Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh Tiểu học tại các trường có bể bơi của tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thái Hưng

Trang bìa

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu đồ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Mục tiêu 4

1.1.2 Phương pháp, giải pháp, biện pháp 5

1.1.3 Bơi chống đuối nước 6

1.1.4 Xã hội hóa thể dục thể thao 7

1.2 Khái quát những chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể thao trường học 8

1.3 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em 12

1.3.1 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em 12

1.3.2 Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em 16

1.4 Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ em trong toàn quốc 21

1.5 Tầm quan trọng của dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học 29

1.5.1 Tầm quan trọng của dạy bơi cho học sinh tiểu học 29

1.5.2 Tầm quan trọng của chống đuối nước đối với học sinh tiểu học 34

1.6 Đặc điểm hoạt động vận động trong môi trường nước 36

1.6.1 Đặc điểm vật lý môi trường nước 36

1.6.2 Những lưu ý khi hoạt động trong môi trường nước 38

1.7 Nguyên tắc và phương pháp dạy bơi cho học sinh tiểu học 42

1.7.1 Nguyên tắc dạy bơi cho học sinh tiểu học 42

1.7.2 Phương pháp cơ bản dạy bơi cho học sinh tiểu học 43

1.7.3 Những điểm cần lưu ý trong dạy bơi cho học sinh tiểu học 45

1.8 Đặc điểm sinh lý, tâm lý học sinh tiểu học 45

1.8.1 Đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học 45

1.8.2 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học 48

1.9 Những công trình nghiên cứu liên quan 50

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 55

2.1 Đối tượng nghiên cứu 55

2.1.1 Đối tượng chủ thể nghiên cứu 55

2.1.2 Khách thể nghiên cứu 55

2.2 Phương pháp nghiên cứu 55

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 55

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 56

2.2.3 Phương pháp quan sát xã hội học 58

2.2.4 Phương pháp quan sát sư phạm 59

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 60

2.2.6 Phương pháp thực nghiệm xã hội học 60

2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 61

2.3

2.3.1 Tổ chức nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu 62

62

2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 62

2.3.3 Thời gian nghiên cứu 63

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 64

3.1 Đánh giá thực trạng bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 64

3.1.1 Xác định nội dung đánh giá thực trạng triển khai công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học có bể bơi của tỉnh Hải Dương 64

3.1.2 Chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương đối với việc dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học 65

3.1.3 Thực trạng tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học tỉnh Hải Dương 66

3.1.4 Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn bơi và kỹ năng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương 69

3.1.5

 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy bơi và giáo dục kỹ năng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương 71

3.1.6

 Phân tích SWOT về thực trạng dạy bơi và chống đuối nước trong các trường tiểu học tỉnh Hải Dương 77

3.1.7 Kiểm định phân tích SWOT về thực trạng dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương 78

3.1.8 Bàn luận mục tiêu 1 81

3.2 Nghiên cứu đề xuất ứng dụng giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 91

3.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương 91

3.2.2 Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương 93

3.2.3

 Lựa chọn các giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương 98

3.2.4 Ứng dụng kiểm nghiệm hiệu quả giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương 105

