Luận án Pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận n 10

1.2. Tình hình nghiên cứu ở ong nước 14

1.3. Đ nh gi ình hình nghiên cứu liên quan đến đề ài luận n 22

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC

QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VÀ

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25

2.1. Những vấn đề lý luận về h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố

 ụng hình sự ở Việ Nam 25

2.2. Ph luậ của nước ngoài về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình

sự và mộ số kinh nghiệm có hể vận dụng ở Việ Nam 54

Chương 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH

VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 71

3.1. Kh i lược c c giai đoạn lịch sử của h luậ về hợ c quốc ế ong

lĩnh vực ố ụng hình sự ở Việ Nam 71

3.2. Quy định h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự ở

Việ Nam 75

3.3. Thực ạng thi hành h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng

hình sự ở Việ Nam hời gian qua 92

3.4. Nhận xé , đ nh gi chung 103

Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ

TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 122

4.1. Dự b o ình hình 122

4.2. Phư ng hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước a về hoàn hiện h

luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh vực ố ụng hình sự 129

4.3. Giải h gó hần hoàn hiện h luậ về hợ c quốc ế ong lĩnh

vực ố ụng hình sự và nâng cao hiệu quả hực hiện h luậ 130

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf236 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam (gồm: Phạm Thế Vinh, Nguyễn Hà Lan, Phạm Thúy Ngân và Nguyễn Xuân Đại từ Liên bang Nga, Lê Quang Nhật từ Cộng hòa U-crai-na, Phùng Hữu Sơn từ Cộng hòa Séc và Phạm Minh Đại từ Cộng hòa Bê-la-rút); - 01 đối tượng bị bắt giữ khi bỏ trốn về Việt Nam (Nguyễn Tất Kiên từ Ô- xtrây-li-a); - 04 yêu cầu bị phía nước ngoài từ chối (gồm Nguyễn Trần Hường bị Nhật Bản từ chối do hết thời hiệu truy cứu TNHS theo pháp luật Nhật Bản, Nguyễn Hải An bị Cộng hòa Séc từ chối do đối tượng được cấp quy chế tị nạn tại Séc, Phạm Mạnh Hùng bị Vương quốc Thái Lan từ chối do đối tượng được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cấp quy chế tị nạn và đã được Ca-na-đa tiếp nhận, Đào Thanh Tùng bị Liên bang Nga từ chối do đang chấp hành án về một tội phạm thực hiện trên lãnh thổ Nga); - 01 đối tượng trở về Việt Nam và ra trình báo với cơ quan chức năng về việc đã bị truy cứu TNHS và chấp hành hình phạt về tội phạm bị dẫn độ tại nước ngoài (Nguyễn Văn Trung từ Vương quốc Căm-pu-chia); - Bộ Công an đang tiếp tục tích cực đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khẩn trương giải quyết các yêu cầu còn lại [29], [70]. 3.3.3.3. Kết quả thực thi quy định về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù a) Việc chuyển giao phạm nhân ra nước ngoài 101 Theo số liệu thống kê đến tháng 8/2019, với tư cách là Cơ quan trung ương về chuyển giao người bị kết án phạt tù, Bộ Công an đã tiếp nhận và xử lý 61 hồ sơ yêu cầu chuyển giao phạm nhân từ Việt Nam ra nước ngoài (chủ yếu là các nước: Ô- xtrây-lia, Hàn Quốc, Lào, trong đó, 16 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại). Trong số các yêu cầu chuyển giao nêu trên, Bộ Công an đã thực hiện chuyển 18 phạm nhân cho phía nước ngoài, gồm: Bun Kiss Sina (2004, Pháp), Sapa Lavelua (2010, Pháp), Andro Stesphane Michel Augste (2005, Pháp), Chăm Khảo Pha Na Xạ Máy (2007, Lào), 03 phạm nhân người Thái Lan, Trần Thị Hiền (2011, Vương quốc Anh, đã chết sau 01 tuần kể từ ngày được chuyển giao về Vương quốc Anh do bị bệnh nặng); Kim Ji Jong (2012, Hàn Quốc); Tan Òn Luông Bộ Lỵ Bun (2012, Lào); Phon Sa Vẳn Vông Khăm Khun (2013, Lào); Martin