Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Đóng góp mới của luận án 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai tây 6

1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ 6

1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng 7

1.2.3. Yêu cầu về nước 8

1.2.4. Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng của khoai tây 9

1.2.5. Yêu cầu về độ ẩm đất 11

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam 12

1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và Việt Nam 12

1.3.2. Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới và Việt Nam 17

1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên 19

1.4. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới và Việt Nam 21

1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống khoai tây trên thế giới 21

1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống khoai tây tại Việt Nam 25

1.5. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây 29

 

docx194 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng thân lá, tuy nhiên nếu trồng khoai tây sớm cần đảm bảo tiêu nước đầu vụ. Vụ đông ở miền Bắc có lượng mưa thấp trung với thời kỳ hình thành và phát triển củ, nếu không tưới nước bổ sung thì năng suất khoai tây không cao vì loại cây này rất nhạy cảm với sự khô hạn, nước là yếu tố chính hạn chế năng suất khoai tây (Vanloon, 1981; Salter và Good, 1967 [131], [119]. Khoai tây là loại cây trồng được trồng phổ biến ở vùng đất khô hạn hoặc bán khô hạn nơi năng suất và chất lượng củ được thúc đẩy bởi kỹ thuật tưới nước. Năng suất củ chịu ảnh hưởng đáng kể trong cả 2 trường hợp thiếu nước hoặc tưới nước quá nhiều (Amer et al., 2016) [52]. Tóm lại: Với điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên rất thích hợp trồng cây khoai tây vụ đông, tuy nhiên còn khá nhiều yếu tố khí hậu không thuận lợi cho sản xuất khoai tây. Vì vậy cần nghiên cứu để có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý, trong đó chú trọng đúng thời vụ gieo trồng để hạn chế những tác động bất lợi. 3.1.1.2. Điều kiện đất đai Hầu hết đất ruộng của tỉnh Thái Nguyên là đất dốc tụ, đất phù sa sông suối có thành phần cơ giới là pha cát và thịt nhẹ. Theo Nguyễn Văn Thắng và cs, [40] thì đây là 2 loại đất có đủ điều kiện đảm bảo độ ẩm, độ thoáng khí, tơi xốp để củ phát triển thuận lợi, ít bị dị hình. Như vậy, dựa vào đặc điểm và tính chất đất thì điều kiện đất đai ở Thái Nguyên thích hợp với việc trồng khoai tây. Tuy nhiên để xác định liều lượng phân bón đầy đủ và cân đối cho khoai tây trồng ở Thái Nguyên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần phân tích đất trước khi làm các thí nghiệm phân bón để biết được hàm lượng mùn, thành phần các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali để bổ sung các loại phân bón cho phù hợp và hiệu quả. Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, tỉnh Thái Nguyên có 14.741,2 ha đất ruộng, trong đó có 7.205,4 ha (chiếm 48,79%) chủ động nước được trồng 2 vụ lúa và cây màu vụ đông. Ruộng bán chủ động nước có 5.713,9 ha (chiếm 38,76%) được cấy lúa vụ mùa (6.023,5 ha) và cây màu vụ xuân như ngô, rau, đậu đỗ, khoai lang (885,8 ha). Diện tích đất hoàn toàn không chủ động nước còn 142,1 ha (chiếm 0,96%) được trồng lúa vụ mùa, trong đó không có diện tích trồng cây màu vụ xuân. Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất ruộng năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên Cây trồng Tổng diện tích (ha) Diện tích (ha) Chủ động nước Bán chủ động nước Không chủ động nước (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Lúa mùa 14.741,2 7.205,4 48,79 5.713,9 38,76 142,1 0,96 Lúa xuân 15.156,8 8.172,1 53,92 6.023,5 39,74 164,8 1,08 (Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên năm 2017)[30] Như vậy, tiềm năng đất trồng khoai tây vụ đông của Thái Nguyên rất lớn. Tuy nhiên, nước đưa vào ruộng chủ yếu lấy từ nguồn nước ao, kênh mương, sống suối vào mùa đông thường có lưu lượng thấp, vì vậy để có đủ nước tưới cho khoai tây cần có kế hoạch hỗ trợ người dân tu sửa, củng cố hệ thống kênh mương nội đồng và các trạm bơm thủy lợi. * Cơ cấu cây trồng vụ đông trên đất ruộng tại tỉnh Thái Nguyên Trong nhiều năm qua, ngô là cây trồng chủ đạo trong vụ đông (năm 2015 toàn tỉnh đã trồng được 15.762 ha, chiếm 52,45% diện tích cây vụ đông). Khoai tây mới được đưa vào cơ cấu cây trồng nên diện tích còn rất ít (năm 2015: 511 ha), chiếm 1,42% tổng diện tích cây vụ đông bằng 2,8% diện tích ngô đông. Bảng 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2015 trên đất ruộng tại tỉnh Thái Nguyên Loại cây trồng Diện tích Sản lượng (tấn) Thu nhập (triệu đồng/ha) ha Tỷ lệ (%) Ngô 15.762 52,45 79.053 11,5 Khoai tây 511 1,42 6.965 45,83 Khoai lang 4.260 14,16 27.848 14,00 Rau, đậu các loại 9.544 31,73 231.169 Tổng 30.077 100 345.035 (Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên năm 2017)[30] Mặc dù diện tích còn hạn chế nhưng trồng khoai tây cho thu nhập cao, lãi thuần đạt 45,83 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với thu nhập ngô đông, gấp 3,2 lần khoai lang. Theo ý kiến của người dân, do khoai tây yêu cầu đầu tư cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, không chủ động nguồn củ giống, chăm sóc khó hơn các cây trồng vụ đông khác nên chưa thực sự khuyến khích được người sản xuất, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. 3.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội * Điều kiện kinh tế Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc, có diện tích 3.562,82 ha với cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, thủy sản. Những năm gần đây nền kinh tế của Thái Nguyên đã có những bước phát triển rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao trên 9%, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt trên 10% thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đạt 365,3 kg thóc/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 9%. Nên đầu tư cho sản suất nông nghiệp ở một số huyện miền núi còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn nhóm và hộ gia đình cho thấy, thiếu tiền mua củ giống tốt (phải đăng ký với Hội Nông dân khung thời vụ ngắn); phân bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất khoai tây thấp và hạn chế mở rộng diện tích. * Dân số và lao động Dân số của Thái Nguyên có 1.255.833 người (năm 2017), trong đó có 64,9% dân số sống ở nông thôn, 80,2% là người dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chay, Dao Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên 768.300 người, trong đó có 321.500 lao động nông nghiệp. Nhìn chung lao động nông nghiệp có trình độ học vấn thấp hơn khu vực thành thị, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bước đầu người dân áp dụng và mở rộng, tuy nhiên một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số việc chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. * Giao thông Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km. Trong đó, Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5 km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được rải nhựa. Tính đến tháng 12 năm 2017, toàn tỉnh có 139 xã đạt tiêu chí giao thông theo bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, riêng năm 2017 toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 603,69 km đường giao thông các loại (trong đó: đường trục xã, liên xã 55,01 km; đường trục xóm, liên xóm 344,71 km; đường ngõ xóm 173,95 km; đường trục chính nội