Luận án Nghiên cứu những yếu tố hạn chế và một số biện pháp kỹ thuật khắc phục nhằm nâng cao năng suất mủ cao su tại tỉnh Ðắk Lắk

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình x

MỞ ðẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của luận án 4

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Giới thiệu về cây cao su 6

1.2 Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và Việt

Nam đến năm 2010 6

1.2.1 Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới đến

năm 2010 6

1.2.2 Tình hình phát triển cao su thiên nhiên tại Việt Nam đến

năm 2010 10

1.3 Một số nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây cao su 12

1.3.1 Khí hậu 13

1.3.2 ðất đai 17

1.4 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh lý khai thác mủ cao su 21

1.4.1 ðặc điểm sinh lý quá trình chảy mủ và ngưng chảy mủ 21iv

1.4.2 Sinh lý của cây cao su trong thời gian khai thác mủ 22

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác được áp dụng

trên vườn cây cao su 26

1.5.1 Phân vùng sinh thái 26

1.5.2 Cải tiến giống 29

1.5.3 Phương pháp trồng 31

1.5.4 Tưới nước 32

1.5.5 Phân bón 34

1.5.6 Phòng trừ bệnh 35

1.5.7 Kỹ thuật khai thác 37

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 45

2.1 ðối tượng nghiên cứu 45

2.2 Vật liệu nghiên cứu 45

2.3 Nội dung nghiên cứu 46

2.4 Phương pháp nghiên cứu 46

2.4.1 Phần điều tra 46

2.4.2 Phần thí nghiệm 48

2.4.3 Phần xây dựng mô hình sản xuất cao su ở thời kỳ kinh

doanh có năng suất cao tại tỉnh ðắk Lắk 50

2.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 51

2.4.5 Phương pháp phân tích số liệu 52

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53

3.1 ðánh giá một số yếu tố tự nhiên và kỹ thuật tại tỉnh ðắk Lắk

có ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su 53

3.1.1 ðánh giá, phân hạng một số vùng trồng cao su tại tỉnh ðắk Lắk 53

3.1.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đến năng suất mủ cao su 62v

3.1.3 ðánh giá một số yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến năng suất

