Luận án Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .iii

MỞ ĐẦU . 01

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ . 09

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 09

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài. 16

1.3. Khái lược lịch sử đồ chơi gỗ. 34

Tiểu kết. 42

Chương 2: SỰ BIỂU ĐẠT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

TRONG TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM. 43

2.1. Sự biểu đạt về hình thức tạo hình . 44

2.2. Sự biểu đạt về nội dung. 66

2.3. Thành tựu và hạn chế trong nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam

. 81

Tiểu kết. 92

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ CHƠI GỖ TẠI VIỆT NAM . 93

3.1. Đặc điểm nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ ở Việt Nam . 93

3.2. Giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ ở Việt Nam. 107

3.3. Định hướng phát triển nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ Việt Nam . 116

Tiểu kết. 125

KẾT LUẬN . 127

DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 134

PHỤ LỤC. 143

pdf241 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới đồ chơi gỗ, cả người lớn và trẻ em đều hướng đến điểm chung là: vừa giải trí, vừa phát triển trí não, vừa điều chỉnh cảm xúc. Hay đơn 74 giản là sở thích và đam mê đồ chơi gỗ của người lớn và trẻ nhỏ là không có giới hạn. Trong không gian nghệ thuật và vui chơi đó có sự tương đồng, ở đó con người có cơ hội phát triển toàn diện. Điều này có nghĩa là đồ chơi không chỉ dành cho trẻ nhỏ, mà người lớn cũng có thể chơi, với nhiều ứng dụng trong cuộc sống xã hội hiện đại. Nhiều tác phẩm Nghệ thuật thu nhỏ của Antai đã được sắp đặt trên “lối đi dạo bên bờ sông" của cảng Victoria để tránh giao thông đông đúc, người dân đều có thể qua lại dọc theo Công viên Tamar đến triển lãm Wan Chai, HongKong [96] (Hình 80). Chức năng, hiệu suất, khả năng sử dụng là một trong những khía cạnh về công năng có tính chất giải trí, vận động đưa đến thông tin thị giác và xúc giác, giúp tạo nên sự thành công nghệ thuật của một món đồ chơi gỗ. 2.2.3. Sự biểu đạt nội dung đồ chơi gỗ mang tính giáo dục Luận án tham chiếu khái niệm của đồ chơi giáo dục, coi đồ chơi là giáo cụ và phân loại đồ chơi theo lứa tuổi trẻ em. Đây là các lí thuyết mang tính giáo dục học, là điều cần thiết trong nghiên cứu đề tài đồ chơi gỗ, NCS dùng để tham khảo. Thông qua việc trao đổi với giáo viên mầm non Trường mầm non 19.5 TpHCM, cô Vũ Thị Thương (lớp mầm) và cô Nguyễn Thị Vân (lớp lá) đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học và chơi cùng trẻ với đồ chơi gỗ (Hình 85). Ban đầu, trẻ chỉ xây dựng được những khối nhà, khối hình đơn giản, tiếp sau thì các bé xây được những khối hình phức tạp hơn và có tính chất mô phỏng gần hơn với cuộc sống. Đối với các trẻ ba tuổi sẽ học những kiến thức cơ bản về chất liệu, màu sắc và hình dáng (chẳng hạn như hình bình hành, hình chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình tam giác); nâng cao hơn là học về đặc tính đồ vật. Đồ chơi cho trẻ nhỏ thường được pha trộn các vật liệu, chất liệu thêm như vải hay là giấy để tăng tính mềm mại và giảm trọng lượng của đồ chơi gỗ. Trẻ bốn tuổi 75 trở lên bắt đầu chơi với đồ chơi gỗ nhằm tăng tính sáng tạo, hỗ trợ tương tác, phát huy khả năng tìm tòi và khám phá (Hình 81,82). Bộ đồ chơi xếp hình khối xây dựng có thể được dùng lâu dài và cho nhiều lứa tuổi khác nhau: từ trẻ em đến người lớn đều có thể chơi được vì tính năng đặc biệt của nó. Tạo hình đồ chơi gỗ mang tính kết hợp, vừa khái quát cao, vừa mô phỏng thực tế; càng khái quát thì càng thể hiện sự tự do sáng tạo cho người chơi; càng thực tế càng kích thích trí tò mò khám phá của người chơi. Hiện nay, đồ chơi khối xây dựng đã được trang bị với nhiều cấp độ khác nhau trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ và các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố lớn của cả nước. Trình tự phát triển của các khối xây dựng là: từ đồ chơi gỗ nhận thức đến đồ chơi gỗ vận động; bao gồm khối xây dựng màu sắc, khối xây dựng mô hình, khối xây dựng chủ đề, khối xây dựng sản phẩm chuyên nghiệp. (Hình 83) Theo bà Đỗ Thị Thanh Bình, Trưởng phòng kinh doanh thiết bị của Công ty Cổ phần Sách Thiết bị trường học Thành phố Hồ Chí Minh (2018) cho biết: Ban đầu, đồ chơi gỗ chưa phải là sản phẩm chủ lực như bây giờ. Năm 2013, Bộ Giáo dục bắt đầu có chính sách, thông tư về danh mục thiết bị mầm non, các sản phẩm đồ chơi gỗ được khuyến khích dùng trong trường học. Công ty CP Sách Thiết bị trường học TP.HCM đầu tư xưởng gỗ sản xuất riêng các mẫu mã đồ chơi cung cấp cho các trường mầm non. Công việc thiết kế ban đầu là học hỏi mẫu mã nước ngoài, những mẫu đại trà, chung chung. Dần dần, trang thiết bị được cải tiến, có thêm nhà xưởng, nhân công, mua bản quyền và có thiết kế riêng. Các sản phẩm chủ yếu sản xuất theo yêu cầu trong danh mục của Bộ Giáo dục dành cho từng cấp lớp học. Theo khảo sát thực tế, những nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc cũng rất nhạy bén. Họ cập nhật những thông tin về thông tư của Bộ với mục đích là sản xuất ngay và đúng theo danh mục để nhập vào thị trường Việt Nam kịp thời với 76 giá thành thấp. Tuy nhiên, chất lượng và độ an toàn sản phẩm lại chưa được kiểm chứng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Sách Thiết bị trường học TP.HCM đang sản xuất trên 300 sản phẩm gổm đồ chơi gỗ có sơn và không sơn (Hình 84). Năm 2017, sản lượng giảm dần vì kinh phí hằng năm cho trang bị thiết bị giáo dục ở các trường mầm non giảm. Tuy nhiên, dưới góc độ của nhà sản xuất và nhà phân phối thì nhu cầu về đồ chơi gỗ là khá cao. Ngoài ra, đề tài cũng mở rộng tìm hiểu thêm về KIBU là thương hiệu đèn lồng Việt (khung gỗ) vào dịp Trung thu mới phát triển (2017). Đây là lồng đèn vừa góp phần “đẩy lùi” hàng Trung Quốc vừa là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với lồng đèn khung tre. Bà Lâm Thụy Nguyên Hồng, CEO kiêm Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Mỹ Thuật Gia Long cho biết “Đến thời điểm hiện nay, công ty đã có 1.500 điểm bán trên toàn quốc, dự kiến đến năm 2020 đạt 3.000 điểm bán các sản phẩm KIBU”. Bà Lâm Thụy Nguyên Hồng là cựu sinh viên thiết kế dạo dáng sản phẩm và từng là giảng viên Khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp, Đại học Kiến Trúc TP.HCM (Hình 86). Khi xem xét trên phương diện nghệ thuật dành cho trẻ em, bàn luận về nghệ thuật của trẻ em, những đứa trẻ vẽ không phải với ý định làm nghệ sĩ mà chỉ do chúng là đường dẫn cho trí tượng tượng tuôn chảy tự do, những đứa trẻ có thể dễ dàng trải nghiệm tưởng tượng của nội giới [8, tr.63]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trân đã viết trong cuốn Các thể loại và loại hình mỹ thuật (2005) rằng "Đồ chơi trẻ em luôn luôn phải thiết thực, phải có nghệ thuật: thiết thực để phục vụ có hiệu quả lứa tuổi của trẻ em; có nghệ thuật để làm phong phú hơn trí tưởng tượng và tình cảm của trẻ em" [40, tr.114]. Trẻ em dường như thể hiện hầu hết các hình thức chơi tinh vi khi chúng tương tác với đồ chơi chúng thích. Theo nghĩa này, đồ chơi không chỉ có tác dụng một chiều đối với trẻ nhỏ; thay vào đó, đồ chơi và môi trường xã hội mà một đứa trẻ trải nghiệm tạo thành một 77 bối cảnh trực tiếp, ảnh hưởng đến hành vi, sự phát triển và học tập của trẻ [64]. Tiến sĩ Giáo dục Brian Sutton-Smith giải thích về các hành động của trẻ em chơi với đồ chơi là hiện thân của những giá trị được quy định bởi những người lớn của cộng đồng cụ thể của họ, nhưng qua ống kính của quan điểm của trẻ em. Trong các xã hội văn hóa, đồ chơi là một phương tiện để nâng cao nhận thức học tập, xã hội và ngôn ngữ của một đứa trẻ [50]. Do đó, đối với trẻ em, cuộc sống tinh thần lại cần thiết khi đồ chơi có thể xem là một người bạn gắn bó, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ. Nếu được hướng dẫn vui chơi đầy đủ, không những trí tuệ mau phát triển, đời sống tinh thần phong phú mà cả con người của trẻ cũng hoàn thiện. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống tương lai của trẻ sau này. Theo kiến nghị của GS.TS Tâm lí học Huỳnh Văn Sơn trong bài viết Hoạt động tạo hình của trẻ mầm non rằng Vụ Giáo dục Mầm non cũng nên xem lại một cách tổng thể toàn bộ chương trình chăm sóc giáo dục và đặc biệt là với hoạt động tạo hình. Thực trạng việc lựa chọn và phối hợp trong khi tổ chức cho trẻ tạo hình còn rất nghèo nàn và phiến diện [90]. Dù ở lứa tuổi nào, trong hoàn cảnh nào, trẻ cũng không thể thiếu đồ chơi, vì có thể nói đồ chơi là bạn thân nhất cùa chúng, là thế giới của chúng. Bên cạnh việc phát triển nhiều kĩ năng, đồ chơi sẽ giúp trẻ có được sự đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Đồ chơi là trải nghiệm nghệ thuật đầu tiên của thời thơ ấu. Khi trẻ em chơi với đồ chơi, chúng học cách đánh giá cao hình thức, hình dạng và màu sắc, giống như người lớn đánh giá cao những phẩm chất tương tự khi chúng ta xem một tác phẩm nghệ thuật. 2.2.4. Sự biểu đạt nội dung đồ chơi gỗ về khía cạnh văn hóa - kinh tế Từ nhiều năm nay, Nhà nước rất quan tâm đến việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật song song với việc đổi mới kinh tế và hệ thống chính trị, coi việc nghiên cứu nghệ thuật và khoa học xã hội là một 78 phương cách để tạo cơ sở cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ sở để phát huy tối đa sức sáng tạo cho tạo hình đồ chơi gỗ. Song song đó, về khía cạnh kinh tế, việc mở rộng đối tượng người chơi là tiêu chí phát triển thị trường đồ chơi gỗ. Khảo sát những công ty sản xuất đồ chơi trên thế giới, cho thấy hơn 40% đồ chơi của họ được thiết kế và sản xuất riêng cho người lớn. Ví dụ phổ biến ở thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây rất được nhiều người ưa chuộng là ôtô đồ chơi mô phỏng thương hiệu nổi tiếng, thú cưng điện tử. Các nhà sản xuất đồ chơi Mỹ tập trung sản xuất đồ chơi gỗ có giá thành sản xuất thấp nhưng có giá trị hàng hóa cao, chẳng hạn như Yo-Yo là những khoản đầu tư rất sinh lợi. Năm 2016, doanh số bán đồ chơi ở Mỹ đã tăng 5% so với năm trước, tổng cộng 26,5 tỷ đô la Mỹ (Hiệp hội đồ chơi, 2016). Trong khi đó, thị trường đồ chơi và trò chơi toàn cầu có giá trị doanh thu là 83 tỉ đô la Mỹ (Statistica, 2018). Thị trường đồ chơi trẻ em bằng gỗ trên toàn thế giới đạt doanh số 10-15 tỉ USD/năm. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với 85% thị trường, sau đó là Đức, Thái Lan, Ấn Độ. Việt Nam có điều kiện tốt để sản xuất đồ chơi gỗ nhưng lại không nằm trong nhóm các nước sản xuất đồ chơi mạnh nhất vì doanh thu vài chục tỉ đồng mỗi năm không phải là con số hấp dẫn các nhà đầu tư [85]. Đến nay, tại các vùng nông thôn, đồ chơi nhựa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường với ưu thế mẫu mã đa dạng và giá rẻ. Dựa trên việc tham khảo thị trường và tham khảo ý kiến các chuyên gia đánh giá, phải mất một thời gian khá lâu nữa, đồ chơi gỗ của các doanh nghiệp trong nước mới chiếm lĩnh được thị trường này [PL6, tr.157]. Đồ chơi gỗ hiện nay vẫn chủ yếu nhắm vào khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên. Thị trường chính vẫn là các thành phố. Việc mở rộng thị trường tới nông thôn là điều không dễ dàng, trong khi 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. 79 Thực tế là Việt Nam không có nền công nghiệp đồ chơi như châu Âu, Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Luận án so sánh với chính sách xây dựng và phát triển của nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Đức,... họ đã tập trung cho sự phát triển toàn diện của trẻ em thông qua đồ chơi. Điều này đồng nghĩa họ đã xác định sự cần thiết của nội dung nghệ thuật của đồ chơi gỗ mang tính trí tuệ, tính giải trí, tính giáo dục. Xem xét ví dụ về Trung Quốc, để có thể nhanh chóng phát triển giáo dục mầm non và giải quyết vấn đề sản xuất đồ chơi sau khi thành lập đất nước, ngành công nghiệp đồ chơi Bắc Kinh thành lập một "Nhà máy đồ chơi trẻ em Trung Quốc mới". Ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc đã tăng tốc phát triển vào những năm 1980 với sự phát triển không ngừng của thời đại và công nghệ, các loại đồ chơi mới bắt kịp trình độ phát triển quốc tế. Sự hợp tác chặt chẽ giữa công nghiệp và ngoại thương, các nhà máy và kênh xuất khẩu không bị chặn, điều này có lợi cho nhà máy nắm bắt thông tin thị trường quốc tế và thông tin đồ chơi. Bắc Kinh Tổ chức "Triển lãm hàng hóa trẻ em quốc gia" vào ngày thiếu nhi năm 1982 [54, tr.63]. Thông qua triển lãm đã đạt được mục tiêu đẩy nhanh sản xuất và phát triển đồ chơi Trung Quốc. Đây chính là mô hình gần gũi để công nghiệp đồ chơi Việt Nam học hỏi. Qua quá trình khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ Việt Nam, hiện tại có ba công ty mạnh về vốn và nhà xưởng, dây chuyền sản xuất để cạnh tranh được giá thị trường và xuất khẩu mạnh là SD Tiền Giang, Đức Thành và Nam Hoa. Ở phân khúc đồ chơi cao cấp, số ít các doanh nghiệp chỉ phân phối là chính chứ không sản xuất, như công ty Việt Tinh Anh (với thương hiệu MyKingdom) đang phân phối độc quyền đồ chơi Lego, công ty Veesano phân phối đồ chơi Benho. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, với số vốn lớn đều chọn sản xuất xuất khẩu, thu lợi nhuận lớn để nuôi phân khúc nhỏ là thị phần 80 trong nước. Những công ty nhỏ tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào. Một số doanh nghiệp nhỏ như xưởng đồ chơi gỗ của Hoàng Văn Hùng, tốt nghiệp cử nhân sinh học của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia TP HCM). Hùng cùng nhóm bạn khởi nghiệp bằng cách lập công ty đồ chơi gỗ. Đến nay, khi bước qua giai đoạn khó khăn nhất, Hùng đã có một xưởng đồ chơi gỗ 100m2 với 40 nhân công. Trung bình mỗi tháng công ty anh sản xuất 1.000 sản phẩm, giá dao động từ 60.000 đồng đến 300.000 đồng. Sản phẩm trung thành với màu gỗ vì màu gỗ thì an toàn, người mua dùng cũng thấy an tâm hơn. Hùng tin rằng, một ngày nào đó những món đồ chơi này sẽ được mọi người đón nhận: “Gỗ hiền lành lắm, chẳng hại ai bao giờ, nhất định sẽ có lúc, cha mẹ quan tâm đến sự an toàn của con mà chọn đồ chơi bằng gỗ thay vì những món đồ nhập khẩu độc hại” [91] (Hình 87). Vẫn còn rất nhiều khó khăn cho việc phát triển nền công nghiệp đồ chơi gỗ Việt Nam. Thực tế đã chỉ ra rằng thị trường đồ chơi gỗ tại Việt Nam có khá ít công xưởng doanh nghiệp lớn và số ít các doanh nghiệp lớn ấy chủ yếu hướng đến xuất khẩu. Đồ chơi gỗ sản xuất nội địa thì không phải là mặt hàng thiết yếu, vì sản xuất đồ chơi gỗ phải gia công nhiều chi tiết, mất thời gian lại không mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời còn cạnh tranh với nhiều loại đồ chơi khác. Những thách thức của các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ Việt Nam về mở rộng thị trường đồ chơi gỗ khi đối thủ cạnh tranh là những đồ chơi nhập khẩu trên thị trường và đồ chơi điện tử đang phát triển hiện nay. 2.3. Thành tựu và hạn chế trong tạo hình đồ chơi gỗ Việt Nam 2.3.1. Thành tựu Đồ chơi gỗ tại Việt Nam tuy là xem xét sự phát triển của đồ chơi gỗ hiện đại (và đương đại) nhưng vẫn tồn tại sản phẩm đồ chơi gỗ truyền thống, đồ chơi gỗ dân gian còn lưu truyền và được yêu thích tới nay bởi tính địa phương lưu 81 dấu lâu dài của chúng. Tuy trong thời kì chiến tranh, bao cấp đến trước năm 1986, đời sống vật chất bị tối giản, tiết kiệm nên đồ chơi gỗ cũng được tiết giảm tối đa. Nhưng qua quá trình hình thành và phát triển đồ chơi gỗ tại Việt Nam từ năm 1986 tới nay, tập trung sáng tạo tạo hình nhấn mạnh nội dung và hình thức biểu đạt khá cụ thể, là tiết giảm hình thức bên ngoài dẫn đến hình thức mới, từ đó dẫn đến nghệ thuật mới, cho thấy là hình dáng tối giản, màu sắc phong phú, phối hợp nhiều gam màu mới, sinh động, công nghệ kĩ thuật sản xuất và kĩ nghệ chế tác tinh xảo, hướng đến các sản phẩm tạo hình đồ chơi gỗ hấp dẫn thị giác, bền vững, gần gũi, thân thiện, an toàn và kinh tế. Đồng thời hệ quả tích cực của sự phát triển công nghệ là ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung biểu hiện trong đồ chơi gỗ. Đồ chơi gỗ tại Việt Nam ngày càng phát triển đa đạng, phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua sự biểu đạt về nội dung và hình thức tạo hình. Trên các kệ siêu thị dần ngày càng có nhiều khoảng trưng bày hợp lí cho mã hàng đồ chơi gỗ của Việt Nam (Hình 88). Đồng thời là sự phát triển của các công ty, xưởng sản xuất đồ chơi gỗ mang nét riêng của đời sống xã hội con người Việt Nam. Doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất đồ chơi gỗ là Nam Hoa với thị phần chiếm 30% thị trường. Giống như các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi lớn khác, Nam Hoa đang chú trọng xuất khẩu. Thị trường trong nước hiện chỉ có khoảng mười