Luận án Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

MỤC LỤC . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU . v

DANH MỤC HÌNH. vi

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ. 2

2.1. Mục tiêu. 2

2.2. Nhiệm vụ. 2

3. Phạm vi nghiên cứu. 3

4. Các luận điểm bảo vệ . 3

5. Những điểm mới của đề tài. 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 4

6.1. Ý nghĩa khoa học . 4

6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4

7. Cấu trúc của luận án. 4

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN VÀ TỔ

CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT . 5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. 5

1.1.1. Công trình nghiên cứu lí luận cảnh quan . 5

1.1.2. Công trình nghiên cứu về đa dạng cảnh quan. 9

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch

- tổ chức lãnh thổ . 14

1.1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Đắk Lắk. 15

1.2. Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu đa dạng cảnh quan. 18

1.2.1. Khái niệm cảnh quan. 18

1.2.2. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan . 20

1.2.3. Phân vùng cảnh quan . 32

1.2.4. Đánh giá cảnh quan. 41ii

1.3. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất. 43

1.3.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ sản xuất . 43

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ sản xuất . 45

1.3.3. Mối quan hệ giữa đánh giá cảnh quan và quy hoạch - tổ chức lãnhthổ. 49

1.3.4. Hướng phát triển bền vững . 50

1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 52

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu . 52

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu. 53

1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu . 55

Tiểu kết chương 1. 57

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA CẢNH QUAN

TỈNH ĐẮK LẮK. 59

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội - các nhân tố thành tạo

và biến đổi cảnh quan tỉnh Đắk Lắk . 59

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên . 59

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 75

2.2. Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Đắk Lắk . 80

2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Lắk. 80

2.2.2. Tính đa dạng của cảnh quan Đắk Lắk. 84

2.3. Phân vùng cảnh quan Đắk Lắk. 100

2.3.1. Hệ thống phân vùng cảnh quan Đắk Lắk. 100

2.3.2. Đặc điểm các vùng cảnh quan Đắk Lắk. 103

2.3.3. Chỉ số đa dạng về cảnh quan Đắk Lắk. 106

Tiểu kết chương 2. 114

Chương 3. ĐỊNH HưỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT TỈNH

ĐẮK LẮK TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNHQUAN. 115

3.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Đắk Lắk phục vụ mục đích phát triển nông -

lâm nghiệp và du lịch. 115iii

3.1.1. Nguyên tắc, đối tượng và mục tiêu đánh giá cảnh quan tỉnh ĐắkLắk . 115

3.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá. 115

3.1.3. Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển các ngành sản xuất. 121

