Luận án Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội

Yếu tố canh tác kỹ thuật ảnh hưởng đến mật độ của bọ phấn

Aleurocanthus spiniferus

Bên cạnh việc điều tra về mật độ của bọ phấn dưới ảnh hưởng của giống

cây trồng khác nhau thì chúng tôi cũng tiến hành điều tra mật độ của bọ phấn

dưới tác động của hình thức trồng xen canh và trồng thuần cây bưởi Diễn. Kết

quả được ghi nhận ở bảng 3.14 (Xem phụ lục) và hình 3.22.

Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy: Mật độ của bọ phấn trong vườn

trồng xen canh cao hơn so với mật độ bọ phấn trên vườn trồng thuần. Tại thời

điểm cao nhất 7/12/2009 mật độ bọ phấn ở những vườn trồng xen là 11,377

con/lá, còn đối với kỹ thuật trồng thuần thì mật độ cao nhất là 9,225 con/lá

vào ngày 7/12/2009. Lý do vì trồng thuần cây bưởi thì mật độ cây trồng phù

hợp, vườn cây thông thoáng, không có cây ký chủ phụ cho bọ phấn, ngược lại

đối với vườn cây trồng xen lẫn với những cây khác (ngô và ổi) thì các cây

trồng xen lại là cây ký chủ phụ cho bọ phấn, tán cây nhiều, vườn cây không

thông thoáng, đây chính là điều kiện phù hợp cho sự phát triển của bọ phấn.