doanh nghiệp có thương hiệu lớn với các tên tuổi như SD Tiền Giang, Gỗ Đức Thành, Veesano,... còn lại là các xưởng sản xuất hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ [PL5, tr.152]. Có thể nói thế mạnh của các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ Việt Nam là chuyên gia công và xuất khẩu đồ chơi gỗ. Nhờ quá trình chuyên gia công và sản xuất theo mẫu để xuất khẩu, doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận nhiều mẫu mã, công nghệ, dây chuyền sản xuất công nghiệp và các tiêu chuẩn an toàn 82 của đồ chơi gỗ. Đến nay, đã có thương hiệu đồ chơi bằng gỗ “made in Việt Nam” chất lượng tốt, đơn cử như đồ chơi gỗ được sản xuất bởi Công ty Gỗ Đức Thành - một trong những đơn vị có quy mô sản xuất đồ chơi lớn nhất tại thị trường Việt Nam mang thương hiệu đồ chơi gỗ Winwintoys (từ năm 2007) và đã sớm trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường đồ chơi gỗ tại TP.HCM. Đồ chơi gỗ không chỉ được xuất khẩu ra các nước trên thế giới mà còn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người tiêu dùng trong nước và đã xây dựng được 870 cửa hàng. Đức Thành là doanh nghiệp chế biến gỗ, máy móc có sẵn, lại tận dụng được lợi thế nguồn gỗ vụn từ mảng kinh doanh nội thất. Doanh thu từ mảng sản xuất đồ chơi gỗ của Đức Thành đạt 40 tỉ đồng (14 tỉ đồng bán trong nước, 26 tỉ đồng từ xuất khẩu (2011) [84]). Bên cạnh đó, thương hiệu đồ chơi gỗ Veesano chiếm lĩnh thị trường đồ chơi gỗ tại Hà Nội và đã có hệ thống đại lí tại 50 tỉnh thành trên cả nước. Năm 2008, mức tăng trưởng doanh thu của Veesano lên tới 70-80%. Mức tăng trưởng hằng năm của một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ như Veesano khoảng 20-30%, tỉ suất lợi nhuận chừng 20% [86]. 2.3.2. Hạn chế Khía cạnh hạn chế đầu tiên của đồ chơi gỗ là đã không phát triển theo cách tốt nhất vì trên thực tế đồ chơi gỗ có ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa, một phần khác là chưa được quan tâm, chưa được định hướng từ chính sách nhà nước. Do đó, nền công nghiệp đồ chơi gỗ phát triển một cách tự phát, các doanh nghiệp tự chủ động phát triển dựa trên lợi ích kinh tế. Một số doanh nghiệp đã giới hạn thậm chí loại bỏ tính văn hóa, tính giáo dục và cả tính an toàn để chạy theo lợi ích kinh tế của họ. Hiện nay trên thị trường, đồ chơi không rõ xuất xứ nguồn gốc đang chiếm đa số thị phần. Điều đáng nói là những món đồ chơi này kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người chơi. 83 Khó khăn nảy sinh khi các thiết kế tốt và có đầu tư cho sản phẩm lại bị bắt chước nhanh chóng mà không có chế tài xử phạt thích đáng. Việc đăng kí sở hữu trí tuệ và đăng kí bản quyền lại tốn kém thời gian và chi phí (khoảng hai năm) thì không phù hợp với tốc độ biến chuyển của thị trường, dẫn đến doanh thu lợi nhuận không xứng đáng với đầu tư chất xám và công sức. Đây chính là chưa có sự tôn trọng các giá trị lao động cũng như là không tạo môi trường hoạt động lành mạnh, cũng gây khó khăn cho công việc thiết kế của các doanh nghiệp sản xuất, thay vì làm theo mẫu có sẵn. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng là đồ chơi gỗ cần có dấu hợp chuẩn [PL1, mục 6, tr.145]. Việc đánh giá, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Trên thực tế, chỉ những đồ chơi đã có thương hiệu mới quan tâm đến vệc phải đảm bảo dán tem đúng quy định. Đến nay, không riêng người bán mà ngay cả người mua cũng thờ ơ với quy định này, hầu hết các điểm buôn bán mặt hàng này ở Việt Nam vẫn tràn lan sản phẩm không rõ nguồn gốc. Họ cũng không quan tâm đến việc này mà họ chọn mua sản phẩm nào đó chỉ đơn giản xuất phát từ sở thích mà không có bất cứ câu hỏi nào về xuất xứ sản phẩm (đôi khi hỏi xuất xứ sản phẩm chỉ vì nó ảnh hưởng đến giá thành). Khuyến cáo nên chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không ham rẻ mà chọn mua những món đồ chơi không có nguồn gốc, xuất xứ. Về vấn đề sự sao chép đồ chơi gỗ diễn ra thường xuyên và dễ dàng cũng cần được chấn chỉnh bằng văn bản pháp luật và bằng chính những sáng tạo không ngừng nghỉ trong thiết kế mẫu mã. Khảo sát thực tế nghiên cứu (2018) tại công ty Nam Hoa, cho thấy từ những năm đầu thập niên 90, công ty Nam Hoa đã cho ra đời những sản phẩm đầu tay, đưa chất liệu gỗ vào đồ chơi trẻ em mang giá trị nhân văn sâu sắc. Vượt 84 qua những khó khăn từ những ngày đầu thành lập khi cơ sở vật chất và nguồn vốn còn hạn chế, ông Ngô Văn Hòa - người sáng lập, hiện là Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất & Thương mại Nam Hoa đã góp một phần vào lịch sử phát triển đồ chơi gỗ của Việt Nam. Về khía cạnh marketing, ông Ngô Văn Hòa chia sẻ về thị trường nước ngoài vốn dĩ rất thích đồ chơi gỗ, đây cũng là lí do Nam Hoa chủ yếu sản xuất là dành cho xuất khẩu (gia công cho nước ngoài). Điều này đưa đến một trăn trở là tại sao thị trường đồ chơi gỗ Việt Nam vẫn chưa khởi sắc trong việc bán lẻ dù rằng doanh nghiệp chuyển qua xu hướng nhập hàng đồ chơi gỗ để tăng mức độ kinh doanh mở rộng thị trường. Về phía cạnh thiết kế, vấn đề thực tiễn là mẫu mã giống nhau giữa các món đồ chơi gỗ của các nhãn hiệu Việt Nam sản xuất và bán lẻ trên thị trường. Đó chính là vấn nạn sao chép mẫu mã đại trà và vấn đề sở hữu trí tuệ. Đại diện công ty chia sẻ khó khăn khi tung sản phẩm mới ra thị trường luôn có khả năng bị bắt chước nhanh chóng trong khi công ty phải trả phí và tốn thời gian trong việc đăng kí nhãn hiệu sản phẩm. Thực trạng này cũng rất phổ biến trên thế giới, các sản phẩm chế tác theo mẫu mã phương Tây đã được sản xuất tại các nước lân cận như Đài Loan, Hồng Kông, (từ các nhãn hiệu đươc ủy quyền đến không ủy quyền). Về khía cạnh sản xuất, khi doanh nghiệp Việt Nam làm việc với các thị trường nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật đều phải đạt được các tiêu chuẩn về vấn đề an toàn sản phẩm từ sơn phủ đến vật liệu gỗ, về xử lí gỗ phải đảm bảo vấn đề về tiêu chuẩn về chất hóa học tồn dư cũng như nguồn gốc khai thác gỗ là loại gỗ được trồng tái sinh và bảo tồn rừng (gỗ phải được đảm bảo về mặt pháp lí, không được khai thác gỗ lậu hay khai thác từ gỗ thiên nhiên). Việc sản xuất đồ chơi gỗ cần khá nhiều nhân công với nguồn nguyên liệu chính là gỗ cao su và gỗ thông. Tuy nhiên, do gỗ thông của Việt Nam chứa khá nhiều dầu 85 nên các doanh nghiệp vẫn phải nhập từ Úc và New Zealand, đang là trăn trở của nhà sản xuất trong khi gỗ vẫn chưa hoàn toàn là lợi thế của Việt Nam. Song song với đó là việc sơn màu cho đồ chơi gỗ thật sự an toàn cần loại sơn tốt, khiến giá thành sản phẩm tăng cao. Khảo sát thực tế nghiên cứu tiếp theo (2018) tại công ty Hoàng Nguyên sản xuất đồ chơi đồ gỗ có thương hiệu Bách Việt và Vietoys, do Nguyễn Phùng