Luận án Những biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .3

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.4

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .5

5. Đóng góp mới của luận án.6

6. Kết cấu luận án .7

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.8

Chương 1. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8

1.1. Đôi điều dẫn nhập .8

1.2 Về những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước.13

1.2.1. Hướng nghiên cứu khái quát hóa. 13

1.2.2. Hướng nghiên cứu dân tộc chí. 15

1.2.3. Hướng nghiên cứu chuyên sâu . 17

1.2.4. Những nghiên cứu về biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng củangười Mường . 19

1.3. Mấy nhận xét sơ bộ về định hướng nghiên cứu.21

Tiểu kết chương 1.24

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26

2.1. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài .26

2.1.1. Tiếp cận theo lý thuyết hành động xã hội (còn gọi là phân tích văn hóa)

của Max Weber . 26

2.1.2. Tiếp cận theo lý thuyết đoàn kết xã hội và ý thức tập thể của Émile

Durkheim. 31

2.1.3. Quan điểm/phương pháp lịch sử. 35

2.2. Định nghĩa và các khái niệm làm việc.36

2.2.1. Văn hóa. 36

2.2.2. Biến đổi văn hóa . 38

2.2.3. Tính cố kết cộng đồng . 382.2.4. Dân tộc Mường .39

2.3. Thao tác hóa khái niệm làm việc .40

2.4. Sơ đồ phân tích .42

2.5. Phương pháp nghiên cứu .43

2.5.1. Phương pháp phân tích tài liệu . 43

2.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. 43

2.5.3. Phương pháp quan sát tham gia. 45

2.5.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi . 45

2.5.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 47

2.6. Bối cảnh kinh tế - xã hội và địa bàn nghiên cứu .48

2.6.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội. 48

2.6.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 51

Tiểu kết chương 2.56

Chương 3. SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNGĐỒNG.57

3.1.Tập quán sản xuất và tính cộng đồng .57

3.2. Văn hóa ẩm thực và tính cố kết cộng đồng .62

3.2.1. Một số giá trị ẩm thực cổ truyền của người Mường. 62

3.2.2. Thực trạng và sự biến đổi văn hóa ẩm thực của người Mường trong thời

kỳ Đổi mới. 66

3.3. Trang phục và tính cộng đồng .69

3.3.1. Trang phục truyền thống của người Mường. 69

3.3.2. Sự biến đổi trang phục và tính cộng đồng. 76

3.4. Văn hoá ở và tính cộng đồng .79

3.4.1 Nhà ở truyền thống của người Mường . 80

3.4.2. Thực trạng nhà ở của người Mường. 91

Tiểu kết Chương 3.96

Chương 4. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG

ĐỒNG.98

4.1. Nghi thức hôn nhân, cưới hỏi và tính cố kết cộng đồng.98

4.2. Việc tang ma và tính cố kết cộng đồng .105

4.3. Tục thờ cúng tổ tiên, lễ hội và tính cố kết cộng đồng .112Tiểu kết Chương 4.119

Chương 5. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG.121

5.1. Biến đổi trong quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng trong gia

đình người Mường .122

5.1.1. Quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng của người Mườngcổ truyền. 122

5.1.2. Thực trạng quan hệ gia đình, dòng họ và tính cố kết cộng đồng của người

Mường hiện nay .124

5.2. Tổ chức đời sống cộng đồng người Mường .127

5.2.1. Mối quan hệ làng bản và tính cố kết cộng đồng của người Mường cổ truyền127

5.2.2. Mối quan hệ làng bản và tính cố kết cộng đồng của người Mườnghiện nay.138

Tiểu kết Chương 5.142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN.150

