Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm khu vực Tây Nguyên

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước 19

1.2. Khái niệm 33

1.2.1. Giảng viên 33

1.2.2. Đội ngũ giảng viên 34

1.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên 36

1.3. Lý luận về đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm 37

1.3.1. Khái quát về trường Cao đẳng 37

1.3.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm 39

1.4. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm 41

1.4.1. Tầm quan trọng về PTĐNGV trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục 41

1.4.2. Yêu cầu đối với PTĐNGV trường Cao đẳng Sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 42

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm 49

1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường CĐSP 55

1.5.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường 55

1.5.2. Các yếu tố bên trong nhà trường 58

Tiểu kết Chương 1 61

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC TÂY NGUYÊN 62

2.1. Đặc điểm về tự nhiên, KT - XH và GD - ĐT khu vực Tây Nguyên 62

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 62

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 63

2.1.3. Thực trạng về Giáo dục và Đào tạo 63

2.1.4. Thực trạng về quy mô đào tạo của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 66

2.2. Tổ chức việc khảo sát thực trạng 68

2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 68

2.2.2. Cách thức tổ chức khảo sát thực trạng 71

2.2.3. Quy ước xử lý số liệu 75

2.3. Thực trạng ĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 76

2.3.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 76

2.3.2. Thực trạng về chất lượng ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 77

2.4. Thực trạng phát triển ĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 93

2.4.1. Thực trạng quy hoạch ĐNGV 93

2.4.2. Thực trạng tuyển dụng ĐNGV 95

2.4.3. Thực trạng sử dụng ĐNGV 97

2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV 99

2.4.5. Thực trạng đánh giá ĐNGV 101

2.4.6. Thực trạng tạo môi trường làm việc, các chính sách nhằm đảm bảo phát triển ĐNGV 103

2.5. Các yếu tố tác động đến sự phát triển ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 106

2.6. Đánh giá tổng quát về thực trạng ĐNGV và công tác PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 107

