Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Khái quát hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis),

mất sữa (Agalactia) - MMA 4

1.1.1 Viêm tử cung (Metritis) 5

1.1.2 Viêm vú (Mastitis) 10

1.1.3 Mất sữa (Agalactia) 15

1.2 Những nghiên cứu về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) 17

1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 17

1.2.2 Nghiên cứu trong nước 28

1.3 Ảnh hưởng của hội chứng MMA 35

1.3.1 Khả năng sinh sản của lợn nái 35

1.3.2 Sinh trưởng và phát triển của lợn con 35

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu 37

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.3 Nội dung nghiên cứu 37iv

2.3.1 Điều tra dịch tễ học hội chứng MMA 37

2.3.2 Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 37

2.3.3 Theo dõi một số chỉ tiêu phi lâm sàng 38

2.3.4 Theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần, tính chất của sữa lợn 38

2.3.5 Phân lập và giám định các loài vi khuẩn 38

2.3.6 Kiểm tra kháng sinh đồ 38

2.3.7 Thử nghiệm phác đồ điều trị hội chứng MMA 38

2.3.8 Đề xuất các biện pháp phòng hội chứng MMA 39

2.4 Phương pháp nghiên cứu 39

2.4.1 Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng 39

2.4.2 Phương pháp điều tra hồi cứu để nắm được tình hình dịch tễ của

lợn mắc hội chứng MMA 39

2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản để đánh giá ảnh hưởng

của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 40

2.4.4 Phương pháp lấy mẫu 40

2.4.5 Các phương pháp dùng trong xét nghiệm một số chỉ tiêu phi lâm

sàng: sinh lý, sinh hóa máu 41

2.4.6 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất béo, protein, đường, vật

chất khô và đo pH của sữa 41

2.4.7 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn trong mẫu sữa lợn 42

2.4.8 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí có trong dịch

tử cung 43

2.4.9 Phương pháp kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập từ

sữa và dịch viêm tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại

kháng sinh thông dụng 46

2.4.10 Ứng dụng điều trị hội chứng MMA 47

2.4.11 Thử nghiệm biện pháp phòng hội chứng MMA 48

2.4.12 Xử lý số liệu 49

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50

3.1 Xác định một số biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng MMA 50v

3.2 Tình hình mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái tại các trang trại

nghiên cứu 52

3.3 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA 53

3.4 Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA 55

3.5 Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 56

3.6 Kết quả kiểm tra huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc hội chứng MMA 60

3.7 Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA 62

3.8 Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein huyết

thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA và của lợn nái bình thường 63

3.9 Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT, GPT trong

máu lợn mắc hội chứng MMA 65

3.10 Kết quả phân lập, giám định vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội

chứng MMA 66

3.11 Sự biến động số lượng vi khuẩn phân lập được trong sữa lợn mắc

hội chứng MMA và trong sữa lợn bình thường 68

3.12 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng, thành phần và tính chất

của sữa lợn 70

3.13 Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung

lợn mắc hội chứng MMA 72

3.14 Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung lợn

nái mắc hội chứng MMA 74

3.15 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập

được từ mẫu sữa, mẫu dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với

10 loại kháng sinh thông dụng 76

3.15.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập

từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại kháng sinh 76

3.15.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hiếu khí

phân lập từ dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại

kháng sinh thông dụng 82vi

3.16 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ với tập đoàn vi khuẩn trong mẫu

dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA 93

3.17 Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA 95

3.18 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng hội chứng MMA bằng vệ

sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

1 Kết luận 103

2 Kiến nghị 104

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 105

Tài liệu tham khảo 106

Phụ lục 112

pdf148 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nguyên nhân dẫn đến lợn nái mắc hội chứng MMA với tỷ lệ khá cao là do: - Công tác vệ sinh sàn chuồng, vệ sinh nái đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ không đảm bảo: chưa thực hiện đúng quy trình vệ sinh trước và sau đẻ, đặc biệt là thao tác đỡ đẻ và vệ sinh bầu vú chưa phù hợp; - Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh; - Cơ cấu đàn nái của các trang trại: số nái đẻ nhiều lứa (từ lứa thứ 8 trở đi) còn nhiều do tận dụng khai thác; - Chế độ dinh dưỡng không hợp lý; 3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA Có nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA như tuổi (lứa đẻ), mùa vụ, giống để hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái, giúp người chăn nuôi có biện pháp ngăn ngừa phù hợp. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của số lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái. Kết quả được trình bảy tại bảng 3.3. Số lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA (bảng 3.3). Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA cao ở những lợn đẻ lứa đầu và những lợn đẻ nhiều lứa. Cụ thể ở lứa đầu là 51,35%, tỷ lệ mắc giảm ở lứa thứ 2, thứ 3, sau đó tăng dần từ lứa thứ năm trở đi, tỷ lệ mắc tăng lên tới 54,11%. Kết quả này phù 54 hợp với nghiên cứu của Trịnh Đình Thâu và cs. (2010). Theo các tác giả, những nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu nên lợn khó đẻ. Công nhân phải dùng tay và dụng cụ trợ sản để can thiệp, dẫn đến làm trầy xước niêm mạc tử cung và gây viêm, đồng thời là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, sau đó vào máu gây nhiễm trùng máu kế phát, gây viêm vú và mất sữa. Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ Lứa đẻ Số lợn theo dõi (con) Số mắc MMA (con) Tỷ lệ mắc MMA (%) Xác suất (P) 1 1.256 645 51,35a < 0,01 2 1.176 484 41,16b 3 1.201 515 42,88b 4 1.112 500 44,96b 5 1.344 728 54,17a 6 1.423 770 54,11a Tổng số 7.512 3.642 48,48 (Ghi chú: Trong cùng một cột sự sai khác giữa các giá trị có một chữ cái giống nhau là không có ý nghĩa). Điều đáng lưu ý là ngay lứa đẻ đầu, tỉ lệ lợn mắc hội chứng MMA đã khá cao. Theo Lallemand Animal Nutrition (2012), sự phóng thích nội độc tố của vi khuẩn trong đường sinh dục và đường ruột lợn mẹ góp phần tăng cường tác hại của hội chứng MMA. Có mối tương quan rõ rệt giữa hàm lượng nội độc tố trong sữa đầu với các triệu chứng lâm sàng của hội chứng MMA (lợn mẹ sốt và lợn con ỉa chảy), đó là do sự chuyển tải nội độc tố từ lợn mẹ sang lợn con qua sữa đầu. Đồng thời cũng có tương quan thuận giữa nội độc tố huyết tương với nội độc tố trong sữa đầu (r = 0,35; p = 0,004). Hiện tượng ỉa chảy ở lợn con là phổ biến ở những trại có MMA, nhất là ở những lợn mẹ đẻ lứa 1 và lứa 2. Baer and Bilkei (2005), khi nghiên cứu vấn đề này cho rằng lợn đẻ nhiều lứa dễ mắc hội chứng MMA. Khi siêu âm tuyến vú, sẽ có nhiều hình ảnh “tạo dội cao” (hyperechologic image) và có nhiều biến đổi đại thể ở tuyến vú hơn so với lợn đẻ lứa 1 và lứa 2 (P < 0,01). 55 Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa thì sức khoẻ và sức đề kháng giảm sút, sức rặn đẻ yếu, sự co bóp của tử cung giảm, không đủ cường độ để đẩy thai cũng như các sản dịch ra ngoài, dẫn đến sát nhau và kế phát viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Nhau thai còn tồn trong tử cung gây tiết Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin làm cho tuyến vú không sinh sữa dẫn đến viêm vú. Mặt khác thời gian phục hồi của tử cung chậm, thời gian đóng kín cổ tử cung dài hơn, là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. 