Luận án Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 9

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA

BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN 26

2.1. Khái niệm và vai trò pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh

phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan 26

2.2. Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng,

chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan 38

2.3. Những điều kiện bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong

đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng

Hải quan 42

2.4. Pháp chế trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới

của Hải quan một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm

gợi mở đối với Hải quan Việt Nam 49

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN

GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN VIỆT NAM 60

3.1. Khái quát về tình hình buôn lậu ở Việt Nam và chức năng đấu tranh

phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan Việt Nam 60

3.2. Thực trạng pháp luật phòng, chống buôn lậu qua biên giới của

lực lượng Hải quan Việt Nam hiện nay 70

3.3. Thực trạng thực hiện pháp luật trong hoạt động đấu tranh phòng,

chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Việt Nam

hiện nay 83

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG,

CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG

HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY 105

4.1. Quan điểm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu

tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải

quan hiện nay 105

4.2. Giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu

tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải

quan Việt Nam hiện nay 112

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

pdf174 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng hải quan Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình sự, nhưng công chức Hải quan tiến hành điều tra lại không được quy định là điều tra viên (hay nhân viên điều tra). Điều này đã dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp điều tra và giải quyết các tình huống phức tạp xảy ra khi điều tra vụ án hình sự. Do không phải là cơ quan điều tra nên các quyền của cơ quan Hải quan được ghi trong điều luật như: tạm giữ người, khám xét người, khám xét nơi cất giấu tang vật, tài liệu, trưng cầu giám định theo thủ tục tố tụng hình sự hầu như chỉ là thẩm quyền trên giấy. Để thực hiện được những biện pháp này, cơ quan Hải quan phải báo cáo, xin lệnh của cơ quan điều tra. Vì 80 theo luật, thẩm quyền ra những lệnh này chỉ quy định thuộc về cơ quan điều tra (trong một số trường hợp, Chỉ huy trưởng Đồn Biên phòng và Chỉ huy Cảnh sát biển cũng được ra lệnh thực hiện những quyền này). Do không phải là cơ quan điều tra nên cơ quan Hải quan cũng không có quyền ra lệnh bắt giữ người. Ngay cả khi bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang, việc lập biên bản bắt giữ và việc tạm giữ hình sự với đối tượng này, cơ quan Hải quan cũng phải chuyển đến cơ quan Công an để cùng phối hợp, không được tự mình thực hiện các biện pháp đó. Thực tế để tránh sự phức tạp trong việc thực hiện theo đúng thủ tục tố tụng các biện pháp điều tra hình sự, cơ quan Hải quan thường chỉ tiến hành việc bắt giữ, tạm giữ, khám xét, trưng cầu giám định theo các thủ tục hành chính. Ví dụ: khi bắt được quả tang đối tượng thực hiện hành vi buôn lậu, cơ quan Hải quan sẽ lập biên bản vi phạm hành chính để thay cho việc lập biên bản bắt người phạm tội quả tang; ra các quyết định tạm giữ người, khám xét người, trưng cầu giám định cũng theo thẩm quyền và thủ tục hành chính. Sau khi kết thúc những việc làm này, cơ quan Hải quan mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành thêm một số hoạt động điều tra như lấy lời khai bị can, lấy lời khai người làm chứng và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra xử lý tiếp. Tuy nhiên thực hiện theo cách thức trên đây cũng gây ra rất nhiều bất cập, không đảm bảo được tính chất khẩn trương, liên tục trong việc tiến hành điều tra hình sự; tính chất pháp lý của các chứng cứ cũng phải xem xét lại. Ví dụ: Việc không lập biên bản bắt người phạm tội quả tang dẫn đến không thể tạm giữ người theo thủ tục hình sự. Muốn tạm giữ được đối tượng buôn lậu này thì cơ quan điều tra lại phải áp dụng hình thức bắt giữ khác với những điều kiện và căn cứ phức tạp hơn. Ngay cả với những kết quả giám định hành chính, để đảm bảo tính chất pháp lý, cơ quan điều tra cũng