Luận án Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên futsal Thái Sơn Nam

MỤC LỤC

Trang bìa

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án

Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án.

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm của giám sát huấn luyện 5

1.1.1 Khái niệm, nội hàm của giám sát 5

1.1.2 Khái niệm giám sát huấn luyện thể thao 6

1.1.3 Những điểm cần lưu ý khi tiến hành giám sát HLTT: 8

1.1.4 Xây dựng hệ thống nội dung và hệ thống thứ cấp của giám sát HLTT 10

1.1.5 Loại hình cơ bản của giám sát HLTT 12

1.1.6 Đặc trưng cơ bản của giám sát HLTT 15

1.2 Giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi ở các VĐV: 17

1.2.1 Tầm quan trọng của giám sát LVĐ: 17

1.2.2 Các biến số giám sát LVĐ luyện tập và sự mệt mỏi 19

1.2.3 Phương pháp giám sát LVĐ huấn luyện 22

1.3 Cơ sở khoa học huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal 26

1.3.1 Đặc điểm nhân trắc học của các VĐV Futsal 26

1.3.2 Đặc điểm sinh lý của VĐV Futsal 27

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của các VĐV Futsal 30

1.3.4 Huấn luyện Futsal: 31

1.4 Cơ sở chọn lựa nội dung và thời điểm giám sát huấn luyện thể lực 33

1.4.1 Đặc điểm hoạt động thể lực trong thi đấu Futsal hiện đại: 33

1.4.2 Cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch huấn luyện năm: 35

1.4.3 Huấn luyện các tố chất thể lực cho VĐV Futsal: 36

1.4.4 Hồi phục 38

1.5 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan 39

1.5.1. Trong nước: 39

1.5.2 Nước ngoài. 41

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49

2.1 Đối tượng nghiên cứu 49

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 49

2.1.2 Phạm vi và khách thể nghiên cứu: 49

2.2 Phương pháp nghiên cứu 49

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: 49

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: 50

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 53

2.2.4 Phương pháp kiểm tra y học 60

2.2.5. Phương pháp toán học thống kê: 62

2.3. Tổ chức nghiên cứu 65

2.3.1 Kế hoạch nghiên cứu: 65

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 66

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 67

3.1. Đánh giá thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các đội bóng đá Futsal Việt Nam. 67

