Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ võ thuật nhằm phát triển thể chất cho học viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

danh mục các biểu bảng trong luận án

Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ trong luận án

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học và công tác TDTT trong lực lượng Công an nhân dân 5

1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học 5

1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong lực lượng Công an nhân dân 8

1.1.3. Khái quát về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cho học viên trong khối các trường Công an nhân dân 10

1.2. Một số khái niệm về vấn đề nghiên cứu 12

1.2.1. Khái niệm về mô hình 12

1.2.2. Khái niệm về Câu lạc bộ thể dục thể thao 13

1.2.3. Khái niệm về người tập thể dục thể thao 15

1.2.4. Khái niệm về thể chất và phát triển thể chất 16

1.3. Các quan điểm về phát triển thể chất và vai trò của của rèn luyện tố chất thể lực trong phát triển thể chất cho lứa tuổi học sinh, sinh viên 20

1.3.1. Các quan điểm về phát triển thể chất cho lứa tuổi học sinh, sinh viên 20

1.3.2. Vai trò của rèn luyện tố chất thể lực trong phát triển thể chất cho lứa tuổi học viên 21

1.4. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học viên 18 – 22 tuổi 23

1.4.1. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu 23

1.4.2. Đặc điểm tâm lý 23

1.5. Thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường 25

1.5.1. Vai trò của thể dục thể thao ngoại khóa 25

1.5.2. Mục đích của hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 26

1.5.3. Đặc điểm hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 28

1.5.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức TDTT ngoại khóa 29

1.5.5. Nội dung tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường đại học 30

1.5.6. Hình thức tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường 31

1.6. Cơ sở lý luận về mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao các cấp 31

1.6.1. Những đặc điểm cơ bản của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở 31

1.6.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở 33

1.6.3. Loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao và phân loại câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở 35