TÀI LIỆU THAM KHẢO .151

pdf188 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những biến đổi văn hóa và tính cố kết cộng đồng hiện nay: nghiên cứu trường hợp dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại, làm việc. Có một số ngƣời có tâm lý mặc theo số đông, cho rằng họ cảm thấy xấu hổ, thấy ngại nếu chỉ có mình mặc trang phục Mƣờng trong khi xung quanh mọi ngƣời mặc trang phục giống ngƣời Kinh. “Váy Mường em chỉ mặc trong các dịp đặc biệt như lễ hội hay đám cưới. Bây giờ mọi người đều mặc quần áo Kinh, mình thấy xấu hổ nếu một mình mình mặc quần áo Mường, vì thế mình cũng nên ăn mặc giống họ. (Phỏng vấn sâu, nữ, 30 tuổi, làm ruộng, Mường Động). “Em rất thích trang phục truyền thống của người Mường, nhưng mặc hàng này rất bất tiện cho làm việc, rất khó cho việc đi lại. Trang phục của người Mường rất rườm rà, nên em chỉ mặc nó trong lễ hội thôi”(Phỏng vấn sâu, nữ, 20 tuổi, làm ruộng, Mường Thàng). Mặc dù tỷ lệ ngƣời Mƣờng mặc trang phục ngƣời Kinh ngày cao, nhƣng trong suy nghĩ và quan điểm của họ, trang phục truyền thống ngƣời Mƣờng vẫn rất đẹp, dịu dàng thƣớt tha, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, nó không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trong những ngày lễ hội. “Cô vẫn thích mặc trang phục Mường, vì thấy trang phục Mường mềm mại hơn. Chẳng qua, quần áo Kinh thuận tiện hơn. Mọi người bây giờ mặc giống người Kinh hết nên mình cũng mặc theo vậy. Ở đâu thì theo đó. Nếu trong làng tất cả mọi người đều mặc váy Mường thì mình cũng mặc theo họ thôi. Ăn cho mình mặc cho người mà”. (Phỏng vấn sâu, nữ, 65 tuổi, nông dân, Mường Vang). Mặc trang phục truyền thống của ngƣời Mƣờng không chỉ có sự khác biệt trong nhóm tuổi, điều này còn có sự khác biệt trong các khu vực khảo sát. Cụ thể: 79 Bảng 3.4. Mặc trang phục truyền thống phân theo vùng (tỷ lệ %) Tên vùng Mƣờng Còn mặc trang phục truyền thống Mặc hàng ngày Mặc vào dịp tết/hội Mặc vào ngày lễ (ma chay, cƣới xin) Mƣờng Bi 64,3 29,8 100,0 91 Mƣờng Vang 65,6 19,5 100,0 96,6 Mƣờng Thàng 66,6 5,0 100,0 93,2 Mƣờng Động 60,7 15,7 100,0 89,5 Chung 64,3 29,8 100,0 92,6 Có sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu về tỷ lệ mặc trang phục truyền thống. Vùng Mƣờng Thàng có tỷ lệ mặc trang phục truyền thống cao nhất là 92%, vùng Mƣờng Vang có tỷ lệ mặc trang phục truyền thống thấp nhất 79%. Tuy nhiên, tỷ lệ mặc trang phục truyền thống hàng ngày lại cao nhất ở Mƣờng Bi (chiếm 25%) và thấp nhất ở Mƣờng Thàng (chiếm 5%), sự khác biệt này đƣợc giải thích bởi lý do Mƣờng Thàng ở gần trung tâm huyện lỵ và trục đƣờng giao thông liên tỉnh, nên hoạt động giao lƣu kinh tế, văn hóa với ngƣời Kinh diễn ra hết sức sôi nổi, do đó, việc mặc thƣờng phục cũng có xu hƣớng “Kinh hóa” rõ rệt . Đa số đồng bào chỉ còn mặc trang phục truyền thống vào dịp tết, hội chiếm tới 78% trên địa bàn nghiên cứu. 3.4. Văn hoá ở và tính cộng đồng Nhà sàn là loại hình phổ biến của nhiều dân tộc vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cƣ trú trên nhà sàn là truyền thống của nhiều dân tộc nhƣ Giarai, Êđê, Tày, Thái, Mƣờng, v.v. Tuy vậy, nhà sàn của ngƣời Mƣờng vẫn có nhiều khác biệt so với nhà sàn của các dân tộc khác. Nhà sàn Mƣờng không chỉ là một giá trị vật chất hiện hữu của mấy ngàn năm lịch sử mà còn là một không gian tinh thần chứa đựng những giá trị nhân sinh, tín ngƣỡng, phong tục tập quán lâu đời của nhiều thế hệ ngƣời Mƣờng. Từ không gian bên ngoài đến không gian bên trong ngôi nhà sàn Mƣờng đều là