phải tiến hành lại bằng việc trưng cầu giám định hình sự 3.2.2.5. Thiếu các quy định cụ thể về tổ chức, bộ máy, tiêu chuẩn, tuyển chọn và chế độ đối với cán bộ công chức kiểm soát; quy chế, điều lệnh công tác của lực lượng kiểm soát Hải quan Tính chính quy, chuyên nghiệp của mỗi một lực lượng được thể hiện trước hết ở các chế độ về tổ chức bộ máy và quy chế, điều lệnh công tác của 81 lực lượng đó. Tổ chức bộ máy hợp lý, chặt chẽ; quy chế, điều lệ công tác rõ ràng, cụ thể là cơ sở để xây dựng lên kỷ luật, kỷ cương cho lực lượng kiểm soát Hải quan. Với một lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hoạt động có nhiều đặc điểm giống với các lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội) thì tính kỷ luật, kỷ cương cũng chính là sức mạnh của lực lượng kiểm soát Hải quan. Công an, Quân đội đều là những lực lượng vũ trang có quy chế, điều lệ công tác rất rõ ràng, cụ thể. Ngoài quy định về việc chấp hành mệnh lệnh, chấp hành quy tắc nghiệp vụ, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, thì ngay cả tác phong công tác và những quan hệ ứng xử giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người chỉ huy và chiến sĩ dưới quyền, giữa cán bộ nhân viên với nhân dân cũng được quy định chi tiết (Quy định Điều lệnh nội vụ mới nhất của lực lượng công an nhân dân được ban hành tại Thông tư số 17/2012/TT-BCA ngày 10/04/2012, thay thế cho Quyết định số 236/2004/QĐ-BCA (C11), ngày 18/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an; Quy định về nghi lễ công an nhân dân được ban hành theo Thông tư 19/2012/TT-BCA ngày 10/04/2012). Đối với lực lượng kiểm soát Hải quan, để trở thành lực lượng chính quy, chuyên nghiệp, tinh nhuệ như mục tiêu đã định, thì nhất thiết cũng phải xây dựng được chế độ tổ chức bộ máy và quy chế, điều lệnh công tác rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên tại Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/04/2004 của Thủ tướng chính phủ, vấn đề về tổ chức bộ máy vẫn còn quy định rất chung chung; tiêu chuẩn, tuyển chọn, chế độ đối với công chức kiểm soát Hải quan chưa được đề cập; không có quy định về quy chế, điều lệnh công tác của lực lượng kiểm soát Hải quan. Chính vì còn thiếu các quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn tuyển chọn, quy chế đào tạo và các chế độ khác đối với cán bộ công chức; thiếu các quy chế, điều lệ công tác nên quá trình xây dựng lực lượng kiểm soát Hải quan đã bị ảnh hưởng, mục tiêu tiến lên chính quy, chuyên nghiệp và thực sự tinh nhuệ chưa đạt được như mong muốn. 82 3.2.2.6. Thiếu các quy định cụ thể về chế độ kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật là một việc không thể thiếu được trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Do vậy, hầu như trong các văn bản pháp luật quy định về quản lý hành chính của Nhà nước ta đều có phần quy định về chế độ kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật. Hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan nếu không được kiểm tra, giám sát thường xuyên chặt chẽ rất dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực, vụ lợi, vi phạm quy trình nghiệp vụ và lạm dụng quyền hạn. Mặc dù đây là vấn đề có tính nguyên tắc cao và rất quan trọng, nhưng hiện nay tại cả Luật Hải quan và Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan, đều không đề cập hoặc đề cập rất hạn chế, không cụ thể. Trong khi đó, Luật Hải quan của một số nước trên thế giới bao giờ cũng giành một phần quan trọng để quy định về chế độ kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật đối với các hoạt động thực thi nhiệm vụ, nhất là việc thi hành công vụ trong phòng, chống buôn lậu của nhân viên và cơ quan Hải quan. Như Luật Hải quan Trung Quốc, chế độ kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động của Hải quan được quy định tại chương VII, gồm 11 điều từ điều 71 đến điều 81. Theo đó, việc kiểm tra chấp hành pháp luật được tiến hành thường xuyên, định kỳ; được thực hiện đối với từng cán bộ chiến sĩ và các cấp lãnh đạo (nội dung kiểm tra có cả kiểm tra về năng lực và kiến thức pháp luật); cơ chế kiểm tra, giám sát gồm cả trong nội bộ và ngoài ngành; Việc xử lý sau kiểm tra cũng được đề cập quy định Có thể nói, chế độ kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành pháp luật chưa được đề cập cụ thể là một hạn chế cơ bản của hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan. Điều này cùng với những điểm còn hạn chế đã phân tích nêu ra ở trên đây đã cho thấy hệ thống các quy định pháp luật về phòng, chống buôn lậu qua biên 83 giới của lực lượng Hải quan còn cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện thêm. 3.2.2.7. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Những hạn chế, bất cập của hệ thống các quy định pháp luật về phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan có nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự thiếu đồng bộ, thống nhất và chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật nước ta. Công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước ta tuy đã được quan tâm, nhưng nhìn chung tiến độ và mức độ hoàn thiện vẫn còn chậm, chưa theo kịp với những chuyển biến mới của tình hình kinh tế xã hội sau khi đất nước mở cửa và đang hội nhập nhanh, ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Ngoài ra cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật của nước ta cũng còn nhiều bất hợp lý, và chưa thực sự đổi mới; tình trạng văn bản pháp luật chất lượng chưa cao, tính khả thi thấp vẫn chưa được khắc phục. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật phòng, chống buôn lậu của lực lượng Hải quan chưa thật sự được quan tâm đầy đủ, có bài bản, và chiến lược; đội ngũ chuyên gia, nghiên cứu còn thiếu và yếu, chưa theo kịp được với những đòi hỏi của thực tiễn. Do thiếu các công trình, đề tài nghiên cứu pháp lý về Hải quan có chất lượng nên tính thuyết phục trong các đề xuất xây dựng pháp luật của Hải quan chưa cao; cộng thêm việc tuyên truyền, giải thích các ý tưởng đề xuất xây dựng pháp luật của Hải quan chưa thật tốt, dẫn đến có nhiều đề xuất của ngành Hải quan đưa ra chưa được các cơ quan ban hành văn bản pháp luật và xã hội chấp nhận. 3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU QUA BIÊN GIỚI CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN 3.3.1. Ưu điểm, kết quả Nhìn chung lực lượng Hải quan Việt Nam đã tích cực tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật về đấu tranh phòng, chống buôn lậu. Ý thức về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống buôn lậu của toàn ngành Hải quan cơ bản đã được nâng cao; Lực lượng kiểm soát Hải quan từng bước được kiện toàn, xây dựng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu và hiện đại; Năng lực, trình độ của cán 84 bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát Hải quan được quan tâm đào tạo, có điều kiện để phát triển nâng cao; các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát chuyên sâu đã được chuẩn hóa, từng bước được triển khai thống nhất và chặt chẽ trong toàn ngành; việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy trình của ngành đã được các đơn vị, cán bộ công chức Hải quan coi trọng, chấp hành; Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng và hợp tác quốc tế với các tổ chức Hải quan nước ngoài trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu đã được tăng cường và mở rộng. Ngành Hải quan đã tạo được một số dấu ấn và tiếng vang trong dư luận xã hội thông qua việc xác lập các chuyên án và bắt giữ được nhiều vụ án buôn lậu lớn, phanh phui được các hình thức thủ đoạn hoạt động buôn lậu tinh vi mới xuất hiện. Những ưu điểm chính trong việc triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan được thể hiện ở các nội dung sau: 3.3.1.1. Việc tổ chức, chỉ đạo thi hành nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu qua biên giới của ngành Hải quan Trong giai đoạn 2006 - 2014, Tổng cục Hải quan đã triển khai đầy đủ và kịp thời tới tất cả các đơn vị Hải quan các cấp những chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban 127 Trung ương (nay là Ban chỉ đạo 389 quốc gia). Đặc biệt sau khi Chính phủ quyết định thành lập Ban 389 (Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được thành lập theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/03/2014), Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Quyết định số 31/QĐ-BCĐ 389 ngày 23/5/2014); Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo (Quyết định số 32/QĐ-BCĐ 389 ngày 23/5/2014); tổ chức thành công lễ ra mắt Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo (ngày 24/6/2014); đôn đốc việc thành lập BCĐ 389 tại các địa phương; triển khai thực hiện Kế hoạch công tác năm 2014 (Số 33/KH-BCĐ389 ngày 23/5/2014). Ngoài ra Tổng cục Hải quan còn căn cứ trên tình hình thực tế và những thông tin thu thập được 85 để chủ động và thường xuyên ban hành ra những công văn cảnh báo, chỉ thị cho các đơn vị Hải quan biết và yêu cầu các đơn vị Hải quan các cấp phải tập trung triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn. Theo thống kê của Cục điều tra chống buôn lậu, thì từ năm 2006 - 