đồng 30,02 km). Như vậy nhiều xã có đường ô tô đi đến được trung tâm rất thuận lợi cho việc trao đổi vật tư hàng hóa. Tuy nhiên, vào mùa mưa một số con đường còn bị lầy lội, do chưa có đường nhựa, đường bê tông. * Thủy lợi Tỉnh đã xây dựng được nhiều hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2017 trên địa bàn tỉnh đã nâng cấp, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhỏ 50 hồ đập, 10 trạm bơm từ nguồn thủy lợi phí cấp hàng năm 87,06 km kênh mương. Tuy nhiên hệ thống kênh mương này mới chỉ tưới tiêu chủ động cho 48,79% diện tích đất ruộng. Việc còn nhiều diện tích canh tác nhờ nước trời rất khó khăn cho việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất đặc biệt các huyện miền núi. * Giáo dục Trên địa bàn tỉnh có 26 trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với trên 30 nghìn sinh viên. Thực hiện Chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình phổ cập giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học, năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 129 xã đạt tiêu chí giáo dục. 3.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của nông dân Để có kết quả nghiên cứu chính xác, phù hợp với yêu cầu sản xuất khoai tây vụ đông, trước khi tiến hành đề tài chúng tôi đã khảo sát tình hình sản xuất khoai tây của nông dân ở một số phường, xã trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên và huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. * Cơ cấu giống Bảng 3.3. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân điều tra năm 2015 Loại giống Số hộ thực hiện Năng suất (tấn/ha) Số hộ % Rosagol 27 15,00 16,7 Diamant 22 12,22 13,2 Solara 62 34,44 13,5 Trung Quốc 69 38,33 11,3 Tổng 180 100 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015; * Có hộ trồng 2 loại giống) Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Khoai tây ở Thái Nguyên được trồng chủ yếu bằng giống nhập từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã đưa giống solara, Rosagol, Diamant vào sản xuất, do giá củ giống phù hợp nên nhiều người dân lựa chọn. Các giống nhập từ Trung Quốc khác (giống mua của tư thương, không rõ nguồn gốc) tuy cho năng suất thấp hơn giống solara, Rosagol, Diamant nhưng do giá củ giống rẻ lại được đưa đến tận nơi nên có 38,33% hộ trồng. Các giống solara, Rosagol, Diamant có năng suất cao nhưng mua giống khó vì phải đăng ký, số lượng có hạn thời gian ngắn (thực tế có người gặt vụ mùa muộn hơn khi Khuyến nông triển khai); giá giống cao hơn giống Trung Quốc, nên ít người sử dụng hơn. Thực tế nông dân ở Thái Nguyên chưa có kinh nghiệm bảo quản khoai tây trong kho lạnh, bảo quản giống khoai tây tại hộ gia đình. Kết quả phỏng vấn một số hộ trồng khoai tây và thảo luận nhóm nông dân cho thấy, nguyên nhân cơ bản làm cho khoai tây ở Thái Nguyên chưa phát triển do thiếu củ giống và thiếu bộ giống có chất lượng tốt cho sản xuất đại trà. Mặt khác do người dân chưa có biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây dẫn đến năng suất khoai tây thấp đây cũng là một khó khăn lớn cần có giải pháp khắc phục, 100% người dân trồng khoai tây phải mua giống, vì không tự để được giống. * Mức độ đầu tư cho khoai tây Bảng 3.4. Mức độ đầu tư cho khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Lượng đầu tư Phân chuồng Tạ/ha 100 Phân đạm (urê) Kg/ha 100 Phân lân (supe lân) Kg/ha 130 Phân kali (kali clorua) Kg/ha 100 Phân tổng hơp NPK Kg/ha 1.080 Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc trừ sâu % 78,3 Tỷ lệ hộ xử lý đất trước khi trồng % 0 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Các chương trình Khuyến nông và chính sách hỗ trợ phát triển khoai tây của tỉnh đã tổ chức tập huấn cho người dân, chú trọng đến việc bón phân