không gian văn hóa, ở đó giữa cái tiện ích, thực dụng và cái tinh thần linh thiêng hòa quyện với nhau một cách tự nhiên. Với ngƣời Mƣờng nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện nhƣ sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý 80 nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chính vì vậy, từ việc chọn vị trí để làm nhà, đến cấu trúc của ngôi nhà, từ không gian bên ngoài đến không gian bên trong đều mang những nét đặc trƣng thể hiện quan điểm tín ngƣỡng và đặc trƣng về phong tục tập quán và sản xuất của ngƣời Mƣờng. 3.4.1 Nhà ở truyền thống của người Mường Không gian bên ngoài nhà ở của người Mường. Ngƣời Mƣờng thƣờng cƣ trú trên những ngôi nhà sàn nằm dọc theo các thung lũng hẹp giữa núi và đồi. Trong cuốn Người Mường ở Hòa Bình, Từ Chi đã viết: “Họ chiếm lĩnh một số thung lũng hẹp ở vùng chân núi và trên rẻo thấp của những sƣờn núi bao bọc các thung lũng ấy lại” [93]. Việc cƣ trú của ngƣời Mƣờng có nhiều điểm tƣơng đồng với các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Việt và Thái10, đó là quan niệm về tín ngƣỡng tâm linh. Việc chọn vị trí làm nhà của ngƣời Mƣờng thể hiện quan niệm tâm linh của một dân tộc thuần nông, cuộc sống, sinh hoạt sản xuất chịu nhiều ảnh hƣởng từ thiên nhiên. Ngƣời Mƣờng rất thận trọng trong chọn hƣớng nhà, họ quan niệm làm nhà đúng hƣớng sẽ đem lại tài lộc, may mắn đến cho gia đình. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Mƣờng thì không cho phép dựng nhà thành hàng, lối nhƣng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa lƣng vào thế đất cao nhƣ sƣờn đồi, sƣờn núi, phía trƣớc là đồng bằng thoáng mát rộng rãi, để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng. Ở giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại nhƣ một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mƣờng hàng nghìn năm qua. 10 “Nhà Lang của ngƣời Mƣờng lại rất gần với những nét điển hình nhất của chế độ các tù trƣởng Thái ở khu vực Tây Bắc” (Ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình, Trần Từ, Hội Văn nghệ Dân gian VN, 2012) Hình 4: Vị trí nhà ở truyền thống của người Mường Nguồn: Tác giả, chụp tại Lạc Sơn, Hòa Bình (2005) 81 “Người Mường kiêng kị ở những miếng đất mà đằng sau có hố sâu, dốc và làm nhà không được ngược hướng với đồi núi”(Nguồn: PVS, Nam, 80 tuổi, nông dân). Thông thƣờng, việc chọn hƣớng nhà đƣợc tổ chức thành nghi lễ và do những thầy cúng, ông mo thực hiện. Những thầy cúng, ông mo chọn hƣớng nhà sao cho hợp với gia chủ (thƣờng là nam giới, là ngƣời lớn tuổi và trụ cột trong gia đình) và thuận lợi cho lao động sản xuất. Chính vì vậy, các ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng không có sự thống nhất hay quy định chung về hƣớng nhà. Truyền thống ở nhà sàn của ngƣời Mƣờng có những căn nguyên về tự nhiên và lịch sử. Trƣớc kia, khi rừng rú còn âm u, chƣa bị con ngƣời tàn phá, các muôn thú chƣa bị săn bắn nhiều thì các Mƣờng (nơi cƣ trú) của đồng bào xen kẽ với nơi sinh sống của muôn thú, vì vậy, việc ở nhà sàn là để bảo vệ ngƣời Mƣờng khỏi sự đe dọa của các loài dã thú. Và khi sản xuất lúa nƣớc chƣa đủ đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, đồng bào Mƣờng phải săn bắn, hái lƣợm, lên nƣơng làm rẫy trồng thêm khoai, sắn nên việc cƣ trú trên các sƣờn đồi và ven các thung lũng hẹp sẽ rất tiện lợi cho việc tiếp cận nguồn lƣơng thực, thực phẩm tự nhiên cũng nhƣ việc trồng cấy của họ [101]. Tại không gian bên ngoài, miếu thờ thần Đất là một yếu