sĩ quan quân đội đặt ra. Chủ thể nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội là đảng ủy, ban giám hiệu, các cơ quan chức năng, cấp ủy, chỉ huy các khoa giáo viên, các bộ môn. Trong đó, cấp ủy, chỉ huy các khoa là chủ thể trực tiếp đề ra phương hướng, chủ trương, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV. Cùng tham gia vào quá trình đó là tập thể khoa, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các khoa giáo viên. Giảng viên trẻ KHXH&NV là đối tượng đồng thời là chủ thể tự nâng cao năng lực sư phạm của mình. Nội dung nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV mang tính toàn diện, trang bị, củng cố, hoàn thiện hệ thống tri thức, phát huy tư chất, kỹ năng sư phạm và thái độ sư phạm. Tập trung là hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm, thái độ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; kết hợp giữa nâng cao năng lực sư phạm với nâng cao phẩm chất. Phương thức nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV được thực hiện phong phú như đào tạo ở các nhà trường, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm ở các khoa giáo viên; xây dựng môi trường sư phạm; phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên trẻ KHXH&NV;... Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức, biện pháp trên cơ sở nhận thức đúng bản chất, những nhân tố quy định, đánh giá thực trạng, nguyên nhân năng lực sư phạm và xác định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 3.2.1. Yêu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực sư phạm với chất lượng đào tạo và chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn còn có mặt chưa theo kịp Trước yêu cầu sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi giảng viên nói chung, giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội nói riêng cần phải có phẩm chất và năng lực sư phạm tương ứng. Giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội cần đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp giảng viên đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm cho họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, tham gia có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận và hoạt động quản lý sư phạm, quản lý khoa học ở các khoa giáo viên. Hiện nay, khoa học công nghệ đang mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho giáo dục, đào tạo, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với năng lực sư phạm của người giảng viên. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giúp giảng viên trẻ KHXH&NV nhanh chóng tiếp cận đa dạng các nguồn thông tin, hỗ trợ, thúc đẩy tích cực cho việc hình thành, phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ của người học, tạo ra môi trường học tập đa chiều, thuận lợi từ công nghệ giáo dục, phương tiện kỹ thuật hiện đại đến hệ thống dữ liệu khổng lồ và trí tuệ nhân tạo. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm cho mô hình, mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng đào tạo, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người dạy có những biến đổi rõ rệt. Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, sự phát triển của mạng internet cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động bằng các thủ đoạn tinh vi, thâm độc đang thường xuyên, trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội. Từ đó, đòi hỏi giảng viên nói chung, giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội nói riêng cần có phẩm chất, năng lực tương ứng để thực hiện tốt các chức năng định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành, hợp tác trong hoạt động sư phạm. Trước sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội, hoạt động nâng cao năng lực sư phạm đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên KHXH&NV và chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV. Trong những năm qua chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV ở các trường sĩ quan quân đội đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế về năng lực sư phạm của giảng viên trẻ KHXH&NV. Đó là, khả năng nắm lý luận khá tốt song thực hành, giải quyết vấn đề thực tiễn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi, hòa nhập của giảng viên trẻ KHXH&NV còn hạn chế. Ngoài hệ quả trên, những bất cập trong đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tư duy độc lập, sức sáng tạo, động lực phấn đấu, khả năng tự phát triển của giảng viên trẻ KHXH&NV. Trước yêu cầu cao của nâng cao năng lực sư phạm đã tạo ra mâu thuẫn với những mặt chưa theo kịp trong đào tạo giảng viên KHXH&NV và bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ KHXH&NV. Mô hình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo giảng viên KHXH&NV chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, chưa thực sự sát với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, còn chưa dễ lượng hóa bằng những tiêu chí cụ thể theo cả khóa học và từng năm học. Sự trùng lặp, chồng chéo, nặng về trang bị tri thức, nhẹ về hình thành, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, kỹ năng, phương pháp trong chương trình, nội dung đào tạo; chuẩn đầu ra chưa thực sự cụ thể, chưa toàn diện, chưa có sự liên thông giữa các năm học, bậc học; các hiện tượng truyền thụ một chiều, chưa phát huy năng lực sáng tạo, tính tích cực của người học vẫn tồn tại. Người dạy vẫn còn nhận thức giản đơn và tồn tại thói quen độc thoại, diễn giảng, “bày cỗ sẵn”. Người học vẫn nhận thức học chủ yếu phục vụ thi cử và thói quen ghi nhớ máy móc, kinh viện, tái hiện kiến thức, thiếu tư duy độc lập, sáng tạo. Kiểm tra, đánh giá người học vẫn còn biểu hiện phiến diện, chủ quan, thiên về tri thức nhẹ về khả năng xử lý công việc thực tế. Trong đào tạo sau đại học, việc trẻ hóa đội ngũ, xác định mục tiêu đào tạo còn chưa thực sự theo hướng phát triển chuyên sâu, chương trình, nội dung đào tạo với sự tích hợp chưa cao. Sử dụng hình thức giảng chuyên đề, việc đánh giá tư duy độc lập, sáng tạo hướng đến phát triển trình độ cao của người học còn bất cập. Thực h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_luc_su_pham_cua_giang_vien_tre_khoa_hoc_xa_hoi.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nguyen Huu Tuan.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Nguyen Huu Tuan.doc
Tài liệu liên quan