3.2.5 Bàn luận mục tiêu 2 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc254 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh Tiểu học tại các trường có bể bơi của tỉnh Hải Dương - Nguyễn Thái Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp phù hợp, hiệu quả nhằm phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học ở các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nhận xét chung về GDTC, trong đó có dạy bơi chống đối nước học sinh tiểu học Hải Dương: Ưu điểm: Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều thực hiện chương trình nội khóa theo quy định của Bộ GDĐT, công tác GDTC ở các trường được thực hiện nề nếp, ổn định; Nhiều trường học đã tổ chức được các giờ tập ngoại khóa cho học sinh. Điều này chứng tỏ nhận thức và sự quan tâm về công tác GDTC trong nhà trường của lãnh đạo các cấp và hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý giáo dục, Ban giám hiệu các trường đã có những chuyển biến tích cực; Đội ngũ giáo viên Thể dục trong các trường được tăng lên về số lượng và chất lượng được chuẩn hoá, giáo viên Thể dục thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó có tập huấn về dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học; Cơ sở vật chất dành cho hoạt động TDTT trong nhà trường cơ bản đáp ứng cho dạy học và hoạt động TDTT. Phần lớn các trường đều có sân tập cho học sinh. Nhiều trường đã được trang bị bể bơi. Hạn chế: Về nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn còn một số chưa quan tâm tích cực đến công tác GDTC và dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học; Việc thay đổi cách đánh giá kết quả môn Thể dục từ cho điểm sang xếp loại cũng tác động phần nào đến nhận thức về môn học của giáo viên và học sinh; Nội dung chương trình dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học còn nặng và dàn trải, chưa phù hợp điều kiện thực tế, để có thể triển khai đạt hiệu quả cao; Nhiều trường việc tập luyện ngoại khóa chủ yếu vẫn mang tính tự phát; Xã hội hoá TDTT trong các trường rất hạn chế; Đội ngũ giáo viên TDTT vẫn còn thiếu, nhiều trường chỉ có từ 1-2 giáo viên, tỷ lệ giáo viên/sinh viên còn khá cao so với quy định của Bộ GDĐT. Trang thiết bị dụng cụ tập luyện vẫn còn đơn giản. Nguyên nhân: Mặc dù đã có những văn bản, chỉ thị, nghị quyết về đẩy mạnh công tác GDTC và bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học. Song thực tế chưa tổ chức các buổi học tập, các cuộc hội thảo nhằm quán triệt một cách đầy đủ từ cấp lãnh đạo cho đến các cán bộ giáo viên và học sinh. Việc đầu tư kinh phí để cho xây dựng sân bãi, nhà tập, bể bơi, trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT chưa đồng bộ, nên chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và tập luyện TDTT trong đó có tập bơi; Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng giáo dục thiếu thường xuyên. Nhà trường còn bao biện, làm thay vai trò của nhiều bộ phận chức năng, chưa có giải pháp tích cực, chủ động. Xã hội hoá TDTT học đường từ khâu tổ chức đến hoạt động cụ thể yếu; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương chưa có chương trình chung về giảng dạy môn bơi tại các trường tiểu học, môn bơi được xác định là một môn ngoại khóa, giáo trình, bài giảng đều do giáo viên tự biên soạn dựa trên kinh nghiệm cá nhân do đó chưa có sự thống nhất giữa các trường. Do thời tiết và hạn chế của bể bơi ngoài trời, bể bơi không có chế độ nước nóng, nên việc dạy bơi cho học sinh chỉ có thể tổ chức được vào dịp hè, khiến cho công năng của các bể bơi chưa được khai thác hết, tỉ lệ các em học sinh tiểu học được dạy bơi và biết bơi còn thấp. Bài học kinh nghiệm: Để đẩy mạnh GDTC, trong đó có bơi chống đuối nước học sinh tiểu học đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, từ cơ chế, chính sách đến đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn nhân lực. Với phương châm nhà nước kết hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị-xã hội, nhằm phục vụ cho phát triển GDTC và triển khai dạy bơi chống đuối nước học sinh tiểu học có hiệu quả. 3.2. Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương 3.2.1. Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học: Phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em trong đó có phòng chống đuối nước đã được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm. Trước tình trạng tỷ lệ đuối nước ở trẻ em ngày một gia tăng Đảng, Nhà nước và các Ban, Ngành liên quan đã có những văn bản chỉ đạo cụ thể: Trước yêu cầu cấp thiết phải dạy bơi cho trẻ em để giảm thiểu nguy cơ đuối nước ở trẻ em, ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, trong đó chỉ rõ: “Phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa” [53]. Tiếp theo, ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2158/QĐ-TTg về việc Phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 – 2015 [55]. Mục tiêu của chương trình là từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước. Trong phần nội dung biện pháp đã chỉ rõ phải: Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em; loại bỏ nguy cơ gây đuối nước trẻ em; hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; Tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn; Tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học; sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; hướng dẫn kỹ năng cứu đuối trẻ em; Thực hiện việc cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông, các bến tàu; Xây dựng tổ tự quản trật tự an toàn giao thông đường thủy; tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên về phòng, chống đuối nước trẻ em. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Chương trình bằng các giải pháp như: Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; Tăng cường công tác quản lý bể bơi, dạy bơi cho trẻ em; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 [13], [52], [55]; Công văn số 664/BGDĐT-CTHSSV ngày 09 tháng 02 năm 2010, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015 [80]; Kế hoạch phối hợp liên tịch số 176/KHLT/BLĐ-TB&XH-BYT-BGD&ĐT-BGTVT-BCA-BVHTT&DL-ĐTNCSHCM-HPNVN-HNDVN ngày 26 tháng 04 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công An, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, về “Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012 – 2015” [61]; Quyết định số 1236 QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề án giáo dục bơi cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 [69]. 3.2.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương Trước thực trạng đuối nước trẻ em ngày càng có chiều hướng gia tăng, việc khắc phục, hạn chế nạn đuối nước đang là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách, vì vậy, một chiến lược phòng chống đuối nước đã được đặt ra, gồm những nội dung: Nâng cao nhận thức, kiến thức và cung cấp các thông tin về gánh nặng đuối nước, các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh xảy ra đuối nước; Truyền thông các biện pháp phòng chống; dạy trẻ và người lớn các kỹ năng bơi, tự cứu, cứu bạn, hô hấp nhân tạo Thay đổi môi trường và thiết bị, tức là loại bỏ hoặc giảm nhẹ những yếu tố nguy cơ như lấp hố nước, làm đê ngăn lũ; tạo ra vật cản cho trẻ; sử dụng các thiết bị an toàn; xây dựng bể bơi, khu du lịch an toàn. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực thi các quy định pháp luật, bao gồm an toàn giao thông đường thuỷ, an toàn trong xây dựng, kinh doanh bãi biển, bể bơi, quy định rào ao, hồ, bể bơi Cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu kịp thời. Tạo ra các giải pháp thay thế cho sự giám sát của cha mẹ, bằng cách mở nhà trẻ, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào mùa lũ và trong thời gian bận rộn trong năm; Tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng. Để có cơ sở cơ sở đề xuất lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương, tiến hành tổng hợp hệ thống các giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của các Bộ, ngành liên quan, cũng như tổng hợp từ các giải pháp và bài học kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong toàn quốc triển khai công tác phát triển bơi và phòng chống đuối nước cho trẻ em gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh An Giang, tỉnh Phú Thọ, trình bày ở bảng 3.14, gồm: Bảng 3.14. Tổng hợp các nhóm giải pháp triển khai dạy bơi chống đuối nước cho học sinh phổ thông của một số địa phương trong toàn quốc TT Tp. Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh Tỉnh An Giang Tỉnh Phú Thọ 1 Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; Tuyên truyền tạo sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt trong cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về vai trò của giáo dục bơi cho học sinh tiểu học; Nâng cao nhận thức, kiến thức và cung cấp các thông tin về gánh nặng đuối nước, các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh xảy ra đuối nước. Truyền thông các biện pháp phòng chống; dạy trẻ và người lớn các kỹ năng bơi, tự cứu, cứu bạn, hô hấp nhân tạo; Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em; Hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; 2 Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; lồng ghép các mục tiêu về phòng, chống tai nạn thương tích nói chung, đuối nước trẻ em nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ sở nhận thức đúng đắn, cấp ủy, chính quyền địa phương để làm công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng các thiết chế giáo dục bơi; Thay đổi môi trường và thiết bị, tức là loại bỏ hoặc giảm nhẹ những yếu tố nguy cơ như lấp hố nước, làm đê ngăn lũ; tạo ra vật cản cho trẻ; sử dụng các thiết bị an toàn; Tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học; 3 Tăng cường dạy bơi và nâng cao kỹ năng bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em trên địa bàn toàn thành phố; Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp giáo dục bơi cho học sinh; Xây dựng bể bơi, khu du lịch an toàn. Sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; hướng dẫn kỹ năng cứu đuối trẻ em; 4 Đẩy mạnh xã hội hóa, nhằm đáp ứng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học cho trẻ em, học sinh; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bơi cho học sinh: một mặt nhà trường phối hợp cùng các gia đình dạy bơi cho học sinh hoặc đưa trẻ đến các cơ sở dạy bơi, nhất là ở những gia đình có điều kiện trong các thành phố, thị trấn; Huy động tài trợ và đóng góp của các nhà hảo tâm xây dựng bể bơi và các công trình phụ trợ phục vụ giáo dục bơi. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực thi các quy định pháp luật, bao gồm an toàn giao thông đường thuỷ, an toàn trong xây dựng, kinh doanh bãi biển, bể bơi, quy định rào ao, hồ, bể bơi; Thực hiện việc cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông, các bến tàu; 5 Các trường xây dựng kế hoạch, lồng ghép môn bơi vào giáo dục thể chất trong năm học, tạo cơ chế khuyến khích, động viên để các em tham gia. Phối hợp tốt giữa ngành Giáo dục, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giáo dục bơi cho học sinh. Tranh thủ sự hỗ trợ của ngành trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu chống đuối nước, đảm bảo an toàn theo chủ đề “Ngôi nhà an toàn”- một chủ đề lớn của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu kịp thời; Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; tăng cường công tác quản lý bể bơi, dạy bơi cho trẻ em; 6 Giao việc tự chủ, tự tìm nguồn lực đầu tư cho nhà trường; Khuyến khích hội phụ huynh nhà trường tham gia góp vốn và quản lý cơ sở vật chất; Phối hợp tốt với ngành thể thao trong việc tập huấn giáo viên, giáo dục bơi học sinh tiểu học trong phong trào thể thao của toàn xã hội, gắn “ao bơi” trong trường tiểu học với các thôn/làng do ngành thể thao chỉ đạo, tiếp tục củng cố kỹ năng bơi cho học sinh sau khi học hết tiểu học; Tạo ra các giải pháp thay thế cho sự giám sát của cha mẹ, bằng cách mở nhà trẻ, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào mùa lũ và trong thời gian bận rộn trong năm; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 7 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân có năng lực đầu tư hoặc góp vốn; Tạo điều kiện kinh doanh, khai thác dịch vụ cho doanh nghiệp góp vốn; Chuẩn bị tốt nguồn kinh phí nhà nước xây dựng các bể bơi bao gồm kinh phí phân bố theo kế hoạch cho các trường tiểu học; Tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng; Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em; loại bỏ nguy cơ gây đuối nước trẻ em; Hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; 8 Tạo quỹ đất đầu tư cho thể thao học đường và tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, hỗ trợ vốn xây dựng bể bơi. Kinh phí chương trình mục tiêu, kinh phí dự phòng giáo dục cấp huyện; Đồng thời huy động kinh phí địa phương, kinh phí đóng góp của nhân dân, kinh phí của các nhà tài trợ. Tăng cường kĩ năng bơi lội và kiến thức sơ cứu khi gặp người bị đuối nước, đưa môn bơi vào trường học, nhất là những điểm trường vùng sâu, vùng xa. Tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học. Nhóm giải pháp 1: Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; lồng ghép các mục tiêu về phòng, chống tai nạn thương tích nói chung, đuối nước trẻ em nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Tăng cường dạy bơi và nâng cao kỹ năng bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh; Đẩy mạnh xã hội hóa, nhằm đáp ứng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học cho trẻ em, học sinh; Các trường xây dựng kế hoạch, lồng ghép môn bơi vào giáo dục thể chất trong năm học, tạo cơ chế khuyến khích, động viên để các em tham gia. Giao việc tự chủ, tự tìm nguồn lực đầu tư cho nhà trường; Khuyến khích hội phụ huynh nhà trường tham gia góp vốn và