pdf179 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc gồm 1 ô tiêu chuẩn (25 cây) đồng đều nhau về giai đoạn sinh trưởng và mật độ sâu hại trước phun. Hiệu lực thuốc BVTV được tính theo công thức Henderson - Tilton: 54 Ta x Cb H (%) = 1 - Tb x Ca x 100 T: Số sâu sống ở công thức phun thuốc; C: Số sâu sống ở CT đối chứng; a: Sau phun; b: Trước phun. - Thời gian thực hiện: vụ Xuân Hè; vụ Thu Đông. 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi Độ thường gặp - Mức độ thường gặp của loài bọ phấn Tổng điểm có loài bọ phấn cần xác định Mức độ thường gặp (%) = Tổng số điểm điều tra x 100 Mức độ thường gặp: được tính dựa vào mức độ xuất hiện. + + + : Rất phổ biến (xuất hiện > 50%) + + : Phổ biến (xuất hiện từ 20-50%) + : Ít phổ biến (xuất hiện từ 5-20%) - : Rất ít phổ biến (xuất hiện từ <5%) Từ đó xác định loài gây hại chủ yếu. Mật độ bọ phấn Tổng số cá thể bọ phấn điều tra (con) Mật độ bọ phấn (con/lá) = Tổng số lá điều tra trên 1 cây (lá) Kích thước trung bình từng pha phát dục của bọ phấn (mm) X1+X2+.+Xn X = N X1, X2......, Xn kích thước của từng cá thể (mm) N: Tổng số cá thể theo dõi Thời gian phát dục của cá thể ở từng pha phát dục của bọ phấn (ngày) X1+X2+.+Xn X = N 55 X1,X2,,Xn: Thời gian phát dục của từng cá thể của từng pha (ngày) N: Tổng số cá thể theo dõi Tỷ lệ nở của trứng bọ phấn Tỷ lệ trứng nở (%) = 100× N n n: Số quả trứng nở N: Số quả trứng theo dõi Vòng đời trung bình của bọ phấn X = X1+X2+.+Xn X: Vòng đời trung bình của bọ phấn X1,X2,.,Xn: Thời gian phát dục trung bình của từng pha Quan sát đặc điểm hình thái ở từng pha phát dục của bọ phấn dưới kính hiển vi, đo kích thước của từng pha phát dục với n≥30. Tỷ lệ hại Tổng số lá bị hại Tỷ lệ hại (%) = Tổng số lá điều tra x 100 Tỷ lệ ký sinh của ong n Tỷ lệ ký sinh (%) = N x 100 n: Số cá thể bị ký sinh N: Số cá thể thí nghiệm 2.5.5. Phương pháp tính toán số liệu - Số liệu được tính toán và xử lý bằng chương trình Excel 2003 và IRRISTAT 4.0 S = ( ) 1 2 − −∑ n XX i X ± Δ ở độ tin cậy 95% 56 Δ = N St Trong đó: Δ : Sai số ước lượng t: Tra bảng Student ở mức tin cậy 95%, bậc tự do n-1 n: Dung lượng mẫu thí nghiệm S: Độ lệch chuẩn - Tính sai số theo công thức: X = X ± n S Phân tích sai khác giữa các công thức theo Duncan tính DMRT với độ tin cậy 95%. 57 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. THÀNH PHẦN BỌ PHẤN HẠI CÂY BƯỞI DIỄN TẠI HÀ NỘI Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bọ phấn gây hại cây bưởi Diễn và thiên địch của chúng tại vùng nghiên cứu. Cụ thể là tại các vùng trồng cây bưởi Diễn của Hà Nội, như Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh,... Kết quả đã ghi nhận được có 9 loài bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu (bảng 3.1). Bảng 3.1: Thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội, 2007 - 2009 Mức độ phổ biến STT Tên khoa học 2007 2008 2009 1 Aleurocanthus citriperdus (Quaintance et Barker) ++ + + 2 Aleurocanthus spiniferus (Quaintance) +++ +++ +++ 3 Aleurocanthus woglumi (Ashby) +++ +++ +++ 4 Aleurodicus dispersus (Russell) - - + 5 Aleuroclava jasmini (Takahashi) + ++ ++ 6 Bemisia tabaci (Gennadius) ++ + ++ 7 Dialeurodes citri (Ashmead) + + ++ 8 Dialeurodes citrifolii (Morgan) ++ - + 9 Parabemisia myrice (Kuwana) + ++ + Mức độ phổ biến: + + + : Rất phổ biến (XH > 50%) + + : Phổ biến (XH từ 20-50%) + : Ít phổ biến (XH từ 5-20%) - : Rất ít phổ biến (XH<5%) 58 Theo kết quả bảng 3.1, chúng tôi thấy: + Trên cây bưởi diễn tại Hà Nội đã phát hiện được 9 loài bọ phấn gây hại. + So sánh với