Phạm (2017, Ô-xtrây-li-a); Nguyễn Thị Kim Hiếu (2017, Ô-xtrây-li-a), Trịnh Hữu (2017, Ô-xtrây-li-a), Phan Thị Kim Phượng (2018, Ô-xtrây-li-a); Trần Văn Việt (2018, Ô-xtrây-li-a); các Tòa án có thẩm quyền đã ra 07 Quyết định thi hành quyết định chuyển giao phạm nhân cho nước ngoài nhưng chưa tiến hành bàn giao phạm nhân do phía đối tác nước ngoài chưa có trả lời chính thức về thời gian, địa điểm bàn giao (tuy nhiên đã có 04 trường hợp trong 07 trường hợp nêu trên rút đơn xin được chuyển giao, do vậy phía nước ngoài thông báo không tiếp tục xử lý vụ việc và đóng hồ sơ, đến nay 04 phạm nhân tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam gồm: Nguyễn Kant, Lê Mỹ Linh, Lương Jasmine, Chu Hoàng Mai); đang trao đổi về thời gian và địa điểm để bàn giao 03 phạm nhân về Ô-xtrây-li-a (Trang Bích Phượng, Phillip Nguyễn, Lâm Mộng Chinh). Các phạm nhân đã được chuyển giao chủ yếu phạm các tội về ma túy [29], [70]. b) Việc tiếp nhận phạm nhân đang thi hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục chấp hành hình phạt tù Tính đến tháng 8/2019, Bộ Công an đã nhận được trên 16 đề nghị của phía nước ngoài (02 đề nghị theo nguyên tắc có đi có lại) về việc chuyển giao công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt, trong đó có đối tượng liên quan đến tổ chức khủng bố quốc tế, có đối tượng là đối tượng truy nã của Việt Nam. Việt Nam đã tiến hành tiếp nhận 04 102 phạm nhân đầu tiên từ Vương quốc Anh về Việt Nam để tiếp tục cho chấp hành án, gồm: Khoa Kim Học, Vũ Lâm Giang, Vũ Văn Phòng và Nguyễn Việt Cường. Các phạm nhân này đều bị Tòa án có thẩm quyền của Vương quốc Anh tuyên hình phạt tù chung thân về tội giết người. Quá trình chuyển giao không áp dụng các biện pháp chuyển đổi hình phạt; đến nay, chưa phạm nhân nào được áp dụng các hình thức giảm án, tha tù trước thời hạn. Như vậy, có thể khẳng định, mặc dù còn là lĩnh vực hoạt động mới nhưng hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù phù hợp với chính sách nhân đạo, khoan dung của Nhà nước ta đối với người phạm tội là người nước ngoài và trách nhiệm đối với công dân Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài [29], [70]. Ví dụ: Trên cơ sở Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, ngày 10/12/2010, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội có Công hàm chuyển Công thư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vương quốc Anh gửi Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đề nghị chuyển giao phạm nhân Nguyễn Việt Cường (sinh năm 1983; đang chấp hành án phạt tù Chung thân tại Anh về các tội: Giết người, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản) về Việt Nam để tiếp tục chấp hành án. Do đối tượng Nguyễn Việt Cường đang bị cơ quan điều tra Việt Nam truy nã về Tội giết người và Tội gây rối trật tự công cộng. Ngày 25/6/2012 và ngày 25/11/2014, Đại sứ quán Anh có Công hàm gửi Bộ Công an đề nghị Việt Nam cam kết với Chính phủ Anh nếu Nguyễn Việt Cường được chuyển giao về Việt Nam thì Việt Nam sẽ không tuyên án tử hình hoặc nếu tuyên thì sẽ không thi hành đối với đối tượng này. Về đề nghị cam kết nêu trên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, Bộ Công an đã xin ý kiến các bộ, ngành hữu quan báo cáo Chủ tịch nước chấp thuận đề nghị này. Mặc dù có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này, tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc toàn diện các vấn đề liên quan, trong đó: (1) pháp luật Vương quốc Anh không có quy định hình phạt tử hình, nếu việc áp dụng hình phạt tử hình sau khi đối tượng được chuyển giao về Việt Nam thì gây nên tình trạng bất lợi hơn cho bị cáo, trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và nguyên tắc nhân đạo và (2) vấn đề vừa nêu có thể