quản lý cơ sở vật chất; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân có năng lực đầu tư hoặc góp vốn; Tạo điều kiện kinh doanh, khai thác dịch vụ cho doanh nghiệp góp vốn; Tạo quỹ đất đầu tư cho thể thao học đường và tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, hỗ trợ vốn xây dựng Nhóm giải pháp 2: Tuyên truyền tạo sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt trong cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về vai trò của giáo dục bơi cho học sinh tiểu học; Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ sở nhận thức đúng đắn, cấp ủy, chính quyền địa phương để làm công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng các thiết chế giáo dục bơi; Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp giáo dục bơi cho học sinh; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bơi cho học sinh: một mặt nhà trường phối hợp cùng các gia đình dạy bơi cho học sinh hoặc đưa trẻ đến các cơ sở dạy bơi, nhất là ở những gia đình có điều kiện trong các thành phố, thị trấn; mặt khác huy động tài trợ và đóng góp của các nhà hảo tâm xây dựng bể bơi và các công trình phụ trợ phục vụ giáo dục bơi; Phối hợp tốt giữa ngành Giáo dục, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giáo dục bơi cho học sinh; Tranh thủ sự hỗ trợ của ngành trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu chống đuối nước, đảm bảo an toàn theo chủ đề “Ngôi nhà an toàn”- một chủ đề lớn của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Phối hợp tốt với ngành thể thao trong việc tập huấn giáo viên, giáo dục bơi học sinh tiểu học trong phong trào thể thao của toàn xã hội, gắn “ao bơi” trong trường tiểu học với các thôn/làng do ngành thể thao chỉ đạo, tiếp tục củng cố kỹ năng bơi cho học sinh sau khi học hết tiểu học; Chuẩn bị tốt nguồn kinh phí nhà nước xây dựng các bể bơi bao gồm kinh phí phân bố theo kế hoạch cho các trường tiểu học; Kinh phí chương trình mục tiêu, kinh phí dự phòng giáo dục cấp huyện; Đồng thời huy động kinh phí địa phương, kinh phí đóng góp của nhân dân, kinh phí của các nhà tài trợ. Nhóm giải pháp 3: Nâng cao nhận thức, kiến thức và cung cấp các thông tin về gánh nặng đuối nước, các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh xảy ra đuối nước. Truyền thông các biện pháp phòng chống; dạy trẻ và người lớn các kỹ năng bơi, tự cứu, cứu bạn, hô hấp nhân tạo; Thay đổi môi trường và thiết bị, tức là loại bỏ hoặc giảm nhẹ những yếu tố nguy cơ như lấp hố nước, làm đê ngăn lũ; tạo ra vật cản cho trẻ; sử dụng các thiết bị an toàn; Xây dựng bể bơi, khu du lịch an toàn; Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực thi các quy định pháp luật, bao gồm an toàn giao thông đường thuỷ, an toàn trong xây dựng, kinh doanh bãi biển, bể bơi, quy định rào ao, hồ, bể bơi; Cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu kịp thời; Tạo ra các giải pháp thay thế cho sự giám sát của cha mẹ, bằng cách mở nhà trẻ, đặc biệt ở những vùng nông thôn vào mùa lũ và trong thời gian bận rộn trong năm; Tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng; Tăng cường kĩ năng bơi lội và kiến thức sơ cứu khi gặp người bị đuối nước, đưa môn bơi vào trường học, nhất là những điểm trường vùng sâu, vùng xa. Nhóm giải pháp 4: Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em; loại bỏ nguy cơ gây đuối nước trẻ em; Hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; Tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học; Sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; Hướng dẫn kỹ năng cứu đuối trẻ em; Thực hiện việc cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông, các bến tàu; Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; tăng cường công tác quản lý bể bơi, dạy bơi cho trẻ em; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Như vậy, từ tổng hợp các giải pháp triển khai công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh phổ thông cho phép rút ra 09 nhóm giải pháp cơ bản về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em, gồm: 1/Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước đến tận giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; 2/Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước trên các phương tiện thông tin; 3/Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh; 4/Tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường; 5/Tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh; 6/Tham mưu với địa phương về giải pháp đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy và học bơi cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước; 