mủ cao su 83

3.2 ðánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk 90

3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng

suất mủ cao su 92

3.3.1 Ảnh hưởng của tưới nước giữ ẩm đến sinh trưởng và năng

suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk. 92

3.3.2 Ảnh hưởng của một số công thức phun thuốc phòng trừ bệnh

phấn trắng kết hợp phun phân qua lá đến sinh trưởng và năng

suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk 100

3.3.3 Ảnh hưởng của một số công thức che mưa mặt cạo đến năng

suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk 108

3.3.4 Ảnh hưởng của một số công thức khai thác đến năng suất

mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk 114

3.4 Xây dựng mô hình sản xuất cao su ở thời kỳ kinh doanh có

năng suất cao tại ðắk Lắk 124

3.4.1 Hiện trạng các mô hình 124

3.4.2 ðánh giá một số chỉ tiêu kỹ thuật của các mô hình 125

3.4.3 ðánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình 126

3.4.4 Khả năng nhân rộng mô hình sản xuất cao su đạt năng suất cao 128

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 129

1 Kết luận 129

2 ðề nghị 130

Danh mục công trình công bố có liên quan đến luận án 131

Tài liệu

pdf225 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu những yếu tố hạn chế và một số biện pháp kỹ thuật khắc phục nhằm nâng cao năng suất mủ cao su tại tỉnh Ðắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải xây dựng hệ thống mương chống xói mòn, trồng cây phủ ñất trong giai ñoạn kiến thiết cơ bản. Trên ñịa hình có ñộ dốc cao hơn 15 % thì trồng cao su theo ñường ñồng mức nhằm hạn chế xói mòn, nâng cao mật ñộ cây cạo tạo tiền ñề tăng năng suất vườn cao su. 3.1.3 ðánh giá một số yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng ñến năng suất mủ cao su 3.1.3.1 Cơ cấu giống cao su Khác với nhiều loài cây trồng khác, cây cao su có chu kỳ kinh doanh dài, thông thường ñời sống của một vườn cao su kéo dài 26 - 30 năm với 20 - 25 năm khai thác. Một sai lầm trong sử dụng giống khi trồng sẽ phải trả giá rất nhiều năm trong khi hầu như không có cơ hội sửa chữa, hoặc chi phí cho cơ hội sửa chữa là rất ñắt. Sự tiến bộ rất ñáng kể về năng suất của ngành cao su có sự ñóng góp quan trọng và rất cơ bản của việc kịp thời ứng dụng các tiến bộ về 84 giống cao su. Giống cao su trồng trong nước có hai nguồn, từ du nhập của các nước trồng cao su khác và do Viện nghiên cứu cao su Việt nam (RRIV) tạo tuyển (các giống có ký hiệu RRIV và LH). Hiện nay, tỷ lệ giống cao su nội ñịa gia tăng ñáng kể về số lượng và quy mô diện tích ñược trồng. Những năm qua, Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk ít quan tâm ñến công tác giống cao su nên cơ cấu giống cao su trên vườn còn nhiều bất cập. Kết quả ñiều tra cơ cấu giống cao su trên diện tích ñang khai thác thể hiện ở hình 3.16. PB 260 5% RRIM 600 14% PB 235 14% GT 1 52% RRIV 4 3% Lẫn giống 12% Hình 3.16: Cơ cấu giống cao su ở thời kỳ kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk năm 2011 Bảng 3.9: Năng suất của các giống cao su tại Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk Chỉ tiêu GT 1 RRIM 600 PB 235 PB 260 RRIV 4 Lẫn giống Năng suất (kg/ha) 1455,6 1598,0 1571,3 1606,4 1670,5 1328,9 Sx 342,0 417,0 435,3 372,0 166,9 586,7 CV% 23,5 26,1 27,7 23,2 10,0 44,2 Số lô 25 7 8 8 4 6 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8] - Giống RRIV 4:có tuổi cạo 5 - 6. Các giống còn lại có tuổi cạo 10 - 12. 