chuồng, đạm, lân, kali, phân bón tổng hợp NPK và phòng trừ sâu bệnh cho khoai tây. Tuy nhiên do chưa có biện pháp kỹ thuật nên chỉ đáp ứng được gần 60% nhu cầu về dinh dưỡng của cây, còn nhiều hộ bón phân không đúng thời gian và phương pháp bón phân cũng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, lượng phân chưa đủ, hiệu quả kinh tế không cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất khoai tây của Thái Nguyên thấp. * Thời vụ trồng khoai tây Bảng 3.5. Thời vụ trồng và năng suất khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 Thời vụ Số hộ trồng (hộ) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Trước 1/10 37 20,56 13.320 11,20 14,89 Từ 1 - 20/10 55 30,56 20.532 13,90 28,49 Từ 20/10 - 10/11 52 28,88 19.188 15,30 29,22 Sau 10/11 36 20,00 16,200 13,10 21,22 Tổng 180 100 69.240 93,83 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Số liệu bảng 3.5 cho thấy, nông dân ở Thái Nguyên trồng khoai tây vụ đông vào những thời gian rất khác nhau phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch lúa mùa. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất khoai tây chúng tôi chia thời vụ gieo trồng khoai tây của các hộ điều tra thành 4 nhóm. Kết quả tổng hợp số liệu cho thấy: Có 20,56% số hộ trồng khoai tây trước ngày 1/10, năng suất của nhóm hộ này chỉ đạt 11,20 tấn/ha; 30,56% hộ trồng trong khoảng thời gian từ 1 - 20/10 cho năng suất là 13,90 tấn/ha; 28,88% hộ trồng vào thời gian từ 20/10 - 10/11 cho năng suất cao nhất là 15,3 tấn/ha và 20,00% hộ trồng sau ngày 10/11 năng suất của nhóm hộ này đạt 13,1tấn/ha, như vậy, nhóm hộ trồng trước và sau ngày 1/10 đều cho năng suất thấp hơn. * Mật độ trồng khoai tây Số liệu bảng 3.6 cho thấy có 6,67% hộ nông dân trồng mật độ thấp (4 khóm/m2. Theo nhận định của đa số người phỏng vấn thì số lượng củ/ đơn vị diện tích giảm khi khoai tây được trồng mật độ thấp, số củ/khóm to hơn đáng kể, song do số khóm/m2 thấp nên năng suất thấp, 9,44 % hộ nông dân trồng mật độ 7 khóm/m2 (Một số hộ cho rằng do củ giống giá cao trồng thưa cho củ to dễ vun xới, chăm sóc). Bảng 3.6. Mật độ trồng khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 Mật độ (khóm/m2) Số hộ trồng (hộ) Tỷ lệ (%) 4 12 6,67 5 61 33,89 6 90 50,00 7 17 9,44 Tổng 180 100 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Như vậy, còn nhiều hộ trồng khoai tây quá sớm hoặc quá muộn nên ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây. Mặt khác nông dân trồng khoai tây với mật độ thấp hoặc quá cao và ít đầu tư phân bón nên năng suất không cao. Để khai thác tốt tiềm năng của đất, tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng khoai tây cần nghiên cứu để xác định khung thời vụ và mật độ gieo trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện kinh tế của người dân Thái Nguyên. * Kỹ thuật vun cho khoai tây Số liệu bảng 3.7 cho thấy, người dân đã biết vun cho khoai tây kết hợp chăm sóc, tuy nhiên vẫn còn có hộ không vun hoặc vun không đúng thời gian (vun quá sớm hoặc quá muộn không đúng giai đoạn có 48,33% số hộ vun 1 lần, 48,88 % vun hai lần, 2,77 % không vun. Bảng 3.7. Vun gốc khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 TT Công thức Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không vun 5 2,77 2 Vun 1 lần 87 48,33 3 Vun 2 lần 88 48,88 Tổng 180 100 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015) * Tình hình sử dụng nước tưới cho khoai tây Thực tế ở Thái Nguyên, khoai tây vụ đông chủ yếu được trồng trên đất ruộng có khả năng tưới tiêu, tuy nhiên do tập quán canh tác nên nhiều hộ vẫn chưa chú trọng đến việc tưới nước bổ sung cho khoai tây, một số hộ có tưới nhưng chưa đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng đến năng suất khoai tây. Bảng 3.8. Tình hình sử dụng nước tưới cho khoai tây của các hộ nông dân điều tra năm 2015 Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Có tưới nước 89 49,44 Không tưới nước 91 50,56 Tổng 180 100 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015) Số liệu bảng 3.8 cho thấy, có 50,56% hộ không tưới nước bổ sung khi trồng khoai tây. Có 49,44% số hộ tưới nước bổ sung. Đây chính là một hạn chế trong sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên. 3.1.2.