2.6.1. Mặt mạnh 107

2.6.2. Mặt yếu 108

Tiểu kết Chương 2 111

docx250 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng sư phạm khu vực Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giúp họ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Thực tiễn công tác đánh giá của các trường được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.24. Thực trạng đánh giá ĐNGV Nội dung Không thực hiện Có thực hiện Mức độ cần thiết ĐTB (M) Thứ bậc Mức độ thực hiện ĐTB (M) Thứ bậc 1 2 3 4 5 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 1. Xây dựng hệ thống tiêu chí ĐG theo các tiêu chuẩn NL của ĐNGV X 0 2.7 13.3 66 18 3.99 1 0.7 16 56.7 24.6 2 3.11 4 2. Xây dựng quy trình ĐG 0.7 1.3 19.3 58.7 20 3.96 2 2 16.7 49.3 26.7 5.3 3.17 3 3. Tổ chức thực hiện quy trình ĐG 1.3 1.3 20.7 57.3 19.4 3.92 3 0 6 52 36.7 5.3 3.41 1 4. Sử dụng các cách ĐG , hình thức ĐG khả thi, hợp lý 1.3 3.3 50 36.7 8.7 3.48 5 3.3 23.3 53.4 16.7 3.3 2.93 5 5. Sử dụng kết quả ĐG trong phân loại, sắp xếp, sử dụng GV 0 7.3 44 40 8.7 3.50 4 2 8 65.3 16.7 8 3.21 2 Quy ước: (1) Không cần thiết; (2) Ít cần thiết; (3) Bình thường; (4) Cần thiết; (5) Rất cần thiết (1’) Kém; (2’) Yếu; (3’) Trung bình; (4’) Khá; (5’) Tốt Bảng 2.24. cho thấy ĐNGV và CBQL các trường đều nhận thức được sự cần thiết của công tác đánh giá ĐNGV. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của công tác này được đánh giá ở mức cần thiết (3.48 - 3.99). Trong đó, nội dung “Xây dựng hệ thống tiêu chí ĐG theo các tiêu chuẩn năng lực của ĐNGV” được đánh giá ở mức cao nhất (3.99). Đây được xem là cơ sở quan trọng cho quy trình ĐG, tạo được tính cạnh tranh lành mạnh trong ĐNGV. Nội dung “Xây dựng quy trình đánh giá” và “ Tổ chức thực hiện quy trình đánh giá” cũng được đánh giá cao (3.96; 3.92). Đây được xem là “thang đo” để tiến hành công tác ĐG tường minh, rõ ràng. Tuy nhiên, nội dung “Sử dụng các cách ĐG, hình thức ĐG khả thi, hợp lý” lại có số điểm thấp nhất (3.48). Rõ ràng, phương pháp đánh giá này không được ĐNGV và CBQL đánh giá cao và không có trường nào vận dụng. Về mức độ thực hiện, các trường triển khai thực hiện các tiêu chí đã được đánh giá ở mức khá và trung bình (2.93 - 3.41), trong đó: tiêu chí “Tổ chức thực hiện quy trình ĐG” đạt mức khá, còn lại các tiêu chí khác đạt mức trung bình. Nghiên cứu hồ sơ các trường cũng cho thấy: Hằng năm, công tác KT, ĐG được chia làm 2 đến 3 đợt. Sau mỗi đợt có tổng kết, đánh giá. Nội dung ĐG thường tập trung vào: thực hiện nội quy, giờ giấc lên lớp; kế hoạch cá nhân; hồ sơ DH, NCKH, tự nghiên cứu. Kết quả đánh giá cũng là cơ sở để nhà trường bình xét thi đua cuối năm học. Nhận định về thực trạng công tác đánh giá ĐNGV, chúng tôi được biết công tác ĐG chưa thật sự khoa học; chưa quan tâm đầy đủ việc đánh giá ĐNGV dựa vào hệ thống tiêu chí ĐG theo các tiêu chuẩn năng lực của GV; chưa chú trọng cải tiến, xây dựng quy trình ĐG và tổ chức thực hiện quy trình ĐG, và sử dụng kết quả ĐG trong phân loại, sắp xếp, sử dụng GV chưa hiệu quả. 2.4.6. Thực trạng tạo môi trường làm việc, các chính sách nhằm đảm bảo phát triển ĐNGV Môi trường làm việc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đội ngũ trí thức giáo dục nói chung, ĐNGV trường CĐSP nói riêng. Bởi lẽ, khi GV được làm việc trong một môi trường khoa học, dân chủ, thân thiện, cởi mở, đoàn kết, GV sẽ củng cố được niềm tin, tạo động lực phấn đấu và cống hiến hết mình cho môi trường ấy bằng chính khả năng và tâm huyết của mình. Bảng 2.25. Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của việc thực hiện chế độ chính sách, tạo môi trường làm việc đối với ĐNGV Mức độ Nội dung Không thực hiện Có thực hiện Mức độ cần thiết ĐTB (M) Thứ bậc Mức độ thực hiện ĐTB (M) Thứ bậc 1 2 3 4 5 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 1. Chính sách hỗ trợ khuyến khích trong ĐT,BD 0 0 0 72.6 27.4 4.27 1 0 6.7 48.6 36 8.7 3.47 1 2. Chính sách mở rộng việc làm và tăng thu nhập 0 0 2.6 74.7 22.7 4.20 4 1.3 10.7 51.3 26.7 10 3.33 4 3. Điều kiện sinh hoạt và làm việc 0 0 0 74.7 25.3 4.25 2 1.3 10 52 26.7 10 3.34 3 4. Nhu cầu khám phá cái mới thông qua hoạt động NCKH 0.7 2 20.7 56.6 20 3.93 6 0.7 14 56.7 24.6 2 3.15 6 5. Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 0 0 1.3 75.3 23.4 4.22 3 0 20 48 26.7 5.3 3.17 5 6. Môi trường làm việc văn hóa 0 0 3.3 76.7 20 4.17 5 1.3 8 54 26.7 10 3.36 2 Quy ước: (1) Không cần thiết; (2) Ít cần thiết; (3) Bình thường; (4) Cần thiết; (5) Rất cần thiết (1’) Kém; (2’) Yếu; (3’) Trung bình; (4’) Khá; (5’) Tốt Về mức độ cần thiết, kết quả khảo sát ở Bảng 2.25. cho thấy ĐNGV và CBQL ở các trường đều nhận thấy việc thực hiện chế độ chính sách, tạo môi trường làm việc cho ĐNGV là hết sức cần thiết, với điểm trung bình ở mức cần thiết và rất cần thiết (3.93- 4.27). Việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi và các chính sách nhằm đảm bảo phát triển ĐNGV được các trường xác định là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển nhà trường nói chung, chiến lược PTĐNGV nói riêng. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo động lực cho ĐNGV yên tâm học tập, công tác và không ngừng tu dưỡng rèn luyện bản thân góp phần xây dựng nhà trường. Về mức độ thực hiện, trong những năm gần đây, các trường CĐSP trong khu vực đã ban hành các văn bản; sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường nhằm từng bước nâng cao chất lượng đời sống của ĐNGV cả về vật chất và tinh thần. Nhìn vào kết quả khảo sát ở Bảng 2.25. có thể thấy các mặt của công tác này được thực hiện ở mức điiểm từ 3.15 đến 3.47. Trong đó, tiêu chí có điểm đánh giá ở mức khá là “Chính sách hỗ trợ khuyến khích trong ĐT,BD” (3.47). Các tiêu chí khác như: “Chính sách mở rộng việc làm và tăng thu nhập; Điều kiện sinh hoạt và làm việc; Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Môi trường làm việc văn hóa” chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Riêng việc quan tâm về “Nhu cầu khám phá cái mới thông qua hoạt động NCKH” chưa được các trường chú trọng nhiều (3.15). Qua phương pháp phỏng vấn tại Câu hỏi 6: Ông/bà có ý kiến gì về chế độ, chính sách, môi trường làm việc của nhà trường đối với ĐNGV hiện nay? Kết quả cho thấy: Hầu hết các CBQL, GV các trường đều cho rằng các tiêu chế trên các trường đều có thực hiện ở mức độ trung bình. Cụ thể qua trao đổi với khách thể Đ1, Đ2, họ nhận xét rằng: trong các năm gần đây, nhìn chung nhà trường đã có sự quan tâm hơn đến đời sống của về cả về vật chất lẫn tinh thần. Đối với GV được cử đi học tập nâng cao trình độ, các trường luôn tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, phân công chuyên môn và sắp xếp công việc hợp lý để GV yên tâm học tập. Đối với công tác NCKH, ngay từ đầu năm học, các trường đều ban hành Quy định về công tác NCKH, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ NCKH hàng năm, hỗ trợ kinh phí làm các đề tài khoa học công nghệ, hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ GV trên tất cả các mặt chỉ ở mức trung bình, so với các trường ở các địa phương khác trong cả nước thì chế độ đãi ngộ này nhìn chung còn khiêm tốn, chưa kích thích tiềm lực NCKH và chưa tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy GV tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm để đề xuất các giải pháp tác động. 2.5. Các yếu tố tác động đến sự phát triển ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên Bảng 2.26. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc phát triển ĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng (%) ĐTB (M) Thứ bậc 1 2 3 4 5 Các yếu tố bên ngoài nhà trường 1 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 0 0 0 57.3 42.6 4.43 3 2 Sự phát triển của KH - CN và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 0 0 18 62 20 4.02 8 3 Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khu vực Tây Nguyên 0 0 0 72.6 27.4 4.27 6 Các yếu tố bên trong nhà trường 4 Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của Hiệu trưởng, CBQL nhà trường, các khoa 0 0 0 49.3 50.7 4.51 1 5 Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và ý thức cầu tiến của ĐNGV 0 0 0 53.3 46.7 4.47 2 6 Định hướng, chiến lược phát triển của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 0 0 0 65.3 34.7 4.35 4 7 Chế độ, chính sách của nhà trường 0 0 0 67.3 32.7 4.33 5 8 Cơ sở