Luận án Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 11

1.1.1. Nghiên cứu về nghi lễ gia đình của các dân tộc ở Việt Nam . 11

1.1.2. Nghiên cứu về nghi lễ và nghi lễ gia đình của người Mường ở

Việt Nam . 15

1.1.3. Nghiên cứu về người Mường và nghi lễ gia đình của người

Mường ở Thanh Hóa. 21

1.2. Cơ sở lý thuyết. 25

1.2.1. Một số khái niệm. 25

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu . 31

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu. 35

1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 35

1.3.2. Đặc điểm dân số, dân cư . 37

1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội. 38

Tiểu kết chương 1. 47

Chương 2: CÁC NGHI LỄ LIÊN QUAN ĐẾN CHU KỲ VÒNG ĐỜI. 49

2.1. Nghi lễ sinh đẻ. 49

2.1.1. Quan niệm liên quan đến sinh đẻ và con cái. 49

2.1.2. Kiêng kỵ trong giai đoạn mang thai và sinh con . 51

2.1.3. Nghi lễ khi sinh . 52

2.1.4. Nghi lễ sau khi sinh. 55

2.1.5. Biến đổi trong nghi lễ sinh đẻ. 61

2.2. Nghi lễ hôn nhân. 68

2.2.1. Quan niệm của người Mường về hôn nhân. 682.2.2. Nghi lễ trong hôn nhân . 70

2.2.3. Nghi lễ hôn nhân đối với các trường hợp khác. 78

2.2.4. Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân. 80

2.3. Nghi lễ tang ma. 90

2.3.1. Thế giới tâm linh và quan niệm về cái chết. 90

2.3.2. Nghi lễ trong tang ma. 91

2.3.3. Biến đổi trong nghi lễ tang ma. 101

Tiểu kết chương 2. 105

Chương 3: CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH . 108

3.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 108

3.1.1. Quan niệm về ma của người Mường . 108

3.1.2. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 109

3.2. Nghi lễ thờ một số vị thần linh. 115

3.2.1. Nghi lễ thờ cúng Vua bếp . 115

3.2.2. Nghi lễ thờ thần Đất. 116

3.3. Một số nghi lễ cúng khác . 117

3.3.1. Lễ cầu yên, cầu mát (lễ Khống nhá) . 117

3.3.2. Nghi lễ vía kéo si . 118

3.3.3. Nghi lễ cúng thần Cun lang cháng Dón. 121

3.3.4. Nghi lễ cúng cơm mới (đoóng côốp) . 122

3.4. Mức độ niềm tin của người Mường hiện nay đối với nghi lễ thờ

cúng tổ tiên, thần linh . 123

Tiểu kết chương 3. 125

Chương 4: XU HƯỚNG, NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ

CỦA NGHI LỄ GIA ĐÌNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI

MƯỜNG HIỆN NAY. 127

4.1. Xu hướng biến đổi nghi lễ trong gia đình người Mường . 1274.1.1. Sự giản lược hóa hoặc biến mất trong quan niệm và thực hành

nghi lễ gia đình của người Mường. 127

4.1.2. Những nét mới trong quan niệm và thực hành những nghi lễ

gia đình của người Mường. 129

4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghi lễ trong gia đình . 131

