Luận án Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay - Võ Thị Kim Tuyến

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRưỜNG. 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án . 8

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 20

1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án . 23

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ MÔI TRưỜNG VÀ . 26

PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRưỜNG . 26

2.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ môi trường và phát triển dịch vụ môi trường. 26

2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường . 35

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường

và gợi mở cho Việt Nam . 48

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

MÔI TRưỜNG Ở VIỆT NAM . 70

3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến

phát triển dịch vụ môi trường. 70

3.2. Thực trạng các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường . 76

3.3. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường . 86

3.4. Thực trạng các quy định pháp luật về giá dịch vụ môi trường . 113

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT

TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRưỜNG Ở VIỆT NAM . 122

4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay . 122

4.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường

ở Việt Nam . 124

4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay . 127

KẾT LUẬN . 146

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN . 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 150

 

pdf175 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay - Võ Thị Kim Tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thực hiện trên thực tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mặc dù Luật BVMT năm 2014 không quy định cụ thể về những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển DVMT, nhưng tại khoản 2 Điều 151 của Luật BVMT năm 2014 đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này. Theo đó, ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật BVMT thay thế cho Nghị định số 04/2009/NĐ-CP nói trên. Trong đó, tại Chương VII của Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp cung cấp DVMT sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ cụ thể như sau từ phía Nhà nước [41]. 3.2.1. Các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và đất đai  Hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tập trung; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung nếu đầu tư xây dựng công trình 77 BVMT đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 39 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì được Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất sẵn có ngoài phạm vi dự án hoặc hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về đầu tư nếu Nhà nước không bố trí được quỹ đất sẵn có ngoài phạm vi dự án  Ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và bồi thường Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; dịch vụ xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại khu vực công cộng; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; dịch vụ hỏa táng, điện táng và ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác nếu đầu tư xây dựng công trình đáp ứng các điều kiện khoản 1, khoản 2 Điều 40 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất như các đối tượng đặc biệt ưu đãi đầu tư theo pháp luật về đất đai. Ngoài ra, đối với đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; xử lý chất thải rắn thông thường tập trung còn được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng. 3.2.2. Các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ vốn và thuế  Ưu đãi về huy động vốn đầu tư  Ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương và các tổ chức tín dụng khác Theo điểm a khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án thực hiện hoạt động xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên hoặc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung nếu áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% trên tổng lượng chất thải rắn thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn từ Quỹ BVMT Việt Nam, quỹ BVMT địa phương và các tổ chức tín dụng khác. 78 Theo điểm b khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động còn lại (không thuộc 2 trường hợp nêu trên) quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là phụ lục III Nghị định số 19) thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình và được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn từ quỹ BVMT Việt Nam, quỹ BVMT địa phương và các tổ chức tín dụng khác. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 về chuyên đề quản lý chất thải của Bộ TN&MT, tính đến tháng 6/2017, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho vay ưu đãi 245 dự án BVMT với tổng số tiền cho vay hơn 1.900 tỷ đồng; tài trợ các hoạt động BVMT với số tiền hơn 57 tỷ đồng; ký quỹ môi trường đạt gần 130 tỷ đồng; thu lệ phí bán/chuyển Chứng chỉ giảm phát thải hơn 44 tỷ đồng; trợ giá sản phẩm dự án CDM 234,8 tỷ đồng. Trong số các dự án đã triển khai, có hơn 20 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp của khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường với tổng vốn cho vay lên tới gần 300 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ còn tiến hành cho vay đối với các dự án về xã hội hóa thu gom rác thải với số vốn vay hơn 20 tỷ đồng [22, tr.154]. Như vậy, có thể thấy rằng, Quỹ BVMT Việt Nam đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần tăng cường cho công tác BVMT nói chung, quản lý chất thải nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc về cơ chế huy động vốn, cơ chế cho vay, hỗ trợ lãi suất, tài trợ Do vậy, nguồn vốn hoạt động của Quỹ chưa thật sự ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, số lượng các dự án BVMT được hỗ trợ tài chính của Quỹ c ng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.  Ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam Theo khoản 2 Điều 42 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động quy định tại phụ lục III Nghị định số 19 (xem thêm phụ lục V của Luận án) được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư như các dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 42 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án về sản xuất ứng dụng sáng chế BVMT được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp 79 Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giả pháp hữu ích thì ngoài các ưu đãi về vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ BVMT địa phương và ưu đãi về tín dụng đầu tư từ ngân hàng phát triển Việt Nam như đã nêu ở trên còn được Nhà nước hỗ trợ 10% tổng vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế BVMT. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 42 của Nghị định số 19/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án thực hiện các hoạt động được quy định tại phụ lục III Nghị định số 19, ngoại trừ các hoạt động xử lý CTNH, đồng xử lý CTNH và hoạt động QTMT, được ưu tiên xem xét, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nếu dự án đó được quy định trong các kế hoạch, chiến lược được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội ban hành và thuộc các lĩnh vực quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành.  