85 Khoảng 52% diện tích trồng giống GT1, ñây là giống ñược tuyển chọn từ lâu, tuy có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong ñiều kiện ðắk Lắk nhưng năng suất không cao bằng các giống mới hiện nay, bình quân ñạt 1.455,6 ± 342,0 kg/ha. Các giống RRIM 600, PB 235, PB 260 và RRIV 4 ñạt năng suất cao từ 1571,0 ± 435,3 kg/ha ñến 1670,5 ± 166,9 kg/ha, chiếm từ 3% ñến 14% cho mỗi giống. ðáng lưu ý nhất là 12% diện tích không rõ nguồn gốc giống với năng suất bình quân rất thấp 1.328,9 ± 586,7 kg/ha. Như vậy 52% diện tích cao su trồng giống GT1 và 12% diện tích cao su lẫn giống ñã tự hạn chế năng suất cao su tại ðắk Lắk, hậu quả này còn kéo dài trong thời gian tới. 3.1.3.2 Phương pháp trồng Phương pháp trồng cao su ñược cải tiến liên tục, ñầu tiên là trồng bằng hạt không ghép (cây thực sinh). Từ khi kỹ thuật ghép cây áp dụng cho cây cao su, người ta dùng phương pháp trồng hạt ghép tại lô, phương pháp trồng stumps, phương pháp trồng bầu (Phạm Thị Dung, 1993) [10]; (Phạm Thị Dung và cs, 1998) [11]. Hiện nay phương pháp trồng stumps ñược sử dụng phổ biến tại ðắk Lắk. Một số nơi ñã sử dụng phương pháp trồng bầu và stumps bầu 1 - 3 tầng lá. ðể thấy rõ ảnh hưởng của từng phương pháp trồng mới ñến năng suất mủ, chúng tôi tiến hành ñiều tra trên 2 lô có phương pháp trồng khác nhau (bảng 3.10). Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phương pháp trồng ñến năng suất mủ cao su Phương pháp trồng Mật ñộ (cây cạo/ha) Năng suất cá thể (kg/cây) Năng suất quần thể (kg/ha) % so với Stumps 10 Stumps 10 332 4,38 1.454,2 100,00 Bầu cắt ngọn 388 4,42 1.714,9 117,93 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8]. Ghi chú : Các lô ñiều tra trồng năm 1992, Giống GT1, NTCS Cư Bao. 86 Mật ñộ cây cạo chênh lệch rất lớn giữa các phương pháp trồng khác nhau. Phương pháp trồng bầu ñạt 388 cây/ha, phương pháp trồng Stumps 10 chỉ ñạt 332 cây/ha. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy sinh trưởng của vườn cây trồng bằng stumps 10 không ñồng ñều, tỷ lệ cây chết và cây nhỏ không ñủ tiêu chuẩn cạo mủ rất nhiều. ðặc ñiểm vườn cao su là những cây nhỏ bị rợp nắng, sinh trưởng rất chậm, chu vi thân kém phát triển, phải mất thời gian dài mới ñủ tiêu chuẩn khai thác. Vườn cây trồng bầu do bộ rễ ñược bảo vệ cẩn thận ñến khi trồng nên vườn cây rất ñồng ñều. Tỷ lệ hoàn chỉnh rất cao trong năm trồng mới, tỷ lệ cây ñạt tiêu chuẩn cạo mủ rất cao ở năm khai thác thứ nhất. Sau 12 năm khai thác, tỷ lệ cây cạo ñạt 388 cây/ha. ðây là ưu ñiểm cơ bản của phương pháp trồng bầu, tạo tiền ñề nâng cao năng suất mủ cao su. Phương pháp trồng có ảnh hưởng ñến năng suất cá thể. Phương pháp trồng cây con dạng bầu cắt ngọn ñạt năng suất 4,42 kg/cây, trồng cây con dạng stumps 10 chỉ ñạt 4,38 kg/cây. Qua hai chỉ tiêu trên cho thấy phương pháp trồng ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất quần thể vườn cao su. Phương pháp trồng stumps có mật ñộ cây cạo thấp, năng suất cá thể thấp dẫn ñến năng suất quần thể rất thấp 1.454,2 kg/ha. Phương pháp trồng bầu có mật ñộ cây cạo và năng suất cá thể cao nên năng suất quần thể chiếm ưu thế 1.714,9 kg/ha. Tóm lại phương pháp trồng có ảnh hưởng ñến năng suất mủ cao su. Năng suất vườn cao su trồng cây con dạng bầu cắt ngọn cao hơn 17,93% so với trồng cây con dạng stumps. 3.1.3.3 Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng Công tác phòng trừ bệnh hại, ñặc biệt là bệnh phấn trắng trên vườn cao su ở Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk rất ñược quan tâm và ñược triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, một số ñơn vị thực hiện chưa kịp thời nên hiệu quả chưa cao. ðể thấy rõ tác hại của bệnh phấn trắng ñối với năng suất mủ cao su, 87 chúng tôi tiến hành ñiều tra trên các lô có chu kỳ phòng trừ bệnh khác nhau vào mùa bệnh năm 2009 (bảng 3.11). Bảng 3.11: Ảnh hưởng của công tác phòng trừ bệnh phấn trắng ñến năng suất mủ cao su (năm 2009) Chu kỳ phòng trừ Chỉ số bệnh (%) Năng suất (kg/ha) % so với không phòng bệnh Không phòng bệnh 52,57 1.452, 8 100,00 Phun 1 lần 30,65 1.487,6 