3.1.4. Cảnh quan đa chức năng . 126

3.2. Tổ chức lãnh thổ sản xuất đến năm 2020. 127

3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến2020. 127

3.2.2. Định hướng tổ chức không gian bố trí các ngành sản xuất của tỉnh

Đắk Lắk đến 2020 trên cơ sở nghiên cứu đa dạng cảnh quan. 136

3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu. 144

Tiểu kết chương 3. 147

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 148

1. Kết luận . 148

2. Kiến nghị. 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151

pdf176 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế vườn và tưới cho cây trồng qua giếng đào, giếng khoan, Nhưng ở một số khu vực như M’Đrăk, Krông Bông, Ea Kar, phía đông huyện Ea H’Leo lượng nước ngầm rất kém, việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Bảng 2.3. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm trong tỉnh Đắk Lắk Vùng Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên (Triệu m3) Trữ lƣợng động tự nhiên (Triệu m3) Trữ lƣợng khai thác tiềm năng (nghìn m 3 ) Cao nguyên Buôn Ma Thuột 25.000 170,7 944,6 Cao nguyên M’Đrăk 214 11 17,4 Krông Păk - Lắk 3.392 63,6 69,7 Ea Súp 5.997 1.600 1.780 Tổng 2.811,7 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất Như vậy, nước ngầm trong các thành tạo bazan đóng vai trò chủ yếu nhất, các đối tượng chứa nước khác không giàu. Đây là nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa đối với các CQ, đặc biệt trong mùa khô. Nếu kết hợp thêm với nguồn nước mặt thì nhân tố 69 thuỷ văn sẽ giữ vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển và trao đổi vật chất - năng lượng giữa các lớp, các loại CQ trong lãnh thổ. Ngoài ra nhân tố này còn góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống các loại CQ của Đắk Lắk. 2.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất Đắk Lắk chia thành 9 nhóm. Các nhóm đất chính là: - Nhóm đất phù sa: kí hiệu - P Nhóm đất phù sa diện tích 35,2 nghìn ha, chiếm 2,7% DTTN, đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô, tính chất của đất phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của các mẫu chất tạo đất của vùng thượng nguồn từng lưu vực, thời gian, điều kiện và vị trí bồi lắng,... Gồm những loại đất như: đất phù sa được bồi hoặc không được bồi chua, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa ngòi suối. Đặc điểm cơ bản: đất có tính phân lớp rõ, biểu hiện của sự bồi tụ phù sa sông theo chu kì tới độ sâu 120 - 125 cm, thành phần cơ giới thịt pha sét, xuống sâu hơn đất có thành phần cơ giới cát hoặc lẫn sỏi sạn, toàn phẫu diện có màu nâu sẫm, giàu mùn, độ no Bazơ cao (> 80%), phản ứng đất chua (pHKCL từ 4,5 - 5,0). Đây là nhóm đất tốt về tính chất hoá - lí, giàu dinh dưỡng và được phân bố ở các địa hình bằng phẳng. - Nhóm đất Gley: kí hiệu - Gl Nhóm đất Gley có diện tích 22,4 nghìn ha, chiếm 1,7% DTTN, tập trung ở các vùng trũng thuộc huyện Lắk, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập nước quanh năm. Đất Gley phân bố ở độ dốc nhỏ dưới 8o, trong đó chủ yếu có độ dốc <3o, đất có tầng dày lớn, có nguồn gốc thuỷ thành (có sự bồi tụ từ các sườn đồi) nên thành phần cơ giới trong các tầng đất không thể hiện bất cứ sự phân hoá có quy luật nào. Ở tầng đất 25 - 43 cm, tỉ lệ sét tăng đột ngột (30,4%) sau đó giảm xuống 11,6 tới độ sâu 92 cm, tỉ lệ sét lại tăng cao (73,8%). Đất được hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất từ cao xuống thấp. Đất khá giàu mùn hữu cơ, đất thịt nhẹ có độ phì cao, ít thoát nước. Mực nước ngầm nông, đất bị ngập nước nên gley hoá toàn phẫu diện, quá trình khử trong đất là chủ đạo, do tầng đất dưới 92 cm có tỉ lệ sét cao nên đất có khả năng giữ nước tốt. Đất có độ phì tự nhiên thấp, tuy nhiên thành phần cơ giới khá mịn phù hợp với các thảm thực vật