4.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. 131

4.2.2. Tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước . 134

pdf204 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mới của cô dâu treo lên thanh dằng với ý nghĩa đánh dấu cô dâu đã về đến nhà chồng. Mẹ chú rể vào buồng cô dâu để thực hiện nghi lễ Năm du (cho dâu nằm ngủ). Thực hiện nghi lễ này, người ta lấy chăn đắp cho mẹ chồng và nàng dâu khi đó đang giả vờ nằm ngủ trên chiếu. Một lúc, bà mẹ chồng ôm lấy con dâu và sau đó ngồi dậy. Bên ngoài buồng, mọi người giả vờ tiếng gà gáy sáng, bà mẹ chồng vừa làm động tác lay thức con dâu dậy vừa hát. Sau đó cô dâu dậy và gấp chăn cất đi. Nghi lễ này thể hiện tình cảm của mẹ chồng đối với con dâu [31, tr.115]. Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức lễ Mo du, hay còn gọi là lễ cơm quen, lễ này giống như lễ tế tơ hồng của người Kinh. Chiếu được trải giữa nhà, trên đó đặt mâm lễ gồm một quả trứng, một đĩa xôi, một quả bầu khô đựng nước lã, một hũ rượu nhỏ. Ông Mo đầu chít khăn, mặc áo dài màu đỏ, cầm hai đôi đũa 77 giơ lên đầu ba lần rồi đặt xuống. Sau đó, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miếng trứng cho hai người cũng theo cách chéo tay ấy. Tiếp theo, ông cầm bầu nước rót vào bát cho cô dâu chú rể uống và khấn cầu ông tơ bà nguyệt se duyên cho vợ chồng có con trai con gái, gia đình hạnh phúc, tài lộc. Cô dâu mới lạy chào ông bà ngoại, ông bà nội, bố mẹ chồng đến ông bác, bà bác, các chú, các anh chị nội ngoại Mỗi lần lạy chào đều được nhận quà – thường là vuông vải (sải vuôn), váy, dải lụa Sau lễ lạy chào tổ tiên và các bậc tôn kính nhà chồng của cô dâu, ông Mo tiếp tục ca bài ca lễ rước dâu (Mo du) – bài ca rất dài với nội dung triết lý sinh ra con người, quá trình trai gái lớn lên, gặp gỡ nhau, mai mối đi hỏi, rồi đến lễ cưới, bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc. Sau lễ Mo du, cỗ bàn thịnh soạn được bày ra để thết đãi nhà gái. Cỗ trong lễ cưới của người Mường ở Cẩm Lương thường có một lá thịt (lá canh) ở chính giữa, bày lên trên là thịt luộc và lòng (thịt trâu, bò, lợn), xung quanh lá thịt là các đĩa chả sườn, chả miếng, thịt bung, cá nướng, bánh chưng, canh măng chua, mỗi bàn đặt một chai rượu Trong lúc các gian bên ngoài hai họ đang ăn uống thì trong buồng cô dâu diễn ra nghi lễ cuối cùng trong lễ cưới, đó là lễ cúng cơm nghèn. Mâm cơm nghèn được chuẩn bị thịnh soạn và đưa vào buồng cô dâu. Lễ này do ông Mo cúng nhằm mục đích cầu mát, xua đi những gì có thể quấy quả sức khỏe và hạnh phúc đôi vợ chồng trong buồng cưới. Đồng thời cũng là bữa ăn đầu tiên của đôi vợ chồng. Trong lễ cúng cơm nghèn có hai phần. Phần thứ nhất trình các ngài tổ tiên, mời các ngài về dùng cỗ, phù hộ con cháu. Phần thứ hai, sau khi cúng xong, ông Mo dùng tay véo lấy một nắm xôi, một vài miếng thịt, nhìn xuống gầm qua lỗ sàn khấn những con ma mà người Mường gọi là con ma lăn măn lẻch mẻch, trẻch ăn trẻch òng... và thả đồ ăn xuống gầm sàn của nhà sàn. Khi mọi người lui ra, trong buồng chỉ còn hai vợ chồng mới cưới và bà già bên nhà gái ăn bữa cơm đầu tiên với nhau. Ăn xong, hai vợ chồng cài đôi đũa của mình lên mái nhà phía cửa sổ, chồng cài cát tranh 78 trên, vợ cài cát tranh dưới theo tầm tay với. Hai đôi đũa của bữa cơm đầu tiên được lưu giữ mãi trong đời như một kỷ niệm đẹp [38, tr.129]. Các gian ngoài buồng cô dâu, bữa cỗ cưới của hai họ đã tàn. Tiếp nối là tiệc rượu cần. Tối hôm đó, trai gái hai họ uống rượu cần, đánh cồng hát giao duyên suốt đêm. Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải: “Cuộc vui kéo tận đến sáng. Đêm vui rượu cần đám cưới Mường xưa không mấy ai ngủ”. Sáng sớm hôm sau, nhà trai sửa soạn mâm cỗ cùng ăn uống với nhà gái để tiễn nhà gái trở về. Cô dâu theo tục lệ cũng về lại nhà bố mẹ. Ba ngày sau, em chồng đến đón về. Tục lệ này khác so với ở Hòa Bình, Phú Thọ có tục ngủ bạn, nghĩa là hai phù dâu ở lại cùng cô dâu cho đến khi đôi vợ chồng về bên ngoại làm lễ lại mặt. Tục lệ cưới truyền thống của người Mường chủ yếu diễn ra trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vài năm. Từ sau Đổi mới (1986), những nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống được giảm dần, vì tục lệ này tuy có quy củ, phổ biến và trở thành sinh hoạt văn hóa, song nó có phần nặng nề, quá nhiều lễ vật khiến cho người nhà nghèo không lấy được vợ. Nếu như ngày nay tước bỏ đi những phần mang tính chất “bán con” và bảo tồn phát triển các hình thức mang tính văn hóa tinh thần thì tục lệ cưới xin của người Mường như đã nói trên đây sẽ là một đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc [35, tr.28]. 2.2.2.5. Lễ Lại mặt (Lại dấu) hay người Mường gọi là trại tộô: Sau khi cô dâu quay trở lại nhà chồng, ba ngày sau, đôi vợ chồng mới cưới sửa soạn lễ vật (thường gồm con gà, chai rượu) cùng ông (bà) mối trở lại nhà gái. Sau lễ lại mặt, cô dâu chính thức về cư trú bên nhà chồng. Hàng năm, vào các dịp lễ tết như Tết Nguyên đán, tết mùng 5 tháng 5 ÂL, hai vợ chồng đều chuẩn bị chút lễ vật về thăm nhà ngoại. 2.2.3. Nghi lễ hôn nhân đối với các trường hợp khác 2.2.3.1. Vợ theo về (Chắn vến seo) Đây là loại hình hôn nhân cô gái theo về nhà chàng trai mà không qua 79 dạm hỏi cưới xin. Cô gái trốn gia đình về nhà trai làm vợ tự nguyện, nhà gái không có quyền đòi của và bắt về. Theo ông Bùi Thanh Nhàn: Trường hợp vợ theo về có một số nguyên nhân. Thứ nhất, đôi trai gái yêu nhau nhưng vì gia đình chàng trai nghèo, gia đình cô gái phản đối cuộc hôn nhân. Đôi trai gái không thể xa nhau nên sau khi thăm dò ý kiến bố mẹ thấy ưng, chàng trai sắp xếp đưa cô gái về theo. Thứ hai, nhà trai đã đi dạm hỏi, ra mặt rể nhưng nhà gái thách cưới nhiều lễ vật mà nhà trai không lo nổi; chờ đợi quá ba năm, cô gái theo chàng trai về (PVS, ông Bùi Thanh Nhàn, 68 tuổi, thôn Lương Ngọc). NCS cho rằng, loại hình hôn nhân này là do cô gái không còn sự lựa chọn nào khác. Bởi trong thực tế xã hội Mường xưa, những trường hợp vợ theo về sẽ bị dân làng cười chê, ảnh hưởng tới lòng tự trọng và thể diện của gia đình cô gái. Hôn nhân kiểu vợ theo về là cuộc hôn nhân đầy thử thách với người con gái, song có thể nói đây là cuộc đấu tranh dũng cảm chống lại hôn nhân áp đặt “bố gả mẹ bán” trong xã hội Mường xưa mà không phải cô gái nào cũng dám thực hiện. Trong hôn nhân kiểu vợ theo về diễn ra nghi lễ đi thú (ti thù nhá mống), nhà trai sửa soạn mâm cơm cúng trình báo tổ tiên và cô gái lạy trình tổ tiên coi như con dâu trong nhà. Gia đình nhà trai mời người có uy tín trong làng đến nhà gái thuyết phục để nhà trai đi thú. Lễ vật đi thú thường gồm một con lợn quay, một khiêng cơm xôi, hai chai rượu, một khiêng bánh chưng, trầu, cau, chè. Người đi thú là bác, chú, chị gái, em gái của chàng trai, vài người trai làng đi cùng chàng trai và người khiêng lễ vật. Ông bác thay mặt cho bố mẹ chàng trai nói lời xin thú tội và thương tình cho đôi trẻ. Có nhiều gia đình nhà gái sau khi nghe lời thú tội, đã thứ lỗi và cho người nhà lấy lễ vật bày cúng tổ tiên, sau đó cô gái theo về nhà chồng luôn. Tuy nhiên cũng có gia đình nhà gái không đồng ý thứ lỗi và từ chối nhận lễ vật. Theo ông Bùi Thanh Nhàn (thôn Lương Ngọc), trong trường hợp này đoàn đi thú ra về và cô gái vẫn theo về nhà chồng. Có nhà từ mặt con gái, nhiều năm không cho về và đến khi có cháu ngoại mới đồng ý cuộc hôn