Danh lục bọ phấn hại trên bưởi của Bộ nông nghiệp và PTNT công bố năm 2010 thì có 1 loài mới là: Aleurodicus dispersus (Russell). Một số loài như: Aleuroclava psidii (Singh); Aleurolobus marlatii (Quaintaince); Aleurolobus sp.; Bemisia giffardi (Kotinsky); Dialeurodes sp. không phát hiện thấy so với công bố của Đàm Ngọc Hân năm 2009. Tuy nhiên lại phát hiện thấy loài Bemisia tabaci (Gennadius); loài Parabemisia myricae (Kuwana) so với kết quả của tác giả này. + Trong 9 loài bọ phấn gây hại thì có 2 loài là Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby có mức độ phổ biến cao nhất qua các năm. Trong suốt thời gian điều tra nghiên cứu, các tháng 10, 4 và 5 thì 2 loài bọ phấn trên được tìm thấy phổ biến nhất trên cây bưởi Diễn tại Hà nội. Cũng từ kết quả này chúng tôi tập chung nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của 2 loài bọ phấn nói trên làm cơ sở cho việc phòng chống tác hại của chúng gây ra trên cây bưởi Diễn. + Hình thái sinh học của các loài bọ phấn mà chúng tôi thu thập được trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội có các đặc điểm tương đồng với mô tả của các tác giả Đàm Ngọc Hân hay Martin, J. H., cụ thể là: - Ở mặt bụng, nhộng giả bọ phấn có 2 cặp lỗ thở giúp cho quá trình hô hấp, một cặp ở gần chân sau, một cặp gần lỗ bài tiết. Không khí bên ngoài đi vào các lỗ thở qua các nếp gấp ở ngực và đuôi. Ở vị trí các nếp gấp gặp mép có thể tạo những hình dạng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong phân loại (hình răng lược, lỗ khuyên...). Hình dạng của mép (nhẵn, răng cưa, răng tròn nhỏ) cũng có thể khác nhau giữa các loài. - Nhộng giả ở tất cả các loài bọ phấn đều có 3 đôi lông cố định ở mép ngoài: 1 đôi lông gai trước, 1 đôi lông gai sau, 1 đôi lông đuôi. Các đôi lông này có thể khác nhau về kích thước và độ dài. Ngoài ra ở vùng rìa, các đôi 59 lông có thể xuất hiện ở vị trí khác nhau, có thể là 14 hoặc 16 cặp, có thể phân đốt hoặc không phân đốt. - Các loại lông gai nhỏ, lông dạng sợi, lông dạng ống có thể xuất hiện rải rác ở mặt lưng của ấu trùng bọ phấn. Các mấu gai, nếu có thường ở vùng đệm hay vùng rìa. Bề mặt lá gồ ghề nhiều lông còn kích thích sự phát triển các nốt sần ở giữa các đốt bụng. - Một trong những đặc điểm phân loại khác cần chú ý trong phân loại nhộng giả là hình dạng của lỗ bài tiết, nắp, phiến hình lưỡi trong lỗ bài tiết và khoảng cách từ cuối lỗ bài tiết đến đuôi. Phiến hình lưỡi của các loài bọ phấn có sự khác nhau về hình dáng (hình lưỡi, hình tròn hoặc chia làm các thùy), độ dài, số cặp lông ở đầu phiến. + Căn cứ vào mẫu pha nhộng giả các loài bọ phấn thu thập được, sau khi xử lý, chúng tôi đã tiến hành vẽ sơ đồ, mô tả một số đặc điểm pha nhộng giả của các loài bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội. 1. Aleurocanthus citriperdus Quaintance et Baker: Hình 3.1. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Aleurocanthus citriperdus Quaintance et Baker (Nguồn: Lê Lân, 2011) 60 Nhộng giả có hình ovan, màu xám đen. Kích thước khoảng 0,71 x 0,52mm. Viền sáp màu trắng, rộng, nhìn rất rõ ràng. Các gai lông trên lưng dài, có kích thước gần bằng nhau. Ở ba đốt bụng 1, 3 và 7 mỗi đốt có một đôi gai có kích thước tương tự nhau, dài khoảng 0,19mm. Lỗ hậu môn hình bán nguyệt, nắp hình tròn, che kín lỗ. Phiến hình lưỡi trong lỗ bài tiết ngắn không quan sát thấy. Rãnh đuôi ngắn, mờ. 2. Aleurocanthus spiniferus Quaintance: Nhộng giả có kích thước khoảng 1,23 × 0,91mm, có 11 đôi gai nhọn ở vùng rìa; các đôi gai này có chiều dài tương tự nhau. Các răng ở mép nhỏ, đều nhau (5 đến 7 răng/0,01mm). Lỗ bài tiết hình tròn với một đôi lông ngắn bằng đường kính của lỗ nằm phía trên. Nắp hậu môn hình tròn, che kín lỗ bài tiết, phiến hình lưỡi trong lỗ bài tiết ẩn không quan sát thấy. Hình 3.2. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2011) 61 3. Aleurocanthus woglumi Ashby: Nhộng giả có kích thước khoảng 1,22 × 0,89mm, màu đen bóng, có 11 đôi gai nhọn ở vùng rìa; đôi gai ở phía đuôi dài gấp đôi các đôi còn lại. Các răng ở mép lớn (3,5 đến 5 răng/0,01mm). Lỗ bài tiết hình tim với một đôi lông ngắn nằm phía trên. Nắp hậu môn hình tròn, che kín lỗ bài tiết, phiến hình lưỡi ẩn không quan sát thấy. Hình 3.3. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Aleurocanthus woglumi Ashby (Nguồn: Lê Lân, 2011) 4. Aleurodicus dispersus Russell: Pha nhộng giả có 4 cặp lỗ sáp kép ở phía bụng, một cặp lỗ sáp kép ở phía đầu, mấu gai trong lỗ sáp kép có chiều dài bằng đường kính lỗ sáp. Lỗ hậu môn hình bán nguyệt. Trong lỗ có phiến hình lưỡi dài, đầu phiến có 4 lông, chiều dài của 4 lông này tương đương nhau. Chiều dài phiến hình lưỡi gấp 2 lần đường kính của lỗ, vượt ra ngoài lỗ hậu môn. Mép lỗ hậu môn trơn nhẵn, có 12 đôi lông ngắn. Bên ngoài lỗ hậu môn, ngay tại rìa mép có nhiều lỗ nhỏ hình số 8. 62 Hình 3.4. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Aleurodicus dispersus Russell (Nguồn: Lê Lân, 2011) 5. Aleuroclava jasmini Takahashi: Nhộng giả có kích thước nhỏ, khoảng 0,69 × 0,52mm, hình ôvan, hơi phình ra ở giữa. Lỗ bài tiết hình gần tròn với một đôi lông ngắn bằng một nửa của lỗ nằm phía trên. Nắp hậu môn hình tròn, che kín lỗ bài tiết, phiến hình lưỡi ẩn không quan sát thấy. Ở vùng rìa có nhiều mấu gai nhỏ hình tam giác xếp cạnh nhau. Ở chỗ lõm do nếp gấp ngực gặp mép có mấu gai nhỏ hướng ra ngoài. 63 Hình 3.5. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Aleuroclava jasmini Takahashi (Nguồn: Lê Lân, 2011) 6. Bemisia tabaci Gennadius: Pha nhộng giả có hình ovan, trên lưng có nhiều gai nhỏ, lông đuôi dài, nhọn. Kích thước pha nhộng giả khoảng 0,88 x 0,65mm, màu vàng kem, trong suốt. Đốt bụng thứ 6 dài gấp đôi đốt bụng thứ 7, có đôi lông đuôi dài, có một đường khớp chạy ngang ngực nhưng không kéo dài tới mép. Lỗ hậu môn có hình quả lê (hay hình tam giác), phía bên ngoài có một đôi gai nhỏ. Nắp lỗ hậu môn ngắn, không che kín lỗ. Bên trong lỗ hậu môn có phiến hình lưỡi dài hình mũi mác, đầu có một đôi lông, phiến hình lưỡi không vượt ra khỏi lỗ hậu môn. 64 Hình 3.6. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Bemisia tabaci Gennadius (Nguồn: Lê Lân, 2011) 7. Dialeurodes citri Ashmead: Nhộng giả có kích thước khoảng 1,11 × 0,86mm. Ở vùng rìa có 11 đôi lông rất bé. Lỗ hậu môn hình gần tròn với vành rộng và các gai phía bên trong. Nắp lớn che kín phiến hình lưỡi. Ở mặt bụng có các nếp gấp với các nốt sần nhỏ. Lỗ bài tiết hình tam giác và gần như bị che kín bởi nắp hình tim, phiến hình lưỡi bị ẩn không quan sát thấy. 65 Hình 3.7. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Dialeurodes citri Ashmead (Nguồn: Lê Lân, 2011) 8. Dialeurodes citrifolii Morgan: Nhộng giả có hình ovan, màu vàng kem, dẹt, nằm bám sát vào mặt lá bưởi. Trên thân có các đốm màu vàng nhạt, lớp sáp mỏng màu trắng bao phủ toàn thân, chủ yếu là tập trung ở bên rìa. Khi sắp vũ hóa nhộng giả chuyển màu trắng đục. Kích thước khoảng 17,5 x 13,5mm. Lông đuôi, lông gai nhỏ. Lỗ bài tiết hình tròn, rìa phía trong lỗ có răng cưa. Nắp lỗ bài tiết hình tròn, lớn, che kín lỗ. Phiến hình lưỡi trong lỗ bài tiết không quan sát thấy. Rãnh đuôi mờ, có nhiều đốm nhỏ hình tròn. 66 Hình 3.8. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Dialeurodes citrifolii Morgan (Nguồn: Lê Lân, 2011) 9. Parabemisia myricae Kuwana: Nhộng giả màu trắng trong, hơi vàng. Lớp sáp mỏng, diềm sáp màu trắng đục, trong. Cơ thể có hình ovan hơi tròn, kích thước 0,73 x 0, 55mm. Đốt bụng thứ 7 rất ngắn.Có nhiều nốt tròn xếp cạnh nhau ở vùng rìa. Có 15 đôi lông gai ngắn ở mép. Lỗ bài tiết hình quả lê, nắp hình bán nguyệt không che kín lỗ. Phiến hình lưỡi hình mác, đầu phiến tròn, có hai lông dài. Rãnh đuôi có nhiều đốm nhỏ chạy dọc từ dưới lỗ hậu môn đến đuôi. 67 Hình 3.9. Sơ đồ pha nhộng giả của loài Parabemisia myricae Kuwana (Nguồn: Lê Lân, 2011) 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA HAI LOÀI BỌ PHẤN Aleurocanthus spiniferus Quaintance VÀ Aleurocanthus woglumi Ashby 3.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. 3.2.1.1. Đặc điểm hình thái của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Vòng đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance trải qua các pha phát phát dục là pha trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3, nhộng giả và trưởng thành. Đặc điểm cụ thể của từng pha như sau: 68 + Pha trứng: Trứng có hình múi cam (chanh), có cuống để đính vào bề mặt của lá. Trứng mới đẻ ra có màu trắng đục, một ngày sau khi trứng được đẻ ra trứng có màu vàng nhạt, sau đến 2-3 ngày tiếp trứng có màu đậm hơn, rồi màu nâu vàng nhạt, nâu vàng sẫm ở một đầu của quả trứng sau đó lan dần hết cả quả trứng, màu nâu sẫm trước ngày nở từ 3-5 ngày. Trứng được đẻ thành ổ nhưng không theo hàng lối (hình 3.10; 3.11). Hình 3.10: Trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance Hình 3.11: Ổ trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance đẻ không theo hàng lối (Nguồn: Lê Lân, 2008) + Pha sâu non - Sâu non tuổi 1: khi từ trứng bắt đầu nở ra sâu non tuổi 1 di động có màu trắng đục sau đó dần dần chuyển sang màu đen, chúng có thể di chuyển được nhờ 3 đôi chân, đây là giai đoạn di chuyển phát tán của sâu non bọ phấn tuy nhiên tốc độ di chuyển rất chậm và hầu như chỉ ở trên 1 lá (hình 3.12). Trên lưng có 2 đôi lông rất dài màu đen, phía trước có 3 đôi lông, phía sau có 2 đôi lông. Lúc mới nở cơ thể chưa có diềm trắng, sau 1 khoảng thời gian ngắn cơ thể sâu non bắt đầu cố định lại trên lá và hình thành diềm trắng nhỏ bao quanh cơ thể. Cơ thể hình elip thuôn dài, màu đen bóng. Khi đó trên lưng hình thành 2 dải mảnh màu trắng và khi lột xác chuyển tuổi cơ thể tách ra từ 2 dải trắng đó. 69 Hình 3.12: Sâu non tuổi 1 Aleurocanthus spiniferus Quaintance có chân (Nguồn: Lê Lân, 2008) 1m m Hình 3.13: Sâu non tuổi 1 Aleurocanthus spiniferus Quaintance hình thành diềm trắng (Nguồn: Lê Lân, 2008) - Sâu non tuổi 2: Cơ thể hình elip, màu vàng óng, không có chân, có gai nhỏ trên lưng (khoảng 5-6 đôi), có diềm trắng bao quanh cơ thể rõ hơn ở tuổi 1. Khi đẫy sức cơ thể dần chuyển sang màu nâu. Nhìn từ trên có thể thấy được hình ảnh của cơ thể bọ phấn hình thành bên trong (hình 3.14). 