102,40 Phun 2 lần 11,70 1.539,2 105,95 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8]. Ghi chú : Các lô ñiều tra trồng năm 1992, Giống GT1, NTCS Phú Xuân. Bệnh phấn trắng thường gây hại cây cao su sau khi cây rụng lá sinh lý. Năm 2009, bệnh phấn trắng gây hại khá nặng trên vườn cao su tại ðắk Lắk. Vườn cây không phòng trừ, bệnh phát triển rất nhanh, mức ñộ bệnh nặng với chỉ số bệnh 52,57%. Bệnh phấn trắng làm chậm thời gian mở miệng cạo lại nên năng suất vườn cây thấp nhất, chỉ ñạt 1.452, 8 kg/ha. Vườn cao su ñược phun thuốc Sulox phòng trừ bệnh 1 lần, mức ñộ bệnh vẫn nặng với chỉ số bệnh 30,65% và năng suất ñạt 1.487,6 kg/ha. Vườn cao su ñược phòng trừ bệnh 2 lần thì bệnh phấn trắng gây hại nhẹ với chỉ số bệnh 11,70% và ñạt năng suất 1.539,2 kg/ha. Như vậy công tác phòng trừ bệnh phấn trắng có ảnh hưởng lớn ñến năng suất mủ cao su. Phun thuốc phòng trừ 1 lần hoặc 2 lần/năm thì năng suất mủ tăng từ 2,40% ñến 5,95% so với không phòng trừ. 3.1.3.4 Chất lượng tay nghề công nhân khai thác Ngoài những yếu tố tự nhiên, ñặc tính giống, chế ñộ chăm sóc thì năng suất mủ cao su còn phụ thuộc vào chất lượng tay nghề của công nhân khai thác. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân khai thác ñến năng suất mủ cao su năm 2010 (bảng 3.12). 88 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân ñến năng suất mủ Năng suất Tay nghề công nhân Tỷ lệ cây khô miệng cạo (%) (kg/ha/năm) % so với công nhân giỏi Giỏi 2,30 1.723,5 100,00 Khá 3,56 1.687,6 97,91 Trung bình 5,58 1.615,5 93,73 Kém 8,12 1.483,4 86,07 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8] Dựa trên kết quả kiểm tra kỹ thuật ñể ñánh giá chất lượng tay nghề công nhân. Chất lượng tay nghề công nhân ñược phân thành 4 hạng: Giỏi, khá, trung bình và kém. Công nhân hạng giỏi cạo mủ ñúng kỹ thuật, cây ít bị khô miệng cạo và năng suất vườn cây rất cao 1.723,5 kg/ha/năm. Công nhân hạng kém thường vi phạm nhiều lỗi kỹ thuật như: cạo phạm, cạo sát, gây khô miệng cạo trầm trọng với tỷ lệ 8,12%. Hơn nữa, những công nhân hạng kém thường cạo cạn, cạo dày dăm, miệng cạo bị lệch, mặt cạo và chén hứng mủ không ñảm bảo vệ sinh, ít chăm sóc cây cạo và tận thu mủ, vi phạm cường ñộ cạo ... dẫn ñến năng suất thấp 1.483,4 kg/ha. Công nhân hạng trung bình và hạng khá vi phạm lỗi kỹ thuật ít hơn nên tỷ lệ khô miệng cạo xuất hiện từ 3,56% ñến 5,58%. Năng suất vườn cao su do công nhân hạng trung bình khai thác ñạt 1.615,5 kg/ha và công nhân hạng khá ñạt 1.687,6 kg/ha. Công nhân hạng kém và hạng trung bình làm mất từ 6,27% ñến 13,93% năng suất mủ so với công nhân hạng giỏi. ðể khắc phục yếu tố này cần phải tăng cường công tác kiểm tra kỹ thuật hàng tháng ñối với công nhân khai thác. 89 3.1.3.5 Sử dụng phân bón Các ñơn vị trồng cao su khi bón phân cho cao su thường căn cứ theo quy trình bón phân của Tổng công ty cao su Việt Nam. Tùy theo khả năng từng ñơn vị mà số lượng và chủng loại phân có thể thay ñổi khác nhau. Lượng phân nguyên chất bón cho cao su khai thác tại các nông trường thuộc Công ty THHH MTV cao su ðắk Lắk (bảng 3.13). Bảng 3.13: Lượng phân bón cho cao su khai thác tại Công ty THHH MTV cao su ðắk Lắk ðvt: kg/ha N P2O5 K2O Năm cạo CT* QT** CT* QT** CT* QT** 1-10 101,2 80,0 86,4 68,0 86,4 80,0 11-17 128,8 100,0 102,4 75,0 115,2 100,0 >17 151,8 100,0 112 75,0 151,2 100,0 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8] Ghi chú: CT* : lượng phân theo quy trình Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk. QT**: lượng phân theo quy trình của Tổng Công ty cao su Việt Nam (2004). (Phân hữu cơ vi sinh ñược bón chung cho cao su kinh doanh là 900 kg/ha). Lượng phân bón cho cao su kinh doanh tại Công ty THHH MTV cao su ðắk Lắk ñược phân bổ theo năm cạo mủ (nhóm cây khai thác). Lượng