Ưu đãi về thuế Điều 16 Mục 1 chương III của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư [64], trong đó hoạt động thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải sẽ được ưu đãi cụ thể như sau:  Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;  Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;  Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Như vậy, đối với các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động thu gom, xử lý, tái chế chất thải nói chung theo Luật Đầu tư sẽ được áp dụng các ưu đãi về thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất như đối với các doanh nghệp bình thường khác đầu tư vào các ngành, nghề được Nhà nước quy định ưu đãi. Mặt khác, theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, đối với một số loại hình DVMT cụ thể áp dụng các mức ưu đãi theo quy định như sau:  Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Theo Điều 43 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án đầu tư mới về xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; 80 giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như các đối tượng thuộc lĩnh vực BVMT theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, theo thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động BVMT quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 9,10 của phụ lục III Nghị định số 19 (xem thêm phụ lục V của Luận án) được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư [13]. Ngoài ra, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 9,10 của phụ lục III Nghị định số 19 còn được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, trong kỳ tính thuế đầu tiên có thu nhập chịu thuế mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian 81 bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định [13].  Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu Theo quy định tại khoản 19 Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 [66], hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để BVMT thì được miễn thuế, bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường; sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Điều 44 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP c ng quy định về vấn đề này. Để cụ thể hóa khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ngày 9/8/2016, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 128/2016/TT-BTC quy định về miễn giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải [12]. Theo đó, miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường có tên trong Biểu thuế xuất khẩu và có văn bản chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Giảm 50% mức thuế xuất khẩu (trường hợp mức thuế xuất khẩu sau khi giảm thấp hơn mức sàn khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thì sẽ áp dụng mức sàn khung thuế suất thuế xuất khẩu) đối với các sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có tên trong Biểu thuế xuất khẩu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Trường hợp sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải xuất khẩu nêu trên không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 182/2015/TT- BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Trường hợp sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu vượt quá số tiền được miễn, giảm thì số thuế nộp thừa được xử lý theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định 82 về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.  Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng Theo Điều 45 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh từ hoạt động BVMT được áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Nghị định c ng quy định Thủ tướng Chính phủ quy định ưu đãi thuế GTGT đối với một số sản phẩm, dịch vụ BVMT đặc thù. Theo quy định tại Luật Thuế GTGT năm 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2013 (Luật Thuế GTGT hiện hành) [62], đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT) nên về nguyên tắc, thuế GTGT thu theo hàng hóa, dịch vụ không phân biệt mục đích sử dụng. Luật Thuế GTGT hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% trong đó: thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo đúng thông lệ quốc tế; thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu như nước sạch phục vụ sinh hoạt, thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh..., mức phổ biến 10% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ còn lại. Đối tượng không chịu thuế, thuế suất thuế GTGT do Quốc hội quyết định chứ không phải Chính phủ theo như quy định tại khoản 2 Điều 45 của Nghị định số 19/NĐ-CP. Do đó, nghiên cứu sinh kiến nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu để tiến hành sửa đổi nội dung này trong thời gian tới. Như vậy có thể thấy rằng, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP chỉ có quy định danh mục các hoạt động BVMT được ưu đãi hỗ trợ; không có quy định cụ thể về "một số sản phẩm, dịch vụ BVMT đặc thù". Mặt khác, chính sách thuế GTGT đối với các sản phẩm, dịch vụ BVMT đã được quy định cụ thể tại Luật Thuế GTGT hiện hành và thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đặc biệt, pháp luật thuế GTGT đã có quy định tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về BVMT đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật và được cấp chứng nhận giảm phát thải đều không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi chuyển nhượng quyền phát thải (thuế GTGT đầu vào được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế theo quy định). Hoạt động BVMT quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 19/2015/NĐ- 83 CP và mục 9 của Phụ lục III Nghị định số 19 thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc mức thuế suất 5% (là mức thấp - ưu đãi). 3.2.3. Các quy định pháp luật về hỗ trợ giá và tiêu thụ sản phẩm Điều 46 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chủ dự án thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; hoạt động QTMT nền; dịch vụ hỏa táng, điện táng và sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận BVMT; nếu đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ công ích thì được trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Mặt khác, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích [35], theo đó, sản phẩm, dịch vụ được xác định là sản phẩm, dịch vụ công ích khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau đây: Một, là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh; Hai là, việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí; Ba là, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Như vậy, để được xem là sản phẩm, dịch vụ công ích và được hưởng chính sách trợ giá của Nhà nước thì các loại hình DVMT phải đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi thực hiện các quy định pháp luật về hỗ trợ DVMT công ích qua giá đã nảy sinh nhiều bất cập đó là không đảm bảo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị cung cấp DVMT. Do đó, việc áp dụng đầy đủ giá dịch vụ về môi trường theo nguyên tắc thị trường – người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường sẽ gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm công sản phẩm quy định tại khoản 12, 13 của Phụ lục III Nghị định số 19 (xem thêm phụ lục V của Luận án) như sản phẩm thân thiện môi trường được Bộ TN&MT gắn Nhãn xanh Việt Nam hoặc sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải 84 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận Đồng thời, tổ chức, cá nhân ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. 