70 Hình 3.14: Sâu non tuổi 2 Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2008) - Sâu non tuổi 3: Cơ thể hình elip hơn và lồi hơn ở tuổi 2, màu nâu đen, không có chân, có 10 đôi gai lớn và 4-5 đôi gai nhỏ trên lưng, diềm sáp trắng bao quanh cơ thể rõ và to hơn ở tuổi 2 (hình 3.15). Hình 3.15: Sâu non tuổi 3 Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2008) 71 - Pha nhộng giả: Cơ thể hình ovan và lồi hơn nhiều ở tuổi 3, màu đen bóng, có 10 đôi gai lớn và 10-12 đôi gai nhỏ trên lưng, diềm sáp màu trắng bóng có nhiều vết cắt (rách) trên bề mặt và rất lớn (hình 3.16). Hình 3.16: Nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2008) + Trưởng thành: Đầu màu nâu đen, mắt màu nâu đỏ, râu đầu màu trắng xám có 6 đốt, cánh màu đen có 8-9 chấm nhỏ màu trắng, bụng màu vàng xám có 9 đốt, chân màu trắng xám, cơ quan sinh dục của con cái giống hình mũi khoan, cơ quan sinh dục của con đực giống hình kim. Con cái lớn hơn con đực. Màu sắc cơ thể nhạt hơn so với Aleurocanthus woglumi Ashby (hình 3.17 và 3.18). Hình 3.17: Trưởng thành Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2008) 72 Hình 3.18: Trưởng thành đực (nhỏ) và cái (to) Aleurocanthus spiniferus Quaintance (Nguồn: Lê Lân, 2008) Chúng tôi đã tiến hành đo và tính toán kích thước trung bình các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus, kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Kích thước các pha phát dục của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây bưởi Diễn năm 2008 - 2009 tại Hà Nội (n=30) Kích thước (mm) của Aleurocanthus spiniferus Pha phát dục Chỉ tiêu Ngắn nhất Dài nhất TB±∆ 0,20 0,21 0,204±0,001 Trứng Dài Rộng 0,09 0,11 0,099±0,001 0,30 0,32 0,307±0,003 Sâu non tuổi 1 Dài Rộng 0,14 0,16 0,151±0,002 0,40 0,41 0,403±0,002 Sâu non tuổi 2 Dài Rộng 0,24 0,26 0,249±0,001 0,70 0,75 0,734±0,009 Sâu non tuổi 3 Dài Rộng 0,48 0,50 0,494±0,004 1,70 1,80 1,741±0,009 Nhộng giả Dài Rộng 1,30 1,40 1,342±0,008 Cái 1,15 1,25 1,215±0,015 Trưởng thành Chiều dài cơ thể Đực 1,05 1,13 1,097±0,007 73 Qua bảng 3.2 ta có thể nhận thấy kích thước cơ thể bọ phấn Aleurocanthus spiniferus ở các pha phát dục có sự khác nhau khá lớn, đặc biệt kích thước cơ thể bọ phấn tăng nhanh ở các giai đoạn phát dục: sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3 và pha nhộng giả. Con đực nhỏ hơn con cái một cách đáng kể. 3.2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Bọ phấn là loại côn trùng có kích thước nhỏ, thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, đặc biệt có trải qua pha nhộng giả. Các pha phát dục của bọ phấn bao gồm: trứng, sâu non tuổi 1, sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3, nhộng giả và trưởng thành. Chúng là loài chích hút rất nguy hiểm trên nhiều loại cây có múi, đặc biệt là cây bưởi Diễn. Trứng được đẻ ở mặt sau của lá bánh tẻ, cuống trứng đính với mô lá. Pha sâu non và pha nhộng giả sinh sống quần tụ mặt sau của lá, chúng sinh sống tập trung theo gân chính và gân phụ của lá. Đa phần ta bắt gặp chúng ở mặt sau của lá bánh tẻ và lá già. Sâu non tuổi 1 có chân nhưng di chuyển chậm và ít di chuyển. Pha sâu non và pha nhộng giả hút dịch từ lá cây tươi và bài tiết chất thải ra ngoài môi trường qua lông gai ở trên lưng. Chất thải được thải ra ngoài tạo thành những giọt dịch trong suốt có vị ngọt. Chất dịch này tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc màu đen phát triển. Pha nhộng giả là pha phá hoại nặng nhất đối với cây ký chủ. Trưởng thành hoạt động rất chậm chạp. Trưởng thành, sâu non và nhộng giả của bọ phấn thích hợp với điều kiện râm mát, trưởng thành thường trú ẩn ở mặt dưới của lá. Thời gian phát dục của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance Thời gian phát dục ở pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Ngay sau khi trưởng thành đẻ trứng lên giá thể (lá cây bưởi tươi), chuyển giá thể vào hộp nhựa nuôi sâu, giá thể được cắm vào miếng xốp ẩm chuyên sử 74 dụng