1.6.4. Khái quát về vai trò của câu lạc bộ võ thuật trong các trường CAND 37

1.6.5. Về xây dựng mô hình câu lạc bộ võ thuật tại trường Đại học CSND 40

1.7. Khái lược về Khoa Quân sự, Võ thuật, Thể dục thể thao 42

1.8. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan. 43

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 49

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 49

2.1.2. Khách thể nghiên cứu 49

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .50

2.2. Phương pháp nghiên cứu 50

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 50

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 50

2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học 50

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 53

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 58

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 59

2.3. Tổ chức nghiên cứu 62

2.3.1. Thời gian nghiên cứu 62

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 63

docx227 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ võ thuật nhằm phát triển thể chất cho học viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều lựa chọn hiện nay đơn vị có phòng tập thể thao, sân tập ngoài trời, thảm tập chiếm tỷ lệ 100%. Riêng nhà tập võ thuật thì chưa có chiếm tỷ lệ 0%. - Thời điểm để bắt đầu các buổi hoạt động trong ngày: Đa số các giảng viên lựa chọn là 17h30’ với 23/30 lựa chọn chiếm tỷ lệ 76.67%. Các khoảng thời gian còn lại chiếm tỷ lệ từ 0% - 23.33%. 3.1.7.2. Thực trạng tập luyện và nhu cầu tập ngoại khóa của học viên Qua bảng 3.16b ta thấy: - Với câu hỏi ngoài giờ học nội khóa anh (chị) có tham gia hoạt động ngoại khóa không? Đối với học viên các trường CAND thì tập luyện võ thuật vào giờ ngoại khóa là bắt buộc (giờ ngoại khóa bắt buộc: Là giờ học ngoài giờ chính khóa được quy định tối thiểu 2 buổi/ tuần, mỗi buổi 1 giờ 30 phút dùng để tập thêm tối thiểu 2 môn võ thuật khác)[9], do vậy tỷ lệ học viên tập luyện ngoại khóa rất cao là 100% số học viên được hỏi đều trả lời có tham gia tập luyện ngoại khóa. - Về hình thức hoạt động ngoại khóa võ thuật: Đa số học viên khi được hỏi đều cho rằng, hoạt động theo nhóm có cùng sở thích chiếm tỷ lệ 46.67%; kế đến tập luyện trong trường (có tính tự phát) chiếm tỷ lệ 20%); tập luyện theo hình thức cá nhân chiếm tỷ lệ 16.67%, hình thức tập luyện trong các đội tuyển của khoa, trường chiếm tỷ lệ 8.33%, và một số ít học viên có tham gia tập luyện trong các tổ chức tư nhân chiếm tỷ lệ 8.33%. - Về tần suất số buổi tập luyện ngoại khoá võ thuật trong tuần: Thì đa số học viên tham gia tập luyện với tần suất từ 3 buổi/1 tuần chiếm tỷ lệ 70%; tiếp đến là số học viên có tần suất tập luyện 1-2 buổi/1 tuần chiếm tỷ lệ 20%; còn lại số ít học viên tham gia tập luyện trên 4 buổi/1 tuần chiếm tỷ lệ 10%. - Về thời gian một buổi tập: Đa số học viên khi được hỏi đều cho rằng, tập luyện với thời gian 90 phút /1 buổi tập chiếm tỷ lệ 57.33%, kế đến tập luyện với thời gian 60 phút/ 1 buổi tập tỷ lệ 20.67%, tiếp theo là tập luyện với thời gian từ 120 phút/ 1 buổi trở lên chiếm tỷ lệ 14%, còn lại một số ít học viên tham gia tập với thời gian 30 phút/ 1 buổi tập. - Về các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tham gia tập luyện võ thuật ngoại khóa: Số học viên cho rằng do cơ sở vật chất cũng như trang bị tập luyện còn thiếu và chưa đảm bảo chiếm tỷ lệ cao nhất là 31%, kế tiếp do nhà trường chưa có câu lạc bộ võ thuật chiếm tỷ lệ 25%, một nguyên nhân khác do chương trình học quá nặng nên không có thời gian rảnh rỗi là chiếm tỷ lệ 18%, một số ít học viên cho rằng do không yêu thích tập võ thuật chiếm tỷ lệ 10%; còn lại có một số cho rằng do bệnh tật chiếm tỷ lệ 4%; Các nguyên nhân khác đều không có ý kiến chiếm tỷ lệ 0%; - Về câu hỏi có nên thành lập câu lạc bộ võ thuật tại trường để học viên tập