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên Qua kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn người nông dân am hiểu và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất khoai tây, chúng tôi rút ra những yếu tố thuận lợi và hạn chế đến sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên như sau: * Yếu tố thuận lợi - Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây, vụ đông diện tích trồng khoai tây khá lớn (khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 90 ngày, ưa lạnh không bị áp lực về thời vụ). Hệ thống kênh mương nội đồng tương đối đầy đủ thuận lợi cho tưới tiêu và trồng khoai tây. - Thị trường tiêu thụ khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên lớn, dễ bán, nhiều người dân đã nhận thức được giá trị của cây khoai tây, thu nhập từ cây khoai tây cao hơn các cây trồng vụ đông khác. - Tỉnh, huyện có chính sách trợ giá giống, hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho người nông dân. Có nhiều giống khoai tây mới chất lượng sạch bệnh, năng suất cao. * Yếu tố hạn chế - Người dân chưa có biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây có nhiều hộ nông dân không vun, không tưới nước cho khoai tây, bón phân chưa đủ, thời vụ trồng quá sớm hoặc quá muộn, mật độ trồng quá thưa hoặc quá dầy, chưa biết phòng trừ sâu bệnh, chưa xử lý đất trước khi trồng. - Sản xuất khoai tây còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô hàng hóa dẫn tới khoai tây phải bán với giá thấp chủ yếu bán ở chợ. - Chưa có bộ giống thích hợp, chủ yếu mua khoai tây của Trung Quốc để trông, chất lượng giống rất kém, giống bị nhiễm sâu bệnh và cho năng suất thấp. - Chi phí đầu tư cho sản xuất khoai tây lớn, chi phí giống chiếm 50% tổng chi phí, trồng khoai tây đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các cây trồng vụ đông khác, vì vậy hạn chế việc mở rộng diện tích trồng khoai tây. 3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chính của khoai tây như thời gian từ trồng đến mọc, phân cành, làm củ là các giai đoạn quan trọng biểu hiện khả năng sinh trưởng của cây và là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.9 và 3.10. Bảng 3.9. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên Giống Thời gian từ trồng đến............ (ngày) Mọc Phân Cành Làm củ Thu hoạch TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL KT1 11 12 31 31 37 33 89 88 K3 13 14 35 34 41 36 93 91 12KT3-1 13 13 34 32 38 35 89 91 KT9 11 12 34 31 37 33 91 88 Georgina 12 12 34 32 37 35 89 88 Concordia 11 12 34 31 36 35 86 85 Jelly 12 12 32 32 37 33 87 86 Solara (Đ/c) 12 12 31 31 38 32 87 87 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương) Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống khoai tây thí nghiệm vụ đông 2015 tại 2 địa điểm nghiên cứu có thời gian từ trồng đến mọc tương đương nhau và tương đương giống đối chứng, dao động từ 11 - 14 ngày. Thời gian từ trồng đến phân cành dao động từ 31 - 35 ngày. Trong đó giống KT1 có thời gian phân cành sớm nhất (31 ngày sau trồng) ở cả 2 địa điểm nghiên cứu tương đương với đối chứng. Các giống còn lại phân cành sớm hơn ở điểm thí nghiệm Phú Lương (31 - 34 ngày) và từ 32 - 35 ngày (Thành Phố Thái Nguyên). Thời gian từ trồng đến làm củ của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 33 - 41 ngày. Trong đó, các giống khoai tây trồng tại Phú Lương làm củ sớm (32 - 36 ngày sau trồng), tại điểm Thành Phố Thái Nguyên từ 36 - 41 ngày. Thời gian từ trồng đến thu hoạch (TGST) của các giống khoai tây tại 2 điểm nghiên cứu dao động từ 85 - 93 ngày. Với thời gian sinh trưởng này, các giống khoai tây thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình. Bảng 3.10. Các giai đoạn sinh trưởng chính của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên Giống Thời gian từ trồng đến............ (ngày) Mọc Phân Cành Làm củ Thu hoạch TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL KT 1 13 13 31 31 38 35 91 91 KT 3 15 14 36 33 41 38 93 92 12KT3-1 13 13 34 32 39 37 92 91 KT9 13 13 34 32 38 36 92 91 Georgina 13 13 34 32 38 38 91 90 Concordia 12 12 34 33 37 38 86 85 Jelly 13 13 32 32 38 37 88 88 Solara (Đ/c) 12 12 31 31 38 36 88 89 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương) Thời gian từ trồng đến mọc mầm của các giống khoai tây thí nghiệm vụ đông 2016 tại 2 địa điểm nghiên cứu dao động từ 12 - 15 ngày. Trong đó, giống Concordia mọc sớm nhất (12 ngày sau trồng) tương đương đối chứng, giống KT3 mọc muộn nhất (14 - 15 ngày sau trồng). Thời gian từ trồng đến phân cành dao động từ 31 - 36 ngày. Trong đó giống KT1 phân cành sớm nhất (31 ngày), tương đương đối chứng. Các giống còn lại phân cành muộn hơn đối chứng. Thời gian từ trồng đến làm củ dao động từ 33 - 41 ngày. Nhìn chung các giống khoai tây thí nghiệm trồng tại Phú Lương làm củ sớm hơn (35 - 38 ngày) so với điểm Thành Phố Thái Nguyên (37 - 41 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 85 - 93 ngày. Với thời gian sinh trưởng này các giống khoai tây thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình. 3.2.2. Khả năng sinh trưởng của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 Công thức Năm 2015 Năm 2016 STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL KT1 7 7 100 100 7 7 100 100 K3 7 3 90,0 80,0 3 3 80,8 80,0 12KT3-1 7 7 99,8 99,8 7 7 100 99,8 KT9 7 5 99,0 99,8 7 7 99,8 99,8 Georgina 7 5 100 100 7 5 100 99,0 Concordia 5 7 100 99,0 5 7 100 100 Jelly 7 7 99,8 99,8 7 7 99,8 99,8 Solara (đ/c) 7 7 100 100 7 7 100 100 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương; STPT: Sinh trưởng phát triển; DTTLCPĐ: Diện tích tán lá che phủ đất; điểm (3-7): điểm 3: Kém; điểm 5: Trung bình; điểm 7: Tốt) Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, sức sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm tại hai điểm trong hai vụ đông đạt từ trung bình đến tốt (trừ giống K3), Trong đó giống KT1, 12KT3-1 và giống Jelly có sức sinh trưởng của cây tốt, được đánh giá ở điểm 7, tương đương với đối chứng (Solara) tại cả hai điểm nghiên cứu trong hai năm 2015 và 2016. Diện tích tán lá che phủ đất đạt từ 80 - 100%. Trong đó giống KT1 có diện tích tán lá che phủ đất cao nhất (100%), tương đương với giống đối chứng tại cả hai địa điểm thí nghiệm và trong hai năm 2015 và 2016. Các giống còn lại diện tích tán lá che phủ dao động từ 80 - 99,8%. Bảng 3.12. Chiều cao cây và số thân chính/khóm của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 Công thức Năm 2015 Năm 2016 Chiều cao cây (cm) Số thân chính/khóm (thân) Chiều cao cây (cm) Số thân chính/khóm (thân) TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL KT1 68,5 59,8 4,6 4,0 68,8 56,9 6,2 3,2 K3 47,8 44,3 3,8 3,0 47,2 47,8 5,6 2,6 12KT3-1 58,5 57,3 3,2 2,8 61,4 57,1 2,6 2,6 KT9 63,7 61,7 3,2 3,6 63,8 68,2 5,2 3,2 Georgina 50,0 49,8 4,6 2,8 49,2 51,6 2,6 3,0 Concordia 62,0 49,2 2,8 3,2 58,0 57,4 3,8 2,8 Jelly 64,2 55,0 3,6 2,6 56,2 57,7 3,0 3,6 Solara (đ/c) 56,8 55,1 3,8 2,6 60,4 58,0 3,0 3,2 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 