tố không thể thiếu trong tổ hợp kiến trúc của nhà sàn Mƣờng. Miếu đƣợc lập ngay trong đất vƣờn tại vị trí gần cầu thang chính, hơi chếch với hƣớng nhìn thẳng vào cửa nhà chính - đối diện với bàn thờ tổ tiên. Miếu thờ thần đất đƣợc dựng đơn sơ bằng tre, nứa, lá song việc thờ Thần Đất lại là một tín ngƣỡng ăn sâu, bắt rễ trong đời sống tinh thần của ngƣời Mƣờng. Điểm phân định giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong chính là chiếc cầu thang nhà sàn Mƣờng. Cầu thang nhà sàn Mƣờng mới nhìn qua tƣởng chỉ đơn thuần là những bậc đi lên, xuống. Thực ra không hoàn toàn đơn giản nhƣ vậy, cầu thang là một hiện vật hữu dụng bình dị không thể thiếu của nhà sàn, nó chứa đựng trong đó những tín hiệu văn hóa mang tính nhân văn tốt đẹp. Hình 5: Miếu thờ thần Đất (Thổ Công) của người Mường truyền thống Nguồn: Tác giả, chụp tại Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình (2013) 82 Ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng thƣờng có hai cầu thang đi lên nhà, cầu thang phụ đặt phía bên trong lên nhà bếp hay phía cuối gian buồng, cho ngƣời trong nhà lên xuống làm việc gia đình nhƣ: cho lợn, gà ăn và nhiều công việc khác,.v.v. Cầu thang chính đặt phía bên ngoài phía có đƣờng ngõ đi vào nhà. Đây là cầu thang chính thức đi lên, xuống nhà sàn và đón khách đến nhà. Từ cầu thang này lên sẽ b- ƣớc vào không gian trang trọng, linh thiêng nhất ngôi nhà sàn, đó là chỗ tiếp khách và không gian thờ cúng tổ tiên. Vào những dịp gia đình có việc trọng nhƣ: tang lễ, đám cƣới, khu vực quanh chân cầu thang chính là nơi diễn ra một số nghi lễ dân gian rất độc đáo mang đậm chất nhân văn của ngƣời Mƣờng. Bên ngoài dƣới giọt gianh đặt máng nƣớc hoặc chum, vại nƣớc để mọi ngƣời rửa chân sạch sẽ trƣớc khi bƣớc lên cầu thang. Số lƣợng các bậc thang làm theo số lẻ, có 5 - 7 - 9 bậc, thậm chí có nhiều nhà gầm sàn thấp, cầu thang chỉ có 3 bậc. “Quan niệm dân gian Mường coi con số lẻ là số may mắn, số bên dương của người sống, chỉ khi làm cầu thang trong nhà mồ cho người chết, người ta mới làm cầu thang có số bậc chẵn” (PVS, nam, 75 tuổi, nông dân, Mường Vang). Trong quan niệm dân gian và tâm linh ngƣời Mƣờng, cầu thang, khu vực bên trong giọt gianh là điểm chung chuyển giữa ngôi nhà cho ngƣời ở với thế giới bên ngoài có rất nhiều điều tốt đẹp nhƣng cũng ẩn chứa đầy bất trắc. Những ngày thƣờng khi có khách quý đến nhà, chủ nhà vào bên trong rửa sạch chân tay, thay quần áo sạch sẽ xuống tận chân cầu thang chính đón khách. Khi lên nhà, chủ nhà phải lên trƣớc khách, ấy là biểu thị sự tôn trọng khách với tấm lòng rộng mở. Trƣớc khi lên cầu thang, khách thƣờng múc vài gáo nƣớc rửa chân sạch sẽ mới lên nhà sau gia chủ. Khi đi làm đồng về hay khách đi vào nhà, đến chân cầu thang, bao gồm cả chủ, khách đều cởi bao dao, tay cầm nón mũ, Hình 6: Cầu thang nhà sàn Mường truyền thống ở Mường Bi Nguồn: Khảo sát tháng 8/2013 83 nhẹ nhàng bƣớc lên cầu thang. Chỉ có ngày tang ma, ngƣời ta mới để nguyên bao dao trên lƣng đi, lên xuống cầu thang. Trong một số nghi lễ cầu cúng chữa bệnh, cầu an, đuổi tà cho ngôi nhà, các mâm cúng các vị phúc thần bày trong nhà, mâm cho ma quỷ, ma êm chài... thƣờng đƣợc ngƣời Mƣờng bày ngay khu vực bên trên đầu cầu thang, ý tứ của việc này rất rõ ràng, chỉ cho ma quỷ ăn ở đó, không cho chúng vào nhà hoặc chúng không đáng đƣợc vào nhà. Trong tang lễ cho những trƣờng hợp chết bên ngoài nhà, ngƣời Mƣờng thực hiện nghi lễ tẩy trần, không để ma quỷ nhập vào nhà, bằng cách