vật chất của nhà trường 0 0 0 76.7 23.3 4.23 7 Quy ước: (1) Không ảnh hưởng; (2) Ít ảnh hưởng; (3) Ảnh hưởng ở mức trung bình; (4) Ảnh hưởng nhiều; (5) Ảnh hưởng rất nhiều Bảng 2.26. với số liệu thống kê của các yếu tố tác động đã cho thấy công tác PTĐNGV của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Sự phát triển của KH - CN và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khu vực Tây Nguyên; Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của Hiệu trưởng, CBQL nhà trường, các khoa; Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và ý thức cầu tiến của ĐNGV; Định hướng, chiến lược phát triển của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên; Chế độ, chính sách của nhà trường; Cơ sở vật chất của nhà trường. Điểm trung bình các yếu tố từ 4.02 đến 4.51. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và có được đánh giá cao nhất là “Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của Hiệu trưởng, CBQL nhà trường, các khoa” (4.51). Yếu tố “Sự phát triển của KH - CN và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” có đánh giá thấp nhất (4.02) với 18% ý kiến đánh giá cho rằng yếu tố này chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình. Hai tiêu chí được đánh giá có mức ảnh hưởng lớn đến PTĐNGV chính là “Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và ý thức cầu tiến của ĐNGV” (4.47) và “Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước” (4.43). 2.6. Đánh giá tổng quát về thực trạng ĐNGV và công tác PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 2.6.1. Mặt mạnh 2.6.1.1. Về đội ngũ giảng viên Một là, đa số GV nhận thức được tầm quan trọng về vai trò, nhiệm vụ của bản thân đối với trọng trách được giao, có ý thức vươn lên, yêu nghề, có hoài bão với nghề, có trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực; đội ngũ được đào tạo chính quy, có nỗ lực vươn lên, khát khao khẳng định mình. Đặc biệt, ĐNGV ý thức được sự cần thiết phải phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đặc biệt là GDĐH. Hai là, ĐNGV có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy định của ngành, của nhà trường. Ba là, ĐNGV ngày càng được củng cố, vững vàng về mọi mặt, từng bước tiếp cận với việc cải tiến nội dung, PPDH, ƯDCNTT vào dạy học và sử dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào dạy học. Trình độ, năng lực của ĐNGV được đánh giá ở mức khá và dần dần được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy học và NCKH. Đặc biệt, số lượng GV sau đại học tăng nhanh trong những năm gần đây. 2.6.1.2. Về công tác phát triển đội ngũ giảng viên Một là, các trường đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng ĐNGV. Nhìn chung, các trường đều tuân thủ theo các quy định của các văn bản hiện hành hướng dẫn về công tác quy hoạch, tuyển dụng GV; phương thức thi tuyển đảm bảo tính khách quan, công bằng, tăng tính cạnh tranh, đảm bảo đúng chuyên môn, mở rộng phạm vi tuyển dụng, tạo cơ hội ngang nhau cho các ứng viên; việc bố trí sử dụng ĐNGV đúng chuyên ngành đào tạo. Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho ĐNGV luôn được các trường quan tâm, chú trọng. Hàng năm, các trường đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Quy mô đào tạo cũng từng bước được nâng lên trong những năm gần đây. Ba là, một số trường đã ban hành một số chính sách thu hút, đãi ngộ ĐNGV như: chế độ tiền lương; chính sách hỗ trợ công tác NCKH và học tập nâng cao trình độ; cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt và tạo được môi trường sư phạm, đoàn kết trong nhà trường. 2.6.2. Mặt yếu 2.6.2.1. Về đội ngũ giảng viên Một là, cơ cấu ĐNGV chưa đồng đều. Một số ngành học thừa GV, trong khi đó, một số ngành học mới lại thiếu GV nghiêm trọng. Hai là, hàng năm, số lượng GV lớn tuổi về hưu khá nhiều. Trong khi đó, số lượng GV trẻ mới được tuyển vào không đồng đều (có trường nhiều, có trường hầu như không có). Số GV này tuy nhiệt tình, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức thực tiễn, gặp nhiều hạn chế và khó khăn trong chuyên môn. Bên cạnh đó, số lượng GV được đào tạo sư phạm chính quy còn hạn chế, phần lớn GV chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Ba là, chất lượng ĐNGV chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ còn thấp. Số GV có học hàm, học vị lại càng không có. Trình độ ngoại ngữ, CNTT còn hạn chế. Cá biệt, có GV chưa tiếp cận được các PPDH hiện đại; năng lực của một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu, nhìn chung mới chỉ đạt ở mức độ trung bình khá. 2.6.2.2. Về công tác phát triển đội ngũ giảng viên Công tác phát triển ĐNGV chưa theo kịp với quá trình đổi mới giáo dục. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV, môi trường làm việc, các chính sách nhằm đảm bảo phát triển ĐNGV nhìn chung chưa mang tính chiến lược lâu dài, chậm đổi mới. Đặc biệt, vai trò của các cấp quản lý trong phát triển ĐNGV còn thụ động, lệ thuộc vào cấp trên, cụ thể: Thứ nhất, công tác quy hoạch chưa mang tính chiến lược lâu dài, còn manh mún, chưa chủ động, chưa gắn tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp với nhiệm vụ chức danh GV. Công tác quy hoạch chưa được xem là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác cán bộ. Thứ hai, công tác tuyển dụng ở một số trường còn chậm. Hàng năm số lượng GV nghỉ hưu ở các trường tương đối nhiều, số lượng GV tuyển mới lại chậm, phải chờ các cấp phê duyệt, nên tạo sự hẫng hụt về đội ngũ. Các khâu trong tuyển dụng có nơi, có lúc chưa thật sự khách quan, khoa học. Thứ ba, việc bố trí, sử dụng GV ở các trường chưa thật hợp lý. Nhiều khoa, bộ môn còn tình trạng thừa GV, thiếu tiết dạy do số lượng SV giảm. Ngược lại, có bộ môn phải mời thêm GV thỉnh giảng từ các trường bên ngoài do thiếu GV cơ hữu đối với một số môn học đặc thù. Đây chính là một nghịch lý khá phổ biến ở các trường, nhưng chậm được khắc phục. Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV còn chưa thật sự đi vào chiều sâu, chạy theo số lượng mà ít chú trọng đến chất lượng; việc cử GV đi tập huấn chuyên môn hiệu quả chưa cao, chưa thật sự tập trung việc phát triển năng lực GV. Phần lớn các trường thuộc nhóm mẫu nghiên cứu chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn. Thứ năm, đánh giá GV thực hiện chưa hiệu quả, chưa đánh giá theo năng lực của GV; kết quả đánh giá vẫn còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển biến về “chất”. Kết quả đánh giá chưa phải là căn cứ để GV điều chỉnh bản thân. Do đó, chưa thật sự là động lực để thúc đẩy GV phấn đấu; chưa lấy kết quả đánh giá làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, sàng lọc và thực thi chính sách phát triển GV. Thứ sáu, chính sách tạo động lực còn hạn chế, mức thu nhập chưa mang tính cạnh tranh, có khoảng cách xa với thị trường lao động bên ngoài, chưa kích thích động lực phát triển của GV, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám khi các trường bên ngoài tăng cường mời gọi, thu hút nguồn lực bằng các chính sách, điều kiện làm việc và mức thu nhập cao hơn. Tiểu kết Chương 2 Kết quả nghiên cứu thực trạng ĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên trên các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu cho thấy, về số lượng và cơ cấu ĐNGV: tỉ lệ nam, nữ chưa thật đồng đều (nam 60.2%, nữ 39.8%); cơ cấu về độ độ tuổi của ĐNGV giữa các trường cũng chưa đồng đều, GV dưới 30 tuổi chiếm 8.7%; GV trên 50 tuổi chiếm khá đông (35.4%); về chất lượng ĐNGV: tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 3.4%; GV có học hàm cao không có; GV có trình độ thạc sĩ chiếm khá đông (69.7%). Đây một yếu tố thuận lợi về chuẩn đội ngũ ở các trường. Tuy nhiên, tỉ lệ GV có trình độ ĐH còn khá cao (26.7%). Điều này đòi hỏi các trường phải xem xét và sớm có kế hoạch dài hơi trong việc ĐT, ĐT lại và BD cho ĐNGV. Trình độ ngoại ngữ, CNTT và các năng lực cần thiết của GV còn hạn chế, cụ thể, số GV có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế còn rất ít (1.5% GV có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 31- 45 trở lên; 6.6% GV có đạt trình độ C1; 8.5% GV đạt trình độ B1 và B2; 4.4% GV có chứng chỉ ƯDCNTT cơ bản). Kết quả nghiên cứu thực trạng PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên cho thấy: công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường để phát triển ĐNGV trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, PTĐNGV chưa theo kịp với quá trình đổi mới giáo dục. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV, môi trường làm việc, các chính sách nhằm đảm bảo PTĐNGV còn chậm đổi mới, đặc biệt là vai trò của các cấp quản lý trong PTĐNGV. Vì vậy, cần phải PTĐNGV đủ số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ, tham gia có hiệu quả quá trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, luận án còn đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến công tác PTĐNGV các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên. Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHU VỰC TÂY NGUYÊN 3.1. Những cơ sở xác lập các giải pháp 3.1.1. Các cơ sở pháp lý - Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị TW8, Khóa XI ngày 04/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện nền GD - ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. (Ban chấp hành Trung ương, 2013). - Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2013 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006-2020. (Thủ tướng chính phủ, 2013). - Chiến lược phát triển của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Thủ tướng chính phủ. (Thủ tướng chính phủ, 2012). - Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. (Thủ tướng chính phủ, 2008). - Thông tư liên tịch số 36/2014/BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập. (Bộ GD - ĐT và Bộ Nội vụ, 2014). - Thông tư số 35/2020/ TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập. (Bộ GD - ĐT, 2020). - Thông tư liên tịch số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin Truyền thông về Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin. (Bộ Thông tin Truyền thông, 2014). - Kế hoạch phát triển các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2025. 3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 “Tiếp tục xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ ĐNGV, CBQL theo hướng: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; “Tiếp tục đổi mới PPDH, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo”; “Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư và khai thác có hiệu quả CSVC, tài liệu, phương tiện dạy học; tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo nhằm giúp ĐNGV tiếp cận và hòa nhập với trình độ chung của các trường CĐ, ĐH trong cả nước và trên thế giới”. (Thủ tướng Chính phủ, 2012b). 3.1.3. Căn cứ vào sứ mạng và tầm nhìn của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên Các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên có sứ mạng: ĐT, BD đội ngũ giáo viên có trình độ CĐ bậc MN; đào tạo NNL có trình độ CĐ các ngành ngoài sư phạm; thực hiện liên thông, liên kết với các trường ĐH đào tạo các ngành sư phạm trình độ ĐH hệ vừa làm vừa học; đào tạo liên thông ngành GDMN từ trung cấp lên cao đẳng; BD, ĐT lại đội ngũ giáo viên MN và người lao động đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và nền KT-XH địa phương; bồi dưỡng cấp chứng chỉ các hệ ngắn hạn; rà soát, điều chỉnh và bổ sung CTĐT đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL của địa phương; xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ; thực hiện nhiệm vụ KH-CN theo hướng thiết thực, hiệu quả, theo lĩnh vực ưu tiên phù hợp với trình độ, năng lực của ĐNGV, phù hợp với yêu cầu phát triển của các trường và nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. (Trường CĐSP Đà Lạt, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, 2017). 3.1.4. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng công tác PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên cũng như một số yếu tố tác động đến thực trạng công tác PTĐNGV Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng như đã phân tích ở Chương II, công tác quản lý PTĐNGV chưa theo kịp với quá trình đổi mới giáo dục, đặc biệt là GDĐH. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, ĐT, BD, đánh giá ĐNGV, môi trường làm việc, các chính sách nhằm đảm bảo phát triển ĐNGV nhìn chung chưa mang tính chiến lược lâu dài. Đặc biệt, vai trò của các cấp quản lý trong công tác PTĐNGV còn thụ động, lệ thuộc vào cấp trên. 3.