12,1 14,7 9,6 10,3 14,2 12,3 8,4 17,1 LSD.0,05 2,2 4,4 0,6 0,6 4,2 2,3 0,6 0,9 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương) Chiều cao cây của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 44,3 - 68,5 cm (năm 2015) và từ 47,2 - 68,8 cm (năm 2016). Trong thí nghiệm giống KT1, KT9 (2 địa điểm nghiên cứu năm 2015 và điểm PL năm 2016), giống Concordia và Jelly (điểm TPTN năm 2015) có chiều cao cây cao hơn đối chứng. Giống K3, Georgina (2 địa điểm nghiên cứu trong 2 năm) và giống Concordia (điểm PL năm 2015) có chiều cao cây thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương đối chứng (Solara: 55,1 - 60,4 cm). Số thân/khóm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, giống khoai tây có số thân chính/khóm cao thì khả năng cho năng suất cao (Đào Mạnh Hùng, 1996; Allen và Scott, 1992) [21],[50]. Kết quả theo dõi cho thấy số thân chính/khóm của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 2,8 - 4,6 thân (năm 2015) và từ 2,6 - 6,2 thân (năm 2016). Trong đó giống KT1 (năm 2015 và điểm TPTN năm 2016), giống KT3 (điểm TPTN năm 2016), giống KT9 (điểm PL năm 2015, điểm TPTN năm 2016), giống Georgina (điểm TPTN năm 2015) và Concordia (điểm TPTN năm 2016) có số thân/khóm nhiều hơn đối chứng (Solara: 2,6 - 3,8 thân). Các giống còn lại có số thân/khóm tương đương đối chứng (cả 2 điểm nghiên cứu trong 2 năm). 3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm Đặc điểm hình thái là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì nó liên quan đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm Giống Dạng cây Dạng củ Màu vỏ củ Màu ruột củ Độ sâu mắt củ (điểm 1-5) KT1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 K3 Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 5 12KT3-1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 KT9 Nửa đứng Oval Đỏ tím Vàng 5 Georgina Nửa đứng Tròn dẹt Vàng Vàng nhạt 3 Concordia Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 3 Jelly Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 Solara (đ/c) Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 Ghi chú: (Độ sâu mắt củ, điểm 1; nông; 3;trung bình; 5; sâu) Dạng cây: Các giống khoai tây thí nghiệm đều có dạng cây nửa đứng, tương tự giống đối chứng Solara. Dạng củ tròn, tròn dẹt đến oval. Trong đó giống Concordia có củ tròn, Georgina, K3 có củ tròn dẹt, các giống còn lại có củ oval, tương đương đối chứng. Vỏ củ có màu vàng và đỏ tím. Trong thí nghiệm giống KT9 có vỏ củ màu đỏ tím. Các giống còn lại có vỏ củ màu vàng, tương đương với giống đối chứng. Ruột củ có màu vàng và vàng nhạt. Trong đó giống Georgina ruột củ màu vàng nhạt. Các giống còn lại ruột củ màu tương đương giống đối chứng. Độ sâu mắt củ của các giống khoai tây thí nghiệm từ trung bình đến sâu. Trong đó giống K3 và KT9 có mắt củ sâu, được đánh giá ở điểm 5. Các giống còn lại có mắt củ trung bình, được đánh giá ở điểm 3, tương đương giống đối chứng. 3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại chính của một số giống khoai tây thí nghiệm Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) do nấm Phytophthora infestans gây hại, bệnh phát sinh và phá hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, rét và mưa kéo dài, trời có nhiều sương mù, nhiệt độ dưới 20oC. Ở miền Bắc bệnh phá mạnh từ tháng 12 đến tháng 2. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.14. Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, giống KT9 tại điểm nghiên cứu Thành Phố Thái Nguyên năm 2015 bị nhiễm bệnh nhẹ (<20% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh), được đánh giá ở điểm 3. Các giống còn lại không bị bệnh, được đánh giá ở đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_san_xuat_khoai.docx
Tài liệu liên quan