3.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA Hội chứng MMA do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó nguyên nhân chính do các loại vi khuẩn và điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại, phát sinh, phát triển và gây bệnh của các loại vi khuẩn. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, thời tiết khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông do đó cũng giống như các bệnh nhiễm trùng khác, thời tiết, khí hậu từng mùa cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc MMA tại các trang trại. Kết quả được trình bày tại bảng số 3.4. Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA qua các mùa trong năm Mùa Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc MMA (con) Tỷ lệ (%) Xác suất (P) Xuân 1.757 901 51,28a < 0,01 Hạ 1.864 995 53,37a Thu 1.954 854 43,70b Đông 1.937 892 46,05b Tổng số 7.512 3.642 48,48 (Ghi chú: Trong cùng một cột, sự sai khác giữa các giá trị có một chữ cái giống nhau là không có ý nghĩa). Yếu tố thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA. Cụ thể tại bảng 3.4: mùa hạ có tỷ lệ mắc cao nhất 53,37%, tiếp theo là mùa xuân 56 51,28%, mùa đông 46,05%, mùa thu có tỷ lệ mắc thấp nhất 43,70%. Theo chúng tôi sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái là do ảnh hưởng của sự biến đổi các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu của các mùa khác nhau. Mùa hè, nhiệt độ chuồng đẻ cao, vào những buổi trưa có khi lên tới 360C - 380C. Nhiệt độ này vượt xa so với nhiệt độ thích hợp cho lợn nái là 260C - 280C. Nếu trong chuồng đẻ không có biện pháp điều chỉnh thích hợp thì nhiệt độ còn cao hơn, làm cho lợn nái mệt mỏi, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khoẻ và sức đề kháng giảm nên tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Mặt khác, nhiệt độ cao còn là điều kiện thúc đẩy nhanh sự phân huỷ các sản phẩm của quá trình đẻ, là môi trường thuận lợn cho vi khuẩn có sẵn trong tử cung phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây viêm tử cung dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây viêm vú và mất sữa. Mùa xuân, do độ ẩm không khí cao, việc vệ sinh chuồng trại kém là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh. Mùa thu và mùa đông nhiệt độ môi trường thấp, khí hậu mát mẻ con vật thu nhận thức ăn tốt, sức khoẻ và sức đề kháng được tăng cường nên tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm. Backstrom et al. (1984) nghiên cứu 16.405 lượt đẻ của lợn trên 31 đàn nái sinh sản ở bang Illinois (Mỹ), cho thấy hội chứng MMA xảy ra nhiều nhất (10,3%) vào quý III hàng năm vì thời tiết không thuận lợi cho sức khỏe lợn; Masalmeh et al. (1990) cho biết mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA. Ringarp (1960), cho biết yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng mất sữa sau đẻ ở lợn nái, cụ thể: tỷ lệ mắc thấp nhất vào tháng giêng và tháng hai, tỷ lệ mắc cao nhất vào tháng tư hàng năm. 3.5. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái Lợn mắc hội chứng MMA làm kéo dài thời gian động dục, tỷ lệ động dục thấp (do ảnh hưởng của viêm tử cung). Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hội chứng MMA đối với các chỉ tiêu sinh sản. Chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của nhóm lợn mắc hội chứng MMA và của nhóm lợn bình thường. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5a. 57 Bảng 3.5a. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái Địa điểm nghiên cứu Nhóm lợn nghiên cứu Số lợn nái theo dõi (con) Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày) ( X ± SD) Số động dục lại (con) Tỷ lệ động dục lại (%) Số thụ thai (con) Tỷ lệ thụ thai (%) Hà Nội Không mắc MMA 120 5,39 b±1,18 115 96,00 115 100 Mắc MMA 200 6,20a±1,31 170 85,00 162 81,00 Hưng Yên Không mắc MMA 140 5,37b±0,80 140 100 138 98,50 Mắc MMA 200 6,12a±0,87 176 88,00 162 92,00 Hải Dương Không mắc MMA 145 5,24b±0,93 145 100 143 98,60 Mắc MMA 245 6,32a ±1,16 213 87,00 198 93,00 Bắc Ninh Không mắc MMA 150 5,28b±0,68 150 100 148 98,70 Mắc MMA 245 6,29a±1,30 221 90,00 201 91,00 Thông thường, lợn nái động dục lại sau cai sữa từ 4 đến 6 ngày. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi: thời gian động dục lại sau cai sữa ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA dài hơn so với nhóm lợn không mắc hội chứng MMA tới hơn 1 ngày. Tỷ lệ động dục lại và tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ của nhóm lợn nái mắc hội chứng MMA thấp hơn ở nhóm lợn bình thường (bảng 3.5a). Như vậy, theo chúng tôi khi lợn mắc hội chứng MMA làm kéo dài thời gian động dục lại, giảm khả năng thụ thai, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của Hoy (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái trong 09 năm (1995 - 2003) và đây là nguyên nhân làm số lứa đẻ/nái/năm giảm, kéo theo giảm số con/nái/năm, tăng giá thành sản xuất lợn con do phải tăng chi phí thức ăn, thuốc thú y và tăng ngày công lao động. Cùng với việc so sánh tỷ lệ động dục lại, tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA và nhóm lợn bình thường, chúng tôi tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến năng suất sinh sản của lợn như: số lợn con sinh ra/ổ, số lợn con cai sữa/ổ, trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi Kết quả được trình bày tại bảng 3.5b Bảng 3.5b. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái *Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,01) Địa điểm nghiên cứu Nhóm lợn nghiên cứu Số lợn nái theo dõi (con) Số lợn con sinh ra (con) Bình quân số lợn con sinh ra còn sống sau 24 giờ/ổ (con) Số lợn con cai sữa (con) Bình quân số lợn cai sữa/ổ (con) Trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi (kg/con) ( X ± SD) Hà Nội Không mắc MMA 120 1.374 11,21 1.263 10,98 6,75a±0,15 Mắc MMA 200 2.157 10,5 1.636 10,10 5,37b±0,17 Hưng Yên Không mắc MMA 140 1.645 11,09 1.511 10,95 6,36b±0,11 Mắc MMA 200 2.130 10,35 1.596 9,85 5,33a±0,18 Hải Dương Không mắc MMA 145 1.680 11,25 1.567 10,96 6,57b±0,14 Mắc MMA 245 2.520 10,25 1.940 9,80 5,48a±0,13 Bắc Ninh Không mắc MMA 150 1.746 11,6 1.672 11,30 6,32a±0,16 Mắc MMA 245 2.535 10,26 1.829 9,10 5,38b±0,14 58 59 Kết quả ở bảng 3.5b cho thấy: số lợn con sinh ra còn sống sau 24 giờ/ổ và trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi của những lợn nái mắc hội chứng MMA thấp hơn so với các chỉ tiêu này của lợn nái không mắc hội chứng MMA (bảng 3.5b). Với lợn con sơ sinh, 3 ngày đầu sau khi sinh là thời kỳ quan trọng nhất cho sự sống của lợn. Do dự trữ glucogen trong cơ thể lợn sơ sinh rất thấp và quá trình sản sinh glucogen không đủ, sự giảm đường huyết có thể làm cho lợn con giảm nhanh glucose do bú sữa đầu không đủ nên lợn con chết vì đói và thiếu đường huyết. Bên cạnh đó còn do sự chuyển hóa không đủ những yếu tố miễn dịch từ mẹ sang con (Sujatha et al., 2003; dẫn từ Gerjets, 2011). Theo Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2006), bình quân số lợn con cai sữa/ổ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi, bình quân số lợn con cai sữa/ổ ở lợn nái bình thường cao hơn so với lợn nái