Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH .10

1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh

hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh.10

1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài.10

1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước.19

1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống

nghiên cứu.28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .31

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ

KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .32

2.1. Cơ sở lý luận về dự định khởi sự kinh doanh.32

2.1.1. Khởi sự kinh doanh .32

2.1.2. Dự định khởi sự kinh doanh .34

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên .46

2.3. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng

đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.48

2.3.1. Mô hình nghiên cứu.48

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.49

2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên tại

các trường đại học trên thế giới .54

2.4.1. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Mỹ .54

2.4.2. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Phần Lan .55

2.4.3. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đức .56

2.4.4. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đài Loan.57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .59

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.61

pdf209 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh viên đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến dự định khởi sự, do vậy luận án sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp phân tích này đã được nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng, chẳng hạn như nghiên cứu của Autio và công sự (2001), Wu, S., & Wu, L. (2008), Perera và cộng sự (2011), Adewale A. Adekiya và Fatima Ibrahim (2016), Phạm Thành Công (2010), Bùi Huỳnh Tấn Duy và cộng sự (2011), Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017),... Các bước tiến hành kiểm định giả thuyết sẽ được thực hiện như sau: Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh bằng phương pháp phân tích tương quan: Tác giả sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan (Pearson correlation coefficient) được ký hiệu là “r” để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với dự định khởi sự kinh doanh trong mô hình nghiên cứu. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. r = 0 chỉ ra hai biến không có mối liên hệ tuyến tính. |r| → 1 quan hệ hai biến chặt. |r| → 0 quan hệ hai biến không chặt. Mức ý nghĩa Sig < 5% mối tương quan khá chặt chẽ 86 Mức ý nghĩa Sig < 1% mối tương quan rất chặt chẽ Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội: Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình, biết được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Ta có phương trình hồi quy như sau: Y = β0 + β1.X1 + β2.X2 + β3.X3 ++ β7.X7 + ε Y: Dự định khởi sự kinh doanh (Biến phụ thuộc) X (X1, X2, X3,X7): Các nhân tố tác động đến dự định KSKD (biến độc lập) β (β1, β2, β3, β7): hệ số hồi quy riêng phần ε : biến độc lập ngẫu nhiên Mong đợi kỳ vọng của các biến độc lập biến thiên cùng chiều hay thuận chiều với biến phụ thuộc và mang dấu dương (+). Nghĩa là giá trị phân tích các biến độc lập có giá trị dương (+) thì mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên là tác động thuận chiều. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy: Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), sau khi kiểm tra các giả thuyết của hồi quy tuyến tính không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả; các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy [31]. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF), liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson). Cụ thể như sau: - Giả thuyết không có tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến): Đây là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến đến biến phụ thuộc, làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy, làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy. Khi phân tích Collinearity Diagnotics, hệ số Tolerance càng gần 1 càng tốt, hệ số phóng đại phương sai VIF càng gần 1 càng tốt và không quá 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. 