Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm

CHƯƠNG 2.

 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

 2.1. Đối tượng nghiên cứu.

 Sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm.

 Phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng quan trắc, thực nghiệm: là 13 nam VĐV Pencak Silat Quốc gia nội dung thi đấu đối kháng.

 Đối tượng phỏng vấn: gồm 50 người

 Quy mô nghiên cứu:

 Số lượng mẫu nghiên cứu: 13 nam VĐV

 Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Đội tuyển Pencak Silat Quốc gia Trung tâm HLTT Hà Nội, Viện Khoa học TDTT, viện Khoa học – Công nghệ trường Đại học TDT Bắc Ninh.

 

doc156 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của VĐV. Các thông số sinh lý chính cần ghi chép để nghiên cứu, bao gồm: Các thông số đánh giá chức năng tim mạch HR ( heart rate) = tần số tim; đơn vị tính là lần/phút (l/ph) VO2/HR = chỉ số thể tích oxy tiêu thụ/ mạch đập; đơn vị tính là mililite/mạch đâp (ml/mđ). Các thông số đánh giá chức năng hô hấp: Rf (Respiratory frequency) = tần số thở; đơn vị tính là lần/phút (l/ph) VT (Volume Tidal) = Thể tích khí lưu thông; đơn vị tính bằng lít (L) VE (Ventilation expiery) = Thông khí phổi; đơn vị tính lít/phút (L/ph) Các thông số đánh giá chức năng chuyển hóa cung cấp năng lượng Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2maxml/ph); Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ph; Thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể (VO2/Kg ml/ph/kg). VO2max VO2/kg (stable relative oxygen consumption) = thể tích oxy tiêu thụ tương đối ổn định, đơn vị tính là mililite/phút (ml/ph) VE/VO2 chỉ số đương lượng hô hấp RER = Thương số hô hấp (VCO2/VO2) 2.2.3.3. Phương pháp kiểm tra tâm lý: Đây là phương pháp xác định thời gian của phản ứng vận động. Đối tượng phải thực hiện trắc nghiệm trên máy đo thời gian phản xạ. Trắc nghiệm này có tính chất định lượng. Sau đây là cách tiến hành và bảng điểm chuẩn (K là ký hiệu kết quả khả năng phản xạ của đối tượng – đơn vị ms). Phản xạ đơn: Khi có tín hiệu đơn (một tần số, 1 cường độ) thì VĐV phải tắt tín hiệu càng nhanh càng tốt. Cách đánh giá: Xếp loại KẾT QUẢ Tốt K≤160ms Khá 180ms≥K>160ms Trung bình 200ms≥K>180ms Yếu 220ms≥K>210ms Kém K>220ms Phản xạ phức (ms): Khi có tín hiệu phức (hai tần số, hai cường độ) thì VĐV phải tắt tín hiệu theo quy định càng nhanh, càng chính xác càng tốt. Cách đánh giá: Xếp loại KẾT QUẢ Tốt K≤270ms Khá 300ms≥K>271ms Trung bình 360ms≥K>301ms Yếu 390ms≥K>361ms Kém K>390ms 2.2.3.4. Phương pháp kiểm tra sinh hóa huyết học: Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu huyết học tại phòng xét nghiệm bộ môn Hóa - Sinh trường Đại học Y Hà Nội. Thu nhận các chỉ tiêu sau: Creatinin máu, Ure máu và axit lactic. Thiết bị kiểm tra: Cách thực hiện: Xét nghiệm tiến hành vào buổi sáng sớm, trước đó VĐV không hoạt động thể lực và không ăn sáng. Máu lấy từ tĩnh mạch xét nghiệm huyết học xác định thành phần hữu hình của máu. Dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp tài liệu, đề tài sử dụng các chỉ tiêu huyết học sau: Những yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm: Máu lấy từ tĩnh mạch, lấy máu vào sáng sớm, VĐV không được hoạt động thể lực và không được