phân ñạm, lân và kali nguyên chất ñều cao hơn so với quy trình của Tổng Công ty cao su Việt Nam (2004) [51]. ðặc biệt Công ty ñã ñầu tư lượng phân khá lớn cho các vườn cây già (> 17 năm cạo mủ). Về tỷ lệ NPK trong công thức phân bón của Công ty THHH MTV cao su ðắk Lắk khá phù hợp với quy trình của Tổng Công ty cao su Việt Nam. Tuy nhiên ñể tăng hiệu quả của phân bón ñối với vườn cao su, cần thiết thực hiện bón phân theo chẩn nghiệm dinh dưỡng. Qua nghiên cứu hiệu quả của phân N, P và K ñối với năng suất mủ cao su trên ñất nâu ñỏ Bazan Tây Nguyên, Tống Viết Thịnh (2007) [47] ñã kết luận: trên 90 cao su khai thác, K ñóng vai trò hàng ñầu ñối với năng suất mủ cao su, lên ñến 11- 13%. ðồng thời ñề xuất công thức phân bón cho cao su khai thác từ năm thứ 1 - 5 là 81,7 kg N + 30 kg P2O5 + 92,6 kg K2O/ha/năm; công thức phân bón cao su khai thác từ năm thứ 6 - 10 là 88,0 kg N + 30 kg P2O5 + 80,0 kg K2O/ha/năm. 3.2 ðánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk Chất lượng vườn cao su kinh doanh biểu hiện kết quả sự tác ñộng của nhiều yếu tố như khí hậu, ñất ñai, giống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cao su Kết quả ñiều tra chất lượng vườn cao su kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk tại tỉnh ðắk Lắk (bảng 3.14). Bảng 3.14: ðánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk tại tỉnh ðắk Lắk Xếp loại vườn cây (ha) Nhóm tuổi cạo Diện tích (ha) Tỷ lệ ghép (%) Mật ñộ cây cạo/ha Năng suất (kg/ha) A B C D 1-10 854,6 89,2 397 889,5 798,1 0,0 56,6 0,0 11-17 4.231,6 75,5 321 1.513,5 2.286,9 783,5 1.115,7 45,6 >17 2.173,7 56,2 290 1.220,9 365,9 130,4 973,6 703,8 TB 73,0 336 1.208,0 Tổng 7.259,9 3.450,8 913,9 2.145,9 749,4 % 47,5 12,6 29,6 10,3 Nguồn: Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk (2011) [8]. Ghi chú: TB: Trung bình. A: Vườn loại tốt, B: Vườn loại trung bình, C: Vườn loại yếu, D: Vườn loại kém. Tổng diện tích cao su kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cao su ðắk Lắk tại tỉnh ðắk Lắk ñến tháng 12 năm 2010 là 7.259,9 ha. Phần lớn diện tích thuộc cao su kinh doanh nhóm II (trồng từ năm 1983 ñến năm 1987) với 4.231,6 ha, chiếm 58,3% tổng diện tích cao su ñang khai thác. Diện tích cao su kinh doanh nhóm I (trồng năm 1984 và năm 2004) ñạt 854,6 ha, chiếm 11,8% diện tích cao su 91 khai thác. Diện tích cao su kinh doanh nhóm III (trồng trước năm 1984) ñạt 2.173,7 ha, chiếm 29,9% diện tích cao su khai thác. Mật ñộ cây cạo mủ rất thấp, ñạt bình quân 336 cây/ha, chứng tỏ số cây ñang khai thác chỉ bằng 60% số cây thiết kế. Mật ñộ cây cạo thấp nhất là 290 cây/ha ở vườn cây nhóm III. Vườn cây nhóm I có mật ñộ cây cạo cao nhất chỉ ñạt 397 cây/ha. Theo quy trình khai thác mủ của Tổng Công ty cao su Việt Nam thì vườn cây ñủ tiêu chuẩn khai thác năm ñầu tiên phải trên 280 cây cạo/ha và năm khai thác thứ hai trở ñi phải ñạt trên 400 cây cạo/ha. Mật ñộ cây cạo thấp là một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất vườn cao su tại tỉnh ðắk Lắk. Trong số cây ñang cạo mủ thì tỷ lệ cây ghép chỉ ñạt 73% góp phần hạ thấp năng suất vườn cao su, do năng suất cây cao su thực sinh luôn thấp hơn cây cao su ghép ñã ñược chọn lọc. Tỷ lệ cây ghép biến ñộng khá lớn giữa các nhóm cây, tỷ lệ cây ghép cao nhất ở vườn cây nhóm I, ñạt 89,2%, kế ñến là vườn cây nhóm II, ñạt 75,5%, thấp nhất là vườn cây nhóm III, chỉ có 56,2% cây ghép trên vườn. Năng suất mủ của vườn cao su ñược cấu thành từ năng suất cá thể và mật ñộ cây cạo mủ trên vườn cây. Một trong hai yếu tố trên thay ñổi sẽ ảnh hưởng ñến năng suất vườn cao su. Từ kết quả ở bảng 3.14, chúng tôi nhận thấy năng suất mủ bình quân của vườn cao su tại ðắk Lắk khá thấp, chỉ ñạt 1.208 kg/ha. Chênh lệch năng suất giữa các vườn cây có năm cạo mủ khác nhau là