khiến Vương quốc Anh không 103 chuyển giao đối tượng vì trái pháp luật Vương quốc Anh, từ đó có thể không xử lý được tội phạm đã xảy ra ở Việt Nam, vô hình chung tạo nên tình trạng bỏ lọt tội phạm; (3) tạo tâm lý tội phạm trốn truy nã sẽ tìm đến các quốc gia không quy định hình phạt tử hình để tránh bị chuyển giao về Việt Nam xét xử, làm giảm hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu chuyển giao phạm nhân Nguyễn Việt Cường của phía Anh và quy định của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Anh, pháp luật Việt Nam, ngày 02/6/2017, TAND thành phố Hải Phòng mở phiên họp xem xét chuyển giao, ra Quyết định số 60/2017/QĐ- TA về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam. Nguyễn Việt Cường được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt tù Chung thân về các tội “Giết người, Bắt cóc, Giam giữ người trái luật, Bắt bí làm tiền, Gây thương tích” (tội danh phía Anh); thời hạn tù tính từ ngày bắt giam 29/01/2007. 3.4. Nhận xét, đánh giá chung 3.4.1. Nhận xét chung về ưu điểm và kết quả đạt được 3.4.1.1. Về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế song phương và đa phương Công tác đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập ĐƯQT về TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù đã bám sát chỉ đạo của các văn kiện về đối ngoại và HTQT của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật về ĐƯQT, luật hình sự, TTHS, đúng thẩm quyền, trình tự nên đã dần đi vào nề nếp. Nhiều ĐƯQT song phương có quy định về HTQT trong lĩnh vực TTHS đã được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, trong đó, thời gian gần đây, số lượng các hiệp định song phương ngày càng tăng, có chất lượng cao về kỹ thuật văn bản pháp lý quốc tế (cả tiếng Anh và tiếng Việt); nội dung phù hợp với các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, có tính đến sự tương thích với pháp luật quốc tế và phù hợp với pháp luật quốc gia đối tác. Việc đề xuất gia nhập ĐƯQT đa phương cũng được chú trọng, nhất là các ĐƯQT của Liên hợp quốc và trong khu vực ASEAN. Các cơ quan trung ương về các hoạt động HTQT đều có kế hoạch, chương trình đàm phán ký kết, gia nhập ĐƯQT liên quan. Điển hình như Bộ Công an đã xây 104 dựng kế hoạch, chương trình đàm phán ký kết, gia nhập ĐƯQT liên quan đến dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù các giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020 nên đã chủ động trong đàm phán với các nước. 3.4.1.2. Về thực trạng quy định của pháp luật trong nước Triển khai các văn kiện chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS nói riêng ngày càng hoàn thiện, cơ bản thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh PCTP, tăng cường HTQT trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Nhờ đó, BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật CAND năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, trừ một số điều, khoản), Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành. Mặc dù việc đánh giá chi tiết, cụ thể các quy định của các văn bản pháp luật mới được ban hành chưa thể tiến hành, nhưng xét trên cả quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có thể thấy, đến nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HTQT trong TTHS, các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, toàn diện hơn để các cơ quan chức năng của Việt Nam thực thi nhiệm vụ, đảm bảo mục đích và hiệu quả HTQT trong lĩnh vực TTHS. Pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS đã quy định rõ mục đích, chủ thể, nguyên tắc, phạm vi, giới hạn và các hoạt động HTQT cụ thể trong tất cả các giai đoạn của TTHS, theo đó, giai đoạn khởi tố (cân nhắc tình tiết vụ việc, đối tượng, hành vi phạm tội và đối chiếu với quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử; giai đoạn điều tra (TTTPHS, dẫn độ để truy cứu TNHS, điều tra chung, phối hợp điều tra, HTQT trong áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, xử lý tài sản do phạm tội mà có), giai đoạn truy tố (TTTPHS), giai đoạn xét xử (TTTPHS), giai đoạn thi hành án hình sự (công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án hình sự nước ngoài đã có hiệu lực đối với cá nhân người Việt Nam phạm tội ở nước 105 ngoài mà Việt Nam từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án hình sự, xử lý tài sản do phạm tội mà có). Nghiên cứu các quy định về hoạt động HTQT trong lĩnh vực TTHS cho thấy, đa số các quy định về HTQT điều chỉnh các hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra, truy tố; các quy định bảo đảm tính hiệu lực cao nhất (dưới hình thức văn bản luật, ĐƯQT), mang tính công khai, quy định chặt chẽ, khả thi. Pháp luật Việt Nam cũng quy định về nguyên tắc và những yếu tố cần cân nhắc khi quyết định tiến hành HTQT. Theo đó, là những yếu tố về tính chính trị, tính hiệu quả về chi phí, lợi ích kinh tế, yêu cầu về đối ngoại (chủ quyền quốc gia, vai trò, vị thế của Việt Nam và cơ quan chức năng của Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ giải quyết mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, nguyên tắc có đi có lại). Việc thực thi các quy định về nguyên tắc và các điều kiện để hợp tác đều được thực hiện đầy đủ với những cơ chế phối hợp chặt chẽ, tiến hành đúng thẩm quyền của các cơ quan hữu quan. Luật TTTP năm 2007 và BLTTHS năm 2015 đã quy định cơ quan trung ương trong các hoạt động HTQT trong TTHS. Các quy định của pháp luật về ĐƯQT, TTTP và pháp luật về tổ chức, bộ máy của các bộ, ngành cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành trong thực hiện các hoạt động HTQT trong TTHS. Liên bộ Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, VKSNDTC, TANDTC cũng đã xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác TTTPHS, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, trong đó, đã phân định tương đối rõ về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan có liên quan, góp phần tạo ra một cơ chế khá hiệu quả để thực hiện công tác này. Nhờ đó, việc thực hiện pháp luật đã được tiến hành thuận lợi, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự thời gian qua. 3.4.2. Hạn chế, thiếu sót 3.4.2.1. Trong đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế - Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 22 ĐƯQT đa phương có quy định về dẫn độ, trong đó bảo lưu hoặc tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định về dẫn độ của 12 điều ước (chiếm hơn 54%) mà thực hiện theo ĐƯQT song phương hoặc 106 nguyên tắc có đi có lại (xem Bảng 3). Với việc tuyên bố bảo lưu hoặc không coi ĐƯQT là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc dẫn độ, Việt Nam cần đàm phán, ký kết các ĐƯQT song phương quy định về dẫn độ hoặc thực hiện nguyên tắc có đi có lại với số lượng rất lớn (lên đến hàng trăm) quốc gia thành viên các ĐƯQT đa phương này. Việc thực hiện nguyên tắc có đi có lại gây kéo dài thời gian xử lý vụ việc, thêm nhiều thủ tục hơn; bên cạnh đó, nhiều vụ việc liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia sẽ rất khó khăn trong việc xử lý. Đối với nhiều quốc gia, việc tuyên bố thực hiện nguyên tắc có đi có lại hoặc xem xét thực thi đối với từng vụ việc cụ thể đồng nghĩa với việc quốc gia đó không chịu sự ràng buộc với một cam kết quốc tế, không chịu trách nhiệm quốc tế đối với vụ việc cụ thể và do đó, phạm vi và mức độ cam kết HTQT là không cao, dẫn đến ảnh hưởng đến niềm tin của các quốc gia đối tác của cộng đồng quốc tế vào sự thiện chí thực hiện các ĐƯQT của quốc gia có tuyên bố hoặc