ăn sáng. Hàm lượng Ure trong máu: Ure cũng gọi là carbamid có công thức cấu tạo CO (NH2 )2 được máu vận chuyển đến thận và sẽ bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu, đơn vị đo mg% hoặc mmol /lít: là hàm lượng Ure có trong một lít máu. Người bình thường khoẻ mạnh, lúc yên tĩnh, hàm lượng Ure trong máu luôn duy trì ở mức ổn định (20 – 40 mg% hay 3,2 – 7,0mmol/lít) là do sự cân bằng giữa quá trình sản sinh ure trong máu và bài tiết ure qua đường nước tiểu. Hàm lượng acid lactic máu lúc yên tĩnh: đơn vị đo milimol/l là lượng acid lactic có trong máu lúc yên tĩnh. Trung bình là: 0,63ml/l-2,44ml/l. Creatilin trong máu: đơn vị đo là mg/dl hay ml/l. Lượng creatinin trung bình là 0,6 – 1,4 mg%. Phương pháp xác định hàm lượng acid lactic tối đa trong máu Hàm lượng acid lactic tối đa trong máu (BLA max) đơn vị đo là mmol/l là lượng acid lactic cao nhất đo được sau LVĐ cực hạn. Khi thực hiện bài tập ở mức nhu cầu oxy lớn hơn 85% VO2max thì nồng độ acid lactic trong máu luôn tăng đến trị tối đa, nhưng cũng có thể nhận thấy không phải trong lúc vận động mà ở phút 2 – 10 của giai đoạn hồi phục [29]. Đề xác định được hàm lượng axitlactic để đánh giá lượng vận động có phù hợp với VĐV hay sự đáp ứng lượng vận động của từng VĐV, cần phải lấy mẫu trước vào các thời điểm sau: ngay sau buổi tập năng; trước buổi tập 30 phút; sáng sớm hôm sau một buổi tập nặng. 2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm. Nhằm đánh giá mức độ hồi phục của VĐV thông qua quan sát sư phạm. Cụ thể như sau: theo dõi bằng bảng, ghi điểm (bảng 2.1) của từng VĐV hay cả lứa tuổi lớn hơn 3 thì HLV phải theo dõi tìm nguyên nhân, nếu hiện tượng này kéo dài đồng thời mạch đập cơ sở tăng cao thì HLV cần phải điều chỉnh LVĐ tập luyện hoặc cho VĐV nghỉ tập tạm thời. Bảng 2.1. Đánh giá trạng thái vận động viên Mức độ 1 2 3 4 5 Tập luyện Tốt Bình thường Kém hơn bình thường Rất kém Bỏ tập 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm dưới dạng các test kiểm tra, đánh giá đặc điểm tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Cách tiến hành tuân thủ các yêu cầu của phương pháp lập test [1] [2] [3] [5]. Test: Đánh ngã vòng tròn - DC chữ V đấm 90s (sl). Mục đích: đánh giá sức bền chuyên môn trong các đòn đánh ngã phối hợp di chuyển đấm. Dụng cụ đo: Lămpơ chữ nhật của Inđonesia, đồng hồ 10 lap của Nhật bản. Cách thức thực hiện: Một VĐV cầm 1 lămpơ thật chắc, VĐV kia thực hiện đánh ngã, sau đó di chuyên chữ V và thực hiện đòn đấm đến hết thời gian. Test: Đá vòng cầu thu chân về quét sau 60s (sl). Mục đích: đánh giá sức bền chuyên môn nhóm đòn chân của VĐV. Dụng cụ đo: Lăm pơ vợt của Inđonesia, đồng hồ 10 lap của Nhật Cách thức thực hiện: Một VĐV cầm 2 lămpơ thật chắc, VĐV kia thực hiện đá vòng cầu sau đó rút chân về đá quét sau vào lămpơ. Test: Đấm – đá lăm pơ theo tổ hợp đòn 60s (sl). Mục đích: đánh giá sức bền chuyên môn phối hợp đòn tay và chân của VĐV. Dụng cụ đo: Lăm pơ vợt của Inđonesia, đồng hồ 10 lap của Nhật Cách thức thực hiện: Một VĐV cầm 2 lămpơ thật chắc, VĐV kia thực hiện tổ hợp kỹ thuật đấm đá liên hoàn vào lăm pơ trong 60s. 