3.1.1 Quan điểm và thực tế công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam. 67

3.1.2 Thống kê mô tả về đặc điểm của khách thể phỏng vấn: 68

3.1.3 Khảo sát quan điểm về giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam: 70

3.1.4 Khảo sát thực tiễn giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV tại các đội Futsal Việt Nam. 73

3.2. Lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN. 78

3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN 78

doc230 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên futsal Thái Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chạy tốc độ lặp đi lặp lại chủ yếu thể hiện các kỹ năng tốc độ do thể chất điều khiển, thì sự linh hoạt đề cập đến cả khía cạnh thể chất và cảm nhận-nhận thức của tốc độ, chúng có thể được coi là khá độc lập. Do đó, một buổi kiểm tra tốc độ cần giải quyết nghiêm ngặt tất cả các quy trình thực hiện. Từ góc độ thực tế, tính khả thi của thiết bị và khía cạnh kinh tế, nghiên cứu đã chọn đại diện các công cụ trong quá trình giám sát và kiểm tra đánh giá VĐV. Theo quan điểm khoa học từ trước đến nay, các công cụ giám sát và test kiểm tra nên có các mức độ thích hợp của các thuộc tính đo lường bao gồm tính phù hợp và độ tin cậy, để được sử dụng một cách thuyết phục và có thể đưa ra các kết luận có ý nghĩa từ các kết quả kiểm tra. Mục đích lựa chọn tiêu chí đo lường đánh giá tùy thuộc vào các khía cạnh cụ thể của nghiên cứu đang được quan tâm, xem xét có hệ thống và tổng hợp các tài liệu hiện có về các tiêu chí đo lường được sử dụng trong Futsal với trọng tâm là tính phù hợp và độ tin cậy.  Qua đó cho thấy việc lựa chọn các tiêu chí đo lường trong nghiên cứu thể hiện được tính đặc trưng cần thiết của công tác giám sát huấn luyện và đánh giá các tố chất thể lực trong môn Futsal. Một số tiêu chí đo lường mới, tuy chưa phổ biến trong nước nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở một số cường quốc Futsal trên thế giới, nên đưa vào sử dụng nhằm tăng thêm sự đa dạng, hiệu quả trong việc giám sát huấn luyện và đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Futsal TSN, đồng thời góp phần vào cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giám sát và huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal ở Việt Nam. Tiểu kết mục tiêu 2: Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 21 tiêu chí đo lường có tổng số phần trăm lựa chọn > 80% số phần trăm tối đa giữa 2 lần phỏng vấn. Đồng thời kiểm định giả thiết về giá trị trung bình (Paired Samples T-test) để kiểm tra tính đồng nhất giữa kết quả hai lần phỏng vấn. Luận án đã chọn ra được 21 tiêu chí đo lường sau: - Nhóm tiêu chí đo lường về hình thái, thành phần cơ thể gồm 04 chỉ số: Chiều cao đứng, Cân nặng, Chỉ số BMI, Tỷ lệ % mỡ - Fat % - Nhóm tiêu chí về các tố chất thể lực gồm 10 test: Chạy 10m XPC, Chạy 20m XPC, Chạy tốc độ lặp lại 7x30m, Bật cao tại chỗ, Sức mạnh chân Isokinetic, Tỷ lệ H/Q, MFST, Yo-Yo IR1 test, Dẫn bóng tốc độ 4x10m, Ngồi với. - Nhóm LVĐ - Tâm lý thần kinh gồm 02 công cụ: Đánh giá căng thẳng - hồi phục , Đánh giá mức độ gắng sức - Nhóm Chức năng đáp ứng sinh lý đối với LVĐ gồm 03 chỉ số: Siêu âm tim, VO2 max, Điện tim. - Xét nghiệm máu gồm 02 chỉ số: Công thức máu, Sinh hóa máu Đây là những tiêu chí đo lường có đầy đủ cơ sở khoa học, đảm bảo độ tin cậy nhằm giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN. Bên cạnh đó, đây cũng là các tiêu chí đo lường tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn của đội, trình độ VĐV, HLV và những điều kiện khác đảm bảo ở mức nhất định. 3.3. Đánh giá kết quả giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN Chu kỳ huấn luyện của thời kỳ chuẩn bị bao gồm 08 tuần, 4 tuần trong giai đoạn chuẩn bị chung, 04 tuần trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn cùng với các thời điểm giám sát và đánh giá. Hình 3.1: Các thời điểm giám sát. 3.3.1. Phân bố chương trình huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN Để xác định tính hiệu quả của một chương trình huấn luyện nhất định, cần phải định lượng chính xác khối lượng huấn luyện, cũng như phân tích các hoạt động của VĐV theo thời gian [54,55,101]. Do đó, khi phân bố khối lượng huấn luyện hợp lý, sẽ có một môi trường thuận lợi để tạo ra những thích ứng tích cực cho việc huấn luyện, với kết quả là cải thiện hiệu suất, tránh những thích ứng tiêu cực như luyện tập quá mức [130,91,65]. Kết quả cho thấy giá trị LVĐ được phân bố cao hơn trong 4 tuần đầu tiên và giảm trong các tuần tiếp theo. Đặc thù này là do lịch thi đấu của môn Futsal chuyên nghiệp, có số lượng giải đấu hàng năm lớn và thời gian chuẩn bị khá ngắn [62]. Do đó, khối lượng luyện tập cao trong giai đoạn chuẩn bị chung, dễ gây ra rối loạn cân bằng nội môi của VĐV. Tuy nhiên việc giảm khối lượng luyện tập sau đó sẽ cung cấp sự bù đắp và cải thiện hiệu suất [83]. Có thể nhận thấy rằng khối lượng huấn luyện giảm dần trong suốt thời kỳ chuẩn bị và ngày càng trở nên cụ thể hơn cho đến thời kỳ thi đấu. Hiệu quả huấn luyện được sử dụng đã cung cấp một sự cải thiện đáng kể trong tất cả các biến hiệu suất được phân tích trước và sau các giai đoạn chuẩn bị. Sự phân bố LVĐ theo tính chất huấn luyện một thời gian LVĐ cao, thời gian tiếp theo LVĐ thấp hơn, nhằm tăng hiệu suất, được báo cáo trong nhiều nghiên cứu khác [67,68].  Bảng 3.15. Bảng phân bố nội dung huấn luyện trong 08 tuần Nội dung huấn luyện (Phút/%) GĐ chuẩn bị chung (từ ngày 05/03/2018 đến ngày 01/04/2018) GĐ chuẩn bị chuyên môn (từ ngày 02/04/2018đến ngày 29/04/2018) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Mềm dẻo 50 (7.9) 42 (6) 50 (6.1) 30 (4.0) 32 (4.8) 34 (4.9) 33 (4.9) 36 (4.9) SM bộc phát/Tốc độ/Linh hoạt 65 (10.3) 35 (5) 35 (4.2) 35 (4.7) 40 (6) 48 (7.2) 48 (7.2) 52 (7) Sức mạnh/Lực đối kháng 70 (11) 83 (12) 80 (9.6) 90 (12.1) 40 (6) 34 (4.9) 30 (4.5) 30 (4) Sức bền tốc độ 75 (11.8) 28 (4) 30 (3.6) 30 (4) 34 (5.1) 40 (5.8) 45 (6.8) 52 (7) SB ưa khí 170 (27) 55 (8) 70 (8.4) 40 (5.4) 46 (6.9) 38 (5.5) 35 (5.2) 38 (5.1) Kỹ thuật/Chiến thuật 202 (32) 450 (65) 565 (68.1) 520 (69.8) 470 (71) 500 (72) 474 (71.4) 534 (72) Tổng thời gian/Tuần (phút) 632 693 830 745 662 694 664 742 Tổng (phút) 2900 2762 Phân bố thời lượng huấn luyện tập trung vào tính đặc thù của môn Futsal trong một chu kỳ lớn hàng năm. Tổng khối lượng luyện tập trong giai đoạn chuẩn bị chung cho VĐV Futsal TSN khoảng 2900 phút, dành 59.8% cho luyện tập kỹ chiến thuật và 41.3% phát triển năng lực thể chất (5.9% cho sức bền tốc độ; 11.1% cho sức mạnh cơ bắp; 26% Tốc độ, linh hoạt; 12.2% sức bền ưa khí, và 6% cho sự mềm dẻo). Phân bố thời lượng trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị chuyên môn khoảng 2762 phút, dành 71.6% cho luyện tập kỹ chiến thuật và 38.4% cho việc phát triển năng lực thể chất trong đó: 6.2% cho sức bền tốc độ; 4.8% cho sức mạnh cơ bắp; 26% tốc độ - linh hoạt; 5.7% bền ưa khí, và 4.9% mềm dẻo). Phân tích kết quả của luận án có khác biệt chính là sự phân bố thời lượng huấn luyện kỹ - chiến thuật trong giai đoạn chuẩn bị chung khá lớn (như huấn luyện giai đoạn thi đấu chính của mùa giải). Thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải thường tập trung vào việc nâng cao thể lực cho các VĐV. Do đó, thời kỳ này đối với các VĐV môn thể thao đồng đội bao gồm khối lượng tập luyện rất cao với một số năng lực thể chất được phát triển đồng thời. Do đó, khả năng chạy tốc độ lặp lại, năng lực ưa khí và sức mạnh cơ chi dưới (thích ứng thần kinh cơ) đã được xác định là những yếu tố rất quan trọng cần cải thiện trong thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải ở hầu hết các môn thể thao đồng đội. Trong giai đoạn chuẩn bị chung, trọng tâm huấn luyện là năng lực ưa khí và có thể kết hợp với sức bền chuyên môn, được phát triển thông qua các bài tập chạy có định lượng thời gian, chạy tốc độ và tập luyện theo các trò chơi sân nhỏ, chẳng hạn như bổ sung sự linh hoạt và các bài tập phối hợp. Trong nội dung sức mạnh, chỉ sử dụng sức mạnh bền, thêm vào đó là tốc độ và sức mạnh được phát triển thông qua các cú sút, tính toán các chỉ số thực hiện được trong công tác huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn, các hoạt động chuyển sang tập luyện sức mạnh tốc độ, tập trung vào sức bền tốc độ và sức mạnh nhanh thông qua mạch (Lực đối kháng và plyometrics), giảm dần trong việc áp dụng các bài tập lực đối kháng đặc biệt, nhưng sẽ tiếp tục phát triển gắn với các buổi tập kỹ chiến thuật. Có rất ít tài liệu nghiên cứu về LVĐ huấn luyện bên ngoài trong các môn thể thao đồng đội, đặc biệt là đối với các VĐV Futsal. Freitas và cộng sự với kết quả lượng hóa LVĐ huấn luyện bên ngoài trong 14 tuần cho VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil, chia LVĐ huấn luyện thành ba chu kỳ huấn luyện, trong đó có 8 tuần là giai đoạn chuẩn bị và thời gian còn lại là một giai đoạn thi đấu. Kết quả báo cáo cho thấy có sự gia tăng về thời gian huấn luyện kỹ- chiến thuật 51%, 73%, và 79% cho các tuần thứ hai và thứ ba ở giai đoạn chuẩn bị, trong khi thời lượng dành cho huấn luyện thể lực không nhiều (4 tuần đầu: SM: 27%; Lực đối kháng: 13%; SMBP và Tốc độ: 7%; Mềm dẻo: 3%. 4 tuần sau: SM: 12%; Lực đối kháng: 1%; SMBP và Tốc độ: 10%; Mềm dẻo: 4%). Nghiên cứu của Matzenbacher và cộng sự (2016) cho thấy đặc điểm tương tự đã có sự gia tăng liên tục trong thời gian tập huấn kỹ chiến thuật trong ba tuần đầu tiên (32%, 65%, và 80%) có lợi cho VĐV vì kèm theo chỉ số cường độ cảm nhận (s-RPE) của các VĐV có xu hướng giảm. Khối lượng của thành phần huấn luyện này vẫn ở đạt ở mức cao trong suốt mùa giải, giá trị cao nhất sau tuần thứ năm (87%) và tuần thứ tám (93%) khi bắt đầu vào giai đoạn thi đấu. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy phân bố thời lượng huấn luyện dành cho kỹ chiến thuật tương đồng về xu hướng bố trí LVĐ cùng với các nghiên cứu trên, phân bố thấp nhất ở tuần đầu tiên 32% và tăng cao ở các tuần sau đó, cao nhất là tuần 6 và tuần 8 (cùng 72%). Về phân bố thời lượng huấn luyện dành cho trọng tâm huấn luyện thể lực (theo định hướng huấn luyện) ở từng giai đoạn huấn luyện có khác so với các nghiên cứu khác. Phân bố thời lượng trong giai đoạn chuẩn bị chung (4 tuần): Sức bền ưa khí được phân bố thời lượng ở tuần đầu tiên cao nhất 27%, trong khi sức mạnh và lực đối kháng cao nhất ở tuần thứ 3: 12.1%; SMBP - Tốc độ và linh hoạt được phân bố cao nhất ở tuần đầu tiên: 10%; phân bố thời lượng huấn luyện mềm dẻo cao nhất ở tuần đầu tiên: 7.9%) và phân bố thời lượng huấn luyện cho sức bền tốc độ cao nhất ở tuần đầu tiên 11.8%. Phân bố thời lượng trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (4 tuần): Sức bền ưa khí (6.9%) và Sức mạnh - Lực đối kháng (6.0%) được phân bố thời lượng cao nhất ở tuần thứ 5; SMBP - Tốc độ và linh hoạt được phân bố cao nhất ở tuần thứ 6 và 7 (7.2%); phân bố thời lượng huấn luyện mềm dẻo gần như không có sự thay đổi lớn vào các tuần huấn luyện (4.9%) và phân bố thời lượng huấn luyện cho sức bền tốc độ cao nhất ở tuần thứ 8 (7.0%). 3.3.2 Đánh giá điều kiện chức năng đáp ứng sinh lý với LVĐ của VĐV Futsal TSN Kết quả kiểm tra về EF (Phân suất tống máu) và nhịp xoang tim khi điện tâm đồ của VĐV Futsal TSN được trình bày ở bảng 3.16: Bảng 3.16. Kết quả EF và nhịp xoang tim của VĐV CLB Futsal TSN (n=20) TT Chỉ số 1 σ1 CV1 Bình thường [201] 1 Phân suất tống máu (EF) (%) 61.90 4.45 7.18 50-70% 2 Nhịp xoang tim (nhịp/phút) 57.70 7.19 12.46 60-100 Qua kết quả ở bảng 3.16 ta thấy: Phân suất tống máu (EF): giá trị trung bình về chỉ số phân suất tống máu của 20 VĐV Futsal TSN là 61.90±4.45, với hệ số biến thiên Cv = 7.18% cho thấy chỉ số phân suất tống máu của các VĐV Futsal TSN có độ đồng nhất cao. Nhịp xoang tim (điện tâm đồ): giá trị trung bình về chỉ số nhịp xoang tim của 20 VĐV Futsal TSN là 57.70±7.19, với hệ số biến thiên Cv = 12.46% cho thấy chỉ số nhịp xoang tim của VĐV Futsal TSN có độ đồng nhất trung bình. Nhịp tim trung bình ở người bình thường khỏe mạnh là 60- 100 nhịp/phút, tuy nhiên ở các VĐV thể thao chuyên nghiệp mà cụ thể là VĐV Futsal đỉnh cao thì nhịp tim từ 40-60 nhịp/phút là vấn đề khá bình thường và phổ biến. Như vậy qua kết quả siêu âm tim và điện tâm đồ của các VĐV Futsal TSN có thể thấy chưa gặp vấn đề bất thường về tim mạch, đây có thể coi là điều kiện cơ sở để các VĐV thực hiện kế hoạch huấn luyện ở mùa giải 2018. 3.3.3. Kết quả giám sát phân bố LVĐ huấn luyện trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN Chiến lược phổ biến trong việc lập kế hoạch được các HLV Futsal áp dụng là tăng cường LVĐ huấn luyện bên trong trong giai đoạn huấn luyện trước mùa giải và luân phiên với huấn luyện LVĐ bên trong cao và thấp trong giai đoạn thi đấu, phù hợp với số lượng và độ khó của các trận đấu trong mỗi tuần tương ứng [122]. Một trong những thước đo được sử dụng nhiều nhất để định lượng LVĐ huấn luyện bên trong trong Futsal chuyên nghiệp là phương pháp đánh giá mức độ gắng sức RPE [91,122, 182]. Xen kẽ giữa LVĐ huấn luyện cao và thấp được nghiên cứu khi phân phối huấn luyện đầy đủ nhằm mục đích tạo ra sự thích ứng tích cực (tức là duy trì hoặc tăng hiệu suất) và tránh tích lũy mệt mỏi quá mức dẫn đến các kết quả tiêu cực khác (luyện tập quá mức). Các nghiên cứu đã phân loại LVĐ bên trong (ITL) hàng tuần thành các chu kỳ huấn luyện với đánh giá về phân bố LVĐ huấn luyện như sau: LVĐ ≤25% (tối đa): LVĐ thấp; 25–50%: LVĐ vừa phải-thấp; 50–75%: LVĐ trung bình-cao và ≥75%: LVĐ cao. Mặc dù Miloski và cộng sự [122] đã xếp hạng thống kê LVĐ bên trong (ITL) hàng tuần thấp [86] là dưới ~ 2200 A.U. và LVĐ bên trong (ITL) hàng tuần cao như trên ~ 3900 A.U tâm lý khác nhau là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Bảng 3.17. Các chỉ số RPE của VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị. Nội dung GĐ chuẩn bị chung (từ ngày 05/03/2018 đến ngày 01/04/2018) GĐ chuẩn bị chuyên môn (từ ngày 02/04/2018đến ngày 29/04/2018) GĐ tiền thi đấu (từ ngày 30/04đến ngày 13/05) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tổng LVĐ trong tuần A.U 2987±120 3005±139 2743±139 2942±100 2685±89 2862±126 3067±96 2922±86 2306±128 2066±94 Trung bình 2919 ± 120 2884 ± 158 2186 ± 170 LVĐ Trung bình hàng ngày A.U 427±245 429±255 392±224 420±255 384±285 409±303 438±365 417±367 329±264 295±253 Trung bình 417 ± 252 412 ± 330 312 ± 258 s-RPE 5.2 4.7 5.3 4.5 6.2 6 7.1 6.9 4.1 4 Trung bình 4.93 ±0.39 6.55 ± 0.49 4.05 ± 0.03 Chỉ số đơn điệu 1.74 1.68 1.75 1.65 1.35 1.35 1.20 1.14 1.25 1.17 Trung bình 1.71 ± 0.05 1.26 ± 0.11 1.21 ± 0.06 Chỉ số căng thẳng 5202 5059 4799 4849 3614 3862 3682 3324 2716 2172 Trung bình 4977 ± 187 3632 ± 223 2444 ± 385 Biểu đồ 3.4. Các thông số của phương pháp RPE trong thời kỳ chuẩn bị Kết quả phân tích của luận án về giám sát huấn luyện thể lực và so sánh các phản ứng về khả năng vận động sinh học tại các thời điểm khác nhau của thời kỳ chuẩn bị cho thấy: việc tổ chức huấn luyện được trình bày trong nghiên cứu không có sự khác biệt đáng kể về tổng khối lượng tập luyện ở các giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị. Tuy nhiên, khi kiểm tra các biến khác liên quan cho thấy: khối lượng tập luyện cao hơn trong giai đoạn chuẩn bị chung (2919±120A.U và 2884±158 A.U) và cường độ của buổi tập (biểu thị bằng s-RPE) cao hơn trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (6.55 ± 0.49 và 4.93 ± 0.39), không có sự khác biệt đáng kể với (Cohen’s d = 0.25, p 2, p <0.05). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.17 trong giai đoạn chuẩn bị chung: Tổng LVĐ trong tuần (A.U) được tính toán cao nhất ở tuần đầu tiên 2987±120 (thấp nhất ở tuần thứ 3: 2743±139); tuy nhiên LVĐ Trung bình hàng ngày cao nhất ở tuần thứ 2: 429±255 (thấp nhất ở tuần thứ 3: 392±224), Trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn: Tổng LVĐ trong tuần (A.U) được tính toán cao nhất ở tuần thứ 7: 3067±96 (thấp nhất ở tuần thứ 5: 2685±89) và LVĐ Trung bình hàng ngày cao nhất ở tuần thứ 7: 438±365 (thấp nhất vẫn là tuần thứ 5: 384±285). Đối với thời kỳ chuẩn bị, tổng khối lượng vận động trung bình hàng tuần (TWTL) không đồng nhất với các nghiên cứu trước đây trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp. Miloski và cộng sự (2012) [122] với kết quả nghiên cứu 8 tuần tập luyện cho thời kỳ chuẩn bị trước thi đấu của VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil. Chu kỳ 1 (4 tuần đầu tập trung huấn luyện sức mạnh tối đa và lực đối kháng): LVĐ huấn luyện tích lũy hàng tuần (2732 ± 426, 2783 ± 434, 2703 ± 356, 1818 ± 412 AU) tuần 4 thấp hơn đáng kể so với 3 tuần khác. Chu kỳ 2 (4 tuần kế tiếp tập trung huấn luyện SM bộc phát, tốc độ và kỹ chiến thuật): LVĐ huấn luyện tích lũy hàng tuần (1936 ± 457, 1699 ± 459, 2667 ± 404, 2361 ± 327 AU) tuần 2 thấp hơn đáng kể so với 3 tuần khác. Wilke và cộng sự (2016) với báo cáo trên VĐV Futsal chuyên nghiệp (8 tuần) ở thời kỳ chuẩn bị trước mùa giải cho thấy không có sự khác biệt về RPE hàng ngày giữa các tuần (tối thiểu là 359 ± 58 AU trong tuần thứ 5 và tối đa là 514 ± 54 AU trong tuần thứ 6; (p = 0.212), mặc dù ảnh hưởng chính đối với sRPE hàng tuần là đáng kể ( p <0.001). LVĐ huấn luyện tích lũy hàng tuần s-RPE ở tuần 6 (869 ± 416) thấp hơn ở tuần 1, 4, 7 và 8 (2273 ± 423, 2183 ± 804, 2332 ± 845 và 2399 ± 351 (p <0.001). Tham chiếu với nghiên cứu của Milanez (2011) [121] trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil (4 tuần) cho thấy LVĐ trung bình hàng tuần dao động từ 2876 ± 254 đến 5035 ± 247 AU. LVĐ huấn luyện tích lũy hàng tuần (5453 ± 420, 1917 ± 287, 5405 ± 443, 4795 ± 1146 AU), tuần 3 cao hơn đáng kể so với các tuần khác. Kết quả nghiên cứu của Freitas và cộng sự (2011) [90] sau 8 tuần huấn luyện ở thời kỳ chuẩn bị trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil cho thấy: Tổng LVĐ huấn luyện tích lũy trung bình của chu kỳ 1 (4 tuần huấn luyện sức mạnh tối đa và Lực đối kháng) ở giai đoạn chuẩn bị là 2509 ± 332, cao hơn chu kỳ 2 (4 tuần huấn luyện sức mạnh bộc phát và Tốc độ) 2165 ± 311 (AU). Kết quả nghiên cứu của luận án có sự chênh lệch không lớn so với Miloski và cộng sự (2012) và Freitas và cộng sự (2011) về tổng khối lượng vận động trung bình mỗi giai đoạn và xu hướng tăng giảm LVĐ theo giai đoạn huấn luyện (2919±120A.U và 2884±158 A.U), nhưng có khác về tổng khối LVĐ trung bình mỗi tuần các VĐV Futsal TSN chịu LVĐ lớn hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án về tổng khối LVĐ trung bình mỗi tuần vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của Milanez và cộng sự (2011) trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil. * Kết quả giám sát mức độ gắng sức (s-RPE) của các VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị Ảnh hưởng của phân bố khối lượng đã tác động đến cường độ s-RPE (4.93±0.39) của giai đoạn chuẩn bị chung thấp hơn so với giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (6.55±0.49). Moreira và cộng sự. (2013) [128] đã định lượng cường độ luyện tập ở ba vùng dựa trên RPE buổi tập (thấp 4 au và 7 au). Những kết quả này có thể được giải thích