mời thầy cúng đến làm lễ đuổi tà, đuổi các loại ma quỷ đi theo tách khỏi ngƣời chết, xong rồi mới cho mang qua cầu thang lên nhà làm lễ khâm liệm, phát tang. Qua nghi lễ này thấy rõ sự phân định nhà ở và thế giới xung quanh của ngƣời Mƣờng nhà chỉ để cho ngƣời ở, không cho phép tà ma xâm nhập. Ngƣời Mƣờng quan niệm trƣớc khi chết, thân thể thƣờng ốm đau, bệnh tật dần kiệt sức dẫn đến cái chết. “Với người Mường chết chưa phải là hết mà con người chuyển sang một thế giới khác, thành người mường ma nên không để cho mang bệnh tật trên cõi sống sang, do đó con cháu, anh em đang sống tổ chức chữa bệnh cho người chết, đó chính là nghi thức kẹ” [PVS, nam, 70 tuổi, nông dân, Mường Bi]. Sau nghi thức này, hồn ngƣời chết sẽ hoàn toàn khỏe mạnh để sang thế giới mƣờng ma. Nghi lễ này nhiều gia đình tổ chức quanh chân cầu thang. Bởi cầu thang chính là điểm xuất phát của con ngƣời, khi còn sống ngƣời ta đi làm ăn, đi thăm thú bạn bè,... khi chết đi, cầu thang là điểm xuất phát giã từ ngôi nhà yêu quý trong chuyến đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Trong mở đầu mo tang lễ đi nhòm (đi nhìn) nghe tiếng bƣớc chân chủ xuống cầu thang, các con vật nuôi nhƣ: gà, lợn, trâu,... đều vấn vít, luyến thƣơng. Có thể nói, nghi lễ kẹ là thể hiện lối ứng xử, sự quan tâm đến nhau không chỉ ở cõi sống, nghi lễ này không phải là mê tín dị đoan, nó mang đậm tính nhân văn trong đạo lý ngƣời Mƣờng. Nhƣ vậy, cầu thang trong nhà sàn của ngƣời Mƣờng không chỉ là những bậc đi lên, đi xuống đơn thuần, nó là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa quan trọng trong 84 gia đình và cộng đồng ngƣời Mƣờng, đó cững là nơi phân định giữa không gian bên trong nơi con ngƣời ở và thế giới bên ngoài. Nó là nhịp cầu, thành điểm xuất phát của ngƣời Mƣờng từ trong ngôi nhà sàn thân yêu bắt đầu những chuyến hành trình suốt cuộc đời, nó đã hóa thiêng liêng trong cõi tâm linh, thành nơi tiến hành những nghi lễ dân gian mang đậm tính nhân văn Mƣờng. Không gian bên trong nhà sàn nhà ở của người Mường. Nhà sàn của ngƣời Mƣờng thƣờng phân ra ba mặt bằng: Mặt trên cùng là gác để đựng lƣơng thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhƣng cấu trúc cơ bản về gian, buồng giống nhau. Nhà sàn của ngƣời Mƣờng là kiểu kiến trúc cổ truyền, đƣợc làm theo truyền thuyết dân gian, gọi là nhà rùa: 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm dân gian ba tầng, bốn thế giới của ngƣời Mƣờng11. Việc dựng nhà sàn là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cƣ trú. Điều đó thể hiện ở bản Mo nổi tiếng “Te tấc te đác” (Đẻ đất Đẻ nước) []12. Kết cấu ngôi nhà sàn thƣờng đƣợc dựng theo cơ sở "vì kèo" đúng hơn là một mạng trung gian giữa "vì cột" và "vì kèo'' các cột gỗ đƣợc lắp ráp và nối lại với nhau thành bộ khung chắc chắn mà không cần một dây buộc hay đinh sắt vít lại. Nhà sàn Mƣờng thƣờng rất cao, từ mặt đất lên đến sàn nhà có thể đến 3 - 4m, dƣới gầm nhà sàn là không gian đƣợc sử dụng để sinh hoạt nhƣ: chỗ đặt cối xay thóc, gạo, để đồ dùng sản xuất nhƣ cày, cuốc, bừa, và đặc biệt là chỗ để giữ gia 11 Theo cuốn Vũ trụ quan Mường của Giáo sƣ Từ Chi, Bốn thế giới hợp thành vũ trụ cổ truyền của ngƣời Mƣờng gồm: Mƣờng Bằng, Mƣờng Trời, Mƣờng Bằng dƣới, Mƣờng vu Khú. Mƣờng Bằng thuộc về tầng giữa, là trung tâm của vũ trụ, thế giới của ngƣời sống. 3 tầng gồm tầng trên, tầng giữa và tầng dƣới. 12 Trong bản Mo này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn ngƣời Mƣờng: Khi ngƣời Mƣờng sinh