2010, số lượng văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan là khoảng trên 247 văn bản (giai đoạn từ năm 2011 - 2014, mỗi năm khoảng trên 100 văn bản chỉ đạo). Trong đó, đáng chú ý là những văn bản cảnh báo về thủ đoạn, hiện tượng buôn lậu mới, có tính chất nghiêm trọng đang nổi lên, qua đó chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị Hải quan các cấp tích cực đấu tranh, ngăn chặn. Ví dụ: Công văn số 1373/TCHQ-ĐT ngày 03/4/2006 cảnh báo về những thủ đoạn làm giả hồ sơ Hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Công văn số 1522/TCHQ-ĐT ngày 11/04/2006, cảnh báo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về thủ đoạn gian lận qua hình thức nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; Công văn 4881/TCHQ-ĐT ngày 24/8/2007 và công văn 5451/TCHQ-ĐT ngày 24/9/2007 chỉ đạo Hải quan địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi khai thác, buôn bán gỗ sưa và kiểm soát đối với mặt hàng gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu, nhập khẩu; Công văn 156/ĐTCBL-P2 ngày 25/3/2008 Cảnh báo tình trạng xuất lậu khoáng sản qua biên giới; Công văn 167/ĐTCBL-P2 ngày 31/3/2008 Cảnh báo tình hình chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan; Công văn số 292/ĐTCBL- Đ1 ngày 16/5/2008 cảnh báo tình hình buôn lậu than và khoáng sản; Công văn số 4216/TCHQ-ĐT ngày 29/8/2008 về việc triển khai chiến dịch tăng cường kiểm soát thuốc tân dược giả; Công văn số 194/ĐTCBL-P2 ngày 6/05/2009 cảnh báo về các thủ đoạn buôn lậu ma tuý; Công văn số 4873/TCHQ-ĐT ngày 17/8/2010 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng phân bón, điện lạnh và thiết bị điện... Để nâng cao và phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chủ động ký kết, triển khai quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng, như: Quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan và 86 Bộ đội Biên phòng ký kết ngày 16/09/2002; Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm số 5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007; Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường số 1005/QCPH/QLTT-TCHQ ngày 01/12/2008; Thông tư số 233/2003/TTLT-BQP-BTC ngày 16/9/2003 về quan hệ phối hợp lực lượng giữa Hải quan và Cảnh sát Biển; Thoả thuận phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục II - Bộ Quốc Phòng trong thực hiện công tác tình báo và công tác Hải quan ký kết ngày 27/09/2007... Trên cơ sở chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và cấp ủy, chính quyền địa phương, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác kiểm soát Hải quan hàng năm; Xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh với các hiện tượng nổi cộm, tiến hành các đợt tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong từng giai đoạn và với từng địa bàn trọng điểm cụ thể; Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, vận động quần chúng, trao đổi thông tin, tổ chức đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép trên các tuyến biên giới. Các Cục hải quan tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức ký kết các quy chế, kế hoạch phối hợp với cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương. 3.3.1.2. Việc triển khai xây dựng văn bản cụ thể hóa quy trình nghiệp vụ trong phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan Để triển khai, thực hiện những quy định chung tại Luật Hải quan và Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm, thẩm quyền, biện pháp nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu qua biên giới của Hải quan, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; và đã xây dựng được một số quy trình nghiệp vụ cụ thể; đảm bảo cho các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát của Hải quan được thực hiện trong thực tế một cách bài bản, thống nhất, chặt chẽ. Có thể kể đến một số văn bản quy trình sau: - Quyết định số 1928/QĐ-TCHQ ngày 23/10/2006 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan; 87 - Quyết định số 1487/QĐ-TCHQ, ngày 07/7/2008 quy định về việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ, biểu mẫu cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan; - Quyết định số 1486/QĐ-TCHQ, ngày 07/7/2008 quy định về việc ủy quyền phê duyệt cơ sở bí mật; - Quyết định số 228/QĐ-TCHQ ngày 12/02/2009 ban hành mẫu ấn chỉ và bản hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ tố tụng hình sự trong ngành Hải quan. - Quyết định số 54/QĐ-TCHQ, ngày 17/9/2009 quy định phương pháp, trình tự thực hiện biện pháp sưu tra; - Quyết định số 1075/QĐ-TCHQ ngày 