nhân này. 80 2.2.3.2. Tục ở rể (Ti mấn chầu) Như nhiều vùng Mường khác, trong hôn nhân người Mường ở Cẩm Lương cũng có tục ở rể. Ông Bùi Thanh Nhàn cho biết, trong làng Mường xưa, những gia đình có đông con trai mà nghèo khó sẽ cho một đến hai đứa con đi ở rể. Họ tìm hiểu gia đình cô gái hiền lành, không có con trai hoặc con trai còn nhỏ để nhờ ông (bà) mối đến đặt vấn đề. Trường hợp khác nữa là đôi trai gái đã ưng nhau trước, gia đình cô gái không có con trai nên cô gái ngỏ ý muốn chàng trai về làm rể nhà mình. Gia đình chàng trai nghèo không có điều kiện đi dạm hỏi để cưới vợ nên đã tìm ông (bà) mối đến nhà gái đặt vấn đề xin đi ở rể. Lễ tục đi ở rể của người Mường xã Cẩm Lương khá đơn giản. Nhà trai sửa soạn lễ vật gồm một gánh xôi gà, hai chai rượu, trầu cau Đoàn đi đưa chàng trai đi làm rể có ông (bà) mối, ông bác, bố của chàng trai và một số người trong dòng họ. Nhà gái chuẩn bị cỗ bàn thịnh soạn tiếp đón nhà trai. Ông Mo do nhà gái mời đến làm lễ, hướng dẫn chàng trai quỳ lạy tổ tiên nhà gái. Sau đó, đại diện nhà gái sắp xếp để chàng rể lần lượt lạy chào các bậc tôn kính nhà vợ, cũng là lễ con rể nhận mặt cô, dì, chú, bác, anh chị em bên nhà vợ. Cô gái dâng mâm trầu lạy chào bố chồng. Sau khi hai bên gia đình ăn uống chung vui, nhà trai ra về, chàng trai ở rể lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên, được gia đình bên vợ coi như con trai và được hưởng toàn bộ gia tài. Qua nghiên cứu tại thực địa, NCS được biết, sau năm 1986, nghi lễ hôn nhân vợ theo về và đi ở rể không còn tồn tại trong các gia đình người Mường ở Cẩm Lương. 2.2.4. Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân Từ sau Đổi mới (1986), cùng với những bước chuyển biến lớn về điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, các phong trào “Xây dựng nếp sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng làng văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” diễn ra ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Chính nhờ đó, nghi lễ hôn nhân có nhiều sự thay đổi như trai gái kết hôn theo 81 tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình (nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên), không tảo hôn; các địa phương triệt để vận động thực hiện xây dựng đời sống mới trong cưới xin, nên việc thách cưới đã giảm đáng kể, việc ăn uống không còn diễn ra tốn kém, linh đình như trước đây,... Trong bối cảnh chung đó, cộng đồng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã có những biến chuyển rõ rệt trong quan niệm, nhận thức về nghi lễ trong hôn nhân. Quy ước làng văn hóa đã quy định rất rõ ràng việc tổ chức nghi lễ hôn nhân trong cộng đồng người Mường. Xã Cẩm Lương đã biên soạn Quy ước đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, trong đó quy định rất rõ ràng đám cưới được tổ chức không quá tốn kém, không kéo dài thời gian ba đến bốn ngày theo như truyền thống mà cần được tổ chức gọn nhẹ. Lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái cũng được quy định rõ ràng số lượng rượu, gạo, thịt lợn. Thời gian tổ chức đám cưới chỉ được diễn ra trong hai ngày và có sự giúp đỡ, chúc mừng của họ hàng, cộng đồng. Ở xã Cẩm Lương, những đôi trai gái người Mường có quyền chủ động trong việc tìm hiểu và yêu đương. Khi có ý định kết hôn, họ xin ý kiến cha mẹ và tranh thủ sự đồng tình để tiến tới hôn nhân. Đa phần các bậc làm cha mẹ, dòng họ tôn trọng quyết định hôn nhân của con cái. Như vậy, hôn nhân của người Mường được tiến hành dựa trên cơ sở tình yêu đôi lứa – nền tảng quan trọng tạo dựng gia đình hạnh phúc trong tương lai. Theo kết quả điều tra bảng hỏi tại 04 thôn trong xã, có tới 99% số cặp hôn nhân