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc - Giải pháp PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên phải phù hợp với quan điểm, chủ trương về nâng cao chất lượng và PTĐNGV trong mạng lưới các trường CĐSP của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục; phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển GD - ĐT nói chung, PTNNL của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên nói riêng. - Các giải pháp được xác lập dựa trên Khung lý thuyết chung về PTNNL, đó là: (i) Quy hoạch; (ii) Tuyển dụng; (iii) Sử dụng; (iv) Đào tạo, bồi dưỡng; (v) Đánh giá; (vi) Chế độ đãi ngộ, môi trường NNL (khai thác được tính ưu việt của mô hình QLNNL so với mô hình PTĐNGV các trường CĐSP phù hợp với tính đặc thù, tính chuyên biệt của các trường CĐSP vùng Tây Nguyên); quan tâm đến phát triển các năng lực của ĐNGV: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kỹ năng sư phạm; (iii) Năng lực NCKH và hướng dẫn NCKH; (iv) Năng lực phát triển và thực hiện chương trình CTĐT; (v) Năng lực phát triển nghề nghiệp; (vi) Năng lực hợp tác với các bên liên quan để phát triển cộng đồng; (vii) Ngoại ngữ; (viii) Công nghệ thông tin. - Các giải pháp phải được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với từng thời điểm, sát thực tế của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên. - Mỗi giải pháp tuy giải quyết một vấn đề nhưng tổng thể sẽ tạo thành một hệ giải pháp đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cơ sở trục cốt lõi chung là Khung lý thuyết PTNNL. 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa - Hệ thống các giải pháp được đề xuất trên cơ sở xem xét, kế thừa, phát huy những thành quả, giá trị tích cực, hệ thống hóa theo khung lý luận - thực tiễn của đề tài về những mô hình PTĐNGV hiệu quả đã được các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên áp dụng trong những năm qua; kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có (công trình NCKH các cấp, các sách chuyên khảo, các luận án) của các tác giả trong và ngoài nước. Lẽ đương nhiên, các giải pháp phải có sự chọn lọc, đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn GD-ĐT hiện nay ở khu vực Tây Nguyên nói riêng và trong nước nói chung. 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - Các giải pháp phải xuất phát từ thực trạng ĐNGV và PTĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực trạng ở Chương 2; - Các giải pháp phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên; góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của các trường. - Các giải pháp phải phù hợp với tình hình phát triển KT-XH khu vực Tây Nguyên, đáp ứng và phục vụ thiết thực NNL của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi Các giải pháp đề xuất phải hướng đến trả lời các câu hỏi: Giải pháp nào sẽ đưa đến kết quả cao nhất? Giải pháp nào dễ triển khai đồng bộ nhất? Giải pháp nào có thể gặp khó khăn, vướng mắc? Phải đảm bảo thực hiện được trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế về tiềm lực của các trường. Cân nhắc đến các yếu tố như: xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách của Nhà nước chi phối nhằm phát huy tối đa tính hiệu quả, tính sát thực và tính khả thi của hệ giải pháp. 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc nêu trên, cần phải cân nhắc đến yếu tố bền vững khi đưa vào triển khai áp dụng tại các trường trong thời gian trước mắt và lâu dài, đảm bảo phục vụ mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn của mỗi trường. 3.3. Giải pháp phát triển ĐNGV ở các trường CĐSP khu vực Tây Nguyên 3.3.1. Giải pháp 1: Cải tiến công tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_cac_truong_cao_dang_su.docx
  • pdfHĐ LỮ THỊ HẢI YẾN.pdf
  • pdfLUẬN ÁN - NCS LU THI HAI YEN.pdf
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI BẰNG TIẾNG ANH.docx
  • pdfTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI BẰNG TIẾNG ANH.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI BẰNG TIẾNG VIỆT.docx
  • pdfTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI BẰNG TIẾNG VIỆT.pdf
Tài liệu liên quan