ra nhà chƣa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần bắt đƣợc một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu đƣợc thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa, để thịt: Bốn chân tôi làm nên cột cái; Nhìn sƣờn dài, sƣờn cụt mà xếp làm rui; Nhìn qua đuôi làm trái; Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ; Nhìn vào xƣơng sống làm đòn nóc dài dài; Muốn làm mái thì trông vào mai; Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách; Lấy chạc vớt mà buộc kèo; Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần dọa làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo, Từ đó, ngƣời Mƣờng biết làm nhà để ở. 85 súc, gia cầm về đêm (nguyên nhân để gia súc gia cầm trong gầm nhà vì do ngƣời Mƣờng sinh sống trong các thung lũng núi, xƣa kia nhiều thú dữ, giữ gia súc d- ƣới gầm nhà sẽ tránh bị thú dữ vào bắt). Ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng chủ yếu đƣợc làm bằng gỗ, tre nứa, mái làm bằng rạ hoặc cỏ. Trƣớc kia nhà sàn to, rộng có thể chứa hàng trăm ngƣời, nhƣng hiện nay những ngôi nhà sàn nhƣ vậy không còn, thay vào đó là những ngôi nhà sàn nhỏ, gọn hơn, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Việc dựng nhà đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có tục giúp đỡ nhau. Ngƣời giúp gỗ, ngƣời giúp lạt, ngƣời giúp công, giúp sức. Trƣớc kia, để nhận đƣợc sự giúp đỡ của dân làng, gia đình làm nhà phải chuẩn bị một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ Lang báo cho mọi ngƣời trong bản làng biết. Mỗi gia đình sẽ cử một ngƣời đến giúp. Ngƣời ta phân công những công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận nhƣ xẻ gỗ, đan nứa, pha tre, đan gianh cọ, lợp mái Gia chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau. Nhà khá giả thì mọi ngƣời giúp ít và ngƣợc lại. Khi một ngƣời làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba đến năm cân gạo nếp, hai chai rƣợu, một con gà, Lệ này ở mỗi xóm làng lại có những quy định khác nhau. Gia chủ đƣợc giúp đỡ thƣờng cảm ơn bằng bữa cơm, hoặc có thể chỉ là chén rƣợu đƣợc trƣng cất từ sắn, ngô, hay cùng chung nhau uống bình rƣợu cần ấm áp tình ngƣời. Trong quá trình dựng nhà của ngƣời Mƣờng, thầy mo có vai trò rất quan trọng. Gia chủ nhờ thầy mo khấn cúng xin làm nhà mới và khấn vía lúa cầu cho nhà no đủ. Công việc làm nhà tiến hành trong 4 - 5 ngày thì kết thúc. Ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nƣớc, ma đồi gò, thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với con cháu phù hộ gia đình may mắn. Cấu trúc nhà sàn truyền thống của ngƣời Mƣờng là kiểu kiến trúc đa năng và tiện ích cho sinh hoạt. Không gian đƣợc chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bƣớc vào phần giữa sàn nhà phía dƣới bếp, phía ngoài là để tiếp 86 khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ gọi là cửa voóng, chỗ ngồi gần cửa voóng thƣờng dành cho ngƣời cao tuổi, còn phía dƣới dành cho lớp trẻ. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới. Không gian bố trí trong một ngôi nhà sàn dù chỉ mang tính ƣớc lệ nhƣng nó lại thể hiện đƣợc những quy định, những trật tự xã hội của dân tộc Mƣờng. Không gian bên trong, nơi hội tụ của các tín ngưỡng, lễ nghi và tập tục của người Mường. Không gian bên trong thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà giữa cái tiện ích và cái thiêng liêng, giữa không gian sinh hoạt và không gian văn hoá. Sự phân biệt “bên ngoài - bên trong”, “phía trên - phía