luyện võ thuật không? Thì đại đa số học viên đều cho rằng nên thành lập câu lạc bộ võ thuật tại trường chiếm tỷ lệ 90%; còn lại một số ít cho rằng không cần thiết phải thành lập câu lạc bộ võ thuật chiếm tỷ lệ 10%. - Về nhu cầu sở thích chọn môn võ thuật để tập luyện ngoại khóa: Số học viên chọn môn Taekwondo để tập luyện chiếm tỷ lệ cao nhất là 41%; kế đến là chọn môn Karatedo chiếm tỷ lệ 21%; tiếp đến chọn môn Vovinam chiếm tỷ lệ 11%; chọn môn võ Cổ truyền chiếm tỷ lệ 10%; số học viên chọn môn Pencasilat chiếm tỷ lệ 8%; số học viên chọn môn Judo chiếm tỷ lệ 5% và số học viên chọn môn Quyền anh chiếm tỷ lệ 4%. - Đánh giá về mức độ cần thiết phải thành lập câu lạc bộ võ thuật: Đa số học viên đều cho rằng rất cần thiết chiếm tỷ lệ 62% và cần thiết chiếm tỷ lệ 33%, chỉ có một số ít cho rằng không cần thiết thành lập CLB võ thuật tại trường chiếm tỷ lệ 5%. - Về vấn đề cần có giảng viên hướng dẫn tập luyện: Hầu hết học viên đều cho rằng rất cần thiết chiếm tỷ lệ 70% và cần thiết chiếm tỷ lệ 30%, mức không cần thiết có người hướng dẫn chiếm tỷ lệ 0%. - Về thời điểm tập luyện võ thuật ngoại khóa trong ngày: Số học viên trả lời chủ yếu tập vào buổi chiều lúc 17h có 192 ý kiến chiếm tỷ lệ 32% và tập lúc 17h30 phút có 408 ý kiến chiếm tỷ lệ 68%, các thời điểm tập khác đều không có ý kiến chiếm tỷ lệ 0%. Như vậy có thể thấy, thực trạng và nhu cầu tập luyện võ thuật ngoại khóa của học viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân là rất cao có 100% học viên tham gia tập luyện ngoại khóa, với hình thức hoạt động theo nhóm có cùng sở thích chiếm tỷ lệ 46.67%, số học viên tham gia tập luyện với tần suất từ 3 buổi/1 tuần cao nhất chiếm tỷ lệ 70%; tập luyện với thời gian 90 phút /1 buổi tập chiếm tỷ lệ cao nhất là 57.33%, nguyên nhân ảnh hưởng việc tập luyện ngoại khóa cao nhất là do chương trình học quá nặng nên không có thời gian rảnh rỗi là 31% và đa số học viên đều cho rằng nên thành lập CLB võ thuật tại trường chiếm tỷ lệ 90%; học viên chọn môn Taekwondo để tập luyện chiếm tỷ lệ cao nhất là 41%; môn Karatedo chiếm tỷ lệ 21%; tiếp đến chọn môn Vovinam chiếm tỷ lệ 11%; có tới 95% học viên cho là cần thiết và rất cần thiết phải thành lập CLB võ thuật, thời điểm tập luyện võ thuật ngoại khóa trong ngày thích hợp nhất là lúc 17h30 phút có 408 ý kiến chiếm tỷ lệ 68% và 100% học viên cho rằng cần thiết và rất cần thiết phải có GV hướng dẫn. Đây chính là cơ sở để xây dựng và tổ chức hoạt động CLB võ thuật, đáp ứng nhu cầu, sở thích của học viên. 3.1.8. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC tại Trường Đại học CSND + Thực trạng đánh giá của học viên và cán bộ, giảng viên đối với công tác giáo dục thể chất của nhà trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Khi đánh giá về giờ học nội khoá cho thấy, có đến 46.0% số học viên được hỏi đánh giá giờ học nội khoá còn cứng nhắc, chưa linh động nên thiếu tính hấp dẫn và không kích thích học viên hứng thú tích cực tập luyện, có đến 45.0% ý kiến đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên còn hạn chế, chỉ có một số ít học viên cho rằng giờ học sôi động chiếm tỷ lệ 9%. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng hiệu quả giờ thể dục nội khoá không cao (còn cứng nhắc và chưa linh động) là do thiếu sân bãi đạt chuẩn chiếm 36%, dụng cụ tập luyện thiếu và không đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 37.0%, một số khác cho rằng do trình độ của giảng viên chiếm tỷ lệ 21%, còn lại một số ít cho rằng do không có đủ trang bị giầy, quần áo tập chiếm tỷ lệ 6%. Từ những khảo sát trên có thể nhận thấy rằng cần có sự quan tâm, hỗ trợ về vấn đề cơ sở tập luyện cũng như một chương trình học tập có khoa học hơn. Bởi vì khi được hỏi các yêu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khóa của các học viên thì đến 34.5% cho là thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện; 30% khác cho rằng là vì thiếu giảng viên hướng dẫn, dẫn đến khó tiếp cận cũng như làm quen với các môn học. Bảng 3.16a. Kết quả phỏng vấn thực trạng và nhu cầu tổ chức tập luyện ngoại khóa võ thuật của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND Câu hỏi Số phiếu (n=30) Tỷ lệ % Câu hỏi 1: Theo Ông (Bà), hiện nay hoạt động võ thuật ngoại khóa của học viên Trường, Khoa, Trung tâm Ông (Bà) đang quản lý được thực hiện bằng hình thức nào? Hoạt động cá nhân 25 83,33 Hoạt động theo nhóm 23 76,67 Hoạt động trong CLB võ thuật nhà trường 0 0 Hoạt động tại các CLB võ thuật tư nhân 7 23,33 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 2: Theo Ông (Bà), nên thành lập mô hình CLB võ thuật để học viên tham gia hay không? Có 30 100 Không 0 0 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 3: Nếu thành lập mô hình CLB võ thuật thì đưa các môn Võ nào vào hoạt động? (Có thể có nhiều lựa chọn) Karatedo 23 76,67 Taekwondo 27 90 Võ Cổ truyền 15 50 Judo 10 33,33 Vovinam 12 40 Pencatsilat 7 23,33 Quyền Anh 5 16,67 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 4: Theo Ông (Bà), việc tổ chức các CLB võ thuật cho học viên của đơn vị hiện nay có những thuận lợi và khó khăn nào? (Có thể có nhiều lựa chọn) Thuận lợi Ủng hộ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu 30 100 Ủng hộ của các đơn vị và tổ chức đoàn thể 25 83,33 Điều kiện CSVC/ Trang thiết bị 25 83,33 Kinh phí 24 80 Ý kiến khác:................................................................. Khó khăn Điều kiện CSVC/ Trang thiết bị 10 33,33 Không có cán bộ chuyên môn 15 50 Thiếu kinh phí 10 33,33 Không có hội viên tham gia 5 16,67 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 5: Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho tập luyện võ thuật ở đơn vị Ông (Bà) đang quản lý gồm có? (Có thể có nhiều lựa chọn) Nhà tập võ thuật. 0 0 Phòng tập thể thao 30 100 Sân tập ngoài trời 30 100 Thảm tập 30 100,00 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 6: Theo Ông (Bà), thời gian để bắt đầu các buổi hoạt động/ ngày nên thực hiện ở các thời điểm nào? Từ 5h00’ Sáng 0 0 Từ 6h00’ Sáng 4 13,33 Từ 16h00’ Chiều 0 0 Từ 17h00’ Chiều 7 23,33 Từ 17h30’ Chiều 23 76 Ý kiến khác:................................................................. Bảng 3.16b. Kết quả phỏng vấn thực trạng và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa bắt buộc tập luyện võ thuật của học viên Trường Đại học CSND Câu hỏi Số phiếu Tỷ lệ % Câu hỏi 1: Ngoài giờ học nội khóa, anh (chị) có tham gia hoạt động ngoại khóa không? Có tham gia hoạt động ngoại khóa võ thuật 600 100 Không tham gia ngoại khóa võ thuật 0 0 Câu hỏi 2: Hiện nay anh (chị) tham gia hoạt động ngoại khóa võ thuật bằng hình thức nào? Hoạt động cá nhân 100 16.67 Hoạt động theo nhóm có cùng sở thích 280 46.67 Tham gia trong các đội tuyển trường, khoa 50 8.33 Tham gia tập võ thuật tại Trường (tự phát) 120 20 Tham gia trong các tổ chức võ thuật tư nhân 50 8.33 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 3: Anh (chị) tham gia bao nhiêu buổi trong một tuần? Thường xuyên: Từ 4 buổi/ tuần trở lên 60 10 Thường xuyên: 3 buổi/ tuần 420 70 Không thường xuyên: 1 – 2 buổi/ tuần 120 20 Không tham gia buổi nào 0 0 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 4: Theo Anh (chị) mỗi buổi tập cần bao nhiêu thời gian là hợp lý? 30 phút 48 8 60 phút 124 20.67 90 phút 344 57.33 Từ 120 phút trở lên 84 14 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 5: Các nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của anh (chị)? (Có thể có nhiều nguyên nhân) Không có thời gian nhàn rỗi do chương trình học tập quá nặng 108 18 Không có thời gian nhàn rỗi do phải làm bán thời gian 0 0 Không có thời gian nhàn rỗi do phải học thêm các chương trình khác 0 0 Không yêu thích 