3.2.4. Các quy đinh pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ khác  Theo Điều 48, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP về hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn, theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau: quảng bá sản phẩm từ hoạt động BVMT, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chương trình về BVMT nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt, sản phẩm thải bỏ tại nguồn. Chi phí thực hiện các hoạt động này được hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.  Điều 49 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định về giải thưởng BVMT như sau: định kỳ hai năm một lần, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức bình chọn, trao giải thưởng và tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động BVMT, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. 3.2.5. Một số đánh giá kết quả của việc thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường Trong những năm, với mức độ khác nhau, các đô thị, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Một số đô thị đã có những dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án xử lý chất thải, chủ yếu tập trung là các dự án xử lý nước thải đô thị, dự án phân loại rác từ nguồn, thu gom và xử lý chất thải Một số địa phương đã huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để xử lý chất thải rắn với công nghệ hiện đại. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở xử lý chất thải và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác [22, tr.153]. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt 85 bằng; được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải trên cơ sở nguồn lực trong nước Mặc dù nguồn tài chính đầu tư cho quản lý chất thải khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành phần lớn cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải, do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu hủy chất thải hiện nay là rất thấp. Như vậy, kể từ khi Luật BVMT năm 2014 được ban hành và có hiệu lực đến nay, đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động BVMT nói chung và phát triển DVMT nói riêng, hệ thống các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển DVMT đã tương đối đầy đủ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trường DVMT phát triển, nhất là đối với các loại hình dịch vụ như: xử lý nước thải tập trung; thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; xử lý chất thải nguy hại (CTNH), quan trắc môi trường Trước đây, theo quy định hỗ trợ tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 04/2009/NĐ- CP, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tập trung quy định áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 10% được Nhà nước hỗ trợ 50% vốn đầu tư xây dựng, trong đó 40% từ ngân sách trung ương và 10% từ ngân sách địa phương; 50% còn lại được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Quỹ BVMT Việt Nam. Mặc dù đây là quy định hỗ trợ khá mạnh mẽ cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ xử lý CTRSH tập trung, tuy nhiên, các doanh nghiệp hầu như vẫn chưa sẵn sàng tham gia thị trường. Nguyên nhân một phần là do quy định nói trên còn nhiều bất cập, nguồn ngân sách của Nhà nước chưa đủ mạnh để thực hiện việc hỗ trợ, đồng thời trình tự, thủ tục xin hỗ trợ c ng chưa được quy định cụ thể khiến các doanh nghiệp khó triển khai thực hiện trên thực tế. Một phần nguyên nhân do đơn giá thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt còn tương đối thấp, không đủ bù đắp chi phí. Hiện nay, mặc dù Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 đã thay thế Nghị định 04/2009/NĐ-CP nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu các cơ chế triển khai thực hiện. Ngoài ra, có thể thấy rằng, các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển DVMT hiện nay được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật BVMT, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế GTGT, Luật Tài nguyên nước và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính 86 phủ và các Bộ, ngành có liên quan. Do đó, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, chưa thống nhất và đồng bộ giữa những quy định này, còn nhiều khoảng trống pháp lý chưa được giải quyết, đặc biệt chúng ta đang thiếu các cơ chế nhằm triển khai áp dụng. Đồng thời, doanh nghiệp trong nước còn bị hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin và khả năng tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công nghệ. Theo số liệu điều tra, khảo sát của Bộ TN&MT năm 2012 cho thấy, có 8,7% doanh nghiệp gặp khó khăn về công nghệ [18]. Thực tế c ng cho thấy còn khá nhiều các văn bản pháp luật quy định về ưu đãi, hỗ trợ không rõ ràng và khó hiểu không chỉ đối với các doanh nghiệp và còn đối với cả các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Có không ít các quy định được hiểu theo các cách khác nhau dẫn đến tình trạng vô tình hoặc cố ý hiểu sai trong áp dụng. Như các quy định pháp luật về ưu đãi thuế, vừa được quy định trong Luật Đầu tư, vừa được quy định trong Luật Đất đai, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế GTGT và trong rất nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính 3.3. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng Ngày 09 tháng 8 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1570/2016/QĐ-TTg phê duyệt khung chính sách, pháp luật về phát triển DVMT, theo đó, pháp luật về quản lý chất lượng DVMT sẽ bao gồm những nội dung sau: (1) các quy định về điều kiện hoạt động đối với tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp DVMT; (2) các quy định về chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp DVMT vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động, bảo đảm chất lượng DVMT; (3) hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các lĩnh vực DVMT; (4) hệ thống quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các lĩnh vực DVMT. Tuy nhiên, hiện nay các nội dung (3) và (4) vẫn đang trong giai đoạn rà soát, xây dựng và hoàn thiện. Do đó, trong khuôn khổ giới hạn của luận án này, nghiên cứu sinh không thể đi sâu nghiên cứu tất cả các quy định pháp luật cụ thể có liên quan đến nội dung (3), (4) mà chỉ tập trung phân tích các nội dung (1), (2) và một số nội dung (3). 87 3.3.1. Các quy định pháp luật về điều kiện hoạt động đối với tổ chức, cá nhân cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_phat_trien_dich_vu_moi_truong_o_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan