Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . 4

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC HÌNH VẼ.ix

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 4

3. Câu hỏi nghiên cứu . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Đóng góp của luận án . 7

7. Kết cấu của luận án.8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP VÀ CÁC

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TRONG

DOANH NGHIỆP . 10

1.1. Tổng quan nghiên cứu về Báo cáo tích hợp . 10

1.1.1. Trường phái ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp . 10

1.1.2. Trường phái không ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp . 14

1.2. Tổng quan nghiên cứu về lợi ích, thách thức của việc áp dụng Báo cáo tích hợp . 16

1.2.1. Nghiên cứu về lợi ích của việc áp dụng Báo cáo tích hợp . 16

1.2.2. Nghiên cứu về thách thức của việc áp dụng Báo cáo tích hợp . 22

1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp . 25

1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu . 32

1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu trước đây . 32

1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu . 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 35

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TRONG DOANH NGHIỆP . 36

2.1. Khái quát về Báo cáo tích hợp . 36

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Báo cáo tích hợp . 36

2.1.2. Khái niệm, bản chất của Báo cáo tích hợp . 38

2.2. Nguyên tắc lập và nội dung cơ bản của Báo cáo tích hợp . 41

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tích hợp theo IIRF . 42

pdf167 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác bên liên quan đều có thể đánh giá một báo cáo và câu chuyện xuyên suốt của công ty theo cùng một cách. Nếu một công ty đang hoạt động tốt, giờ đây nó cũng có thể được đánh giá dựa trên thông tin định tính (phi tài chính) hơn. Điều này có thể được giải thích theo những cách tích cực và tiêu cực. Đây cũng là thách thức đối với các nhà quản lý đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ và đối thoại với các bên liên quan. Nhóm nghiên cứu Prado và cộng sự (2009) đã áp dụng lý thuyết các bên liên quan để tìm hiểu mối quan hệ giữa BCPTBV vào các ngành kinh doanh cụ thể. Kết quả nghiên cứu thấy rằng áp lực các bên liên quan có tác động mạnh mẽ từ một hoặc nhiều bên liên quan đến lập BCPTBV. Nghiên cứu của Kurniawan (2018) đưa ra kết luận là nhân tố áp lực của các bên liên quan có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng áp dụng BCTH. Điều này có nghĩa là áp lực của các bên liên quan càng tăng thì các nhà quản trị có xu hướng giảm mức độ công bố các thông tin tài chính và phi tài chính và các công ty này có khả năng áp dụng BCTH thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của Zadeh & Eskandari (2012) cho rằng các nhà quản trị của DN ngày càng công bố nhiều thông tin hơn cho các bên liên quan để giảm bớt vấn đề bất cân xứng thông tin. 58 2.4.6. Nhân tố Chất lượng kiểm toán IIRF không yêu cầu cụ thể BCTH được đảm bảo vì vậy trong nghiên cứu của Dumitru (2016) kiểm tra chất lượng kiểm toán trong các công ty áp dụng BCTH. Tác giả phân tích nội dung báo cáo của 98 công ty trong chương trình thí điểm của IIRC năm 2014. Trong số 98 công ty thì Châu Âu là 52; Mỹ là 23; Châu Phi là 6; Châu Á và Úc là 17 công ty. Các báo cáo được lấy từ trang web của công ty. Dữ liệu phân tích liên quan đến các thông tin phi tài chính được trình bày trong BCTH. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 55,14% các công ty này được kiểm toán bởi Big 4. Bên cạnh đó thì kết quả khảo sát của KPMG (2015) cũng thấy rằng 64% các BCPTBV của 100 công ty (N100) và 65% BCPTBV của Global Fortune đầu tiên (G250) cũng được kiểm toán bởi Big 4. Trên thực tế, các DN lớn đang niêm yết trên TTCK Việt Nam đa số đều ký hợp đồng kiểm toán BCTC với các DN thuộc "Big 4" để nhà đầu tư yên tâm về các số liệu khi công bố. Big4 cũng là những DN kiểm toán lớn, có thương hiệu và chất lượng kiểm toán vượt trội so với các hãng kiểm toán khác. Các nhà đầu tư nước ngoài là những người có kinh nghiệm đầu tư, am hiểu vai trò của kiểm toán độc lập, am hiểu thông tin và chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp. Họ sẽ đầu tư vào các DN có kết quả hoạt động kinh doanh đã được các công ty kiểm toán độc lập có uy tín xác nhận. Các công ty kiểm toán này có sự hiểu biết với hệ thống kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế. Big 4 được cho là đáng tin cậy hơn, có thể giúp DN gia tăng độ tin cậy cho các BCTC đối với người sử dụng thông tin này (Trương Đông Lộc & Nguyễn Xuân Thuận, 2018). Thực tế hiện nay cho thấy, tỷ lệ cổ phần của khối ngoại đang gia tăng tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Qua các nghiên cứu định tính, tác giả kỳ vọng rằng các DN được các công ty kiểm toán có chất lượng cao như Big 4 có ảnh hưởng tích cực đến áp dụng BCTH. Thang đo được tác giả lựa chọn là biến định danh nhận giá trị là 1 nếu được kiểm toán bởi Big 4 và nhận giá trị là 0 nếu không được kiểm toán bởi Big 4. 2.4.7. Nhân tố Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ về độ tin cậy về thông tin ở các DN lớn khi các DN này áp dụng BCTH được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Việc áp dụng BCTH sẽ phát đi tín hiệu tích cực về sự minh bạch và hội nhập thông tin kế toán tài chính toàn cầu để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước (Steyn, 2014; PwC, 2014; KPMG, 2016; Nguyễn Thanh Hiếu, 2017; Vitolla & Raimo , 2018; Joshi và cộng sự, 2018). Nghiên cứu Chambers và cộng sự (2003) đã nghiên cứu BCPTBV của các công ty tại 7 quốc gia hoạt động ở Châu Á thông qua phân tích báo cáo trên web của 50 công ty hàng đầu. Kết quả nghiên cứu thấy rằng có rất ít các công ty ở 59 Châu Á CBTT về PTBV nhiều như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài từ Anh và Nhật Bản. Nhóm tác giả này cho rằng các rủi ro tiềm tàng liên quan đến kinh doanh mà các cổ đông nước ngoài phải gánh chịu như rủi ro chính trị và bảo vệ pháp lý không chặt chẽ. Nghiên cứu Porta và cộng sự (2000) khẳng định các cổ đông nước ngoài phải đối mặt với rủi ro cao hơn cổ đông trong nước. Đặc biệt trong thị trường vốn mới nổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng thông tin còn cao. Do đó, những DN có các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu lớn hơn cho việc CBTT về PTBV. BCTH là cơ hội để các DN có thể tiếp cận các nhà đầu tư và các bên liên quan theo thông điệp mới qua việc mô tả câu chuyện xuyên suốt tạo ra giá trị của mình. BCTH không nhằm mục đích đơn thuần chỉ là một báo cáo mà nền tảng của cho một cuộc đối thoại. Một sự kết hợp của các kênh truyền thông và công cụ quản lý mới. BCTH được công bố hàng năm, các thông tin được cập nhật công bố trên các trên web thường xuyên hơn cho phép các DN có thể nhận được các phản hồi nhanh chóng từ các bên liên quan để ra được các quyết định tốt hơn. Trong những năm gần đây, với các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam như tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài từ 20% năm 2000 và tối đa lên 100% vào tháng 9/2015 (Nghị định 60/2015/NĐ-CP) cho một số công ty niêm yết phi ngân hàng theo quy định. Chính vì vậy, xu hướng sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty niêm yết ngày càng tăng. Trong bối cảnh Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, vấn đề minh bạch hóa thông tin còn hạn chế, tuy nhiên phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài lại đến từ các quốc gia phát triển, có hệ thống quản lý tài chính lành mạnh, thông tin minh bạch. Vì vậy các DNNY có động lực để CBTT về PTBV nhiều hơn nhằm thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu hiện nay chưa chú trọng đến yếu tố các nhà đầu tư nước ngoài đến áp dụng BCTH. Đặc biệt ở Việt Nam thì vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ. Do đó, nhân tố đầu tư của nhà tư nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến áp dụng BCTH (Dumontier & Raffournier, 1998; Porta và cộng sự, 2000; Cuijpers & Buijink, 2005; Indrawati, 2017). Dưới đây là bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BCTH ở phạm vi DN (Bảng 2.5). 60 Bảng 2.5. Bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH Nhân tố Lý thuyết nền Tác giả liên quan Chiều tác động Sở hữu của các nhà quản lý Lý thuyết đại diện Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết hợp pháp Lev, 1992; Richardson & Welker, 2001; Beurden và cộng sự (2008); Frias-Aceituno và cộng sự (2013a); Steyn (2014); Kurniawan (2018); Girella và cộng sự (2019). Cùng chiều Quy mô DN Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết hợp pháp Galani và cộng sự (2011); Zadeh và cộng sự (2012); Frias-Aceituno và cộng sự, (2013b); Frias-Aceituno, (2014); Garcia & Gamez (2017); Kurniawan (2018); Girella và cộng sự (2019). Cùng chiều Khả năng sinh lời Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết hợp pháp Singhvi & Desai (1971); Galani và cộng sự (2011); Frias-Aceituno và cộng sự, (2013b); Frias-Aceituno, (2014); Kurniawan (2018); Girella và cộng sự (2019). Cùng chiều Sở hữu của các tổ chức Lý thuyết đại diện Lý thuyết hợp pháp David & Kochhar (1996); Huang (2010); Ali & Rizwan (2013); Abeysekera (2013) Cùng chiều Áp lực của các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan Prado và cộng sự (2009); Zadeh & Eskandari (2012); Reimsbach và cộng sự (2017) Cùng chiều Đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết đại diện Chambers và cộng sự (2003); Steyn, 2014; PwC, 2014; KPMG, 2016; Nguyễn Thanh Hiếu, 2017; Vitolla & Raimo , 2018; Joshi và cộng sự, 2018; Dumontier & Raffournier (1998); Porta và cộng sự (2000); Cuijpers & Buijink (2005); Indrawati (2017). Cùng chiều Chất lượng kiểm toán Lý thuyết tín hiệu Trương Đông Lộc & Nguyễn Xuân Thuận (2018) Cùng chiều Nguồn: Tác giả tổng hợp 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này luận án trình bày các lý luận có liên quan đến BCTH, sự hình và phát triển của BCTH bắt nguồn từ thực tiễn của các báo cáo hiện nay. Định nghĩa, bản chất của BCTH. Phần tiếp theo Luận án trình bày khuôn khổ BCTH quốc tế, các nguyên tắc, nội dung cơ bản của BCTH theo IIRF; các loại vốn trình bày trong BCTH và cách thức tạo ra giá trị của BCTH theo IIRF. Phần tiếp theo Luận án hệ thống hóa một số lý thuyết như lý thuyết hợp pháp; lý thuyết các bên liên quan; lý thuyết tín hiệu; lý thuyết đại diện và lý thuyết hành vi dự định làm nền tảng xác định các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình áp dụng BCTH tại các tổ chức Thông qua lý thuyết nền tảng tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH bao gồm: Sở hữu của các nhà quản lý, Quy mô DN, khả năng sinh lời, sở hữu của các tổ chức; áp lực các bên lên quan; đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và chất lượng kiểm toán. 62 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu định tính 3.1.1. Quy trình nghiên cứu định tính 3.1.1.1. Xây dựng các bước khảo sát Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY. Qua tổng quan tài liệu, tác giả đã xác định được khoảng trống nghiên cứu. Đầu tiên tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 6 chuyên gia nhằm xây dựng dàn bài phỏng vấn. Tiếp theo tác giả tiến hành phỏng vấn 15 chuyên gia có hiểu biết về BCTH, có liên quan đến quá trình áp dụng BCTH tại các DNNY. Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính Nguồn: Tác giả xây dựng Bước 1: Phỏng vấn chuyên gia xây dựng dàn khảo sát Nghiên cứu định tính được thực hiện trong tháng 9,10 năm 2017. Đầu tiên tác giả tiến hành tổng quan tài liệu liên quan để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DN. Từ đó tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc (khoảng 30 Mục tiêu nghiên cứu Dàn bài phỏng vấn Chọn mẫu nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu định tính Xác định các nhân tố Mẫu n=15 Mô hình nghiên cứu Phỏng vấn 63 phút/ cuộc phỏng vấn) đã được tiến hành với một số chuyên gia, kế toán trưởng hoặc những người tham gia trực tiếp vào quá trình lập BCTH, BCTN, BCPTBV. Mục đích của các cuộc phỏng vấn là tìm hiểu sự hiểu biết của các chuyên gia và quan điểm của họ về BCPTBV và BCTH để có được sự hiểu biết sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Phương pháp này được xem như cuộc trò chuyện cho phép người được phỏng vấn đưa ra quan điểm riêng của họ chứ không phải do người phỏng vấn dẫn dắt. Sau đó, quá trình phỏng vấn tập trung vào đánh giá các nhân tố và thang đo ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Tác giả giải thích quan điểm đưa thêm 1 nhân tố ảnh hưởng vào mô hình nghiên cứu là đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Chuyên gia bổ sung nhân tố vi mô mới là chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại DNNY trên TTCK Việt Nam (Phụ lục 3.2). Chuyên gia đánh giá câu hỏi, chọn biến, chỉnh sửa nội dung chưa hợp của dàn bài khảo sát về các nhân tố và thang đo cho phù hợp. Danh sách 6 chuyên gia tiến hành phỏng vấn để xây dựng dàn khảo sát thể hiện tại (Phụ lục 3.1). Bước 2: Khảo sát chuyên gia chính thức Khảo sát chính thức bao gồm 15 chuyên gia đại diện cho các Hiệp hội, các nhà quản trị cấp cao, kế toán trưởng, các nhà nghiên cứu giảng dạy (Phụ lục 3.3). Nội dung chính của bảng khảo sát giống như khảo sát ở bước 1. 3.1.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu nghiên cứu trong khảo sát chính chuyên gia. Việc lấy mẫu là thông qua một số ít trường hợp được lựa chọn vì các lý do cụ thể (Smith và cộng sự, 2012). Việc áp dụng BCTH trong trường hợp này là cung cấp một sự hiểu biết sâu của các chuyên gia về việc áp dụng BCTH. Để đảm bảo thời gian thuận tiện cho người được phỏng vấn, tác giả đã đặt trước lịch hẹn và trình bày tóm tắt nội dung phỏng vấn để họ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Mẫu phỏng vấn gồm 4 nhóm đối tượng chuyên gia: (1) Đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực, chính sách kế toán của quốc gia và hiệp hội tổ chức nghề nghiệp (2) Nhà quản trị cấp cao, Giám đốc tài chính, Kế toán trong DN (3) Đại diện từ Ủy ban chứng khoán hay DN kiểm toán (4) Các nhà nghiên cứu giảng dạy chuyên môn kế toán kiểm toán từ các trường Đại học, viện nghiên cứu trong cả nước. 64 Số lượng mẫu Số lượng mẫu nghiên cứu định tính phụ thuộc vào mục đích, phương pháp nghiên cứu, thuận lợi, khó khăn và nguồn lực nên không có quy tắc cụ thể Nhóm 1: Đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực, chính sách kế toán của quốc gia và hiệp hội tổ chức nghề nghiệp Nhóm này thể hiện việc quyết tâm áp dụng BCTH nên mẫu nghiên cứu là những người quan trọng trong việc ban hành các chính sách, thể hiện được chiến lược PTBV trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, số lượng từ 2-3 người Nhóm 2: HĐQT, Ban giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế toán trong DN Nhóm này đại diện cho đối tượng áp dụng BCTH. Việc áp dụng BCTH thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào nhóm này. Đây là mẫu quan trọng cần số lượng lớn, chiếm tỷ lệ quyết định trong cơ cấu mẫu. Do vậy số lượng tác giả chọn là 6-8. Nhóm 3: Đại diện từ Ủy ban chứng khoán hay DN kiểm toán Đại diện nhóm này là những người kiểm tra CBTT trên các báo cáo của DN được tạo lập từ việc áp dụng BCTH có phù hợp với quy trình, công bố có đúng quy định không? Bởi vậy nhóm này tác giả chọn 1-2 người Nhóm 4: Các nhà nghiên cứu giảng dạy chuyên môn kế toán kiểm toán từ các trường Đại học, viện nghiên cứu trong cả nước Nhóm này đại diện cho việc thúc đẩy áp dụng BCTH. Họ là những người hiểu rõ và đánh giá khuôn khổ báo cáo nào đáp ứng tốt cho nhu cầu của Việt Nam hiện nay, thuận lợi, khó khăn khi áp dụng BCTH và phương hướng phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Chính vì vậy tác giả chọn mẫu khảo sát là 3 người. 3.1.1.3. Thu thập dữ liệu Đầu tiên tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia về sự hiểu biết, quan điểm của họ về việc chuyển đổi sang áp dụng BCTH của các DNNY, sau đó thực hiện khảo khảo sát chính thức bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Tác giả trực tiếp ghi chép lại toàn bộ quá trình phỏng vấn, thu thập dữ liệu để đảm bảo chất lượng thông tin nghiên cứu. 3.1.1.4. Phân tích dữ liệu Bước 1: Phân tích dữ liệu phỏng vấn chuyên gia Kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DN Việt Nam. Phỏng vấn chuyên gia 65 giúp tác giả nhận diện nhân tố ảnh hưởng và thang đo ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Dữ liệu định tính được phân tích theo 3 bước: (1) Mô tả nhân tố; (2) Phân loại nhân tố; (3) kết nối nhân tố. (1) Mô tả nhân tố: Dựa trên lý thuyết nền, tác giả nhận diện có 5 nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Tác giả đề xuất thêm một nhân tố là đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu trên thế giới ít đề cập đến nhân tố này ảnh hưởng trong quá trình lập BCTH. (2) Phân loại nhân tố: Dựa vào đặc điểm của việc báo cáo tại các DNNY, tác giả tiến hành phân loại các nhân tố thành hai nhóm chính đó là nhóm các nhân tố bên trong DN bao gồm: Quy mô DN; khả năng sinh lời, sở hữu của các nhà quản lý, sở hữu của các tổ chức. Nhóm nhân tố bên ngoài DN bao gồm: chất lượng kiểm toán; đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; áp lực các bên liên quan. (3) Kết nối nhân tố: Các nhân tố vi mô được kết nối, đánh giá mối quan hệ và phân tích sự tác động đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được xác định sau khi so sánh kết quả nghiên cứu này với các lý thuyết nền. Bước 2: Phân tích dữ liệu khảo sát chính thức chuyên gia Qua khảo sát chính thức 15 chuyên gia, tác giả phân tích dữ liệu thông qua phương pháp thống kê mô tả. Các nhân tố nếu không được sự đồng thuận của các chuyên gia (dưới 20%) sẽ bị loại khỏi mô hình. Nếu trong một nhân tố mà có nhiều thang đo thì tác giả lựa chọn thang đo nào có nhiều sự đồng thuận nhất. 3.1.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến Dựa trên lý thuyết nền và các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH ở phạm vi DN, tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DN nói chung, DNNY nói riêng mô hình ban đầu được đề xuất bao gồm 5 nhân tố: Quy mô DN; khả năng sinh lời; Sở hữu của các nhà quản lý; Sở hữu của các tổ chức và áp lực của các bên liên quan. Qua phân tích thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đưa thêm một biến vào mô hình nghiên cứu là đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia đề xuất thêm biến chất lượng kiểm toán vào mô hình nghiên cứu. Mục tiêu luận án xem xét thêm hai nhân tố này có ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DN lớn ở Việt Nam hay không? Có cần bổ sung thêm biến nữa không? Khi tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức các chuyên gia có am hiểu sâu về BCTH thì các chuyên gia đồng ý đưa thêm 02 nhân tố này vào mô hình và thang đo do tác giả đề xuất. Các chuyên gia cũng không đề xuất thêm biến vào mô hình nữa. 66 Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố STT Các nhân tố ảnh hưởng Kết quả định tính 1 Quy mô DN Đưa vào mô hình 2 Khả năng sinh lời Đưa vào mô hình 3 Sở hữu nhà quản lý Đưa vào mô hình 4 Sở hữu của các tổ chức Đưa vào mô hình 5 Áp lực của các bên liên quan Đưa vào mô hình 6 Đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Bổ sung từ nghiên cứu định tính 7 Chất lượng kiểm toán Bổ sung từ nghiên cứu định tính Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu định tính Kết quả phỏng vấn chuyên gia là cơ sở để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau (Hình 3.2) H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ H7+ Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH Nguồn: Tác giả xây dựng Áp dụng Báo cáo tích hợp Sở hữu của các nhà quản lý Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời Sở hữu của các tổ chức Áp lực của các bên liên quan Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Chất lượng kiểm toán 67 3.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào mô hình nghiên cứu, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH từ các nghiên cứu có liên quan, kết hợp với phân tích bối cảnh nghiên cứu dựa trên các lý thuyết nền, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau đây: (1) Nhân tố Sở hữu của các nhà quản lý Theo lý thuyết đại diện, sở hữu của các nhà quản lý càng lớn thì thẩm quyền quyết định việc công bố các thông tin càng tăng lên. Nghiên cứu thực nghiệm có kết quả mâu thuẫn về ảnh hưởng của sở hữu các nhà quản lý đến áp dụng BCTH. Một số nghiên cứu có tác động ngược chiều như Karamanou & Vafeas (2005). Trong khi Prado và cộng sự (2009), Cheng & Courtenay (2006) không có mối quan hệ. Mặt khác, Beurden và cộng sự (2008); Galani và cộng sự (2011); Steyn (2014); Robertson & Samy (2015); Gunarathne & Senaratne (2017); ); Frias-Aceituno và cộng sự, (2013b); Frias-Aceituno, (2014); Kurniawan (2018) sở hữu của các nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến áp dụng BCTH. Chính vì vậy tác giả kỳ vọng sở hữu của các nhà quản lý càng cao thì các DNNY càng áp dụng BCTH. Do đó, luận án đưa ra giả thuyết H1 như sau: H1: Các DNNY có các nhà quản lý nắm tỷ lệ sở hữu vốn càng cao thì càng có tác động tích cực đến áp dụng BCTH. (2) Nhân tố Quy mô DN Theo lý thuyết đại diện, quy mô DN càng lớn thì nhu cầu vốn càng tăng. Để thu hút được các nhà đầu tư (cổ đông) và các bên liên quan khác thì các DN sẽ ngày càng CBTT nhiều hơn nhằm giảm bớt sự bất cân xứng thông tin, do đó cho phép các DN tiếp cận được nhanh hơn trên thị trường vốn. Hầu hết các nghiên cứu trước đây cho kết quả là quy mô DN có quan hệ tích cực với báo cáo của DN như Trotman & Bradley (1981); Patten (1991); Craven & Martson (1999); Gray và cộng sự (2001); Oyelere, Laswad, & Fisher (2003); Gul & Leung (2004); Garcia, và cộng sự (2011); Frias-Aceituno và cộng sự (2013b); Frias-Aceituno (2014); Garcia & Gamez (2017); Indrawati (2017); Kurniawan (2018); Girella và cộng sự (2019). Rất ít nghiên cứu cho thấy rằng quy mô DN ít ảnh hưởng đến báo cáo (Pirchegger & Wagenhofer, 1999). Trong khi đó một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê (Khanna và cộng sự, 2004; Lai và cộng sự, 2016). Từ những lập luận trên tác giả kỳ vọng quy mô DN có ảnh hưởng tích cực đến áp dụng BCTH. Chính vì vậy, luận án đưa ra giả thuyết H2 như sau: 68 H2: Quy mô DN càng lớn thì càng có tác động tích cực đến áp dụng BCTH của DNNY. (3) Nhân tố Khả năng sinh lời Beurden & Gossling (2008) cho rằng các tổ chức có xu hướng đầu tư vào các DN có uy tín cao và lợi nhuận tốt trên thị trường. Rouf (2011) và Bidaki & Hejazi (2014) đều cho rằng lợi nhuận có mối quan hệ tích cực với mức độ công bố các thông tin của các DN. Các nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa BCTH và khả năng sinh lời đã mang lại kết quả hỗn hợp. Lai và cộng sự (2016) thu được kết quả không đáng kể liên quan đến mối quan hệ giữa BCTH và khả năng sinh lời. Nghiên cứu này đồng thuận với nghiên cứu của Kurniawan (2018). Trái lại, một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng khả năng sinh lời ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng BCTH vì công ty có lợi nhuận càng cao, càng có nhiều động lực để các công ty tiết lộ thêm thông tin có lợi như nghiên cứu của Galani và cộng sự (2011); Frias-Aceituno và cộng sự, (2013b); Frias-Aceituno, (2014); Indrawati (2017); Girella và cộng sự (2019). Chính vì vậy, luận án đưa ra giả thuyết H3 như sau: H3: DNNY có khả năng sinh lời cao thì có tác động tích cực đến áp dụng BCTH (4) Nhân tố Sở hữu của các tổ chức Sự khác biệt lớn nhất trong tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của nhà đầu tư có thể ảnh hưởng đến việc CBTT của các DN. Tỷ lệ sở hữu của các tổ chức càng lớn sẽ có khả năng công bố các thông tin tài chính và phi tài chính tốt hơn để có thể mở rộng các hạng mục đầu tư. Mặt khác, các tổ chức có thể thúc đẩy việc công bố các thông tin có chọn lọc để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin. Nghiên cứu thực nghiệm có kết quả sở hữu của các tổ chức có mối quan hệ tích cực đến công bố các thông tin tài chính và phi tài chính như David & Kochhar (1996); Huang (2010); Ali & Rizwan (2013); Eccles & Saltzman (2011) và Burritt (2012); Abeysekera (2013); Cuijpers & Buijink (2005); Indrawati (2017). Nghiên cứu Kurniawan (2018) không tìm thấy mối quan hệ. Chính vì vậy tác giả kỳ vọng sở hữu của các tổ chức càng cao thì các DNNY càng áp dụng BCTH. Do đó, luận án đưa ra giả thuyết H4 như sau: H4: Tỷ lệ sở hữu của các tổ chức càng cao thì càng có tác động tích cực đến áp dụng BCTH của các DN niêm yết (5) Nhân tố Áp lực của các bên liên quan Theo lý thuyết các bên liên quan giải thích rằng sự tồn tại của các công ty không chỉ để tối đa hóa lợi ích của các cổ đông mà còn để phục vụ lợi ích của các 69 bên liên quan khác có quan hệ với công ty. Jo & Harjoto (2011) trong nghiên cứu về quản trị và giá trị DN đã đưa ra một giả thuyết gọi là giả thuyết giải quyết xung đột. Giả thuyết này giải thích rằng các nhà quản lý DN sử dụng cơ chế giám sát và hiệu quả các hoạt động môi trường, xã hội để giải quyết các xung đột với các bên liên quan. Các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa áp lực của các bên liên quan với các báo cáo của DN như Adams và cộng sự (1998); Deegan & Gordon (1996); Hackston & Milne (1996); Eccles & Saltzman (2011) và Burritt (2012). Nghiên cứu Kurniawan (2018) thấy áp lực các bên liên quan có tác động ngược chiều đến áp dụng BCTH. Ngược lại kết quả nghiên cứu của Zadeh & Eskandari (2012) có tác động tích cực đến áp dụng BCTH. Chính vì vậy tác giả kỳ vọng áp lực các bên liên quan càng lớn thì các DNNY càng áp dụng BCTH. Do đó, luận án đưa ra giả thuyết H5 như sau: H5: DN niêm yết áp dụng BCTH tăng khi áp lực của các bên liên quan lớn (6) Nhân tố Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Theo lý thuyết tín hiệu thì việc DN áp dụng BCTH sẽ phát đi tín hiệu tích cực về minh bạch và hội nhập kế toán toàn cầu. Ngày nay, nhiều nhà đầu tư yêu cầu các dữ liệu phi tài chính để xem xét sàng lọc trước khi lựa chọn một công ty để đầu tư. BCTH nêu bật cách thức DN tạo ra giá trị và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn bền vững. BCTH là báo cáo chuyên sâu cung cấp các thông tin cả lợi ích và thách thức cho các bên liên quan. Nghiên cứu thực nghiệm có kết quả đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến công bố các báo cáo như Dumontier & Raffournier (1998); Porta và cộng sự (2000); Cuijpers & Buijink (2005); Indrawati (2017). Chính vì vậy tác giả kỳ vọng để thu hút được ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam thì các DNNY càng áp dụng BCTH. Do đó, luận án đưa ra giả thuyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_ap_dung_bao_cao.pdf
Tài liệu liên quan