dƣới” hoàn toàn mang tính ƣớc lệ song lại đƣợc tôn trọng đặc biệt “bên ngoài” ở phần “phía trên” bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, và cũng là chỗ dành cho ngƣời cao tuổi, khách quý: khách nam giới đƣợc tiếp ở “Bên ngoài”, song nếu là bậc con cháu, ít tuổi thì chỉ đƣợc ngồi ở phần “phía dƣới” để chỉ sự khiêm tốn và kính trọng gia chủ. “Bên trong” là nơi đặt lò bếp, phần không gian tiếp theo là không gian dành cho sinh hoạt của phụ nữ, có thể đƣợc ngăn bằng buồng đƣợc liên hệ với không gian bên ngoài bằng một cầu thang phụ. Nhà của ngƣời Mƣờng đƣợc chia thành nhiều gian nhƣng không có vách ngăn, thƣờng có từ ba đến năm gian. Nhà càng nhiều gian chứng tỏ gia đình đó càng khá giả. Mỗi gian bày biện những đồ vật khác nhau, có những ý nghĩa nhất định. Gian đầu tiên từ cầu thang trƣớc lên gọi là “pen ngoài” (bên ngoài) hay gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con ngƣời với ngôi nhà. Đó là nơi tiếp khách và là nơi để bàn thờ tổ tiên. Và đây cũng là nơi treo những đồ vật linh thiêng trong nhà nhƣ: cồng chiêng, các loại trống, cung nỏ và có khi là các loại sừng trâu, sừng bò hay sừng tê giác hay treo các mũi tên .v.v. Gian tiếp theo gọi là “pen tlong”(bên trong) đƣợc coi là một gian buồng, có hƣớng nhìn ra sân. Đây mới đƣợc xem là gian nhà chính. Trong gian này có bếp và diễn ra mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của gia đình ngƣời Mƣờng. 87 Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc đƣợc đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi ngƣời kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không đƣợc bôi nhọ, dựa lƣng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dƣới sàn cũng không đƣợc buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Ngƣời Mƣờng quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh. Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không đƣợc ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại nhƣ hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ đƣợc ngồi ăn uống. Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ (“voóng”) linh thiêng, không ai đƣợc đƣa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đƣa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma (phân tích về cửa “voóng” sẽ cụ thể hơn ở phần dƣới đây. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tƣơng đối quan trọng. Ở chân cột này, ngƣời Mƣờng để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (đồng bào gọi là nƣờng). Bên cạnh đó, ngƣời Mƣờng treo một đoạn tre tƣớc xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dƣơng tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dƣơng, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình. Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thƣờng là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nƣơng về Hình 7: Tiếp khách tại nhà sàn truyền thống của người Mường Nguồn: Tác giả, chụp tại Lạc Sơn, Hòa Bình (2013) 88 phơi khô khi chuyển lên nhà đƣợc để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây nhƣ cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của ngƣời Mƣờng là rất công phu. Khuôn bếp đƣợc làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đƣờng viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, ngƣời Mƣờng tìm một số loại cỏ thơm nhƣ cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nƣớng. Bếp thƣờng đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít đƣợc ƣa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ấm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà ngƣời Mƣờng thƣờng có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nƣớng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sƣởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sƣởi vào mùa đông và đun nƣớc uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này ngƣời phụ nữ trong gia đình ít khi đƣợc ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi nhƣ bà, cụ hay con gái út đƣợc yêu quý nhất. Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nƣớc. Gian này đƣợc ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi ngƣời phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ. Đầu hồi nhà, ngƣời Mƣờng để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phƣơng tiện để gia đình báo nhà có việc lớn nhƣ đám cƣới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, ngƣời Mƣờng gọi là “đâm đuống” hay “châm đuống”. Dƣới sàn nhà, ngƣời Mƣờng nuôi gà, trâu hoặc để cất các công cụ sản xuất nhƣ cày, cuốc, liềm, nong, nia, Nhà của ngƣời Mƣờng thƣờng chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang nhƣ vậy khá hiếm vì ngƣời Mƣờng quan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ đƣợc trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”. Trong những ngôi nhà sàn truyền thống rất ít đồ dùng trong nhà. Ngƣời Mƣờng tiếp khách, ăn và khi ngủ, họ chải chiếu ngay trên nhà sàn nên không gian trong ngôi nhà sàn cổ rất thoáng và rộng rãi. Ngày nay, không gian sinh hoạt trong 89 nhà sàn của ngƣời Mƣờng đã đƣợc bổ sung thêm nhiều bàn ghế, tủ, giƣờng,... Đây là nét cách tân trong ngôi nhà để phù hợp với cuộc sống mới. Ngôi nhà sàn hiện nay của các bản Mƣờng cũng sử dụng nhiều vật liệu làm bằng gỗ để làm sàn nhà và tƣờng nhà sàn, và sử dụng ngói để lợp mái nhà nên vẻ đẹp truyền thống của nhà sàn không còn vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ và gần gũi với thiên nhiên trƣớc kia. Cửa sổ, nơi tiếp cận với thế giới “Mường Ma” của người Mường. Nhà sàn Mƣờng thƣờng nhiều cửa voóng (cửa sổ), mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa voóng. Các voóng đều đƣợc làm bằng gỗ, vì vậy, mùa hè ở trên những ngôi nhà sàn này rất mát mẻ. Các cửa số, kể cả cửa voóng toong (cửa sổ chính) chỉ làm ở phía trƣớc của ngôi nhà. Giữa các gian thƣờng không có cửa một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt có tính chất tƣợng trƣng. Riêng buồng con dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa nhƣng những quy ƣớc bất thành văn rất chặt chẽ, đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt rằng, ai khi nào đƣợc vào và ai khi nào không đƣợc vào. Đặc biệt, ở bất kỳ hƣớng cửa sổ nào với ngƣời Mƣờng đều đƣợc coi là thứ rất linh thiêng và là điều tối kỵ nếu phụ nữ ngồi lên cửa sổ. Cửa sổ trong tiềm thức và phong tục lâu đời của ngƣời Mƣờng là dùng để tiễn đƣa những ngƣời thân trong gia đình sang thế giới bên kia sẽ đi theo lối này. Đó là tín ngƣỡng về thế giới của “Mƣờng Ma”, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Mƣờng. “Voóng tông” (Cửa sổ ở “Bên ngoài, phía trên”) là nơi ra vào của ngƣời “Mƣờng Ma” và các vị thần linh; mâm cơm cúng tổ tiên bên ngƣời cha bao giờ cũng đặt ở sát “Voóng tông” còn mâm cơm cúng tổ tiên bên nhà Mẹ đặt ở “Voóng lai” (Cửa sổ ở “Bên trong, phía trên”) với ý nghĩa ngƣời phụ nữ gắn với Vua Bếp, với thóc lúa, sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004811_5286_2002901.pdf
Tài liệu liên quan