Minh và Nguyễn Thị Thái Hằng (vợ chồng) cùng nhau kinh doanh và sản xuất. Trong đó đồ chơi gỗ Bách Việt là thương hiệu chuyên cung cấp sản phẩm đồ chơi gỗ cho thị trường mầm non, Vietoys là thương hiệu bán lẻ ngoài thị trường. Đây cũng là hai thương hiệu chủ lực cung cấp đồ chơi gỗ cho các trường học ở TP.HCM thông qua Công ty Cổ phần Sách Thiết bị trường học TP.HCM. Về phía marketing, khảo sát giá thành sản phẩm đồ chơi gỗ ở Việt Nam là khá cao, lí do là ở Việt Nam về mặt công nghệ và năng suất lao động hơi thấp, do đó cản trở sản xuất nên đôn giá thành lên cao. Ngoài ra, với quan điểm của Bách Việt, những doanh nghiệp nhỏ và những nhà sản xuất chân chính nội địa thì thị trường đồ chơi gỗ là khó tồn tại vì vẫn còn nhiều tiêu cực về vấn nạn hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng thấp, Về khía cạnh sáng tạo tạo hình, đồ chơi gỗ trong nước chưa thể cạnh tranh với đồ chơi Trung Quốc vì nó vừa rẻ vừa bắt mắt vừa đa dạng, đặc biệt mẫu mã bao bì đồ chơi rất phong phú và hấp dẫn trong khi đồ chơi của Việt Nam thì không có đầu tư nhiều vào mẫu mã và bao bì sản phẩm do muốn tiết giảm để giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên đây là vòng luẩn quẩn, giảm đầu tư đồng nghĩa giảm lợi nhuận nhưng doanh nghiệp lại không đủ sức để đầu tư mạnh. Điều này khiến cho sản phẩm đồ chơi gỗ Việt Nam khi đặt cạnh sản phẩm nhập khẩu trên kệ hàng hóa bày bán, thì không đủ bắt mắt bằng, cũng như cảm quan về chất lượng cũng giảm theo ánh nhìn của khách hàng. Do đó, 86 vấn đề khó khăn chính là ở chỗ đồ chơi gỗ Việt Nam chưa được đầu tư thiết kế tốt, như dân gian có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Có thể khẳng định từ những chuyên gia trong ngành cũng như việc phân tích thị trường thì nhu cầu mua đồ chơi gỗ là xác định, có nhu cầu chơi thật sự nhưng còn có những hạn chế về cơ chế để hỗ trợ thiết kế và sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là những khó khăn và thuận lợi của một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ, là nguồn tham khảo quý giá để hướng phát triển đề tài. Mặt khác, dưới hậu quả của việc mở rộng thị trường đồ chơi trong thế giới công nghiệp, ý nghĩa đặc trưng của một món đồ chơi đã bị thay đổi. Đồ chơi làm bằng vật liệu tự nhiên nhấn mạnh hình ảnh hữu cơ đã được thay thế bằng nhựa công nghiệp trông giống như thật các sản phẩm trên thị trường đại chúng. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đồ chơi, và tư tưởng siêu lợi nhuận không chỉ ảnh hưởng đến hình thức đồ chơi mà thậm chí những món đồ chơi thực chất là sản phẩm của hóa học, không phải của tự nhiên. Nhiều loại đồ chơi bây giờ được đúc từ các hỗn hợp phức tạp; chất liệu nhựa mà chúng được tạo ra có vẻ ngoài vừa thô vừa kém vệ sinh. Mặt khác, nó áp đặt thể thức chơi một cách bó buộc khiến người chơi bị thụ động, không thể sáng tạo. Đây là lí do mà nó thường hay bị chóng chán, nó phá hủy tất cả niềm vui, sự ngọt ngào, tính nhân văn của xúc giác. Khía cạnh hạn chế của đồ chơi gỗ trong sự phát triển tương lai chính là những thay đổi về mặt xã hội thể hiện rõ qua các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_tao_hinh_do_choi_go_tai_viet_nam.pdf
  • doc2- THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ KẾT LUẬN MỚI. NHƯ LINH.doc
  • jpgCông văn gửi Bộ.jpg
  • jpgTHÔNG BÁO.jpg
Tài liệu liên quan