cắm hoa. Theo dõi sự xuất hiện của sâu. Kết quả thời gian phát dục của pha trứng được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Thời gian phát dục pha trứng bọ phấn Aleurocanthus spiniferus (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30) Thời gian phát dục (ngày) Đợt TN Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 15 17 15,62±0,30 30,2 83,2 2 17 19 17,40±0,17 26,5 82,7 3 18 20 19,31±0,41 21,4 77,7 TB 16,66 18,66 17,44±0,29 21,4-30,2 77,7-83,2 Thời gian phát dục pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance dài nhất là 20 ngày và ngắn nhất là 15 ngày: ở điều kiện nhiệt độ cao 30,2oC và ẩm độ 83,2% thời gian phát dục của pha trứng là 15,62±0,30 ngày; ở điều kiện 26,5oC và ẩm độ 82,7% thời gian phát dục của pha trứng là 17,40±0,17 ngày; ở điều kiện nhiệt độ thấp 21,4oC và ẩm độ 77,7% thời gian phát dục của pha trứng là 19,31±0,41 ngày. Thời gian phát dục pha trứng của loài bọ phấn này trung bình là 17,44±0,29 ngày trong khoảng nhiệt độ 21,4-30,2 oC và ẩm độ từ 77,7-83,2%. Như vậy, chúng tôi nhận thấy thời gian phát dục của pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm. Thời gian phát dục pha sâu non của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. a. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 1 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. 75 Tiếp tục theo dõi các lần lột xác của bọ phấn trên lá cây bưởi Diễn. Kết quả thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 1 được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Thời gian phát dục sâu non tuổi 1 bọ phấn Aleurocanthus spiniferus (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30) Đợt TN Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 8 9 8,34±0,17 28,5 83,7 2 8 10 9,33±0,33 26,5 82,3 3 9 12 10,54±0,22 21,2 74,3 TB 8,33 10,33 9,40±0,24 21,2-28,5 74,3-83,7 Thời gian phát dục sâu non tuổi 1 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance ở các tháng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 12 ngày và ngắn nhất là 8 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ cao 28,5oC và ẩm độ 83,7% thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 8,34±0,17 ngày, ở điều kiện nhiệt độ mát mẻ (nhiệt độ 21,2 oC và ẩm độ 74,3%) thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 10,54±0,22 ngày. Thời gian phát dục trung bình của pha sâu non tuổi 1 là 9,40±0,24 ngày trong khoảng nhiệt độ 21,2-28,5oC và ẩm độ từ 74,3-83,7%. b. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Tiếp tục theo dõi các lần lột xác của bọ phấn trên lá cây bưởi, cam, quýt tươi. Kết quả thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 2 được trình bày ở bảng 3.5. 76 Bảng 3.5: Thời gian phát dục sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30) Đợt TN Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 6 8 6,93±0,07 28,5 83,2 2 7 8 7,47±0,03 26,5 82,6 3 8 10 8,12±0,26 20,7 72,8 TB 7,00 8,66 7,50±0,12 20,7-28,5 72,8-83,2 Theo kết quả bảng 3.5, chúng tôi thấy thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 10 ngày và ngắn nhất là 6 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ cao 28,5oC và ẩm độ 83,2% thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 là 6,93±0,07 ngày; ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn như 26,5oC và ẩm độ 82,6% thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 là 7,47±0,03 ngày; ở điều kiện 20,7oC và ẩm độ 72,8% thời gian phát dục của sâu non tuổi 2 là 8,12±0,26 ngày. Thời gian phát dục trung bình của pha sâu non tuổi 2 là 7,50±0,12 ngày trong khoảng nhiệt độ 20,7-28,5oC và ẩm độ từ 72,8-83,2%. c. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Tiếp tục theo dõi các lần lột xác của bọ phấn trên lá cây bưởi tươi. Kết quả thời gian phát dục của pha sâu non tuổi 3 được trình bày ở bảng 3.6. 77 Bảng 3.6: Thời gian phát dục sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30) Đợt TN Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 7 8 7,15±0,20 28,5 83,5 2 7 9 7,90±0,07 26,5 82,7 3 7 10 9,02±0,03 22,5 72,8 TB 7,00 9,00 8,02±0,10 22,5-28,5 72,8-83,5 Thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 của Aleurocanthus spiniferus Quaintance cũng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 10 ngày và ngắn nhất là 7 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ cao 28,5oC và ẩm độ 83,5% thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 là 7,15±0,20 ngày; ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn như 26,5oC và ẩm độ 82,7% thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 là 7,90±0,7 ngày; ở điều kiện 22,5oC và ẩm độ 72,8% thời gian phát dục của sâu non tuổi 3 là 9,02±0,03 ngày. Thời gian phát dục trung bình của pha sâu non tuổi 3 là 8,02±0,10 ngày trong khoảng nhiệt độ 22,5-28,5oC và ẩm độ từ 72,8-83,5%. Như vậy, thời gian phát dục các tuổi ở pha sâu non của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance đều tỷ lệ nghịch với điều kiện nhiệt độ của phòng thí nghiệm. Thời gian phát dục trung bình ngắn nhất là ở tuổi 2 (7,50±0,12 ngày trong khoảng nhiệt độ 20,7-28,5oC với ẩm độ từ 72,8-83,2%) và dài nhất là ở tuổi 1 (9,40±0,24 ngày trong khoảng nhiệt độ 21,2-28,5oC và ẩm độ từ 74,3-83,7%). 78 Thời gian phát dục của pha nhộng giả của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Tiếp tục theo dõi pha nhộng giả cho tới khi hoá trưởng thành trên lá cây bưởi Diễn tươi. Kết quả thời gian phát dục của pha nhộng giả được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7: Thời gian phát dục pha nhộng giả của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30) Đợt TN Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 1 18 22 20,17±0,17 28,8 83,3 2 19 23 21,27±0,27 25,9 80,5 3 22 24 23,40±0,28 21,4 73,3 TB 19,66 23,00 21,61±0,24 21,4-28,8 73,3-83,3 Thời gian phát dục của pha nhộng giả của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance cũng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 24 ngày và ngắn nhất là 18 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ cao 28,8oC và ẩm độ 83,3% thời gian phát dục trung bình của pha nhộng giả là 20,17±0,17 ngày; ở điều kiện nhiệt độ mát mẻ hơn như 25,9oC và ẩm độ 80,5% thời gian phát dục là 21,27±0,27 ngày; ở điều kiện 21,4oC và ẩm độ 73,3% thời gian phát dục của pha nhộng giả là 23,40±0,28 ngày. Thời gian phát dục trung bình của pha nhộng giả là 21,61±0,24 ngày trong khoảng nhiệt độ 21,4-28,8oC và ẩm độ từ 73,3-83,3%. Trưởng thành vừa vũ hóa được chuyển sang các hộp nuôi sâu đã có lá bưởi tươi và sạch (lá được cắm vào miếng xốp chuyên dùng để cắm hoa và 79 luôn được giữ ẩm). Theo dõi cho đến ngày trưởng thành chết, từ đó chúng tôi tính được thời gian sống của trưởng thành. Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Từ kết quả theo dõi thời gian phát dục các pha của bọ phấn chúng tôi đã tính được đời và vòng đời của bọ phấn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8. Bảng 3.8: Vòng đời và đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_le_lan_1067_2005205.pdf
Tài liệu liên quan