hiện có là kết hôn lần một. Rất ít có trường hợp kết hôn lần hai. Kết quả khảo sát này cho thấy, người Mường rất ưa chuộng tính chung thủy vợ chồng và không thích tái hôn, kết hôn nhiều lần. 82 Bảng 2.2. Số liệu kết hôn của người Mường từ năm 2011 – 8/2020 Năm Số cặp vợ chồng kết hôn đăng ký tại UBND xã Tuổi trung bình của người chồng Tuổi trung bình của người vợ 2011 36 23 22 2012 27 25 22.5 2013 37 23.7 22 2014 25 24 22.5 2015 24 24.2 22.8 2016 21 25 22.85 2017 19 25 23 2018 17 24.8 23.5 2019 15 25 23.5 8/2020 8 25.5 24 Nguồn : UBND xã Cẩm Lương, 8/2020. Nếu như trước đây, hôn nhân thường bó hẹp trong xã, trong thôn, trong cùng tộc người thì ngày nay phạm vi không gian kết hôn đã mở rộng hơn, đã xuất hiện các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc như hôn nhân với người khác tộc giữa Mường và Kinh, giữa Mường và Thái... Hiện nay, người Mường ở xã Cẩm Lương không có quan niệm khắt khe trong việc lựa chọn bạn đời bắt buộc phải là đồng tộc. Tuy nhiên, theo kết quả NCS thu thập, lấy vợ/chồng đồng tộc vẫn là lựa chọn đầu tiên và cho là phù hợp nhất với phong tục tập quán của gia đình và cộng đồng. Theo số liệu mà NCS điều tra tại các hộ gia đình tại xã Cẩm Lương năm 2017, có 96% cuộc hôn nhân hiện có của người Mường là kết hôn đồng tộc, 2% kết hôn với người Kinh và 2% kết hôn với các tộc người khác (Thái, Dao, Tày, Nùng, Khmer). 83 Qua khảo sát tại thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, NCS được biết một số gia đình chồng người Mường, vợ người Kinh, người Thái và ngược lại đang làm ăn, sinh sống tại đây. Chính hình thức hôn nhân này đã góp phần làm phong phú và đa dạng mối quan hệ giữa các dân tộc, đồng thời những cặp vợ chồng khác tộc sẽ tiếp thu, ảnh hưởng nền văn hóa của nhau trong quá trình chung sống và con cái họ sẽ được tiếp thu những bản sắc văn hóa tộc người của cả bố và mẹ. Xu hướng hôn nhân hỗn hợp dân tộc này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong nghi lễ hôn nhân, đòi hỏi gia đình phải có sự thống nhất về hình thức tổ chức hôn lễ. Anh Lê Văn Tuấn cho biết, nghi lễ hôn nhân thường được diễn ra theo các bước thực hành nghi lễ bên nhà trai. Ví dụ người Mường kết hôn với người Kinh thì nếu nhà trai là người Mường nghi lễ hôn nhân sẽ diễn ra các bước theo nghi lễ hôn nhân của người Mường, còn nếu nhà trai là người Kinh, các bước sẽ theo nghi lễ hôn nhân của người Kinh (PVS, anh Lê Văn Tuấn, trưởng thôn, thôn Lương Ngọc). Về quan niệm chọn người bạn đời của trai gái Mường ở Cẩm Lương cũng có sự thay đổi. Đối với việc lựa chọn bạn đời, trước hết là người đó phải có công việc ổn định và có tư cách đạo đức, sau đó, cũng có nhiều người xét đến điều kiện gia đình, sức khỏe, ngoại hình... Bố mẹ cô gái thường mong muốn con mình được gả vào những gia đình có kinh tế ổn định để cuộc sống đỡ vất vả. Gia đình nhà trai quan tâm nhiều đến phẩm hạnh, nhân cách của người con dâu. Như vậy, so với truyền thống, quan niệm về tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng của người Mường đã thay đổi rõ rệt. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hóa phong phú, đa dạng, nên đàn ông không cần phải biết làm nhà cửa, đan lát các dụng cụ sử dụng trong gia đình và lao động sản xuất giỏi; phụ nữ không cần biết thêu thùa, may vá, Tóm lại, quan niệm về tiêu chuẩn chọn bạn đời đã khác xưa, xu hướng tìm một người chồng ngoài sức khỏe tốt, có điều kiện kinh tế khá giả, có học thức, biết làm kinh tế giỏi còn phải chia sẻ công việc nhà. Phụ nữ ngoài tiêu chuẩn có 84 ngoại hình ưa nhìn, siêng năng, chăm chỉ làm ăn, có tính cách dịu dàng, nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với mọi người trong gia đình, họ hàng, làng xóm còn phải có trí thức, cùng chồng phát triển kinh tế gia đình. Về độ tuổi kết hôn, nam nữ Mường đã tuân thủ Luật Hôn nhân và Gia đình (nữ 18, nam 20). Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát ở xã Cẩm Lương năm 2017 cho thấy, có 7,6% số cuộc hôn nhân hiện tại kết hôn dưới 18 tuổi; kết hôn ở độ tuổi 19, 20 tuổi chiếm khoảng 20%; còn lại hầu hết các cuộc hôn nhân hiện tại kết hôn từ 22 tuổi trở lên. Qua phỏng vấn, NCS nhận thấy rằng, độ tuổi kết hôn của trai gái người Mường ở Cẩm Lương ngày càng có xu hướng muộn hơn: nam trong độ tuổi từ 25 tuổi, nữ từ 22 tuổi trở lên mới kết hôn. Nguyên nhân của việc tăng độ tuổi kết hôn của người Mường là sự phát triển kinh tế - xã hội ở xã Cẩm Lương, bên cạnh đó là sự gia tăng các nhóm trí thức trong cộng đồng và sự thay đổi trong nhận thức của người Mường về độ tuổi kết hôn cũng như sự ảnh hưởng của các chính sách, pháp luật đã và đang được thực thi cùng với sự tác động của công tác truyền thông. Thanh niên trong xã giờ kết hôn muộn lắm, khoảng 24 tuổi, có người đến 28 tuổi mới cưới vợ. Họ cần thời gian để tìm hiểu, suy nghĩ chín chắn và điều kiện kinh tế ổn định hơn rồi mới bàn tính đến chuyện kết hôn. (PVS, anh Lê Văn Tuấn, trưởng thôn, thôn Lương Ngọc) Vấn đề đăng ký kết hôn cũng được người Mường ở Cẩm Lương thực hiện tốt theo quy định của nếp sống văn hóa mới. Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát, chỉ có 33,2% số cuộc hôn nhân hiện tại đã có đăng ký kết hôn trước khi cưới, chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ dưới 35 tuổi; 15,5% số cặp hôn nhân hiện tại không đăng ký kết hôn trước khi cưới, nhưng đặc biệt là có 51,3% số cặp vợ chồng hiện tại vẫn chưa đăng ký kết hôn. Theo quan niệm của người Mường, việc thực hiện nghi lễ hôn nhân được cộng đồng và hai bên gia đình, họ hàng thừa nhận mới là quan trọng. Nghi lễ hôn nhân được tổ chức lớn, mời nhiều khách là người thân, họ hàng, 85 cộng đồng đến dự lễ cưới để thừa nhận cuộc hôn nhân phù hợp với phong tục tập quán là rất quan trọng. Trong khi đó, vấn đề đăng ký kết hôn với những cuộc hôn nhân hợp pháp thì lại chưa được chú trọng. Có 43,8% ý kiến người dân được hỏi cho rằng, việc tổ chức nghi lễ hôn nhân theo phong tục tập quán của người Mường là quan trọng hơn so với việc phải đi đăng ký kết hôn ở UBND xã. Đặc biệt là, có tới 82,8% ý kiến cho rằng, việc đi đăng ký kết hôn là không cần thiết nên không tiến hành các thủ tục đăng ký tại UBND xã. Mặc dù các thủ tục đó được đánh giá là không phức tạp, không mất nhiều thời gian. Điều này cho thấy, nghi lễ hôn nhân truyền thống vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong cộng đồng dân tộc Mường ở xã Cẩm Lương. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra trong cộng đồng người Mường về hôn nhân và gia đình. Về sự biến đổi những bước thực hành nghi lễ trong hôn nhân, theo nghiên cứu của NCS, hiện nay trong hôn nhân của người Mường ở Cẩm Lương các hiện tượng như mua dâu, mua rể, việc thách cưới cao... đã không còn. Nghi lễ hôn nhân của người Mường ở Cẩm Lương đã được thực hiện theo nếp sống mới, các phong tục trong nghi lễ hôn nhân truyền thống như ném rể (nhà gái ném quả sung, vả, củ chuối, trứng thối vào đoàn nhà trai), đóng cổng đã không còn diễn ra. Hiện nay, các gia đình thường thách cưới bằng tiền mặt với mức phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhà trai. Anh Bùi Chí Công, cán bộ Văn hóa xã cho biết: Hiện nay, các gia đình người Mường ở đây không còn nặng nề chuyện thách cưới nữa. Nhiều khi lễ vật mang sang nhà gái là buồng cau, cơi trầu, bánh kẹo, thuốc lá... giống như người Kinh. Họ quan niệm chỉ cần đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc là tốt rồi (PVS, anh Bùi Chí Công, cán bộ Văn hóa xã). Đa phần nghi lễ hôn nhân của người Mường ở xã Cẩm Lương được diễn ra trong hai đến ba ngày và đơn giản hơn rất nhiều so với truyền thống. Tham dự lễ cưới của gia đình ông Phạm Văn Dư và bà Bùi Thị Hoàng (là người Mường gốc) ở thôn Lương Ngọc, tổ chức hôn lễ cho con trai là chú rể 86 Quốc Thái và cô dâu Hoài Thương ở xã Cẩm Thành, NCS thấy rằng nghi lễ hôn nhân được diễn ra theo các bước sau: - Lễ dạm ngõ: Ông mối và hai gia đình đi lại, trao đổi thống nhất việc cưới xin. - Lễ ăn hỏi: Lễ được tổ chức long trọng bên gia đình nhà gái ngay sau lễ dạm ngõ vài ngày. Tại lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái (đại diện là ông trưởng họ) đưa ra yêu cầu về lễ vật trong ngày rước dâu đối với nhà trai. Những lễ vật này tượng trưng cho sự thách cưới của bên gia đình nhà gái đối với gia đình nhà trai. - Lễ cưới: Nhà gái tổ chức tiệc, nhà trai mang lễ vật sang nhà gái. Hai họ và khách mời dự bữa cơm thân mật, sau đó nhà trai đón cô dâu về. Tại gia đình nhà trai, lễ cưới được tổ chức long trọng mừng ngày hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Sau lễ cưới, cô dâu ở luôn nhà chồng, không quay về nhà ngoại như trong truyền thống. - Lễ lại mặt: Sau lễ đón dâu ba ngày, cô dâu chú rể về lại nhà gái, bên nhà gái mời họ hàng thân tộc đến dự một bữa cơm thân mật, sau đó cô gái về làm dâu bên nhà trai. Như vậy, các nghi lễ trong hôn nhân ngày nay đã đơn giản hơn nhiều, thủ tục ngắn gọn, thời gian từ lễ dạm ngõ đến khi tổ chức lễ cưới thường chỉ diễn ra trong vòng vài tháng, không còn phải chờ đợi, thử thách ba năm như trước đây. Theo bà Bùi Thị Hoàng, thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, những nghi lễ trong hôn nhân đã được rút bớt khoảng 70% so với nghi lễ hôn nhân của ông bà hơn 30 năm trước. Bà cho rằng, những thay đổi này là phù hợp, được nhân dân đồng tình, ủng hộ vì đã giảm bớt chi phí, thời gian, công sức của gia đình khi lo hôn lễ cho các con. Chồng bà Hoàng (ông Phạm Văn Dư) cho biết thêm : Trong lễ cưới hiện nay không còn mời ông Mo về cúng khấn và ca các bài ca đám cưới nữa. Một số gia đình mời thầy cúng về làm lễ trình báo với tổ tiên. Nhưng như gia đình tôi hôm nay không mời thầy cúng 87 mà cử đại diện trưởng họ làm lễ cúng trước ông bà tổ tiên thôi (PVS). Một số nghi lễ như lễ ra mắt rể, lễ trải chiếu, lễ vắt khăn áo lên sào, lễ cúng cơm nghèn trong buồng cô dâu, lễ Mo du không còn thực hiện trong lễ cưới hiện nay. Đồng thời, tục rửa chân cho cô dâu, cúng lạy Vua bếp cũng không còn được thực hiện. Những biến đổi này chủ yếu do việc thay đổi nhà ở, ngôi nhà sàn người Mường đã dần được thay thế bằng nhà xây, nên mọi sinh hoạt trên nhà sàn không còn phù hợp. Lễ vật dùng trong hôn nhân hiện nay cũng có nhiều thay đổi phù hợp với xu thế của xã hội. Bên cạnh gánh bánh chưng, chai rượu, trầu cau giống như xưa, các gia đình Mường đã bỏ bánh khổ; thậm chí có những gia đình người Mường làm công chức nhà nước mua bánh cốm, bánh phu thê để làm lễ vật trong ngày ăn hỏi giống như người Kinh. Qua nghiên cứu tại thực địa, NCS được biết, khoảng hơn 10 năm trước, lễ dẫn của của người Mường được diễn ra trước lễ rước dâu một ngày. Hiện nay, lễ dẫn của được người Mường gọi là lễ Nạp tài (giống người Kinh) gộp chung trong lễ cưới. Lễ vật trong lễ này ngoài rượu, bánh, trầu cau, lợn còn có tiền, vàng. Vàng thường là cặp nhẫn cưới, đồ trang sức trao tặng cô dâu; số tiền thì tùy theo hoàn cảnh và khả năng kinh tế của gia đình nhà trai có thể ít hoặc nhiều, thường là từ 5 triệu đến 15 triệu. Số tiền này được nhà gái dùng