thuỷ sinh. - Nhóm đất đen: kí hiệu R Diện tích là 26,8 nghìn ha, chiếm 2% DTTN, gồm 2 loại: đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan và đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và đá bazan, phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng bazan, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, khả năng thoát nước tốt. Phần lớn tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và nhiều nơi kết von đến tầng mặt, đất có hàm lượng 70 dinh dưỡng tương đối cao. Đất có phản ứng hơi chua (pHKCl: 4,7 - 5,25). Tầng mặt bị úng nước dẫn tới sự phân huỷ hoặc rửa trôi sét xuống tầng sâu hơn. - Nhóm đất xám: kí hiệu - Xa Nhóm đất xám hay còn gọi là đất chua mạnh hoạt tính thấp, diện tích 152,7 nghìn ha, chiếm 11,6% DTTN, phân bố ở hầu hết các huyện, phân bố ở nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên đất dốc. Đất xám là nhóm đất đã phát triển, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Về bản chất có độ phì rất thấp, phản ứng đất rất chua (pHKCL< 4,0), có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn, đạm lân, kali ở mức từ nghèo đến trung bình, một số bị xói mòn tầng mặt, thoái hoá và lẫn đá mẹ. Theo nguồn gốc phát sinh được chia thành 4 loại: đất xám trên phù sa cổ, đất xám và đất xám bạc màu trên đá macma axit, đất xám nâu vùng bán khô hạn. - Nhóm đất đỏ vàng: + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Kí hiệu Fk): Diện tích 336,3 nghìn ha, chiếm 25,6% DTTN. Nhóm đất này giàu dinh dưỡng, tầng dày trên 70cm, độ dốc nhỏ (3 - 5o), cấu tượng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ nước tốt. + Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Kí hiệu Fa): Diện tích 469,8 nghìn ha, chiếm 35,8% DTTN. Đất thịt nặng đến cát pha, tỉ lệ sét tương đối, chia cắt mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và tầng đất mỏng, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 155,7 nghìn ha, chiếm 11,9% DTTN. Đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới cát pha đến cát bị rửa trôi mạnh, chua nghèo mùn và các chất dinh dưỡng cả tổng số lẫn dễ tiêu. - Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: kí hiệu Ha Diện tích 60,9 nghìn ha, chiếm 4,6% DTTN. Do quá trình tích lũy mùn trội hơn các quá trình hình thành đất khác nên sự phân hoá theo nham thạch không mạnh. Đất ẩm, trên mặt là tầng đất màu xám đen của mùn, xuống dưới có màu vàng, vàng đỏ, màu đỏ, đỏ nâu hay đỏ vàng. Phản ứng đất chua do axit mùn, độ pH xấp xỉ 4, đất nghèo cation kiềm, khả năng trao đổi cũng thấp. - Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 2,7 nghìn ha, chiếm 0,2% DTTN. Có tầng đất mỏng, phản ứng chua (pHKCl = 3,9 - 4,1). Độ no bazơ thấp, giàu mùn và đạm. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): diện tích khoảng 11,3 nghìn ha (chiếm 0,9% DTTN), Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả năng giữ ẩm rất tốt. 71 Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Đắk Lắk 72 - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (kí hiệu E): diện tích 29,9 nghìn ha, chiếm 2,3% DTTN, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện. Đất được hình thành do kết quả của quá trình xói mòn đất do dòng nước mặt. Loại đất có nhiều hạn chế do tầng mỏng và lẫn nhiều đá cứng và kết von, đá ong, tầng đất mịn < 25cm. Trên đất xói mòn trơ sỏi đá thường có lớp thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của xói mòn, gây nhiều hậu quả xấu [39]. Tóm lại nguồn tài nguyên đất của Đắk Lắk khá ĐD với hầu hết các nhóm đất có ở Việt Nam, trong đó nhóm đất bazan là loại đất phù hợp với nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Đây chính là nhân tố chủ đạo hình thành nên các loại CQ của Đắk Lắk. Với nhiều loại đất màu mỡ và phân bố tương đối rộng đã giúp cho