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá và so sánh sự biến đổi các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia qua 12 tháng thực nghiệm các bài tập chuyên môn mà đề tài đã lựa chọn để đánh giá sự ảnh hưởng của các bài tập lên các chỉ chức năng, tâm sinh lý của VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia. Quả trình thực nghiệm được chia làm 3 giai đoạn, căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Pencak silat quốc gia. Nội dung thực nghiệm: việc thực nghiệm được tiến hành trên 13 nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia theo các bài tập sức bền chuyên môn được đề tài lựa chọn để đưa vào nghiên cứu diễn biến các chỉ số hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak silat đội tuyển quốc gia trong thời gian 01 năm và được chia làm 03 giai đoạn. Sau mỗi giai đoạn có kiểm tra, đánh giá diễn biến sự tăng trưởng các chỉ số y sinh học và sư phạm mà đề tài đã lựa chọn nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu thu được, rút ra được kết luận diễn biến của các chỉ số y sinh cũng như tầm ảnh hưởng của chúng đối với sứ bền của VĐV nam Pencak Silat đội tuyển quốc gia. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để huấn luyện viên điều chỉnh giáo án huấn luyện cũng như đưa và các phương án bài tập hiệu quả nâng cao sức bền chuyên môn cho đối tượng thực nghiệm. Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo phương pháp dọc, trên phạm vi 13 VĐV nam Pencak Silat đội tuyển quốc gia hiện đang tập luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý‎ các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của luận án. Các công thức sử dụng theo tài liệu “Đo lường thể thao” của Dương Nghiệp Chí [2], Lê văn Lẫm – Phạm Xuân Thành (2007) [26, tr.17]. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel được xây dựng trên máy vi tính để phân tích và xử l‎ý số liệu thu thập được. Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp truyền thống. Các công thức được áp dụng trong xử lý số liệu của luận án: Số trung bình cộng: Độ lệch chuẩn: với n < 30 Hệ số biến sai: So sánh 2 số trung bình bằng chỉ số t (student): Với Trong đó: : Số trung bình cộng của nhóm 1. : Số trung bình cộng của nhóm 2. Nhịp độ tăng trưởng (W%) theo công thức của S.Brody (1927). Trong đó: W: Nhịp độ tăng trưởng (%). V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu. V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu. 100 và 0,5: Các hằng số. Hệ số tương quan cặp (r) của Brave-Pison. 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. Luận án được tiến hành trong thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 11 năm 2012 và được chia làm 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn I: Từ tháng 11/2009 đến tháng 4 năm 2010. Thu thập số liệu tài liệu. Giai đoạn II: Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2010. Xử lý số liệu giải quyết mục tiêu 1. Giai đoạn III: Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011. Giải quyết mục tiêu 2 và mục tiêu 3. Giai đoạn IV: Từ tháng 10/2011 đến tháng 10 năm 2012. Hoàn thiện, chuẩn bị bảo vệ đề tài nghiên cứu. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. Đội tuyển Pencak Silat Quốc gia tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học – Công nghệ trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Viện Khoa học TDTT. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia. 3.1.1. Lựa chọn các chỉ số kiểm tra đánh giá về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia. Để lựa chọn các chỉ số đánh giá sự biến đổi về hình thái và chức năng tâm, sinh lý, thể lực của nam VĐV Pencak Silat, đề tài tiến hành phỏng vấn 50 nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên, HLV, từ đó chọn ra các các chỉ số phù hợp để làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của bài tập sức bền chuyên môn lên cơ thể VĐV Pencak Silat Quốc gia và mức độ phát triển của các VĐV. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số kiểm tra hình thái và chức năng tâm, sinh lý, thể lực của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n = 50) TT Các chỉ số Số phiếu Tỉ lệ% I Hình thái 1 Chiều cao đứng (cm) 45 90 2 Chiều cao ngồi (cm) 20 40 3 Cân nặng (kg) 47 94 4 Dài xải tay (cm) 23 46 5 Vòng cánh tay co (cm) 46 92 6 Dài chi dưới (cm) 12 24 7 Vòng đùi (cm) 43 86 8 Vòng cẳng chân (cm) 15 30 9 Rộng ngực (cm) 17 34 10 Vòng ngực max (cm) 42 84 11 Vòng ngực min (cm) 48 96 12 Vòng ngực trung bình (cm) 41 82 II Tâm Lý 13 Phản xạ đơn với Ánh sáng 36 72 14 Phản xạ đơn với Âm Thanh 38 76 15 Lực cơ 31 62 16 Phản xạ kép với Ánh sáng 49 98 17 Phản xạ kép với Âm thanh 48 96 III Sinh lý III/1 Chức năng chuyển hóa năng lượng 18 Thể tích oxy nợ (nợ dưỡng). 22 44 19 Khả năng hấp thụ oxy tối đa ( VO2MAXml/ph). 46 92 20 Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ph. 47 94 21 Thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể (VO2/Kg ml/ph/kg). 48 96 22 Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ Gìơ 17 34 III/2 Chức năng hô hấp 23 VT(lit) 49 98 24 VE (lit/phút) 48 96 25 PETO2(áp suất 02 cuối thì thở ra)mmHg 19 38 III/3 Chức năng tim mạch 26 HR(lít/phút) 46 92 27 VO2/HR(ml/mđ) 47 94 28 VE/VCO2( Đương lượng không khí đối với CO2) 18 36 29 EE/kg (tiêu thụ năng lượng tương đối/trọng lượng cơ thể) kcal/kg 16 32 IV Các tố chất thể lực 30 Sức nhanh 23 46 31 Sức nhanh linh hoạt 43 86 32 Sức mạnh 23 46 33 Sức mạnh - tốc độ 47 94 34 Sức mạnh bền 21 42 35 Sức bền 50 100 36 Khả năng phối hợp vận động 49 98 37 Mềm dẻo 16 32 Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các tỷ lệ có lựa chọn trên 80% số phiếu tán thành được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu, đó là: Về hình thái bao gồm 7 chỉ số: chiều cao đứng, cân nặng, vòng cánh tay co, vòng ngực max, vòng ngực min, vòng ngực trung bình, vòng đùi. Về tâm lý gồm 2 chỉ số: Phản xạ kép với ánh sáng; Phản xạ kép với âm thanh. Về chức năng, sinh lý bao gồm các chỉ số: Chức năng chuyển hóa: Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2maxml/ph); Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ph; Thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể (VO2/Kg ml/ph/kg). Chức năng hô hấp: Thể tích khí lưu thông [VT(lit)]; Thông khí phút [VE (lit/phút)]. Chức năng tim mạch: Nhịp tim [HR(lít/phút)]; nhịp oxy VO2/HR (ml/mđ)]. Về các tố chất thể lực gồm các năng lực sau: Sức nhanh linh hoạt; sức mạnh tốc độ; Sức bền; khả năng phối hợp vận động. Sau đây lày kết quả của tiến trình nghiên cứu tiếp theo. 3.1.2. Đặc điểm thực trạng các chỉ số về hình