để lo các chi phí tổ chức trong lễ cưới. Lễ vật cô dâu mang về nhà chồng không phải là chăn, gối, quần áo do cô tự dệt, thay vào đó là chăn, ga, gối, đệm mua ở chợ... Về trang phục, trước kia, trong lễ cưới, người Mường mặc những bộ trang phục truyền thống. Hiện nay, trang phục của cô dâu chú rể đã có xu hướng mặc giống như trong lễ cưới của người Kinh. Cô dâu thích mặc váy trắng dài thay cho bộ áo váy truyền thống. Chú rể thì mặc com lê, đeo cà vạt và đi giày da. Qua quan sát, NCS thấy tại thị trấn Phong Sơn cũng đã có khá nhiều cửa hàng cho thuê trang phục cưới và chủ các cửa hàng cho biết không chỉ có người Kinh mà khách hàng là người Mường đến thuê trang phục cưới 88 khá đông. Bên cạnh đó, xu hướng chụp ảnh cưới cũng được đông đảo trai gái Mường tiếp nhận. Ở xã Cẩm Lương, thanh niên nam nữ trước khi cưới thường đến các cửa hiệu chụp ảnh ở thị trấn để thuê trang phục cưới, trang điểm và chụp ảnh cưới. Điều duy nhất hiện nay để phân biệt đám cưới của người Mường và người Kinh có lẽ là qua bộ váy áo truyền thống các bà, các cô lớn tuổi mặc. Trước kia lễ cưới tổ chức ăn uống linh đình vài ngày thì nay chỉ diễn ra trong một ngày. Trong tiệc cưới đã xuất hiện bia, rượu ngoại thay cho rượu cần, các món ăn phong phú, đa dạng chứ không chỉ đơn thuần là các món ăn truyền thống như trước. Hầu hết các đám cưới đã dựng rạp, trang trí phông bạt, bàn ghế... Họ hàng, khách mời đến dự lễ cưới chủ yếu là tặng tiền mừng; tiền mừng nhiều hay ít thường tùy thuộc vào mối quan hệ với gia chủ... Bên cạnh đó, trước sự chứng kiến của hai bên gia đình, quan khách, bố mẹ hai bên, đại diện họ hàng, dòng họ lên mừng tiền, vàng cho cô dâu, chú rể, Quá trình sống xen cài, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa với người Kinh, hơn nữa kết hôn giữa người Mường và người Kinh có xu hướng tăng lên, vậy nên các nghi lễ hôn nhân bị ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa của người Kinh và việc thu nhận những nghi lễ mới từ người Kinh cũng diễn ra mạnh mẽ hơn (PVS, anh Bùi Chí Công, cán bộ Văn hóa xã). Nhiều hủ tục rườm rà, tốn kém trong phong tục hôn nhân của người Mường ở Cẩm Lương đã dần được loại bỏ, song bên cạnh đó là việc mai một những nét hay, nét đẹp của giá trị văn hóa truyền thống. Theo phong tục tập quán của đồng bào Mường xưa kia thì gia đình nào tổ chức đám cưới cũng là tin vui của cả dòng họ, làng bản, mường. Tất cả thành viên trong làng bản, mường thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng tình cảm mà còn bằng sự đóng góp về vật chất. Phong tục tập quán này thể hiện tính tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng, góp phần củng cố, gắn kết mối quan hệ cộng đồng bền chặt. Tuy nhiên, hiện nay phong tục tập quán này đang có xu hướng dần bị mai một. 89 Một số gia đình Mường ở Cẩm Lương thuê dịch vụ nấu ăn trong ngày tổ chức lễ cưới vì theo họ món ăn ngon, tiện lợi và giảm bớt công sức của gia đình. Bên cạnh đó, trong nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Mường xưa có rất nhiều những bài hát dân ca mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Các bài ca đám cưới theo sát các lễ nghi trong đám cưới của người Mường (Xin mở cổng, lên thang nhà sàn, rửa chân, trình đồ hồi môn, trải chiếu trong buồng cô dâu, giăng vắt khăn áo lên sào trong buồng cô dâu, mo đám cưới, xường đám cưới...). Đây là những bài ca ca ngợi tình yêu, hôn nhân của tuổi trẻ, hạnh ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghi_le_gia_dinh_cua_nguoi_muong_o_xa_cam_luong_huye.pdf
  • jpgThu_0001.jpg
  • jpgThu_0002.jpg
  • pdfTrichyeu_HaDieuThu.pdf
  • pdfTT Eng HaDieuThu.pdf
  • pdfTT HaDieuThu.pdf
Tài liệu liên quan