các CQ tự nhiên cũng như các CQ nông nghiệp phát triển nhanh và có sức sống rất mãnh liệt. 2.1.1.6. Đặc điểm thảm thực vật Với đặc điểm về vị trí địa lí, sự tương tác của các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và nhân tác đã tạo nên cho lãnh thổ Đắk Lắk sự phong phú và ĐD của thảm thực vật và HST. Dựa trên tài liệu của các tác giả Thái Văn Trừng [60], Phan Kế Lộc [40] và nhiều công trình nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Đắk Lắk gồm các kiểu thảm thực vật chủ yếu sau: - Rừng kín thường xanh: + Rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm núi cao phân bố trên các sườn hay đỉnh núi ở độ cao hơn 1800m trên các đất mùn vàng đỏ, tầng mỏng, quanh năm mây mù, thảm thực vật chủ yếu với ưu hợp Thông - Dẻ - Re - Chua nem, Pơmu - Đỗ quyên. + Rừng kín thường xanh nhiệt đới núi thấp: phát triển trên sườn núi có lớp thổ nhưỡng mỏng, tầng cây gỗ ưu thế với các loài thuộc họ Dẻ, Long não, Kim giao, Hoàng đàn, Ngọc lan, Thông ba lá. + Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp chân núi: chiếm diện tích khá lớn ở các huyện M’Đrăk, Krông Bông, Krông Nô, Lắk và ven các thung lũng. Thảm thực vật có nhiều tầng với các loài như Dẻ, Trâm, Dáng hương, Giổi xanh, Sao, Gõ mật, Trắc, Kiền kiền,... với độ che phủ lớn, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. - Rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới: phát triển trên các loại đất nâu đỏ, đỏ vàng trên đá bazan, phù sa cổ của kiểu khí hậu hơi ẩm, nóng. Đây là vùng đất tốt và khá bằng phẳng nên rừng đã bị khai thác và phần lớn bị thay thế bởi các nông quần hợp. Tuy vậy cũng thấy thành phần loài ưu thế của quần hợp này là Săng lẻ - Trà ben, Cẩm lai - Trâm - Sồi - Trà ben. - Rừng rụng lá: phát triển rộng rãi trên các địa hình bằng phẳng ở Ea Soup, Buôn Đôn, một phần ở các chân đồi Cư Jut, Krông Păk, Krông Buk trên các loại đất sét, cát bột kết giữ nước kém, khí hậu khô nóng khắc nghiệt, lượng mưa thấp. Thảm thực vật 73 chủ yếu là cây họ Dầu rụng lá hàng năm, thường gặp nhất là các loại dầu Trà ben hoặc dầu Đồng. Đây là kiểu rừng thưa cây lá rộng thường xanh có một tầng duy nhất. - Rừng hỗn giao tre nứa: phát triển khá tập trung ở Lắk, Krông Bông, Krông Păk, thành phần chủ yếu là các loài họ Tre, Nứa, Le và họ Dầu. - Trảng cây bụi: hình thành do tác động của con người, là kết quả diễn thế theo hướng đi xuống (suy thoái) từ các kiểu thảm thực vật trên. Chúng phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh với thành phần chủ yếu là các cây họ Dầu, họ Đậu, họ Xoan, họ Dẻ, họ Gai, họ Sim. Đây là đối tượng đang bị khai thác mạnh với mục đích chuyển sang trồng cây công nghiệp. - Thảm cỏ tự nhiên: là sản phẩm của điều kiện địa mạo, thổ nhưỡng và quá trình khai thác kiệt quệ, đốt rừng hoặc tàn phá do chiến tranh. Diện tích phân bố chủ yếu ở M’Đrăk với thành phần cỏ Tranh, cỏ Lông lợn, cỏ Lau, cỏ Tre, cỏ Bông. - Rừng trồng: chủ yếu là các thảm rừng trồng thuần loại, một vài nơi có trồng hỗn giao với thành phần loài chủ yếu là Tràm bông vàng, Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn và Thông hai lá. - Thảm thực vật nông nghiệp: rất ĐD về chủng loại với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, công nghiệp nhiệt đới điển hình như Cà phê, Cao su, Điều, Tiêu, Bông, Mía, các loại cây ăn quả và lương thực. Mặc dù chịu tác động tổng hợp của các nhân tố khác (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,) nhưng thảm thực vật mới là nhân tố quyết định hình dạng của các kiểu loại CQ và trực tiếp tạo nên sự ĐD của các loại hình CQ trên lãnh thổ Đắk Lắk. Vai trò thành tạo CQ của lớp phủ thực vật được đánh giá cao dựa trên cơ sở là: mỗi kiểu thảm thực vật chỉ phù hợp và phát triển tốt nhất trên một loại thổ nhưỡng, một dạng địa hình, một kiểu khí hậu