7/Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Khuyến cáo học sinh, không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm; 8/Liên hệ, phối hợp với các cơ sở có sân chơi, bãi tập thể thao, bể bơi trên địa bàn để xây dựng cơ chế phối hợp thuận lợi khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao đó đảm bảo khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học vui chơi thể thao an toàn, lành mạnh trong dịp hè; 9/Các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh; 3.2.3. Lựa chọn các giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương Nguyên tắc lựa chọn giải pháp: Lựa chọn một số giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc xuất phát từ cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản là những lý thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong luận án. Đó là những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định, chỉ việc nêu ra và áp dụng chúng trong bài luận của mình mà không cần phải chứng minh lại nữa. Cơ sở lý luận là phương pháp để lý luận. Muốn lý luận thì phải có phương pháp để lý luận của mình có logic, thuyết phục người tin theo, phương pháp lý luận ấy gọi là cơ sở lý luận, tức là nói có căn cứ, thuật ngữ của triết học gọi là luận cứ. Cơ sở lý luận để lựa chọn một số giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương là các văn bản quy phạm pháp luật, bài học kinh nghiệm đối với công tác dạy bơi và chống đuối nước đã tiếp cận. Nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn: Nguyên tắc xuất phát từ thực trạng quá trình triển khai thực hiện đề án giáo dục bơi của tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến năm 2013; Thực trạng về cơ sở vật chất bể bơi, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, chương trình dạy bơi, hoạt động tổ chức dạy bơi tại các trường tiểu học đã có bể bơi; Thực tế cho thấy công tác giáo dục bơi cho học sinh tiểu học tại Hải Dương còn có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đặt ra cũng có những cơ hội để phát triển, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học. Nguyên tắc tính đồng bộ: Các giải pháp khi được xây dựng phải có sự liên kết với nhau, được tiến hành đồng thời trong cùng khoảng thời gian và có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Hoạt động dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học liên quan đến yếu tố giáo dục kỹ năng cho học sinh, được thực hiện trong nhà trường phổ thông nên phải có sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, sự ủng hội của các cấp cơ sở, sự ủng hộ của gia đình phụ huynh học sinh về kinh phí và thời gian cho con em tham gia học tập mới đem lại hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các giải pháp phải căn cứ vào thực tiễn tại cơ sở; điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, nhân lựcCác giải pháp có thể triển khai thực hiện được một cách thuận lợi không vượt quá khả năng giải quyết của các tổ chức, cá nhân tham gia thực thi. Nguyên tắc tính khoa học: Các giải pháp phải có tính mới; chưa từng được áp dụng hoặc được áp dụng theo phương pháp khác với phương pháp trước đây. Các giải pháp phải có nội dung, mục đích, phương pháp và cách đánh giá mang tính khách quan sau một thời gian triển khai cụ thể. Từ 09 nhóm giải pháp rút ra từ cơ sở lý luận, từ bài học học kinh nghiệm của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương (trình bày ở tiểu mục 3.2.2) về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em, vấn đề là lựa chọn hệ thống giải pháp cụ thể nào phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương và có cơ sở khoa học. Để trả lời câu hỏi này, cũng tại tọa đàm lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên thể dục tại trường Cao đẳng Hải Dương (nơi đào tạo giáo viên phổ thông của tỉnh Hải Dương), giáo viên các trường tiểu học và THCS của tỉnh Hải Dương về các giải pháp. Kết quả các ý kiến hội thảo tập trung vào 06 giải pháp sau: Giải pháp 1: Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác giáo dục bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học; Giải pháp 2: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy bơi; Giải pháp 3: Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy bơi; Giải pháp 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên tham gia dạy bơi; Giải pháp 5: Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, giáo án giảng dạy bơi; Giải pháp 6: Giải pháp tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác dạy bơi và giáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_boi_loi_chong_duoi_n.doc
Tài liệu liên quan