87 - Giả thuyết liên hệ tuyến tính: vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa Standardized Residual và giá trị dự đoán chuẩn hóa Standardized Predicted Value. Nếu phần dư phân tán ngẫu nhiên không theo hình dạng nào thì giả thuyết không bị vi phạm, ngược lại nếu phần dư thay đổi theo trật tự nào đó (đường cong bậc 2, bậc 3) thì giả thuyết liên hệ hệ tuyến tính bị vi phạm. - Giả thuyết phương sai của sai số không đổi: hiện tượng phương sai thay đổi làm cho ước lượng các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả. Kiểm tra hiện tượng này thông qua đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa Standardized Residual và giá trị dự đoán chuẩn hóa Standardized Predicted Value như kiểm định giả thuyết liên hệ tuyến tính. - Giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư: kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư bằng cách vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa. Nếu chúng ta thấy trên đồ thị đường cong chuẩn hoá có dạng hình chuông như phân phối chuẩn với giá trị Mean xấp xỉ 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ 1 thì xem như phần dư có phân phối gần chuẩn. Một cách khác để kiểm định phân phối chuẩn của phần dư là vẽ đồ thị P- P plot. Đồ thị này thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-P plot các điểm này không nằm quá xa đường thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem như phần dư có phân phối gần chuẩn. - Giả thuyết về tính độc lập của sai số (không có tương quan chuỗi): kiểm định đại lượng thống kê Durbin-Watson (đại lượng d) là kiểm định phổ biến cho tương quan chuỗi bậc nhất. Đại lượng d có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu giá trị d gần bằng 2 hoặc nằm trong khoảng [dU, 4-dU] thì chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (giá trị dL và dU được tra trong bảng thống kê Durbin-Watson với N là số quan sát của mẫu và k là số biến độc lập trong mô hình). 3.3.2.4. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Để trả lời câu hỏi có hay không sự khác nhau trong dự định KSKD của sinh viên có giới tính, ngành học, năm học, nghề nghiệp của bố/mẹ khác nhau, tác giả sẽ thực hiện phân tích trung bình các mẫu độc lập nhau thông qua kiểm định Independent Sample T-Test từ nguồn dữ liệu nghiên cứu được của tác giả. 88 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên và kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Đầu tiên là phần trình bày về toàn bộ thiết kế của nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của đề tài. Mặc dù trọng tâm của nghiên cứu là nghiên cứu định lượng nhưng trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức trên quy mô mẫu lớn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để kiểm tra lại sự phù hợp của các biến trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ban đầu ở Chương 2 (Hình 2.5), đồng thời chỉnh hóa thuật ngữ, thang đo của bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, ngoài 6 nhân tố được đề xuất ban đầu là Đặc điểm tính cách, Thái độ đối với hành vi kinh doanh, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục kinh doanh, Chuẩn chủ quan/ Ý kiến người xung quanh và Địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên thì còn có một nhân tố nữa không kém phần quan trọng cũng tác động đến dự định của các sinh viên muốn khởi nghiệp là vấn đề về nguồn vốn để khởi sự. Vì vậy, tác giả bổ sung thêm yếu tố nguồn vốn kinh doanh vào trong mô hình nghiên cứu và đề ra giả thuyết H7 (Nguồn vốn kinh doanh có ảnh hưởng thuận chiều đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên) (Hình 3.3). Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức, nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu nhỏ (N = 150) cũng đã được thực hiện để khẳng định bảng hỏi, đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Trong chương này, tác giả cũng trình bày cụ thể cách thức xây dựng và lựa chọn thang đo, các thang đo cho 8 biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập. Tác giả cũng đã làm rõ mẫu điều tra, mô tả phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để kiểm định mô hình và các giả thuyết mà đề tài đặt ra. 89 Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI 4.1. Tình hình về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Quảng Ngãi là một tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năng động, có vị trí thuận lợi với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, thông suốt như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 24 nối các tỉnh Tây Nguyên, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt Bắc Nam, cảng biển nước sâu, gần sân bay Chu Lai..., Quảng Ngãi hội tụ nhiều điều kiện để phát triển. Hiện tại, Quảng Ngãi là một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp như khu kinh tế Dung Quất, khu công nghiệp VSIP và vùng phụ cận. Với mục tiêu phát triển kinh tế mạnh mẽ, tỉnh Quảng Ngãi đã đặt ra một kế hoạch tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một phong trào khởi nghiệp ở vùng đất đầy tiềm năng này thông qua việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, dựa trên Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi đã quan tâm và chỉ đạo việc triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngày 01/6/2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020. Từ khi các Kế hoạch được ban hành, các cơ quan, đơn vị có liên quan như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đài Phát thanh - Truyền hình, Tỉnh đoàn, đã tích cực triển khai các nội dung được phân công và đạt được một số kết quả nhất định thông qua các hoạt động cụ thể: 90 - Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” với mục đích khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp kinh doanh cho người dân, thanh niên, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Cũng từ năm 2017, Sở KH&ĐT đã triển khai “Bàn tư vấn, hỗ trợ Khởi nghiệp - Khởi sự doanh nghiệp” tại bộ phận một cửa của Sở, nhằm tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp. - Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng như Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có chương trình, chính sách khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp để đồng hành cùng hoạt động khởi nghiệp của tỉnh nhà. Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã xây dựng Chương trình Thanh niên khởi nghiệp hướng tới ba đối tượng chính để tập trung hỗ trợ, gồm: sinh viên, thanh niên nông thôn và doanh nhân trẻ. Trong đó, với đối tượng sinh viên tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp; với thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp; đối với doanh nhân trẻ tập trung hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp, kỹ năng hội nhập quốc tế. Và trong thời gian qua, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng đã phối hợp với Sở KH&ĐT tổ chức các chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tại các huyện, thành phố trong tỉnh; phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi vay vốn cho ĐVTN. Đồng thời, thành lập câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp thuộc Hội LHTN Việt Nam thành phố Quảng Ngãi để kết nối những người trẻ dám nghĩ, sáng tạo và làm giàu trên quê hương; tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên đã và đang triển khai các mô hình kinh tế được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình triển khai mô hình kinh tế; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho những thanh niên có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để duy trì và phát triển mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp của thanh niên thành phố Quảng Ngãi trong thời gian đến. - Để hỗ trợ cho việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên 91 địa bàn tỉnh vốn còn đang ở vạch xuất phát, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động kết nối, hợp tác với một số tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như: Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty cổ phần Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, qua đó để được hỗ trợ về chuyên môn, nguồn lực về chuyên gia nhằm tổ chức các hoạt động thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả hơn. - Với việc tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp từ các cấp, ngành, các cơ quan đoàn thể, hoạt động khởi nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước phát triển nhất định, có các mô hình khởi nghiệp mới xuất hiện như mô hình nuôi heo sạch, làm nông nghiệp sạch, mô hình nuôi chồn, trồng nấm đông trùng hạ thảo, + Trong năm 2017, toàn tỉnh có 502 doanh nghiệp mới thành lập và trong 06 tháng đầu năm 2018 có 384 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 6.905 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế, trong đó có 5.063 doanh nghiệp đang hoạt động (số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi). Như vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng như số doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Quảng Ngãi là khá thấp so với bình diện chung của cả nước, tỷ lệ tăng trung bình năm 2018 so với 2017 khoảng 15,7%; so với các tỉnh, thành phố khác, trung bình số doanh nghiệp thành lập mới của các tỉnh nằm trong nhóm những tỉnh, thành phố có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới cao là từ 25% trở lên. Trong số các doanh nghiệp thành lập mới tại Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2012 - 2018, thống kê cho thấy thanh niên khởi nghiệp có độ tuổi từ 21-35 tuổi; trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì chủ doanh nghiệp có độ tuổi từ 27-35 chiếm tỷ lệ khoảng 45%, độ tuổi trên 35 khởi nghiệp chiếm trên 50%. Qua đây cho thấy, số lượng thanh niên dưới 27 tuổi khởi nghiệp, SV mới tốt nghiệp ra trường khởi nghiệp ngay là rất thấp. + Ngoài ra, theo như tình hình thực tế về hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp ngay khi còn đang học ở trường đại học là gần như rất ít, mỗi trường chỉ có vài sinh viên kinh doanh bằng hình thức online, bán một số mặt hàng như quần áo, cà phê, trà sữa. Phần lớn các em mới chỉ dừng lại ở việc hình thành ý 92 tưởng khởi nghiệp thông qua các cuộc thi do nhà trường, tỉnh Đoàn, các sở ban ngành của tỉnh tổ chức. Thực tiễn trên cho thấy, một nghịch lý hiện nay đó là tinh thần làm chủ, tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam đa số được bắt đầu từ những con người lăn lộn với thực tiễn, ít có cơ hội học hành nên phần lớn những người khởi nghiệp có trình độ học vấn thấp, còn những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn, có nhiều cơ hội khởi nghiệp thành công, lại có xu hướng đi làm công, làm thuê Những đặc điểm đó đã tạo ra rào cản lớn cho quá trình hình thành tinh thần khởi nghiệp của đất nước [28]. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến là do hiện tại các trường đại học của Việt Nam nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên, chưa có nhiều hoạt động tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp; chưa có các chuyên ngành đào tạo khởi nghiệp, các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp kinh doanh còn hạn chế và mới chỉ mang tính phong trào nên chưa thực sự thu hút được giới trẻ, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về khởi nghiệp của sinh viên còn nhiều hạn chế nên khiến họ thiếu tự tin để bắt đầu khởi nghiệp ngay. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách của Nhà nước, cơ quan ban ngành và địa phương chưa thật sự cụ thể, thiết thực, phù hợp và sát với đặc điểm của từng địa phương, từng đối tượng khởi nghiệp, Vấn đề này sẽ được tiếp tục phân tích sâu và cụ thể trong những nội dung tiếp theo. Nhìn chung, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn khá mới mẻ. Bên cạnh những kết quả đạt được ở bước đầu thì việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Quảng Ngãi, việc thúc đẩy hoạt động KSKD trong sinh viên hiện nay còn có nhiều tồn tại, khó khăn: - Nhận thức về KNĐMST của cộng đồng nói chung và của các nhân tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng, bao gồm: các cấp chính quyền, các trường đại học, tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên, các doanh nghiệp,... còn chưa cao. Đa phần chưa hiểu biết nhiều đến hoạt động KNĐMST, do đó chưa thực sự quan tâm, chú trọng triển khai các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. 93 - Hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Quảng Ngãi mới bước đầu được hình thành, so với các địa phương lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định thì Quảng Ngãi chỉ mới thực sự quan tâm đến việc triển khai xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong thời gian gần đây. Sự kết nối, liên kết giữa các yếu tố thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh cũng như sự liên kết với các hệ sinh thái trong khu vực còn yếu, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ. - Đội ngũ chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa được hình thành, chủ yếu huy động nguồn lực chuyên gia từ bên ngoài. - Chưa có các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm và cũng chưa có quỹ đầu tư hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo. - Các câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo được thành lập nhưng chưa có mô hình, cách thức hoạt động hiệu quả. - Chưa hình thành các không gian làm việc chung để tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp cũng như có không gian để các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động, kết nối, chia sẻ, 4.2. Phân tích thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi Dựa vào số liệu điều tra được, tác giả tiến hành thống kê, phân tích và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của SV các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình để đánh giá mức độ đồng ý của SV với mỗi thông tin thu thập về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD cũng như đánh giá dự định khởi sự của các bạn. Cụ thể như sau: - Sử dụng thang đo giá trị khoảng cách: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n= (5-1)/5 = 0.8 - Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Hoàn toàn không đồng ý 1.81 - 2.60 Không đồng ý 94 2.61 - 3.40 Phân vân/Trung lập 3.41 - 4.20 Đồng ý 4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý Sau đó tác giả tiến hành thống kê, phân tích và đánh giá ý kiến của sinh viên về các khía cạnh hay nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của họ căn cứ vào giá trị trung bình về điểm số thang đo khảo sát được, kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu và thông tin thứ cấp khác (Phụ lục 4). Bảng 4.1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên Các biến quan sát Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp 3.9 .951 Đồng ý Tôi sẽ rất hài lòng nếu trở thành một chủ doanh nghiệp 4.15 .897 Đồng ý Trở thành một doanh nhân mang lại cho tôi nhiều cơ hội hơn 4.04 .895 Đồng ý Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi thích khởi sự kinh doanh 4.15 .928 Đồng ý (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả) Qua kết quả phân tích cho thấy, thái độ của các bạn sinh viên đối với hoạt động kinh doanh tương đối cao. Đối với hoạt động khởi nghiệp, trong số 850 sinh viên được hỏi có tới 73,4% (tương ứng 624 sinh viên) đồng ý là “tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp – TĐHĐHVKD1”. Như vậy, đa số các bạn đều rất hứng thú và mong muốn trở thành một người chủ doanh nghiệp vì nhận thấy được những lợi ích mà mình sẽ có được; có tới 680 bạn (chiếm 80%) đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng sẽ khởi sự ngay khi có đủ điều kiện và nguồn lực cần thiết (trung bình là 4,15). Điều này cho thấy được, vấn đề khởi sự kinh doanh đã được các bạn quan tâm và xem như đó là một định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình. Kết quả phân tích cũng cho thấy rằng, sinh viên nam và nữ, sinh viên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngành Kỹ thuật - Công nghệ đều có thái độ quan tâm và hướng đến hành vi kinh doanh là như nhau; riêng đối với những sinh viên có bố/mẹ tự kinh doanh nhận thấy rằng việc trở thành một doanh nhân sẽ mang lại cho họ nhiều cơ hội hơn là làm nghề khác và nếu có cơ hội và nguồn lực, họ thích khởi sự kinh doanh hơn so với những sinh viên có bố/mẹ làm nghề khác. 95 Bảng 4.2: Cảm nhận của sinh viên về ý kiến của người xung quanh Các biến quan sát Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa Bạn bè của tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi 3.75 .857 Đồng ý Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi 3.92 .861 Đồng ý Những người quan trọng của tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi nghiệp của tôi 4.01 .854 Đồng ý (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả) Dựa trên kết quả giá trị trung bình của các biến quan sát ý kiến của những người xung quanh đối với hoạt động khởi nghiệp cho thấy, về cơ bản các bạn sinh viên cảm nhận bạn bè, gia đình và những người quan trọng đối với họ sẽ ủng hộ nếu họ quyết định khởi nghiệp, tuy nhiên cũng không ít bạn còn phân vân không chắc được rằng gia đình, người thân sẽ ủng hộ hay không khi họ có dự định khởi nghiệp, thậm chí nhiều bạn còn có ý kiến rằng gia đình muốn các bạn có một công việc ổn định ở một công ty nào đó hơn là tự khởi nghiệp. Krueger và Brazeal (1994) cho rằng, để gia tăng sự tự tin về khả năng của bản thân, bên cạnh việc tăng cường dạy và đào tạo để nâng cao năng lực cá nhân, các hỗ trợ về mặt tâm lý, tình cảm cũng rất cần thiết [76]. Vì thế, việc một cá nhân khi nhận được sự ủng hộ từ những người thân xung quanh sẽ làm gia tăng sự tự tin về khả năng của bản thân. Do vậy, khi sinh viên nhận được sự ủng hộ từ gia đình, người thân trong vấn đề khởi nghiệp điều đó sẽ giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn để quyết định khởi nghiệp kinh doanh. Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về việc kiểm soát hành vi kinh doanh Các biến quan sát Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa Với tôi, việc tự kinh doanh là rất dễ dàng 2.66 .976 Phân vân Tôi tin mình sẽ thành công khi khởi nghiệp 3.25 .943 Phân vân Tôi hoàn toàn có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình khi khởi nghiệp 3.23 .909 Phân vân Hoàn toàn không có bất kỳ một trở ngại nào có thể ngăn cản việc tôi trở thành một doanh nhân 2.83 1.023 Phân vân (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu của tác giả) 96 Kết quả điều tra cảm nhận của sinh viên về tính khả thi/Nhận thức kiểm soát hành vi khi thực hiện hoạt động khởi nghiệp cho thấy, sinh viên vẫn còn khá phân vân, chưa thật sự tin tưởng rằng mình sẽ thành công khi khởi nghiệp và lo lắng sẽ có nhiều trở ngại ngăn cản việc họ trở thành một doanh nhân trong tương lai. Đối với việc cho rằng “việc tự kinh doanh là rất dễ dàng – NTKSHV1”, đây chính là khía cạnh mà sinh viên cảm thấy phân vân nhiều nhất (trung bình = 2.66). Chỉ có 151 sinh viên (chiếm 17,7%) đồng ý và hoàn toàn đồng ý; có đến 47,1% sinh viên (tương ứng với 400 sinh viên) là hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý về vấn đề này. Ngoài khía cạnh này, thì chỉ có 205 sinh viên (chiếm 24,1%) đồng ý là “hoàn toàn không có bất kỳ một trở ngại nào có thể ngăn cản việc tôi trở thành một doanh nhân – NTKSHV4”. Đa số các bạn còn lại đều không đồng ý và cảm thấy phân vân, kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp khi tiến hành phỏng vấn sâu một số sinh viên về vấn đề khởi nghiệp. Các bạn cho rằng việc tự kinh doanh không phải là điều dễ dàng và gặp rất nhiều khó khăn vì các vấn đề khác nhau như là: thiếu vốn, chưa đủ kiến thức, chưa am hiểu hết về thị trường kinh doanh, thiếu tự tin Đối với việc cho rằng “tin mình sẽ thành công khi khởi nghiệp – NTKSHV2”, thì chỉ có 333 sinh viên (chiếm 39,2%) tự tin về điều này; và 329 sinh viên (chiếm 38,8%) tự tin mình “hoàn toàn có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình khi khởi nghiệp – NTKSHV3”. Còn lại đa số các bạn đều không đồng ý và cảm thấy rất phân vân không tự tin là mình sẽ có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh và thành công khi khởi nghiệp (trung bình 3,25 và 3,23). Bảng 4.4: Cảm nhận của sinh viên về vấn đề huy động vốn Các biến quan sát Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa Tôi có đủ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm) để khởi nghiệp. 2.60 1.007 Không đồng ý Tôi có thể dễ dàng vay mượn từ bạn bè người thân để khởi nghiệp. 2.97 .967 Phân vân Tôi có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_du_dinh_khoi_su.pdf
Tài liệu liên quan