và một kiểu thuỷ văn nhất định mà thôi. 2.1.1.7. Đánh giá chung về vai trò thành tạo CQ của các nhân tố tự nhiên Là một tỉnh được hình thành trên một nền địa chất tương đối ổn định, có nhiều loại đá mẹ tốt đã tạo nên nhiều loại đất có độ phì cao. Cùng với đó là sự phân hoá độ cao địa hình bên cạnh sự thay đổi khí hậu và thuỷ văn theo không - thời gian đã tạo cho Đắk Lắk một sự ĐD về các CQ tự nhiên. Ở đây ta không những có thể bắt gặp các CQ mang những nét chung của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam mà còn có thể quan sát thấy các loại CQ mang những nét đặc trưng riêng của thiên nhiên cận xích đạo điển hình cho khu vực miền Nam nói chung và Tây Nguyên - Đắk Lắk nói riêng. 74 Hình 2.4. Bản đồ lớp phủ thực vật tỉnh Đắk Lắk 75 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư, dân tộc - chủ thể tác động biến đổi các cảnh quan tự nhiên Dân số toàn tỉnh đến 2010 là 1754,4 nghìn người, dân đô thị chiếm 24,02%. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%. Ngoài các dân tộc ít người tại chỗ còn có số đông khác di cư từ miền Bắc và Trung vào, họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong SX [68]. Mật độ dân trung bình toàn tỉnh là 134 người/km2, phân bổ không đều: TP. Buôn Ma Thuột có mật độ dân số cao nhất 878 người/km2, các huyện có mật độ dân số thấp là Ea Sup, Buôn Đôn, M’Đrăk. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,36%. Những năm gần đây, dân số Đắk Lắk tăng cơ học chủ yếu là dân di cư tự do, tạo nên sức ép lớn đối với KT - XH và MT. Lao động trong độ tuổi tăng qua các năm, từ 649,3 nghìn người năm 2000 lên 883,6 nghìn người năm 2010, chiếm 50,4%. Nguồn lao động đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tỉnh, nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng cao là một lợi thế, song cũng là sức ép cho xã hội về đào tạo và giải quyết việc làm. Tỉ lệ lao động chưa có việc làm giảm từ 6,2 % năm 2000 xuống còn 5,5 % năm 2005. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2006 đạt khoảng 28,2 %. Theo thống kê Đắk Lắk có khoảng 17.400 cán bộ khoa học kĩ thuật có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên trong đó có 39 Tiến sĩ và 3 Phó giáo sư, tuy nhiên nguồn nhân lực này phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn, khu vực nông thôn thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật. Về cơ cấu lao động thì lao động nông nghiệp chiếm 73,8 %; lao động công nghiệp xây dựng chiếm 7,7 %; lao động khu vực dịch vụ chiếm 18,5 % (năm 2007). Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 27% năm 2000 xuống còn 21,3% năm 2008, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch lớn, khu vực đô thị cao hơn khu vực nông thôn, vùng trồng cây công nghiệp dài ngày cao hơn vùng trồng lúa, vùng sâu vùng xa đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. 2.1.2.2. Các loại hình hoạt động nhân sinh trong tỉnh Trong những năm qua các hoạt động kinh tế trong tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao hơn mức trung bình cả nước, tạo được những tiền đề cần thiết cho thời kì phát triển tiếp theo. GDP (theo giá so sánh) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2010 đạt 10,16 %; tăng 2,61 lần so với năm 2000. Quy mô chất lượng nền kinh tế tiếp tục được nâng lên: năm 2010 GDP đạt 12826,4 tỉ đồng, bình quân đầu người đạt 7,3 triệu đồng. 76 Hình 2.