60 10 Cơ sở vật chất/ dụng cụ thiếu, không đảm bảo 186 31 Đại điểm hoạt động võ thuật xa nơi ở 72 12 Do thời tiết 0 0 Do trường chưa có CLB võ thuật 150 25 Do bệnh tật 24 4 Không có điều kiện đóng học phí 0 0 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 6: Theo anh (chị) nhà trường có nên thành lập CLB võ thuật để học viên có nơi để tập luyện không? Có 540 90 Không 60 10 Câu hỏi 7: Nếu có thì anh (chị) thích chọn môn thể thao nào để tham gia tập luyện tại CLB võ thuật? Karatedo 126 21 Taekwondo 246 41 Cổ truyền 60 10 Judo 30 5 Vovinam 66 11 Pencatsilat 48 8 Quyền Anh 24 4 Ý kiến khác:................................................................. Câu hỏi 8: Theo Anh (chị) mức độ cần thiết khi thành lập CLB võ thuật như thế nào? Không cần thiết 30 5 Cần thiết 198 33 Rất cần thiết 372 62 Câu hỏi 9: Theo Anh (chị) khi thành lập CLB võ thuật cần có người hướng dẫn hoạt động hay không? Không cần thiết 0 0 Cần thiết 420 70 Rất cần thiết 180 30 Câu hỏi 10: Theo anh (chị) Thời gian nào trong ngày là phù hợp, để tham gia tập luyện võ thuật? Từ 5h00’ sáng 0 0 Từ 6h00’ sáng 0 0 Từ 16h00’ chiều 0 0 Từ 17h00’ chiều 192 32 Từ 17h30’ chiều 408 68 Ý kiến khác:................................................................. + Thực trạng về thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa Nhà trường đào tạo theo hệ Đại học và Cao đẳng hệ chính quy, việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá học phần thực hiện theo Quy chế Đào tạo đại học theo quyết định số 43/2007/QĐ-GD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 1286/QĐ-T48 ngày 09/10/2014 của trường Đại học CSND. Ban hành quy định tạm thời về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi học phần và xét công nhận tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học CSND. Tại học phần, Khoa Quân sự, Võ thuật, TDTT có quy định điều kiện để các học viên đủ điều kiện tham dự thi kết thúc như sau: - Phải tham gia học tập, tập luyện đầy đủ thời gian theo quy định. - Phải đạt yêu cầu các nội dung thực hành quy định trong học phần. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức tốt. Trong chương trình giảng dạy của nhà trường có các môn như: Bơi lội; Chạy cự ly ngắn; Chạy cự ly trung bình; Nhảy cao; Nhảy xa. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức chương trình tập luyện ngoại khóa các môn võ thuật cho học viên (như Karatedo, Taekwondo, Judo). Hình thức tập luyện theo nhóm lớp (có giảng viên hướng dẫn). Thời gian tập luyện ngoại khóa các môn võ thuật gồm 3 buổi/tuần các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 vào các buổi chiều và tối (từ 17g30 đến 19g30). Trong quá trình học tập, tập luyện các học viên có thành tích cao trong quá trình tập luyện được tuyển chọn vào đội tuyển của nhà trường tham gia các giải thi đấu trong toàn lực lượng, cũng như các giải thi đấu giao lưu trong hệ thống các học viện, trường Đại học, Cao đẳng của lực lượng CAND (định kỳ tổ chức hai năm một lần có tổ chức giải thi đấu cho toàn lực lượng cũng như các trường CAND). + Thực trạng về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Về nội dung: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục thể chất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như Bộ Công an ban hành với nội dung gồm hai phần lý thuyết và thực hành: - Phần lý thuyết chung và chuyên môn: Đã sử dụng giáo trình bài giảng do Khoa biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường Đại học Thể dục thể thao ban hành. - Phần thực hành: Việc giảng dạy kỹ thuật động tác được tiến hành trong các giờ lên lớp nội khoá theo thời khoá biểu của nhà trường. Nội dung chương trình gồm 3 chương. Thời gian hoàn thành chương trình trong khoá học là 120 tiết trong xuyên suốt 4 năm học. Về phương pháp tổ chức quá trình giáo dục: Khoa tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học