rất lớn. Năng suất cao nhất ở vườn cây nhóm II, ñạt 1.513,5 kg/ha. ðây là thời kỳ sản xuất mủ cao nhất của cây cao su. Năng suất thấp nhất ở vườn nhóm I, ñạt 634,90 kg/ha. Tuy nhiên ñây là nhóm vườn ñược ñầu tư áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thể hiện ở mật ñộ cây cạo 397 cây/ha và tỷ lệ cây ghép 89,2% khá cao tạo tiền ñề ñạt năng suất cao trong thời gian tới. Từ các giá trị thấp và sự biến ñộng lớn của các chỉ tiêu trên ñã ảnh hưởng chưa tốt ñến chất lượng vườn cao su kinh doanh. Thể hiện rất rõ qua kết quả xếp loại vườn cây: chỉ có 47,5% diện tích cao su kinh doanh ñủ tiêu chuẩn xếp loại tốt (A); tỷ lệ vườn loại A giảm dần theo tuổi cạo. Diện tích vườn cao su xếp loại 92 trung bình (B) và yếu (C) chiếm 42,2% tổng diện tích cao su kinh doanh. ðáng lưu ý là 10,3% diện tích cao su kinh doanh xếp loại kém (D), chủ yếu là vườn cao su nhóm III. Trước thực trạng vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại ðắk Lắk chưa ñảm bảo về mặt chất lượng do sự tác ñộng của nhiều yếu tố tự nhiên lẫn kỹ thuật. Việc nghiên cứu triển khai áp dụng những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng vườn cao su trên ñịa bàn tỉnh ðắk Lắk là vấn ñề hết sức cần thiết. 3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mủ cao su 3.3.1 Ảnh hưởng của tưới nước giữ ẩm ñến sinh trưởng và năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh ðắk Lắk. 3.3.1.1 Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến ẩm ñộ ñất ðặc ñiểm của cây cao su sau khi rụng lá sinh lý (tháng 2) là thời kỳ cây tập trung dinh dưỡng ñể ra một bộ tán lá mới, ra hoa và phát triển hệ thống rễ tơ hấp thu dinh dưỡng. ðây là giai ñoạn mùa khô tại Tây Nguyên và miền ðông Nam Bộ với nhiều yếu tố hạn chế khốc liệt ñối với cây cao su như lượng bốc thoát hơi nước rất lớn, gió ðông Bắc rất mạnh, ẩm ñộ không khí và ẩm ñộ trong ñất rất thấpTrong thời kỳ này, cây cao su rất cần nước và dinh dưỡng do ñó nếu ñược cung cấp nước và dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, tạo tiền ñề cho một vụ sản xuất mủ bội thu. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi theo dõi diễn biến của ẩm ñộ ñất trước và sau khi tưới nước nhằm xác ñịnh lượng nước tưới và chất giữ ẩm tối ưu cho vườn cao su (bảng 3.15). Năm 2009, vườn cây thí nghiệm bắt ñầu rụng lá vào ngày 1 tháng 2, thời ñiểm ra lá mới là ngày 21 tháng 2 và ñến ngày 5 - 12 tháng 4 tầng lá bước vào giai ñoạn ổn ñịnh. ðây là thời kỳ khô hạn rất khốc liệt, ẩm ñộ ñất chỉ ñạt 23,3 - 23,8% vào ngày 18 tháng 2, mức chênh lệch về ẩm ñộ ñất giữa các công thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức xác xuất P > 0,05). 93 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến ẩm ñộ ñất (%) Thời ñiểm theo dõi Công thức 18/2/2009 5/3/2009 20/3/2009 5/4/2009 20/4/2009 CT1 23,6 23,1d 22,6e 21,3e 58,5 CT2 23,5 37,5cd 34,2de 30,1d 58,5 CT3 23,6 37,8b 34,4cd 30,4c 58,6 CT4 23,8 37,9b 34,7b 30,7b 58,6 CT5 23,5 37,8bc 34,5bc 30,5c 58,5 CT6 23,3 37,9b 34,7b 30,8ab 58,6 CT7 23,4 38,3a 35,1a 31,1a 58,6 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ cái giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P > 0,05). - Công thức 1: Không tưới nước (ñối chứng) - Công thức 2: Tưới 10.000 lít nước/ha - Công thức 3: Tưới 15.000 lít nước/ha - Công thức 4: Tưới 20.000 lít nước/ha - Công thức 5: Tưới (10.000 lít nước + 2 lít KOM)/ha - Công thức 6: Tưới (15.000 lít nước + 2 lít KOM)/ha - Công thức 7: Tưới (20.000 lít nước + 2 lít KOM)/ha Sau khi lá cao su nhú ra ñược 5 ngày (lá ở giai ñoạn A), ñã tiến hành tưới nước vào ngày 1 tháng 3. Kiểm tra ẩm ñộ ñất vào ngày 5 tháng 3 cho thấy ở các công thức có tưới thì ẩm ñộ ñất ñạt từ 37,5% ñến 38,4%, trong khi ñó ở công thức ñối chứng chỉ ñạt 23,1%, mức chênh lệch về ẩm ñộ ñất giữa các công thức là có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức xác suất P < 0,05). Sau ñó ẩm ñộ ñất tiếp tục giảm ở tất cả các công thức, tuy nhiên ẩm ñộ ñất ở các công thức có tưới vẫn duy trì ở mức > 30% so với ñối chứng chỉ còn 21,3% ở thời ñiểm ngày 5 tháng 4 (sau khi tưới 1 tháng). Khi tăng lượng nước từ 10.000 lên 20.000 lít/ha thì ñộ ẩm ñất tăng dần từ 30,1 % (CT2) ñến 30,7% (CT4). 