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2010 [68] Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực: tỉ trọng nông - lâm nghiệp giảm từ 77,5% năm 2000 xuống 49,8 % năm 2010; công nghiệp - xây dựng tăng từ 7,3% lên 17,5%; các ngành dịch vụ tăng từ 15,2% lên 32,7%. a) Hoạt động nông nghiệp Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản thời kì 2001 - 2010 phát triển khá toàn diện, đóng góp cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong 10 năm, nông nghiệp của tỉnh tuy gặp khó khăn về giá cả, thời tiết, dịch bệnh nhưng tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng bình quân 5 - 6 % hàng năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi ĐD, tăng tích luỹ nội bộ ngành. Công nghiệp và dịch vụ nông thôn bước đầu phát triển, thu hút một phần lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Trồng trọt phát triển các vùng chuyên canh theo hướng SX hàng hoá gắn với thị trường thể hiện rõ nét như: mía đường, lúa lai, ngô lai, sắn cao sản, điều ghép. Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 1,07 triệu tấn, đặc biệt cây ngô lai phát triển nhanh, năng suất cao và chiếm gần 57,9 % sản lượng lương thực của tỉnh. Lương thực có hạt bình quân đạt 610 kg/người. Chăn nuôi đã có bước phát triển theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, tập trung, nâng dần tỉ trọng trong SX nông nghiệp từ 5,9 % năm 2000 lên 8,6 % năm 2007 và 14% năm 2010. Các mô hình chăn nuôi công nghiệp, trang trại có bước phát triển mới, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kĩ thuật về giống, thức ăn nên quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh về số lượng, trọng lượng và chất lượng tốt hơn. Công tác phòng - chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật được chú trọng thường xuyên. Sản phẩm chăn nuôi không những đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất ra ngoài tỉnh với số lượng lớn. Sản xuất lâm nghiệp chuyển dần theo hướng xã hội hoá, nhất là việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư được thí điểm và nhân rộng. Trồng 77 rừng nguyên liệu được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hình thành vùng nguyên liệu tập trung với quy mô trên 15 ngàn ha. Chương trình trồng 5 triệu ha rừng bước đầu đạt kết quả khá. Năm 2007 đã trồng mới thêm 4,3 nghìn ha rừng tập trung và 2010 đã trồng thêm được 6,9 nghìn ha. Khai thác gỗ rừng tự nhiên giảm từ 116,9 nghìn m3 năm 2000 giảm xuống còn 79,9 nghìn m3 năm 2005 và đến năm 2010 chỉ còn 49,6 nghìn m 3 gỗ. Chế biến lâm sản theo hướng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa với chất lượng cao, đã từng bước thay nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng. Kinh tế trang trại tuy mới được hình thành, nhưng đã phát triển nhanh, đa dạng, đi dần vào chuyên sâu, góp phần giải quyết việc làm, tăng sản lượng, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (năm 2010, số lượng trang trại của tỉnh là 1.492 trang trại, trong đó 69 % là các trang trại cây hàng năm và cây lâu năm). b) Hoạt động công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2001 - 2010 đạt 26,2 %. Các ĐVSX tăng nhanh, năm 2010 đã có 8.707, tăng hơn 2.400 ĐV so với năm 2005. Giá trị SX công nghiệp năm 2010 đạt 3.326,3 tỉ đồng, gần bằng 1/3 giá trị SX công nghiệp của cả vùng Tây Nguyên. Sản phẩm ngày một ĐD, chất lượng, mẫu mã từng bước được cải thiện. Khu công nghiệp Hoà Phú đang được xây dựng, cụm tiểu thủ công nghiệp TP. Buôn Ma Thuột đã xây dựng được các nhà máy bê tông dự ứng lực, nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên, nhà máy gỗ Hoàng Nguyên, Ngoài ra ở các huyện cũng đã xây dựng các nhà máy chế biên nông sản như Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar, Krông Bông, nhà máy chế biến bông với công suất 10.000 tấn bông hạt/năm tại phường Ea Tam TP. Buôn Ma Thuột, các nhà máy chế biến hạt điều 722 tại huyện Ea Kar, công nghiệp khai thác Fenspat, đá xây dựng, gạch, Đáng chú ý là việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên sông Srêpôk (Buôn Tua Srah 85 MW, Buôn Kuôp 280 MW, Dray H’Ling 2, Krông H’Năng 64 MW, Krông K’Mar 12 MW,). Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đã tạo đà cho công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng phát triển, thu hút lao động và máy thiết bị cho thi công khá lớn. Ngành chế biến nông sản nhất là cà phê đã cho ra các sản phẩm cà phê với khối lượng khá cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo một số thương hiệu nổi tiếng như Cà phê Trung Nguyên, cà phê Victory, Đối với cao su, ngoài các sản phẩm truyền thống đã xuất khẩu sang nhiều nước thì chế biến cao su mủ kem đang tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. c) Hoạt động dịch vụ Các ngành dịch vụ đã tiếp cận với KT thị trường, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu SX kinh doanh và tiêu dùng của XH. Tổng mức bán lẻ hàng hoá giai đoạn 2005 - 2010 đạt 78,9 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 30,4 % / năm, gấp 1,84 lần so với thời kì 2001 - 2005. Thị trường hàng hoá phục vụ SX và tiêu dùng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu mua, bán của nhân dân. Các loại hình giao dịch thương mại văn minh, hiện đại như: Trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, được hình thành. Xuất nhập khẩu có 78 nhiều cố gắng, xuất khẩu hàng hoá đạt 620,9 triệu USD, nhập khẩu đạt 19,8 triệu USD (năm 2010); thị trường truyền thống được củng cố, phát triển thêm thị trường mới, bổ sung nhiều mặt hàng xuất khẩu như: hạt điều, tinh bột sắn, cà phê bột, đồ mộc, Các thế mạnh về du lịch ST - văn hoá được khai thác, đầu tư nên du khách ngày càng tăng. Doanh thu du lịch 2010 đạt 199,3 tỉ đồng, gấp 1,6 lần so với 2007. Hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng dự báo, thâm nhập thị trường. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng tăng mạnh cả về quy mô, địa bàn phục vụ và nâng cao chất lượng với nhiều phương thức kinh doanh mới. Mạng lưới thông tin phát triển nhanh về số lượng, hiện đại về công nghệ; 100% số xã có điện thoại, trung bình cứ 100 người dân có 17,2 thuê bao điện thoại (năm 2010) [87]. 2.1.2.3. Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên của tỉnh a) Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên đất: gồm 3 nhóm: Hình 2.6. Cơ cấu sử dụng đất Đắk Lắk năm 2010 [68] - Nhóm đất nông nghiệp: 1,13 triệu ha, chiếm 86,34 % diện tích, gồm: + Đất nông nghiệp: 533,4 nghìn ha. + Đất dùng vào lâm nghiệp: 599,9 nghìn ha. - Đất phi nông nghiệp: 101,9 nghìn ha, chiếm 7,76 % DTTN. - Nhóm đất chưa sử dụng: 77,3 nghìn ha, chiếm 5,9 % DTTN. Như vậy, đến 2010 thì đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là đất phi nông nghiệp. Đất chưa sử dụng đang thu hẹp, cho thấy hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. Tuy vậy, áp lực đối với tài nguyên đất đang ngày càng lớn và tăng nhanh chóng: - Cho đến nay, tỉ lệ phát triển dân số của tỉnh tuy có giảm song vẫn đạt ở mức cao. Do đó, tỉnh sẽ phải dành một quỹ đất không nhỏ cho mục đích ở và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân số tăng thêm. Diện tích đó phải lấy vào đất nông - lâm nghiệp, trong khi đa phần dân số của tỉnh sống bằng nghề nông. - Cơ cấu KT đã chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao. Để đạt được mục tiêu, cần tăng nhanh tỉ trọng của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công và dịch vụ thương mại, du lịch. Trong khi đó quỹ đất dành cho mục đích xây dựng, mở 79 rộng và phát triển các công trình phi nông nghiệp lại không nhiều, và chủ yếu vẫn phải lấy đất nông - lâm nghiệp. - Nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh (giao thông, thuỷ lợi, các công trình công cộng,) cũng gây sức ép lớn đối với đất đai. - Các đô thị tiếp tục được hình thành, mở rộng làm mất đi một phần diện tích đất nông - lâm nghiệp. Bên cạnh đó, để cải thiện nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu đô thị hoá nông thôn, ngoài việc tận