27/05/2010 ban hành Quy trình thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan của lực lượng chuyên trách thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; - Quyết định số 45/QĐ-TCHQ, ngày 30/7/2010 quy định về Quy trình tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm soát Hải quan; - Quyết định số 77/QĐ-TCHQ, ngày 16/11/2010 về Quy trình tuần tra kiểm soát trên biển của lực lượng kiểm soát Hải quan; - Quyết định số 37/QĐ-TCHQ, ngày 18/5/2011 ban hành Quy định về trình tự thực hiện biện pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình của lực lượng kiểm soát Hải quan. - Quyết định số 76/QĐ-TCHQ, ngày 13/10/2011 ban hành Quy trình tuyển chọn, xây dựng và sử dụng Cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát Hải quan Với các quy trình nghiệp vụ trên, hoạt động kiểm soát Hải quan đã thực sự có những chuyển biến rõ rệt; chú trọng tới hoạt động thu thập, xử lý thông tin nhằm đáp ứng có hiệu quả cho quá trình áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. Việc thực thi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu qua biên giới của lực lượng Hải quan đã đủ cơ sở để triển khai thống nhất, quy củ, chặt chẽ trong toàn ngành. Từ đó phát triển công tác kiểm soát Hải quan lên một tầm cao mới, chính quy và hiện đại, nhằm mang lại những hiệu quả cao nhất, có thể đáp ứng được với những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trong giai đoạn hiện nay. 88 3.3.1.3. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng kiểm soát Hải quan Trên cơ sở quy định của pháp luật (Luật Hải quan và Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg), Tổng cục Hải quan đã từng bước củng cố, tổ chức bộ máy của các đơn vị kiểm soát Hải quan. Theo Quyết định số 1843/QĐ-TCHQ ngày 22/09/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quy định về hoạt động nghiệp vụ kiểm soát Hải quan (thay thế Quyết định số 1948/QĐ- TCHQ ngày 30/09/2008) thì lực lượng kiểm soát Hải quan được tổ chức tại 3 cấp. Trong đó, đơn vị kiểm soát Hải quan thuộc cấp Tổng cục Hải quan là Cục điều tra chống buôn lậu. Tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu bao gồm: các Đội kiểm soát, các Hải đội kiểm soát trên biển, Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ và các Phòng tham mưu nghiệp vụ kiểm soát. Đơn vị kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gồm: Đội kiểm soát Hải quan; Đội kiểm soát phòng, chống ma túy; phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Tổ làm nhiệm vụ tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm, thu thập thông tin nghiệp vụ Hải quan, chống hàng giả và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan thuộc phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Đơn vị kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan gồm: Tổ kiểm soát Hải quan; Tổ kiểm soát ma túy; Bộ phận thu thập xử lý thông tin, chống hàng giả và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực Hải quan, tham mưu xử lý vi phạm thuộc các Đội công tác trực thuộc Chi cục; bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm soát Hải quan tại Chi cục Hải quan nơi không thành lập Tổ kiểm soát Hải quan. Điểm nổi bật trong tổ chức lực lượng kiểm soát Hải quan của giai đoạn 2006 - 2014, là ngành Hải quan đã thành lập thêm và kiện toàn được các đơn vị chuyên trách về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro, phòng, chống ma tuý, sở hữu trí tuệ ở cả 3 cấp. Theo thống kê, hiện nay, toàn ngành Hải quan có 2.693 cán bộ công chức làm công tác kiểm soát Hải quan. Trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan là 445 người; Số công chức kiểm soát tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố là 862 người; Số công chức kiểm soát tại cấp Chi cục Hải quan là 1.386 người. Như vậy, lực lượng 89 kiểm soát Hải quan hiện đã được tăng cường cho cơ sở, để đấu tranh trực tiếp tại các địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm soát chủ lực cũng được đảm bảo, để có thể làm tốt vai trò nòng cốt, tham mưu chiến lược, chỉ đạo hướng dẫn và tập trung đấu tranh vào những chuyên án lớn của ngành. Trong vấn đề xây dựng lực lượng kiểm soát Hải quan, Tổng cục Hải quan rất chú trọng tới việc nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng này. Lần lượt các Đề án, Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hoạt động kiểm soát Hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng và triển khai thực hiện (Quyết định số 1312/QĐ-TCHQ ngày 09/06/2008, Quyết định 1459/QĐ-TCHQ ngày 23/08/2007...). Tổng cục Hải quan cũng đã đưa những