mắc hội chứng MMA, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ chết của lợn con sau cai sữa ở lợn mắc hội chứng MMA cao hơn, lợn con sau cai sữa dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, kéo dài thời gian nuôi thịt, giảm lợi nhuận chăn nuôi. Những tổn thất do hội chứng MMA gây ra được các tác giả nêu lên gồm: - Với lợn mẹ: kéo dài thời gian động dục lại sau đẻ, giảm tỷ lệ thụ thai, giảm số lợn con sinh ra trong ổ, sẩy thai, giảm số lứa đẻ trong năm, giảm sản lượng và chất lượng sữa Hậu quả là giảm khả năng sinh sản của lợn nái ở các chu kỳ sinh sản tiếp theo. - Với lợn con: tăng tỉ lệ tiêu chảy của lợn con theo mẹ (do số lượng và chất lượng sữa mẹ giảm hoặc biến chất), lợn con còi cọc, bú được ít sữa đầu, tăng trọng thấp, tăng tỷ lệ chết dẫn đến giảm số đầu lợn con do lợn mẹ sản xuất ra trong năm. - Tăng giá thành chăn nuôi, giảm hiệu quả kinh tế. (Nguyễn Thị Hương, 2010; Preibler and Kemper, 2011; Svendsen, 1992; Công ty Nhân Lộc, 2011; Nguyễn Thị Hồng, 2007). Kết quả của chúng tôi phù hợp với các công trình của các tác giả nêu trên. 60 3.6. Kết quả kiểm tra huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc hội chứng MMA Ở trạng thái sinh lý, máu của động vật có những chỉ tiêu ổn định. Khi động vật bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng và đặc hiệu, thông qua những chỉ tiêu này chúng ta có thể chẩn đoán được bệnh. Vì vậy, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe con vật, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được thuận lợi. Chúng tôi kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý máu ở lợn nái mắc hội chứng MMA, so sánh với các chỉ tiêu này ở lợn nái bình thường (bảng 3.6). Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học của lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường Chỉ tiêu theo dõi Nhóm lợn nái mắc hội chứng MMA (n = 50) xmX± Nhóm lợn nái bình thường (n = 50) xmX± Xác xuất (P) Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 6,20 ± 0,13 5,57 ± 0,46 < 0,05 Hàm lượng Hb (g%) 12,11 ± 0,25 9,08 ± 1,04 Tỷ khối huyết cầu (%) 40,73 ± 0,43 35,75 ± 0,45 Thể tích hồng cầu (µm3) 67,06 ± 0,38 63,46 ± 0,37 Nồng độ huyết sắc tố (%) 30,11 ± 0,37 28,05 ± 0,13 Lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu (Pg) 20,30 ± 0,16 18,19 ± 0,10 Kết quả theo dõi các chỉ số liên quan đến huyết cầu và huyết sắc tố như số lượng hồng cầu; hàm lượng hemoglobin (Hb); tỷ khối huyết cầu; thể tích hồng cầu; nồng độ huyết sắc tố; lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu... của 50 lợn nái mắc hội chứng MMA đã được tổng hợp và so sánh với các chỉ số này của 50 lợn nái bình thường cho thấy: biến động các chỉ tiêu theo dõi có sự sai khác rõ rệt giữa hai nhóm lợn nái nghiên cứu (P < 0,05) (bảng 3.6). Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu, thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội 61 chứng MMA đều cao hơn so với các chỉ tiêu này của lợn nái bình thường. Cụ thể, số lượng hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA là 6,20 ± 0,13 triệu/mm3, của lợn nái bình thường là 5,57 ± 0,46 triệu/mm3. Số lượng hồng cầu của lợn mắc hội chứng MMA cao hơn số lượng hồng cầu của lợn bình thường có thể do độc tố của vi khuẩn và các sản phẩm của quá trình viêm làm tăng nhu cầu oxy của các mô bào, kích thích thận sản sinh Erythropoietin thúc đẩy tủy xương sản sinh và tăng cường tuần hoàn hồng cầu nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển oxy của cơ thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với dẫn liệu của Sjaastad et al. (2010). Hàm lượng huyết sắc tố của lợn mắc hội chứng MMA là 12,11 ± 