94 Cùng lượng nước tưới nhưng các công thức ñược bổ sung 2 lít chất giữ ẩm KOM (CT5, CT6, CT7) ñều có ẩm ñộ trong ñất cao hơn các công thức chỉ tưới nước lã (CT2, CT3, CT4). Các công thức ñược sắp xếp như sau CT7 > CT4, CT6 > CT3, CT5 > CT2 tương ứng với ẩm ñộ ñất 31,1% > 30,7%, 30,8% > 30,4%, 30,5% > 30,1% theo thứ tự. Ẩm ñộ ñất giữa các công thức trong cùng cặp so sánh (cùng lượng nước tưới) sai khác có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05). Ở ngưỡng tưới 20.000 lít nước lã/ha (CT4) hoặc 15.000 lít có bổ sung 2 lít chất giữ ẩm KOM/ha (CT6) có lẽ thích hợp với vườn cây cao su trong mùa khô, thể hiện ở sự sai khác không có ý nghĩa thống kê về ẩm ñộ giữa hai công thức. Có bổ sung cùng lượng chất giữ ẩm nhưng khi tăng lượng nước tưới lên 20.000 lít/ha (CT7) thì ẩm ñộ trong ñất có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê so với công thức tưới 15.000 lít nước (CT6). Vào ngày 18 tháng 4 có trận mưa ñầu tiên nên ẩm ñộ trong ñất ñều tăng cao, ñạt 58,5 - 58,6%, tạo ñiều kiện tốt cho cây cao su sinh trưởng và sản xuất mủ. 3.3.1.2 Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến thời gian ổn ñịnh tầng lá và chỉ số bệnh phấn trắng Tưới nước làm tăng ẩm ñộ ñất tạo ñiều kiện cho cây cao su hấp thu nước và dinh dưỡng thuận lợi hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt cho quá trình sinh trưởng, sản xuất mủ và mức ñộ nhiễm bệnh của cây. Kết quả theo dõi thời gian ổn ñịnh tầng lá và mức ñộ nhiễm bệnh phấn trắng ñược ghi nhận ở bảng 3.16. ðặc ñiểm của cây cao su là khi trước ñó có khoảng thời gian khô hạn từ 1- 2 tháng và nhiệt ñộ giảm thấp thì cây sẽ rụng lá (gọi là rụng lá sinh lý). Mức ñộ rụng lá phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khô hạn, khô hạn càng khốc liệt thì cây cao su rụng lá sớm và ñồng loạt, sau ñó ra lá sớm ñồng loạt và ngược lại. Lá cao su phát triển theo từng tầng, thời gian ổn ñịnh một tầng lá (dao ñộng trong khoảng từ 30 ñến 50 ngày) phụ thuộc vào ẩm ñộ trong ñất. ðất ñủ ẩm thì lá nhanh ổn ñịnh và ngược lại. 95 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến thời gian ổn ñịnh tầng lá và mức ñộ bệnh phấn trắng Giai ñoạn của lá Thời gian (ngày) Công thức Rụng lá Ra lá mới Ổn ñịnh Từ rụng ñến ra lá Ổn ñịnh tầng lá Chỉ số bệnh (%) CT1 1/2 21/2 8/4 20 46 45,6 CT2 1/2 21/2 5/4 20 43 41,2 CT3 1/2 21/2 3/4 20 41 42,3 CT4 1/2 21/2 1/4 20 39 38,9 CT5 1/2 21/2 3/4 20 41 39,5 CT6 1/2 21/2 30/3 20 37 36,4 CT7 1/2 21/2 30/3 20 37 37,3 Kết quả theo dõi cho thấy thời ñiểm rụng lá sinh lý phụ thuộc vào thời tiết từng năm. Mùa mưa năm 2008 kéo dài ñến cuối tháng 12 nên lá cao su bắt ñầu rụng vào ngày 1 tháng 2 năm 2009, muộn hơn các năm khác. Thời gian từ khi rụng ñến khi ra lá mới kéo dài khoảng 20 ngày, trong khi các năm khác dao ñộng từ 16 ñến 18 ngày. Thời gian ổn ñịnh tầng lá ở các công thức có tưới nước ñược rút ngắn còn 37 - 43 ngày, trong khi ñó thời gian này ở công thức ñối chứng là 46 ngày. Công thức 6 và công thức 7 với lượng 15.000 - 20.000 lít nước kết hợp với 2 lít KOM ñã có tác dụng rút ngắn thời gian ổn ñịnh tầng lá cao su chỉ còn 37 ngày. Việc rút ngắn thời gian ổn ñịnh tầng lá sau khi thay lá rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn: Lá cao su từ khi mọc ñến khi ổn ñịnh phải trải qua 4 giai ñoạn A, B, C, D. Trong ñó giai ñoạn A và giai