thái, chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat Quốc gia. Đề tài tiến hành phối hợp với trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Viện khoa học TDTT, Viện Khoa học – Công nghệ TDTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh để tiến hành kiểm tra về hình thái, tâm sinh lý, thể lực và chức năng sinh lý của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia ở giai đoạn I (tháng 03/2010). Kết quả kiểm tra hình thái của nam VĐV Pencak Silat được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Các chỉ số về hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia ở giai đoạn I (n=13) TT Các chỉ số hình thái Hằng số người Việt Nam 1 Chiều cao (cm) 163.44 174.9 6.10 2 Cân nặng (kg) 56.10 73.41 6.18 3 Vòng cánh tay co (cm) 26.53 32.8 1.40 4 Vòng đùi (cm) 46.10 53.89 2.09 5 Vòng ngực hít vào (cm) 80.91 93.1 1.57 6 Vòng ngực thở ra (cm) 75.09 84.7 2.63 7 Vòng ngực trung bình (cm) 77.38 89.4 3.19 Qua số liệu thống kê ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết các chỉ số về hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia ở giai đoạn đầu cao hơn nhiều so với người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính (theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam lứa tuổi 20 của Thế kỉ XIX và theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam lứa tuổi 20 năm 2001. Điều này phù hợp với thực tế vì các VĐV đã được tuyển chọn qua các giải thi đấu và các đợt kiểm tra định kỳ. Như vậy theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam ở thập kỷ 90 của thế kỷ 20 và tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam bình thường năm 2001, nhận thấy rằng tất cả các chỉ số hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia ở thời điểm tháng 03/2010 đều cao hơn so với người Việt Nam bình thường và đều đạt loại tốt, phù hợp với hoạt động TDTT. Phân loại sức khỏe. Dựa trên các chỉ số đo được về kích thước cơ thể đề tài áp dụng một số công thức tính toán để đánh giá và phân loại sức khỏe của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia. Kết quả kiểm tra, phân loại sức khỏe của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia được trình bày tại bảng 3.3. Bảng 3.3. Kết quả phân loại sức khỏe của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n=13). TT Nội dung Phân loại sức khỏe 1 - Chỉ số QVC -1.89 Cực khỏe 2 - Chỉ số Hirtz 7.4 Tốt 3 - Pignet 16.89 Thể lực Tốt 4 - Chỉ số Quetelet 350.75 Tốt Qua kết quả thu được ở bảng 3.3 về phân loại sức khỏe nam VĐV Pencak Silat Quốc gia nhận thấy tất cả các chỉ số đều ở mức tốt và rất tốt. Điều này chúng tôi có thể lý giải như sau: chỉ số Hirtz có mối tương quan đến sự phát triển gữa cân nặng và sự giãn nở của cơ hô hấp. Chỉ số QVC đạt mức tốt, điều này có ý nghĩa thực tiễn lớn khi trình độ thể lực của các VĐV là rất khỏe. Đánh giá được mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao của cơ thể, chỉ số Quetelet ở VĐV càng cao thì trọng lượng tích cực của cơ thể VĐV trên 1cm chiều cao càng lớn, chứng tỏ rằng sự phát triển các tố chất vận động trong cơ đã được cải thiện và đạt ở mức tốt. Chỉ số Pignet đạt mức 16.89 cho thấy các VĐV đều có thể lực tốt. Bài tập với LVĐ tăng dần theo thang công suất tới mức tối đa, ưu