viên theo hai hình thức nội khoá và ngoại khoá. Việc giảng dạy lý thuyết và thực hành giúp học viên nhận thức đúng đắn và chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh CAND, hiểu được vai trò, tác dụng của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, để có ý thức tự rèn luyện sức khoẻ, đồng thời còn cung cấp những hiểu biết về kỹ thuật động tác và nguyên tắc tập luyện rèn luyện thân thể và thi đấu thể thao. Tóm lại: Việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất của Khoa Quân sự, Võ thuật, TDTT của trường Đại học CSND đã được triển khai đúng theo quy định, nhưng chưa thực sự được triệt để, nội dung phương pháp tổ chức quá trình giáo dục vẫn chưa đáp ứng đầy đủ được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Nội dung giảng dạy mới dừng lại ở mức trang bị cho học viên kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác một số môn thể thao, chưa cung cấp đầy đủ những tri thức, cơ sở khoa học về giáo dục thể chất để học viên có những kiến thức sử dụng các bài tập thể chất là phương tiện để tự rèn luyện, phát triển thể lực và củng cố nâng cao sức khoẻ, cũng như chưa có chính sách, động viên đội ngũ giảng viên hướng dẫn, tổ chức tốt các hoạt động tự rèn luyện của học viên. + Thực trạng về đội ngũ giảng viên thể dục thể thao Qua khảo sát trong tổng số 08 giảng viên GDTC dưới 10 năm công tác có 01 GV chiếm tỷ lệ 12.5%, từ 10 – 20 năm có 05 GV chiếm tỷ lệ 62.5%, và trên 20 năm có 02 GV chiếm tỷ lệ 25%. Về trình độ chuyên môn có 01 GV có trình độ cử nhân đại học chiếm tỷ lệ 12.5%, 06 giảng viên TDTT có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ 75% và 01 giảng viên đang học nghiên cứu sinh chiếm tỷ lệ 12.5%. + Về chức danh, số giảng viên có chức danh giảng viên chính là 7/8 người chiếm tỷ lệ 87.5%, 1/8 đồng chí có chức danh trợ giảng chiếm tỷ lệ 12.5% và đều được đào tạo đúng chuyên ngành GDTC cả 8/8 chiếm tỷ lệ 100% Giảng viên là chuyên trách, không có giảng viên nào kiêm nhiệm. Như vậy có thể thấy rằng, số lượng giảng viên TDTT đã được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đạt 100%. Tuy nhiên do lượng học viên của trường vào khoảng 5500 cả chính quy và không chính quy, do đó số lượng giảng viên như vậy là ít. Tỷ lệ học viên/giảng viên cao hơn nhiều theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo là 687.5 học viên/ 1 GV. Rõ ràng rất cần bổ sung thêm số lượng giảng viên TDTT trong thời gian tới. + Thực trạng về cơ sở vật chất. Thực tế thống kê cho thấy cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập luyện TDTT của trường là tương đối đầy đủ như: Sân bóng đá mini có 6 khu; nhà tập đa năng, sân tập ngoài trời, khu vực đẩy tạ, hố nhảy xa tất cả đều có 2 khu; Sân bóng chuyền, cầu lông đều có 4 khu... Qua đó có thể thấy Ban Giám hiệu nhà trường đã quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho môn học GDTC nói chung và các môn võ thuật riêng là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trang thiết bị dụng cụ tập luyện tuy có bổ sung, mua sắm mới, xong chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu công tác giảng dạy và phong trào tập luyện TDTT ngoại khoá của học viên trong nhà trường. Mặt khác, các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện đa số đã cũ kỹ, lạc hậu, nhiều thiết bị không đúng với quy cách, dẫn đến không đảm bảo an toàn khi sử dụng. Có thể nói rằng hiện nay CSVC, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập cơ bản còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến việc học tập nội khoá cũng như phong trào tập luyện ngoại khoá TDTT, đặc biệt tập luyện ngoại khóa các môn võ thuật của học viên. + Thực trạng về kết quả học tập các môn học trong chương trình giáo dục thể chất của học viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Qua quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả học tập lý thuyết và thực hành môn GDTC của cả nam và nữ thời điểm 2017 – 2018 cho thấy số học viên đạt loại giỏi ở lý thuyết và thực hành năm nhất (khảo sát trên 330 học viên) chiếm tỷ lệ rất thấp với 26 học viên chiếm tỷ lệ 7.87%. Ở năm hai (khảo sát trên 670 học viên) có 71 học viên đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ 10.59%. Tỷ lệ học viên đạt loại khá chiếm tỷ lệ tương đối cao đạt 38.57% ở nội dung lý thuyết, 40.78% ở nội dung thực hành đối với năm thứ nhất; và đạt 40.82% ở nội dung lý thuyết, 41.77% ở nội dung thực hành đối với năm hai. Tuy vậy, tỷ lệ học viên đạt loại trung bình lại chiếm tỷ lệ khá cao ở cả 2 nội dung lý thuyết và thực hành. Năm thứ nhất, tỷ lệ này là 59.03% đối với nội dung lý thuyết và 53.58% đối với nội dung thực hành. Năm thứ hai, tỷ lệ này có giảm hơn so với năm thứ nhất 56.10% đối với nội dung lý thuyết và 50.72% đối với nội dung thực hành. Từ đó có thể thấy thành tích học tập của học viên Trường Đại học CSND là tương đối tốt. Tuy nhiên, vì đây là lực lượng nòng cốt, ưu tú,là những người sau này sẽ thực thi pháp luật, bảo vệ cuộc sống cho người nhân cho nên cần phải ra sức tập luyện và học tập hơn nữa để có thành tích tốt hơn, nâng cao số học viên đạt loại giỏi nhiều hơn và hạn chế hết sức số học viên đạt xếp loại trung bình. + Thực trạng năng lực thể chất của học viên Trường Đại học CSND. Năng lực thể chất (thông qua các chỉ số hình thái, chức năng và tố chất thể lực chung) của học viên Trường Đại học CSND đã có tăng trưởng qua các năm học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (ứng với các lứa tuổi từ 18 đến 21), tuy còn chậm và không đều nhau giữa các năm học (các bảng 3.5 đến 3.13). Nếu so với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đã được Bộ Công an ban hành thì trình độ thể lực của học viên các Trường Đại học CSND đạt mức trung bình. Nếu so sánh với kết quả điều tra thể chất người Việt Nam thời điểm năm 2001 (của Viện Khoa học Thể dục thể thao) thì thể chất của học viên các Trường Đại học CSND cùng độ tuổi và giới tính là khá tốt, cao hơn hẳn và có sự khác biệt với P<0.05. Tuy nhiên vẫn có một số nội dung còn thấp như ở nam năm nhất test co tay xà đơn chỉ có 32/100 học viên xếp loại đạt theo Tiêu chuẩn RLTL. Thực trạng thể chất của học viên trường Đại học CSND còn thấp, mặc dù có sự phát triển hình thái, cũng như trình độ thể lực chung theo độ tuổi (lứa tuổi 18;19;20;21). Tuy nhiên sự phát triển đó còn chậm, tỷ lệ học viên đạt yêu cầu về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định của Bộ Công an trung bình ở nam 64.75%; ở nữ 83.5%. + Thực trạng và nhu cầu tập luyện ngoại khoá các môn võ thuật của học viên Có thể thấy rằng, động cơ tập luyện ngoại khóa các môn TT nói chung và các môn võ thuật nói riêng của học viên các trường Đại học CSND đều xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nhà trường. Các yếu tố và điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, sự quan tâm đầu tư và kinh phí giành cho hoạt động ngoại khóa TDTT của nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến động cơ tập luyện ngoại khóa của học viên. Thực tế cũng cho thấy tính chuyên cần tập luyện TDTT của học viên trường Đại học CSND là khá thấp. Hay nói cách khác tình hình tập luyện ngoại khóa TDTT nói chung và ngoại khóa các môn võ thuật nói riêng là không thường xuyên, chưa trở thành thói quen tốt của học viên. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân như khó khăn về sân bãi, trang thiết bị dụng cụNhưng có lẽ nguyên nhân chính yếu là do chưa có người đứng ra tổ chức, phát động phong trào tập luyện bài bản, quy củ. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy thực trạng nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa võ thuật của các học viên là rất nhiều chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên một vấn đề cho thấy đa phần các học viên đều hoạt động theo hình thức cá nhân, tham gia tập luyện võ thuật tự phát tại trường đặc biệt hoạt động theo nhóm, những người có cùng sở thích là rất đông. Số lượng học viên tham gia ở các đội tuyển trường, khoa, các tổ chức võ thuật là rất ít trong số những người tham gia phỏng vấn chỉ có 50 học viên lựa chọn chỉ chiếm tỷ lệ 8.33%. Về tần suất số buổi tập luyện ngoại khoá võ thuật trong tuần và thời gian một buổi tập: Thì đa số học viên đều tham gia tập luyện với tần suất từ 3 buổi/1 tuần chiếm tỷ lệ 70%; Số học viên cho rằng mỗi buổi tập chỉ cần 30’ thì rất ít chỉ chiếm 8% đa phần các học viên đều cho rằng, tập luyện với thời gian 90’/1 buổi tập chiếm tỷ lệ 57.33%, kế đến tập luyện với thời gian 60’/1 buổi tập tỷ lệ 20.67%, đều đó cho thấy tinh thần và thái độ tập luyện của các học viên là rất nghiêm túc. Qua khảo sát có thể thấy nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tham gia tập luyện võ thuật ngoại khóa của các học viên là do chương trình học quá nặng nên không có thời gian rảnh rỗi là chiếm tỷ lệ 18%, một số ít học viên cho rằng do không yêu thích tập võ thuật chiếm tỷ lệ 10%; còn lại có một số cho rằng do bệnh tật chiếm tỷ lệ 4%; đặc biệt cơ sở vật chất cũng như trang bị tập luyện còn thiếu và chưa đảm bảo chiếm tỷ lệ cao nhất là 31%, kế tiếp do nhà trường chưa có câu lạc bộ võ thuật chiếm tỷ lệ 25%. Do vậy, có thể thấy nếu có sự đầu tư và tổ chức một cách có khoa học hơn, nhất định số lượng tham gia tập luyện sẽ cao hơn rất nhiều. Ở vấn đề có nên thành lập CLB võ thuật và nếu có thì các học viên thích chọn môn thể thao nào tham gia. Có đến 540 người người chọn là nên thành lập CLB võ thuật chiếm tỷ lệ 90%. Tất cả các môn võ hiện nay ở Việt Nam các học viên đều có sự hứng thú đặc biệt là Karatedo và Taekwondo chiếm tỷ lệ từ 21% - 41%. Điều đó lại một lần nữa khẳng định số lượng các học viên yêu thích môn võ thuật là rất đông. Đối với câu hỏi mức độ cần thiết khi thành lập CLB võ thuật và CLB võ thuật cần có người hướng dẫn hoạt động hay không. Có tới 372 học viên cho rằng việc thành lập CLB võ thuật là rất cần thiết chiếm tỷ lệ 62%, cần thiết chiếm 33%. Với sự nghiêm túc tập luyện cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của các HLV, người có chuyên môn dẫn dắt hướng dẫn khi hoạt động tập luyện cho nên 100% học viên lựa chọn từ mức cần thiết có người hướng dẫn hoạt động.Thời gian tập luyện phù hợp với các học viên được cho là từ 17h 00’ đến 17h 30’ là phù hợp nhất. Như vậy về tổng quát thực trạng công tác GDTC, đặc biệt là việc tổ chức tập luyện ngoại khóa các môn võ thuật theo quy định của ngành Công an thì Trường Đại học Cảnh sát nhân dân cũng giống như các trường Công an khác đóng trên địa bàn Tp. HCM đều đã tổ chức cho học viên tập luyện theo quy định. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được cũng còn có những hạn chế trong khâu tổ chức quản lý điều hành, cũng như nội dung tập luyện chưa được chuẩn hóa, mà chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Tiểu kết mục tiêu 1: 1. Đánh giá của học viên và cán bộ, giảng viên đối với công tác giáo dục thể chất hiện nay của trường có 45% học viên cho rằng giờ học nội khóa có phương pháp giảng dạy hạn chế và 46% ý kiến cho rằng giờ học cứng nhắc, chưa linh động. Trong đó nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến giờ học chính khóa chủ yếu vì điều kiện sân bãi, trình độ giảng viên và có 37% ý kiến cho rằng do dụng cụ tập luyện thiếu ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_cau_lac_bo_vo_thuat_nham.docx
  • pdfQuyết định thành lập HĐ đánh giá LATS cấp Trường của NCS Đào Trung Tú.pdf
  • pdfToan van LATS Dao Trung Tu.pdf
  • docxTom tat LATS Dao Trung Tu.docx
  • docxTrang thong tin LATS Dao Trung Tu.docx
Tài liệu liên quan