ñoạn B rất dễ nhiễm bệnh phấn trắng. Khi rút ngắn thời gian ổn ñịnh tầng lá thì thời gian lá ở giai ñoạn A và B cũng ñược rút ngắn. Như vậy xác suất nhiễm bệnh phấn trắng trên vườn cao su sẽ giảm. Lá cao su ổn ñịnh sớm sẽ thực hiện chức năng quang hợp sớm, có nghĩa là tạo ñược thời ñiểm khởi ñộng sớm cho quá trình sinh trưởng và sản xuất mủ trong một năm. Kết quả theo dõi bệnh phấn trắng cho thấy, bệnh gây hại mức trung bình trên vườn cây có tưới nước, chỉ số bệnh từ 36,4% ñến 42,3%; trong khi ñó bệnh 96 gây hại nặng ở vườn cây ñối chứng, chỉ số bệnh là 45,6%. Chỉ số bệnh phấn trắng ở các công thức tưới nước có bổ sung chất giữ ẩm ñều thấp hơn các công thức chỉ tưới nước ñơn thuần. Chỉ số bệnh thấp nhất ở công thức 6 là 36,4%. 3.3.1.3 Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến năng suất mủ Trong mùa khô, khi cây cao su vừa thay lá, tưới nước cho vườn cao su có tác dụng tăng ẩm ñộ trong ñất, rút ngắn thời gian ổn ñịnh tầng lá và giảm thiểu nguy cơ bị bệnh phấn trắng. ðể thấy rõ hiệu quả của biện pháp kỹ thuật này, chúng tôi ñã tiến hành theo dõi năng suất mủ các tháng trong năm 2009 (bảng 3.17). Bảng 3.17: Ảnh hưởng của một số công thức tưới nước giữ ẩm ñến năng suất mủ (kg/ha) Tháng CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 LSD0,05 CV% 1 116,8 118,3 116,4 118,0 113,0 114,7 114,3 ns 2 38,7 38,7 37,1 37,2 38,9 39,8 37,5 ns 3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 ns 4 42,3d 54,7c 58,2b 59,6b 55,8bc 65,3a 65,7a 4,3 4,1 5 106,0d 144,4c 147,1bc 154,2ab 152,1b 159,8a 160,2a 7,6 2,8 6 149,5c 152,7bc 154,9b 157,0ab 155,0b 162,3a 161,4a 8,0 2,8 7 162,0 161,5 163,1 164,2 163,6 167,4 166,9 ns 8 175,5 174,6 176,4 176,2 173,4 174,6 173,7 ns 9 142,9 141,6 147,6 147,1 144,5 142,7 143,4 ns 10 199,4 206,0 198,9 197,2 201,5 197,5 199,8 ns 11 212,6 209,6 211,9 209,0 208,2 204,8 207,6 ns 12 224,2 220,9 226,3 219,8 222,0 222,0 220,7 ns Cộng 1570,0c 1622,8b 1637,8ab 1639,6a 1628,0b 1650,9a 1651,0a 21,6 0,7 (kg/ha) 52,8 67,8 69,6 58,0 80,9 81,0 NS tăng so ðC (%) 3,4 4,3 4,4 3,7 5,2 5,2 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P > 0,05); ns: Các giá trị trên cùng một hàng khác nhau không có ý nghĩa thống kê; NS: năng suất; ðC: ñối chứng. 97 Từ tháng 1 ñến tháng 2 là giai ñoạn ñầu mùa khô. Lượng mưa không ñáng kể, ñất bị khô kiệt, ñồng thời tốc ñộ gió rất mạnh ñã làm mất nhiều nước trong cây và lượng dinh dưỡng trong cây cạn dần. Do ñó năng suất giảm rất nhanh từ tháng 1 là 113,0 - 118,3 kg/ha, ñến tháng 2 chỉ còn 37,1 - 39,8 kg/ha. ðầu tháng 2 là mùa cao su thay lá, lượng dinh dưỡng tập trung nuôi bộ lá mới nên phải nghỉ cạo. Cuối tháng 3 ñầu tháng 4 khi tầng lá mới ổn ñịnh, bắt ñầu mở miệng cạo lại. Lúc này năng suất vườn cao su rất thấp, chỉ ñạt 42,3 - 65,7 kg/ha, do những nguyên nhân sau: lượng dinh dưỡng ñang tập trung nuôi tầng lá mới; trùng vào giai ñoạn cuối mùa khô, lượng mưa rất thấp (9,8 mm), nhiệt ñộ không khí cao (24,2oC), ẩm ñộ không khí thấp hơn (75,6%), kèm theo gió mạnh gây nên tình trạng khô hạn khắc nghiệt. Với ñiều kiện này, cây cao su hút nước và dinh dưỡng rất khó khăn. Trong khi ñó lượng nước thoát qua lá rất nhiều, hạn chế nước từ mạch gỗ sang mạch mủ, kìm hãm hiệu ứng pha loãng mủ nên thời gian chảy mủ ngắn và năng suất thấp. Sau khi tưới nước giữ ẩm cho vườn cao su thì năng suất mủ ở các công thức có tưới, ñạt từ 54,7 kg/ha (CT2) ñến 65,7 kg/ha (CT7), cao hơn so với công thức ñối chứng chỉ ñạt 42,3 kg/ha. Sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (ở mức xác xuất P < 0,05). Năng suất mủ ở công thức có tưới tiếp tục cao hơn công thức ñối chứng trong tháng 5 và tháng 6. Khi tăng lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_la_tran_ngoc_duyen_0993_2005427.pdf
Tài liệu liên quan