nội dung xây dựng lực lượng kiểm soát Hải quan chính quy, chuyên nghiệp, tinh nhuệ vào Chiến lược phát triển và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đến năm 2020 (Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011). Hiện tại, ngành Hải quan đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng chế độ tuyển dụng, luân chuyển công chức làm công tác kiểm soát Hải quan theo hướng chuyên sâu, đảm bảo đủ trình độ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác; Nghiên cứu tăng chế độ phụ cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng kiểm soát yên tâm công tác; Thực hiện đúng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức kiểm soát Hải quan; Phối hợp với Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an tổ chức các lớp nghiệp vụ điều tra, trinh sát về phòng, chống tội phạm kinh tế và ma túy cho lực lượng kiểm soát Hải quan toàn ngành. 3.3.1.4. Hoạt động tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát trong toàn ngành Hải quan Nhìn chung các đơn vị Hải quan các cấp đã quan tâm tới nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu; đã chủ động tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, tuần tra kiểm soát tại địa bàn được phân công quản lý và tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn. Kể từ năm 2006, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm soát chống buôn lậu toàn ngành Hải quan ngày càng 90 nâng cao do các đơn vị đã đẩy mạnh việc triển khai và áp dụng được các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu. Về thực hiện nghiệp vụ xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật: Theo báo cáo tổng kết công tác kiểm soát năm 2011 của Tổng cục Hải quan, tính đến 15/10/2011, toàn ngành đã có 14 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu, tuyển chọn, xây dựng được cơ sở bí mật; lập hồ sơ, quản lý sử dụng cơ sở bí mật theo đúng quy định; Số cơ sở bí mật đã tuyển chọn, xây dựng và đang sử dụng là 45; Số cơ sở bí mật đã bị thanh loại là 03; số cơ sở bí mật dự định kết nạp thêm là 07 (số cơ sở bí mật tiếp tục được xây dựng thêm qua các năm, năm 2012 thêm 27, năm 2013 thêm 26, năm 2014 thêm 27 cơ sở bí mật). Điển hình cho việc xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật có hiệu quả là Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc của Cục Điều tra Chống buôn lậu, đã có cơ sở bí mật cung cấp nguồn tin có giá trị để đơn vị đi sâu điều tra bắt giữ vụ buôn lậu thuốc lá ngoại gồm 100.500 bao trị giá khoảng 3 tỷ đồng và 03 chiếc xe ôtô loại 12 chỗ. Về thực hiện biện pháp sưu tra: Từ khi có Quyết định số 54/QĐ-TCHQ, ngày 17/9/2009 của Tổng cục Hải quan, quy định phương pháp, trình tự thực hiện biện pháp sưu tra, thì từ những tháng cuối năm 2010, việc thực hiện biện pháp sưu tra bắt đầu có sự chuyển biến. Nhiều Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã tổ chức học tập quán triệt các văn bản, xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo rà soát các địa bàn trọng điểm. Một số đơn vị đã thực hiện biện pháp sưu tra theo đúng quy định, tổ chức xét duyệt, phân loại đối tượng sưu tra và lập hồ sơ để theo dõi quản lý, tổ chức xác minh về nhân thân lai lịch và các biểu hiện nghi vấn của đối tượng. Về thực hiện nghiệp vụ đấu tranh chuyên án: Từ đầu năm 2011, nhiều Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã chú trọng xác lập và đấu tranh chuyên án thành công. Điển hình trong triển khai công tác này là các đơn vị: Cục Hải quan Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Điện Biên, Thành phố Hồ Chí minh... Kết quả, tính đến hết quý III/2011, toàn ngành Hải quan đã tổ chức đấu tranh thành công 23 chuyên án, thu nộp ngân sách gần 900 91 triệu đồng; thu giữ tang vật gồm: 100.500 bao thuốc lá, 03 xe ô tô 12 chỗ, 340g heroin, 2.237 viên ma túy tổng hợp, 31,66kg cần sa, 1kg ketamin, 5,9kg Methamphetamine, 8 kg pháo và gần 4 containers đồ điện tử đã qua sử dụng vi phạm Luật Môi trường, vi phạm Công ước Basel. Các năm tiếp theo, đấu tranh chuyên án tiếp tục được quan tâm triển khai. Năm 2014, xác lập và đấu tranh thành công 22 chuyên án. Đặc biệt có nhiều chuyên án lớn như: chuyên án TD804 đấu tranh với hành vi vi phạm trong nhập khẩu tân dược của Công ty YTECO; chuyên án LP205 làm rõ hành vi vi phạm qua giá nhập khẩu hàng trăm xe ôtô du lịch; chuyên án GM306 làm rõ thủ đoạn lợi dụng quy trình thủ tục hải quan mới, làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_phap_che_xa_hoi_chu_nghia_trong_dau_tranh_phong_chong_buon_lau_qua_bien_gioi_cua_luc_luong_hai_qu.pdf
Tài liệu liên quan