dụng nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, cần dành một diện tích đất thoả đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá thể thao, khu vui chơi giải trí, ở các điểm dân cư trên địa bàn. b) Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên nước Tài nguyên nước của Đắk Lắk đang bị mất cân đối nghiêm trọng. Vào mùa khô các hồ tự nhiên, nhân tạo, các khu chứa nước rộng lớn bị bốc hơi mạnh. Theo kết quả điều tra thì mực nước ngầm bình quân trên toàn tỉnh sụt giảm 1,27m, ở các vùng trồng cà phê sụt 0,8 - 3,8m; nước trên các sông suối mùa khô giảm 60%, lưu lượng chảy giảm 40%. Lượng nước sử dụng (chủ yếu cho nông nghiệp) không được hoàn lại và bị mất một khối lượng nước lớn ước tính trên 20% lượng nước dùng trong mùa khô. Ở những nơi mất rừng, các con suối khô cạn, mức nước ngầm tụt sâu, các giếng đào, giếng khoan đều phải đào và khoan sâu thêm mới có nước. Ngoài ra, nước mặt tuy dồi dào nhưng do có một mùa khô khắc nghiệt nên đòi hỏi phải triển khai nhiều dự án thuỷ lợi. Mặc dù công tác thuỷ lợi đem lại ý nghĩa to lớn nhưng cũng tác động không nhỏ đến CQ tự nhiên của tỉnh. c) Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng Năm 2010, diện tích rừng là 599,9 nghìn ha, trong đó: rừng SX là 316 nghìn ha; rừng phòng hộ là 65 nghìn ha; rừng đặc dụng là 218,9 nghìn ha. Diện tích rừng tự nhiên phân bố ở phía nam thuộc vùng núi cao Chư Yang Sin (rừng thường xanh), phía tây thuộc huyện Ea Sup và Buôn Đôn (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M’Đrăk, Ea Kar, Ea H’Leo. Diện tích rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, trong những năm gần đây mặc dù tình trạng chặt phá rừng đã hạn chế rất nhiều nhưng tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Những vùng còn rừng tự nhiên phần lớn nằm ở địa hình dốc, hiểm trở hoặc là các khu bảo tồn thiên nhiên, không thích hợp cho SX nông nghiệp. Độ che phủ rừng toàn tỉnh là 45,7% trong đó huyện Buôn Đôn độ che phủ cao nhất 84,8 %; Ea Sup 75,7 %; Krông Bông 66 %; Lắk 60,3 %; Ea HLeo 49,5%; các huyện khác từ 1 - 26,9%. Diện tích rừng đang giảm dần, từ 686,7 nghìn ha năm 1995 xuống còn 599,9 nghìn ha năm 2010. Trong vòng 15 năm diện tích giảm 86,8 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm gần 5,8 nghìn ha. Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, dân di cư tự do vào Đắk Lắk những năm qua khá lớn, dẫn tới nhu cầu đất đai tăng cao, là một trong những 80 nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng giảm. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép đã làm suy giảm ĐD sinh học, số lượng và chất lượng rừng [44]. d) Đánh giá chung Dân cư cùng với các hoạt động nhân sinh mặc dù chỉ giữ vai trò gián tiếp trong sự thành tạo các CQ tự nhiên nhưng lại là nhân tố đóng vai trò trực tiếp dẫn đến sự biến đổi của các CQ tự nhiên và tạo ra các CQ nhân tạo (CQ nông nghiệp, đô thị,). Nếu như thời kì trước 1990, người dân Đắk Lắk tác động vào tự nhiên còn ít thì từ 1990 đến nay, tác động của con người ngày càng mạnh mẽ. Trong thời kì 1990 - 2007, tình trạng gia tăng dân số cơ học quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển thiếu cân đối, một số loại cây trồng nhất là cà phê phát triển ồ ạt ở hầu hết các huyện trong tỉnh, không theo kế hoạch đã làm cho diện tích rừng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng, ĐD sinh học bị suy giảm về thành phần loài, đất đai bị xói mòn rửa trôi, canh tác không hợp lí, đã làm cho CQ ngày càng bị suy thoái. Tình trạng hạn hán và lũ xảy ra thường xuyên, nhiều vùng thiếu nước trong mùa khô. Đó là những hậu quả đã, đang và sẽ tiếp tục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_nghien_cuu_da_dang_canh_quan_phuc_vu_to_chuc_lanh_tho_san_xuat_tinh_dak_lak_6966_1920028.pdf
Tài liệu liên quan