điểm của loại bài tập này là có thể theo dõi và xác định được sự biến đổi sinh học về chuyển hoá, tuần hoàn, hô hấp ở các mức thang cường độ từ thấp đến mức tối đa. Kết quả kiểm tra các thông số về tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia được trình bày tại bảng 3.4. Bảng 3.4. Các chỉ số tim mạch trong quá trình thực hiện các bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) TT Bài tập Hệ số Thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí Công suất vận động tối đa Hồi phục HR (l/phút) VO2/HR (ml/mđ) HR (l/phút) VO2/HR (ml/mđ) HR (l/phút) VO2/HR (ml/mđ) 1 Chuyên môn tay 166.2 16.02 170.5 17.45 122.7 7.67 11.17 2.5 9.02 1.76 9.76 9.67 2 Chuyên môn chân 167.1 17.42 171.1 18.67 124.4 8.06 10.03 3.15 8.32 1.76 10.56 2.04 3 Chuyên môn hỗn hợp 165.2 16.23 169.6 17.09 121.6 7.12 7.02 2.15 7.03 4.51 5.03 1.32 4 Gắng sức tối đa 162.8 16.25 171.5 18 132.6 7.45 10.21 2.01 6.09 1.93 9.06 1.25 Qua bảng 3.4 nhận thấy: Thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí ở cả 4 bài tập đều có chỉ số từ 162.8 (l/ph) đến 167,1 (l/ph) tương đương với chỉ số mạch khi kiểm tra VĐV lúc bắt đầu vận động. Khi công xuất vận động tối đa thì các chỉ số từ 169,6 (l/ph) đến 171,5 (l/ph) cũng tương đương khi VĐV thực hiện bài tập trong thời gian trọng động của bài tập. Ở thời gian hồi phục thì mạch đập của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia là 121,6 (l/ph) đến 132,6 (l/ph), mạch đập này tương đương với mạch đập sau thời gian thực hiện bài tập 5 phút. Nhịp oxy (VO2/HR) của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia khi thực hiện bài tập chuyên môn tay, chuyên môn chân, chuyên môn hỗn hợp hay bài tập gắng sức tối đa, ở cả 3 quãng thời gian kiểm tra đều có chỉ số cho phép của VĐV tập luyện thể thao ở giai đoạn đầu. Điều này cho thấy nhóm nam VĐV đội tuyển Quốc gia có thể trạng phù hợp để tập luyện và chịu đựng LVĐ cho phép của giáo án tập luyện. Cũng như chức năng tim mạch, chức năng chuyển hóa năng lượng trong quá trình thực hiện bài tập cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có chức năng này người kiểm tra mới thấy được sự tiêu thụ O2 tương đối với trọng lượng cơ thể ra sao, đương lượng trao đổi chất như thế nào, và thông số hô hấp trong từng thời gian kiểm tra. Quá trình kiểm tra của luận án được thực hiện ở 3 quãng thời gian khác nhau, kết quả được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Các chỉ số chuyển hóa năng lượng trong quá trình thực hiện các bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) TT BÀI TẬP Hệ số Thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí Công suất vận động tối đa Hồi phục VO2/kg ml/ph/kg MET RER VO2/kg ml/ph/kg MET RER VO2/kg ml/ph/kg MET RER 1 Chuyên môn tay 45.00 12.86 1.09 49.10 13.96 1.21 13.60 3.89 1.49 3.79 1.08 0.20 3.94 2.31 0.12 2.50 0.71 0.11 2 Chuyên môn chân 40.7 12.1 1.08 49.8 12.23 1.22 16.9 4.05 1.44 8.03 1.52 0.07 4.21 2.08 0.09 10.12 1.23 0.13 3 Chuyên môn hỗn hợp 41.11 11.75 1 46.33 13.24 1.23 17.89 5.11 1.65 6.66 1.9 0.1 7.39 2.11 2.11 5.78 1.65 0.14 4 Gắng sức tối đa 35.8 10.2 0.96 42.9 14.41 1.16 18.4 5.2 1.31 1.54 0.82 0.06 2.5 1.15 0.05 2.46 0.71 0.1 Qua bảng 3.5 nhận thấy: Ở quãng thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí ở các bài tập cũng có chỉ số khác nhau, nếu ở test gắng sức tối đa VO2/kg là 35.8ml/ph/kg thì ở các bài tập chuyên môn có chỉ số từ 40.7ml/ph/kg đến 45.00ml/ph/kg, tương tự như vậy ở thời gian công suất vận động tối đa test Gắng sức tối đa có chỉ số VO2/kg là 42,9ml/ph/kg còn ở các bài tập chuyên môn có chỉ số từ 46,33ml/ph/kg đến 49,10ml/ph/kg, có thể hiểu ở các bài tập chuyên môn VĐV phải tiêu thụ O2 tương đương với trọng lượng cơ thể nhiều hơn khi chạy trên băng truyền trong phòng thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ lượng bài tập ở phần trọng động ảnh hưởng rất nhiều đến sự thây đổi chỉ số của VĐV. Còn ở quãng hồi phục thì test gắng sức tối đa là 18,4ml/ph/kg lại là cao nhất so với các bài tập chuyên môn, điều đó cũng cho thấy sau vận động bài tập chuyên môn, khả năng hồi phục của VĐV rất tốt, điều này cho thấy khả năng thích nghi với các bài tập chuyên môn của nam VĐV Pencak Silat là tốt. Đương lượng trao đổi chất ở quãng thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí cũng như vậy: Test gắng sức tối đa là 10,02 nhưng ở các bài tập chuyên môn có chỉ số từ 11.75 đến 12.86. Kết quả kiểm tra các thông số về hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia được trình bày tại bảng 3.6. Bảng 3.6. Các chỉ số hô hấp trong quá trình thực hiện các bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) TT BÀI TẬP Giá trị Thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí Công suất vận động tối đa Hồi phục Rf (l/ph) VT (lít) VE (l/ph) Rf (l/ph) VT ( lít) VE (l/ph) Rf (l/ph) VT ( lít) VE (l/ph) 1 Chuyên môn tay 51.74 1.51 34.2 58.47 1.28 38.4 31.18 1.23 37.5 d 7.05 1.12 0.52 4.3 1.37 1.27 4.25 0.07 0.37 2 Chuyên môn chân 55.17 1.43 37 62.19 1.72 40.2 32.08 1.05 39.9 d 12.45 1.31 2.01 4.71 1.3 1.3 5.19 1.01 0.25 3 Chuyên môn hỗn hợp 57.32 1.4 39.8 57.28 1.74 43.7 37.68 1.23 42.1 d 10.04 1.3 0.23 3.25 2.35 2.44 3.27 0.1 0.42 4 Gắng sức tối đa 34.72 1.16 49.26 49.12 1.29 86.3 36.27 1.03 44.17 d 7.03 1.28 5.43 4.02 1.18 8.65 4.01 2.25 6.15 Theo lý luận, trong quá trình tập luyện thể thao các môn thể thao sử dụng những nguồn năng lượng khác nhau nhưng đối với VĐV Pencak Silat thì trong quá trình tập luyện và thi đấu VĐV sử dụng năng lượng yếm khí và ưa khí. Tần số hô hấp Rf ở quãng thời gian xuất hiện ngưỡng yếm khí của VĐV Pencak Silat khi thực hiện các bài tập chuyên môn từ 51.74 lít/phút đến 57.32 lít/phút còn bài tập gắng sức tối đa đạt 34.72 lít/phút. Nhưng sang đến quãng thời gian hồi phục khi đó các VĐV sử dụng năng lượng ưa khí thì các tần số hô hấp của bài tập gắng sức tối đa đạt 36.27 lít/phút trong khi đó các bài tập chuyên môn đạt 31.18 lít/phút đến 37.68 lít/phút điều này chứng tỏ các VĐV Pencak Silat khi thực hiện các bài tập chuyên môn có khả năng hồi phục cao hơn. Chỉ số sinh hóa huyết học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đánh giá các chức phận của cơ thể. Trong phạm vi của luận án chỉ đề cập đến 3 chỉ số cần thiết nhất trong đánh giá tác động của bài tập sức bền đến VĐV Pencak Silat. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7. Bảng 3.7. Các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia giai đoạn I (n=13) TT Giai đoạn Các giá trị Axit lactic (mmol/l ) Creatinin (umol/L) Ure (mg/100ml) Trước vận động Sau vận động 1 Đầu (I) 1.29 15.22 122.00 22.46 2 0.10 2.04 7.56 1.21 HS sinh học người Việt nam 0.45 – 1.30 62-115 15 - 40 Qua bảng 3.6 nhận thấy, hàm lượng axit lactic trước vận động trong giai đoạn kiểm tra ban đầu của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia có tỷ lệ là 1.29 nằm trong giới hạn cho phép của người Việt Nam từ 0.45 – 1.30 mmol/l. Nhưng sau LVĐ hàm lượng axit lactic của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia tăng lên 15.22 (mmol/l), chứng tỏ cơ thể nam VĐV đội tuyển giai đoạn đầu kiểm tra đã thấy chưa có sự thích nghi với các bài tập sức bền trước đó. Còn Creatiline máu và ure máu đều nằm trong giới hạn cho phép của người Việt Nam. Tâm lý cũng là một yếu tố chi phối và ảnh hưởng rất quan trọng tới VĐV cũng như quá trình huấn huyện cũng như tập luyện và thi đấu của VĐV. Ở giai đoạn đầu, đề tài bước đầu đánh giá những giá trị cơ bản của các test tâm lý của VĐV Pencak Silat Quốc gia. Các giai đoạn sẽ khác nhau và mức ảnh hưởng đối với từng giai đoạn cũng khác nhau. Kết quả kiểm tra các thông số tâm lý giai đoạn đầu được thể hiện ở bảng 3.8. Bảng 3.8. Các chỉ số tâm lý ở giai đoạn I của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n=13) TT Thời gian Giá trị Phản xạ kép Ánh sáng Âm thanh Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 Giai đoạn I 0.46 0.45 0.39 0.53 0.54 0.55 2 d 0.12 0.07 0.13 0.15 0.23 0.3 Qua bảng 3.8 nhận thấy, phản xạ kép của VĐV Pencak Silat từ lần 1 đến lần 3 thì kết quả cũng giảm dần từ 0.46 xuống 0.39, còn phản xạ âm thanh cũng dao động từ 0.53 xuống 0.55. Nếu như kiểm tra VĐV trên hệ thống Metamax 3B sẽ giúp cho các nhà khoa học đánh giá chi tiết tới các chỉ số chức năng của VĐV, thì việc kiểm tra các test sư phạm ở các bài tập chuyên môn sẽ giúp cho HLV trực tiếp huấn luyện các VĐV của mình biết được các con số chính xác của từng kỹ thuật đấm, đá, đánh ngã trong từng quãng thời gian cụ thể. Kết quả kiểm tra sư phạm mang tính chất đối chiếu với các chỉ số sinh lý thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9. Các chỉ số thể lực trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) TT Bài tập Giá trị Thời gian Mạch hồi phục 60s 90s 120s 160s 180s 1p 2p 3p 1 SBCM tay (sl) 99.1 142.2 187.5 240.2 255.6 163.1 142.0 127.1 d 16.01 20.1 21.9 27.5 39.3 7.0 9.2 10.0 2 SBCM chân (sl) 71.5 102.4 135.4 175.1 196.3 165.8 146.0 132.0 d 4.1 4.2 8.1 11.0 18.1 11.0 9.4 13.2 3 SBCM phối hợp (tổ) 14.9 20.8 26.9 34.3 38.7 163.4 141.7 130.2 d 1.6 2.3 2.9 3.7 4.0 6.7 9.6 10.7 Quá trình thực hiện được đề tài kiểm tra ở các khoảng thời gian 60s; 90s; 120; 160s; 180s và sẽ lấy số mạch hồi phục của VĐV ở quãng nghỉ 1 phút; 2 phút; 3 phút. Qua bảng 3.9 nhận thấy: Ở bài tập sức bền chuyên môn tay (từ giây thứ 60 đến giây 180) kết quả từ 99.1 lần đến 255.6 lần, mạch hồi phục từ 163.1 đến 127.1, phù hợp với khả năng hồi phục của VĐV tập luyện cường độ cao. Tương tự ở bài tập chuyên môn chân và bài tập chuyên môn phối hợp, các chỉ số thực hiện ở các test sư phạm cũng như mạch hồi phục của VĐV nằm ở giới hạn chuẩn của quá t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai lieu (1).doc
Tài liệu liên quan