0,25g%, cao hơn hàm lượng huyết sắc tố của lợn bình thường (9,08 ± 1,04g%). Hb tăng có tác dụng tăng vận chuyển oxy, cacbonic và điều hòa độ pH của máu. Hàm lượng hemoglobin tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu trong máu. Theo Nguyễn Đức Hưng (2008), số lượng hồng cầu tăng trong một số trường hợp như: lao động nặng, mất nước, ở độ cao trên 700 m so với mặt nước biển... So sánh với dẫn liệu trên thì khi lợn nái mắc hội chứng MMA có số lượng hồng cầu tăng, do đó hàm lượng huyết sắc tố cũng tăng so với hàm lượng huyết sắc tố của lợn nái bình thường. Tương tự các chỉ số khác như tỷ khối huyết cầu, thể tích hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố có trong một hồng cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA (lần lượt là 40,73 ± 0,43%, 67,06 ± 0,38 µm3, 30,11 ± 0,37% và 20,30 ± 0,16 Pg) đều cao hơn các chỉ tiêu này của lợn bình thường (lần lượt là 35,75 ± 0,45%; 63,46 ± 0,37 µm3; 28,05 ± 0,13% và 18,19 ± 0,10 Pg). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn logic về mối tương quan giữa các chỉ tiêu và thống nhất với kết quả nghiên cứu của Ognean et al. (2010) khi nghiên cứu biến động các huyết đồ và một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn nái trong tuần đầu sau khi đẻ. 62 3.7. Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA Cùng với việc kiểm tra các chỉ số huyết cầu, các chỉ số bạch cầu cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn mắc hội chứng MMA và lợn bình thường (P < 0,05). Trong đó, lợn nái mắc hội chứng MMA có tổng số bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính cao hơn so với lợn bình thường (P < 0,05) (lần lượt là 23,16 ± 0,62 nghìn/mm3 và 48,17 ± 0,76% của lợn nái mắc hội chứng MMA so với 17,05 ± 0,43 nghìn/mm3 và 41,18 ± 1,39% của lợn nái bình thường). Theo Chu Đức Thắng và Phạm Ngọc Thạch (2008), công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố, nếu mắc các bệnh nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính tăng lên đột ngột. Như vậy, theo chúng tôi, lợn mắc hội chứng MMA, do quá trình viêm đã gây phản ứng kích thích cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng thông qua việc tăng số lượng bạch cầu, đặc biệt bạch cầu có khả năng thực bào, đảm nhận chức năng miễn dịch không đặc hiệu như bạch cầu trung tính. Còn lại, tỷ lệ các loại bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu của lợn mắc hội chứng MMA đều thấp hơn so với các tỷ lệ này của lợn nái bình thường (P < 0,05). Bảng 3.7. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường Đối tượng nghiên cứu Số lượng BC (nghìn/mm3) Công thức bạch cầu (%) Bạch cầu ái toan Bạch cầu ái kiềm Bạch cầu trung tính BC Đơn nhân lớn Lâm ba cầu Lợn nái bình thường (n = 50) xmX± 17,05±0,43 4,11±0,58 4,20±0,07 41,18±1,39 6,13±0,96 48,16±0,87 Lợn mắc hội chứng MMA (n=50) xmX± 23,16 ± 0,62 2,02±0,17 3,02±0,05 48,17±0,76 4,07±0,20 44,33±1,66 Xác xuất (P) P < 0,05 63 Như vậy, số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trong máu lợn bình thường nằm trong khoảng dao động sinh lý của lợn nái ở tuần đẻ thứ nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ognean et al. (2010) khi nghiên cứu số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu của lợn mắc hội chứng MMA đã có sự biến động và khác biệt rõ rệt so với chỉ số này ở lợn nái bình thường. 3.8. Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein huyết thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA và của lợn nái bình thường Bình thường, các thành phần hóa học trong máu động vật luôn ổn định. Trong trạng thái bệnh lý, nhất là những trường hợp rối loạn chức năng các cơ quan như gan, thận dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của máu. Do đó những xét nghiệm sinh hóa máu giúp cho việc chẩn đoán và theo dõi diễn biến của bệnh. Cùng với việc theo dõi các biểu hiện lâm sàng và các chỉ tiêu sinh lý máu, chúng tôi kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn nái. Kết quả định lượng protein tổng số, Albumin huyết thanh và các tiểu phần protein huyết thanh của 50 lợn nái mắc hội chứng MMA và 50 lợn nái bình thường (bảng 3.8). Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra hàm lượng protein huyết thanh của lợn mắc hội chứng MMA và lợn bình thường Đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu (g%) Protein tổng số Albumin huyết thanh α- Globulin β- Globulin γ- Globulin Lợn nái bình thường (n = 50) 7,48±0,47 3,47±0,33 2,41± 0,23 1,62±0,29 0,68±0,15 Lợn nái mắc MMA (n = 50) 5,87±0,42 1,21±0,49 3,04±0,12 0,81±0,23 1,12±0,13 Xác xuất (P) P < 0,05 Hàm lượng protein tổng số, β - Globulin và albumin trong huyết thanh của lợn nái bình thường cao hơn so với các thành phần này trong huyết thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA (P < 0,05). Cụ thể, hàm lượng protein tổng 64 số, β - Globulin và albumin trong huyết thanh lợn nái bình thường lần lượt là 7,48 ± 0,47 g%, 1,62 ± 0,29 g% và 3,47 ± 0,33 g%, thì trong huyết thanh lợn mắc hội chứng MMA lần lượt chỉ là 5,87 ± 0,42 g%, 0,81 ± 0,23 g% và 1,21 ± 0,49 g% (bảng 3.8). Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997), protein của lợn bình thường trung bình là 7,35 g% thì kết quả kiểm tra protein tổng số của lợn nái bình thường trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng sinh lý. Theo chúng tôi, sở dĩ hàm lượng protein tổng số, β - Globulin và albumin trong huyết thanh của lợn mắc hội chứng MMA thấp hơn so với các thành phần này trong huyết thanh của lợn bình thường có thể là do lợn mắc hội chứng MMA có những phản ứng viêm, sốt kèm theo giảm ăn, giảm hiệu quả tiêu hoá, giảm khả năng hấp thu và ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng gan nên khả năng tổng hợp albumin kém hơn so với lợn bình thường (Sjaastad et al., 2010). Như vậy, ở lợn mắc hội chứng MMA, cùng với các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, sốt, tăng tiết dịch rỉ viêm, các vi khuẩn và độc tố của chúng tác động làm tổn thương tế bào gan làm cho lượng protein tổng số và albumin huyết thanh giảm. Hàm lượng các tiểu phần protein như α - Globulin và γ - Globulin trong huyết thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA đều tăng so với các tiểu phần này của lợn nái bình thường. Cụ thể, ở lợn mắc hội chứng MMA hàm lượng α - Globulin và γ - Globulin lần lượt là 3,04 ± 0,12 g%, 1,12 ± 0,13 g% còn hàm lượng các tiểu phần này trong huyết thanh của lợn nái bình thường lần lượt là 2,41 ± 0,23 g% và 0,68 ± 0,15 g%. Các tiểu phần globulin trong huyết thanh đảm nhận những chức năng khác nhau, trong khi α và β - Globulin đảm nhận chức năng vận chuyển cholesteron, hormone nhóm steroid thì γ - Globulin ngoài việc đảm nhận chức năng miễn dịch, tạo đề kháng cho cơ thể còn tham gia vào quá trình đông máu (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996). Theo Tạ Thị Vịnh (1991), khi bị nhiễm khuẩn, quá trình viêm diễn ra thì γ - Globulin tăng lên nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Như vậy, theo chúng tôi khi lợn mắc hội chứng MMA, quá trình viêm diễn ra làm tăng γ - Globulin nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể là phù hợp với dẫn liệu trên. 65 3.9. Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT, GPT trong máu lợn mắc hội chứng MMA Hàm lượng đường huyết phản ánh tình trạng sức khỏe của động vật. Nhờ một loạt các điều tiết sinh lý, sinh hóa của tuyến tụy qua Insulin, của tuyến thượng thận qua Adrenalin và hoạt động của gan mà nồng độ glucose trong máu được ổn định. Vì vậy, khi gan bị tổn thương thì nồng độ glucose trong máu cũng thay đổi. Trong các quá trình trao đổi chất, đặc biệt trao đổi đường trong cơ thể được diễn ra khi có sự tham gia của các enzym, trong đó enzym transaminase (có trong tế bào gan, thận, cơ vân...) đóng vai trò rất quan trọng. Phổ biến và quan trọng nhất là enzym Glutamate Oxalat Transaminase (GOT) và Glutamate Pyruvat Transaminase (GPT) (Hồ Văn Nam và cs., 1997; Sjaastad et al., 2010). Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của hội chứng MMA đến hàm lượng đường, hoạt độ men GOT và GPT, nghiên cứu này đã tiến hành định lượng hàm lượng đường, hoạt độ enzym GOT và GPT trong máu của lợn mắc hội chứng MMA và của lợn bình thường. Kết quả nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp ở bảng 3.9. Bảng 3.9. Hàm lượng đường huyết và hoạt độ men sGOT, sGPT ở lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường Chỉ tiêu theo dõi Lợn nái bình thường (n = 20) xmX± Lợn nái mắc MMA (n = 12) xmX± Xác xuất (P) Hàm lượng đường huyết (mmol/L) 5,15±0,53 3,35±0,16 P < 0,05 sGOT (U/l) 37,05±1,23 68,70±1,12 sGPT (U/l) 36,90±1,72 49,15±1,22 Như vậy, hàm lượng đường trong máu của lợn nái mắc hội chứng MMA thấp hơn hàm lượng đường trong máu của lợn bình thường (3,35 ± 0,16mmol/L ở lợn nái mắc hội chứng MMA so với 5,15 ± 0,53mmol/L ở lợn nái 66 bình thường) (P < 0,05). Điều này cho thấy khi lợn mắc hội chứng MMA, vi khuẩn xâm nhập, độc tố của vi khuẩn và sản phẩm của quá trình viêm làm cho lợn sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, ít vận động... Quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn kém dẫn đến nguồn cung cấp ngoại sinh không đủ, ngoài ra khi lợn sốt cũng làm tiêu hao năng lượng do sự tăng cường khai thác năng lượng từ việc oxy hóa glucose dẫn đến hàm lượng đường huyết giảm. Ngược lại, hoạt độ của enzym GOT và GPT trong máu của lợn mắc hội chứng MMA cao hơn trong máu lợn bình thường với độ tin cậy P < 0,05. Cụ thể hoạt độ enzym GOT và GPT trong máu lợn mắc hội chứng MMA lần lượt là 68,70 ± 1,12 U/l và 49,15 ± 1,22 U/l so với của lợn bình thường là 37,05 ± 1,23 và 36,90 ± 1,72. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Raszyk et al. (1979). 3.10. Kết quả phân lập, giám định vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội chứng MMA Hội chứng MMA do nhiều nguyên nhân liên quan đến các triệu chứng lâm sàng, trong đó viêm vú là biểu hiện nổi bật (Heinritzi and Hagn, 1999; Ross et al., 1981; Wegmann et al., 1986) và nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Để xác định những loài vi khuẩn chính gây viêm vú lợn trong hội chứng MMA cũng như biết được sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh để làm cơ sở đưa ra những khuyến cáo thích hợp cho việc điều trị, chúng tôi lấy mẫu sữa từ những lợn mắc hội chứng MMA để phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Theo đó, 86 mẫu sữa được lấy từ những lợn nái mắc hội chứng MMA (lợn nái được xác định mắc hội chứng MMA khi có các biểu hiện sau: sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, tránh cho con bú, có dịch viêm tử cung, vú sưng, giảm sữa hoặc mất sữa, lợn con tiêu chảy và chết với tỷ lệ cao) và 37 mẫu sữa được lấy từ những lợn nái bình thường trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc để phân lập vi khuẩn và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfss_bssgs_la_nguyen_thi_hong_minh_5936_2005315.pdf
Tài liệu liên quan