bởi số lượng các buổi tập trong giai đoạn chuẩn bị được phân bố trong thời gian ngắn (ở một số môn thể thao đồng đội), đặc biệt là môn Futsal [122]. Cần lưu ý, nếu cả hai khối lượng lớn và cường độ cao được áp dụng trong cùng một khoảng thời gian, LVĐ huấn luyện có thể tăng lên mức không mong muốn, gây ra sự thích nghi tiêu cực cho cơ thể của VĐV. Cường độ s-RPE thể hiện giá trị trung bình 4.93±0.39 và 6.55±0.49 AU (từng giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị) cho thấy các VĐV Futsal TSN trong nghiên cứu này được đánh giá là ở mức cường độ trung bình. Kết quả nghiên cứu của Freitas cộng sự (2011) [90] cho thấy s-RPE 4.3, 3.6 và 3.3 AU trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp trong ba chu kỳ huấn luyện tương ứng. Ngoài ra, Milanez và cộng sự (2011) [121] theo dõi 4 tuần tập luyện và nhận thấy cường độ s-RPE trung bình thấp hơn từ 4.3 – 5.7 (AU) được các VĐV cảm nhận trong quá trình tập luyện, s-RPE khác nhau ở các nội dung huấn luyện: Thể lực (5.7 ± 0.8 AU), kỹ chiến thuật (5.1 ± 0.7 AU) và lực đối kháng (3.4 ± 0.6 AU). Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải của các VĐV Futsal cho thấy cường độ s-RPE dao động từ 3.6 - 4.9 AU. Augusto Barbieri (2016) [42] đã báo cáo kết quả cường độ luyện tập trung bình hàng tuần tương ứng là 4.5 ± 0.3; 4.6 ± 0.4 và 4.0 ± 0.4 AU, với sự suy giảm đáng kể cường độ vào tuần thứ 3 trong giai đoạn chuẩn bị trước mùa giải thi đấu Futsal chuyên nghiệp Brazil. Kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày ở bảng 3.17 theo các giai đoạn huấn luyện cho thấy cường s-RPE có giá trị cao hơn và có sự khác biệt lớn giữa giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (6.55±0.49) so với giai đoạn chuẩn bị chung (4.93±0.39). Tham chiếu với các kết quả nghiên cứu khác cho thấy cường độ tập luyện trong giai đoạn chuẩn bị của các VĐV Futsal TSN là khá lớn, tuy nhiên dựa vào các giá trị được đề cập ở trên cho thấy s-RPE của VĐV Futsal TSN được xem là trung bình trong giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn. Những dữ liệu này tương tự như các nghiên cứu trước đó được tìm thấy giá trị từ 5-6 điểm trên RPE trung bình (Teixeira và cộng sự, 2018; Lago-Fuentes và cộng sự, 2017). Kết quả phân tích ở các VĐV Futsal cho thấy họ có thể chịu các cường độ tập luyện khác nhau để có những thay đổi về thể chất từ đó đề xuất cho các HLV nên thay đổi khối lượng tập luyện giữa các chu kỳ nhỏ nên xen giữa các chu kỳ phục hồi. Điều này thể hiện kế hoạch huấn luyện và tổng lượng vận động ở giai đoạn huấn luyện của đội Futsal TSN phù hợp với xu thế huấn luyện Futsal hiện đại. * Kết quả giám sát chỉ số đơn điệu và căng thẳng của các VĐV Futsal TSN trong thời kỳ chuẩn bị: Trong quá trình huấn luyện, các chỉ số và phản ứng của các chỉ số căng thẳng và đơn điệu phản ánh sự thích nghi với LVĐ tập luyện của VĐV. Sự thích ứng huấn luyện ở thời kỳ chuẩn bị có thể được nhận thấy khi quan sát trạng thái ở các khả năng vận động sinh học. Điều đáng chú ý là các đánh giá được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị chung cho thấy không cung cấp đủ các kích thích để tăng khả năng thần kinh cơ. Điều này có thể là do các tác động đồng thời được tạo ra bởi khối lượng tập luyện lớn nhằm vào khả năng của các hệ thống chức năng, chẳng hạn như đối kháng ưa khí và huấn luyện kỹ thuật chiến thuật [105]. Tính đơn điệu là một thông báo mạnh mẽ có tác động đến quy định khối lượng tập luyện, vì sự thích nghi do tập luyện (bất kể môn thể thao) phụ thuộc vào một số khía cạnh, bao gồm mối quan hệ căng thẳng - phục hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích tốt của các VĐV có liên quan đến giá trị tính đơn điệu thấp, chỉ số cường độ luyện tập cao với mức độ hồi phục chính xác sẽ hỗ trợ sự thích nghi tích cực cho VĐV, dẫn đến cải