bảo lưu về dẫn độ. Điều này gây cản trở đối với việc nâng cao hiệu quả HTQT nói chung và HTQT trong lĩnh vực TTHS nói riêng. - Việc thực hiện trực tiếp các ĐƯQT song phương về TTTPHS, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù vẫn chưa được hướng dẫn thi hành cụ thể nên gây nhiều lúng túng, bị động cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành TTHS ở Việt Nam. Mặc dù Luật ĐƯQT năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định nếu ĐƯQT và pháp luật trong nước quy định khác nhau về một vấn đề thì thực hiện quy định của ĐƯQT, trừ Hiến pháp nhưng vì chưa có hướng dẫn cụ thể trong các biểu mẫu văn bản TTHS, các quyết định, lệnh của cơ quan điều tra, tòa án không có hướng dẫn về căn cứ trực tiếp vào ĐƯQT. - Một số văn kiện song phương đã ký trước năm 2004 có quy định khác với xu hướng và tiêu chuẩn mới về HTQT trong lĩnh vực TTHS, như việc thỏa thuận cấp bộ, cấp chính phủ (là ĐƯQT) trước năm 2004 có quy định về việc bắt giữ, bàn giao đối tượng bị truy nã, đối tượng nghi phạm tội trốn sang lãnh thổ của nhau (như với Trung Quốc, Campuchia). Các quy định này hiện nay không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật về ĐƯQT của Việt Nam, cũng gây sự không thống nhất trong HTQT, khó khăn trong việc thực thi ĐƯQT và pháp luật ở nước ta. 3.4.2.2. Về quy định của pháp luật trong nước 107 Thực tiễn triển khai các quy định của pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng cho thấy còn tình trạng không tương thích với pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế và các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Điều này dẫn đến khó khăn trong thực hiện pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS, cụ thể là: a) Pháp luật về dẫn độ - Quy định cơ quan trung ương của Việt Nam chưa thống nhất, có nhiều cơ quan trung ương thực thi các hoạt động khác nhau trong HTQT trong lĩnh vực TTHS. Nội dung 11 hiệp định TTTP có quy định về dẫn độ mà Việt Nam ký với các nước trước đây, VKSNDTC là cơ quan đầu mối về dẫn độ của Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 65 Luật TTTP quy định Bộ Công an là cơ quan đầu mối về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Việc quy định không thống nhất như trên đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an trong dẫn độ. Trong khi đó, theo quy định của các ĐƯQT và pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT, việc thay đổi cơ quan trung ương phải thực hiện dưới hình thức sửa đổi các ĐƯQT có liên quan. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an đã chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép đàm phán, ký lại các hiệp định đã ký trước đây theo hướng tách nội dung về dẫn độ thành hiệp định riêng. Mặc dù vậy, đến nay mới chỉ hoàn thành việc ký kết lại với Hung-ga-ri và đang triển khai đàm phán với Mông Cổ, các quốc gia khác chưa có phản hồi về việc đàm phán lại. - Quy định về “bắt khẩn cấp” trong các ĐƯQT về dẫn độ Luật TTTP không quy định về “bắt khẩn cấp” trước khi Nước yêu cầu đưa ra yêu cầu dẫn độ chính thức. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế và trong nhiều ĐƯQT về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết có quy định này để ngăn chặn kịp thời việc người bị yêu cầu dẫn độ (là đối tượng trong vụ án xuyên quốc gia) bỏ trốn. Nước yêu cầu dẫn độ có thể gửi yêu cầu “bắt khẩn cấp” đến nước được yêu cầu kèm theo cam kết sẽ gửi yêu cầu dẫn độ chính thức trong thời gian sớm nhất có thể. Mặc dù vậy, trước năm 2018, do chưa được quy định trong các văn bản pháp luật trong nước có liên quan nên biện pháp này không được áp dụng trên thực tế. BLTTHS năm 20015 đã quy định về các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ 108 hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ sau khi Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, vẫn có sự không tương thích, nhất là khoảng thời gian từ khi nhận được yêu cầu dẫn độ cho đến khi có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định này vào dự thảo Luật dẫn độ, trong đó, phải nêu rõ người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và các biện pháp tiếp theo sau khi đã bắt khẩn cấp để giải quyết yêu cầu dẫn độ trước khi có yêu cầu dẫn độ chính thức. - Quy định về thủ tục dẫn độ đơn giản Thủ tục dẫn độ đơn giản đã được quy định trong một số hiệp định về dẫn độ, theo đó, trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đồng ý với việc ra lệnh dẫn độ thì việc dẫn độ có thể được tiến hành kể cả khi các điều kiện về thủ tục chưa hoàn tất. Tuy nhiên Luật TTTP lại không quy định nội dung này, do đó các quy định của pháp luật hiện nay chưa tương thích với các ĐƯQT. Cần nghiên cứu bổ sung quy định về thủ tục dẫn độ đơn giản để bảo đảm tương thích với các ĐƯQT; tránh lãng phí thời gian của cán bộ trực tiếp giải quyết các hồ sơ yêu cầu dẫn độ. - Giải quyết trường hợp nước ngoài xin quá cảnh người bị dẫn độ Trong ĐƯQT về dẫn độ, các nước thường quy định một điều khoản liên quan đến việc quá cảnh người bị dẫn độ từ một nước thứ ba và người bị dẫn độ thường là đối tượng nguy hiểm cho xã hội, do đó cần được áp giải và bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thủ tục áp giải và bảo vệ đối với người bị dẫn độ. Do vậy, cần bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền quản lý, cho phép cũng như áp giải, giam giữ, bảo vệ vòng ngoài đối với người bị dẫn độ quá cảnh. Cơ quan nào ở các cửa khẩu có thể thực hiện nhiệm vụ này (cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, an ninh cửa khẩu hay an ninh hàng không). - Vấn đề cam kết không tuyên hoặc không thi hành án tử hình Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định hình phạt tử hình và không hạn chế việc dẫn độ đối với đối tượng có thể sẽ bị kết án tử hình, tuy nhiên, một số hiệp 109 định về dẫn độ giữa Việt Nam và các nước có quy định về cam kết không áp dụng án tử hình (như Điều 70 Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút, Điều 1 Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam; Liên bang Nga về TTTP và pháp lý về dân sự và hình sự; điểm d khoản 1 Điều 3 Hiệp định dẫn độ giữa CHXHCN Việt Nam và Ô-xtrây-li-a) theo đó, việc dẫn độ sẽ bị từ chối trong trường hợp tội phạm bị yêu cầu dẫn độ bị kết án tử hình theo pháp luật của Bên ký kết yêu cầu, nhưng Quốc gia yêu cầu không đảm bảo chắc chắn cho Quốc gia được yêu cầu rằng sẽ không thi hành bản án tử hình đó. Một số quốc gia, đặc biệt là một số nước châu Âu không quy định hình phạt tử hình, do đó khi tiến hành TTTPHS, dẫn độ, các quốc gia này đều đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên phạt tử hình hoặc tuyên phạt nhưng không thi hành đối với người phạm tội. Vấn đề cam kết không áp dụng án tử hình trong thực hiện TTTPHS là một vấn đề rất phức tạp. Trên thực tế, VKSNDTC đã giải quyết 01 trường hợp phía nước ngoài yêu cầu cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong TTTPHS theo hướng vận dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 để trình Chủ tịch nước quyết định ân giảm hình phạt tử hình trước khi có bản án của TAND. Bộ Công an cũng đã và đang giải quyết một số trường hợp phía nước ngoài yêu cầu cam kết không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị yêu cầu dẫn độ theo phương án của VKSNDTC, tuy nhiên, đây chỉ là phương án mang tính tạm thời, chưa bảo đảm chặt chẽ về thủ tục tố tụng, thẩm quyền tố tụng. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định về cam kết không tuyên hoặc không thi hình phạt tử hình đối với một số trường hợp cụ thể. - Quy định về ngôn ngữ và thời hạn xử lý hồ sơ Điều 5 Luật TTTP quy định về ngôn ngữ TTTP, theo đó, hồ sơ yêu cầu dẫn độ phải được dịch sang ngôn ngữ quy định trong ĐƯQT (trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có ĐƯQT về dẫn độ), ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận (trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có ĐƯQT về dẫn độ). Đồng thời, Luật chỉ quy định cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài dẫn độ phải dịch hồ sơ, không có quy định đối với trường hợp 110 tiếp nhận hồ sơ từ nước ngoài. Việc này hiện đang gây nhiều khó khăn cho Bộ Công an trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ yêu cầu dẫn độ của nước ngoài, cụ thể là: Một số hiệp định TTTP có quy định về dẫn độ mà Việt Nam ký kết trước đây quy định ngôn ngữ TTTP là tiếng Nga, dẫn đến việc yêu cầu dẫn độ được gửi hoàn toàn bằng tiếng Nga. Đồng thời, do không có quy định cụ thể về ngôn ngữ mà Việt Nam chấp nhận nên nhiều yêu cầu, đặc biệt là các yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại được dịch sang tiếng Anh hoặc giữ nguyên ngôn ngữ gốc của nước yêu cầu. Để phục vụ việc kiểm tra hồ sơ và giải quyết hồ sơ sau này (do các cán bộ của TAND cấp tỉnh - cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu - thường không sử dụng thành thạo ngoại ngữ), Bộ Công an (mà trực tiếp là Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) phải dịch hồ sơ sang tiếng Việt. Các hồ sơ yêu cầu dẫn độ thường gồm hàng trăm trang tài liệu pháp lý, việc dịch thuật mất nhiều thời gian (nhất là với các ngôn ngữ ít phổ biến, việc thuê dịch hồ sơ vừa bảo đảm chính xác, vừa bảo mật thông tin là rất khó khăn). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 38 Luật TTTP, Bộ Công an chỉ có thời hạn 20 ngày để kiểm tra hồ sơ kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ. Bên cạnh đó, một số TAND cấp tỉnh khi nhận được hồ sơ kèm bản dịch của Bộ Công an thường yêu cầu bản dịch phải được chứng thực mặc dù Bộ Công an không có chức năng này và việc gửi bản dịch thực chất là để giúp TAND thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết yêu cầu. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định về ngôn ngữ TTTP mà Việt Nam chấp nhận (tương ứng với việc các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải xem xét yêu cầu bằng ngôn ngữ này mà không cần dịch sang tiếng Việt), cơ quan có trách nhiệm dịch hồ sơ ra tiếng Việt trong trường hợp không thể trực tiếp giải quyết bằng tiếng nước ngoài (bảo đảm chính xác và bí mật), đồng thời, gia hạn kiểm tra hồ sơ đối với trường hợp phải dịch hồ sơ sang tiếng Việt. - Về việc hướng dẫn hoặc quy định cụ thể về việc thực hiện nguyên tắc có đi có lại, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và sự phối hợp của các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc tiếp nhận hoặc gửi yêu cầu ủy thác tư pháp theo nguyên tắc có đi có 111 lại. Theo quy định tại các điều 66 và 67 Luật TTTP, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định thực hiện nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ TTTP với nước hữu quan; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài và chuyển về cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước và chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao của nước sở tại để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước này xem xét, thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng yêu cầu thực hiện nguyên tắc có đi có lại chiếm tỷ lệ lớn: 73,5% số yêu cầu dẫn độ (cả hai chiều), 10% số yêu cầu TTTPHS, 23,37% số yêu cầu chuyển giao phạm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_hop_tac_quoc_te_trong_linh_vuc_to_tung.pdf
Tài liệu liên quan