thiện hiệu suất của các khả năng vận động sinh học [176]. Tiền đề này được củng cố bởi Teixeira và cộng sự (2018), với kết quả phân tích các đội Futsal phải chịu đựng các cường độ tập luyện khác nhau để có những thay đổi về thể chất và kết luận rằng các HLV nên thay đổi động lực của khối lượng tập luyện được áp dụng giữa các chu kỳ nhỏ và nên xen giữa các chu kỳ phục hồi. Do đó, khi xem xét các khả năng của vận động sinh học, có thể kết luận giá trị đơn điệu thấp của giai đoạn chuẩn bị chuyên môn có thể cải thiện về thành tích của các test kiểm tra sư phạm về (sức nhanh, linh hoạt, sức mạnh tốc độ). Điều quan trọng là việc tăng hoặc duy trì mức sức mạnh là điều cần thiết cho các động tác quyết định trong Futsal, đặc biệt là trong các động tác yêu cầu thay đổi hướng, tăng tốc và giảm tốc. Một số kết quả nghiên cứu trước đây trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp của Soares - Caldeira và cộng sự (2014) [176] cho thấy không có thay đổi về sức mạnh chi dưới trong 4 tuần huấn luyện chuẩn bị đầu tiên. Tương tự, Miloski và cộng sự (2016)[122], kết quả sau 6 tuần của giai đoạn huấn luyện chuẩn bị không có sự thay đổi nào về sức mạnh của chi dưới. Các tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu này gặp khó khăn trong việc thúc đẩy phân bổ huấn luyện để phát triển nhiều thành phần (thể chất, kỹ thuật và chiến thuật) trong thời gian chuẩn bị khá ngắn. Nghiên cứu của Milanez và cộng sự (2011) [121] trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil (4 tuần) cho thấy: Chỉ số đơn điệu luyện tập trung bình trong tuần 1 (2.03 ± 0.32 AU) và tuần 3 (4.93 ± 1.69 AU) lớn hơn trong tuần 2 (1.48 ± 0.07 AU) và tuần 4 (1.41 ± 1.77 AU). Chỉ số căng thẳng (tương ứng là 6007 ± 1544; 4189 ± 944; 4926 ± 943; 4215 ± 861 AU) ở tuần thứ 3 cao hơn đáng kể so với các tuần khác. Freitas và cộng sự (2011) [90] báo cáo sau 8 tuần huấn luyện ở giai đoạn chuẩn bị trên các VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil (n=18) cho thấy: Giá trị đơn điệu trung bình của chu kỳ 1 (4 tuần huấn luyện sức mạnh tối đa và Lực đối kháng) ở giai đoạn chuẩn bị là 1.07 ± 0.8, thấp hơn chu kỳ 2 (4 tuần huấn luyện sức mạnh bộc phát và Tốc độ) 1.17 ± 0.1. Giá trị căng thẳng trung bình của chu kỳ 1 (4 tuần huấn luyện SM tối đa và Lực đối kháng) ở giai đoạn chuẩn bị là 2760 ± 474, cao hơn chu kỳ 2 (4 tuần huấn luyện SM bộc phát và Tốc độ) là 2591 ± 491 (AU). Kết quả của Caldeira và cộng sự (2014) cho thấy giá trị đơn điệu và căng thẳng đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn huấn luyện chuẩn bị trước mùa giải (4 tuần) với các giá trị thấp nhất ở tuần 2. Giá trị đơn điệu luyện tập trung bình trong tuần 1 (1.9 ± 0.1 AU), tuần 2 (1.2 ± 0.1 AU), tuần 3 (1.7 ± 0.2 AU) và tuần 4 (1.3 ± 0.2 AU). Giá trị căng thẳng trong tuần 1: 10.184 ± 959, tuần 2: 2328 ± 577, tuần 3: 9211 ± 1419 và tuần 4: 6243 ± 2432 AU) ở tuần thứ 1 cao hơn đáng kể so với các tuần khác. Miloski và cộng sự (2012) [122] với kết quả nghiên cứu 8 tuần tập luyện cho giai đoạn chuẩn bị trước thi đấu của VĐV Futsal chuyên nghiệp Brazil cho thấy ở chu kỳ 1 với chỉ số đơn điệu trung bình: 1.07 ± 0.8 và chỉ số căng thẳng: 2760 ± 474. Chu kỳ 2 có chỉ số đơn điệu trung bình: 1.17 ± 0.10, chỉ số căng thẳng: 2591 ± 491. Bảng 3.18. Sự khác biệt về các chỉ số RPE giữa các giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị TT Nội dung GĐ Chuẩn bị chung GĐ Chuẩn bị chuyên môn Sự khác biệt L1-L2 σ1 σ2 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_giam_sat_huan_luyen_the_luc_trong_thoi_ky.doc
  • pdfQĐ Thanh lập HĐ đánh giá LATS cấp Trường cho NCS Nguyễn Hữu Hoàng Phúc.pdf
  • pdfToan van LATS NGUYEN HUU HOANG PHUC.pdf
  • docxTom tat LATS NGUYEN HUU HOANG PHUC.docx
  • docxTrang thong tin LATS Nguyen Huu Hoang Phuc.docx
Tài liệu liên quan