Luận án Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng số liệu vii

Danh mục hình ix

Danh mục bản đồ x

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 9

6. Cấu trúc của luận án 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

1.1.1. Trên thế giới 10

1.1.2. Ở Việt Nam 14

1.1.3. Ở tỉnh Bắc Giang 16

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 17

1.2.1. Phát triển nông nghiệp 17

1.2.2. Xây dựng nông thôn mới 37

1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 39

Tiểu kết chương 1 41

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG 42

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 42

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 42

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 43

2.1.3. Kinh tế - xã hội 47

2.1.4. Đánh giá chung 55

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 58

2.2.1. Khái quát chung 58

2.2.2. Nông nghiệp 63

2.2.3. Thủy sản 81

2.2.4. Lâm nghiệp 85

2.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang 89

2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG 107

2.3.1. Phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới 107

2.3.2. Xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp 108

Tiểu kết chương 2 114

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030 116

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 116

3.1.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang 116

3.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang 119

3.1.3. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 121

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG 130

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với thực tế 130

3.2.2. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản 132

3.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng tới đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 135

3.2.4. Xây dựng chỉ dẫn địa lí và thương hiệu nông sản, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ 136

3.2.5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trên diện rộng 137

3.2.6. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản 139

3.2.7. Tăng cường huy động vốn đầu tư 140

3.2.8. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và có chất lượng phục vụ sản xuất 142

3.2.9. Quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả 144

3.2.10. Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu 146

Tiểu kết chương 3 148

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC

 

doc221 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác chiếm 10,3%. Rõ ràng, chênh lệch tỉ trọng về GTSX giữa nuôi trồng với khai thác thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch về sản lượng. Cụ thể là năm 2015, xét về GTSX, tỉ trọng nuôi trồng cao hơn khai thác (76,1%); còn theo sản lượng thì mức chênh lệch này cao hơn (79,4%). Ngành thủy sản ở Bắc Giang cũng có sự phân hóa giữa các huyện/TP về GTSX và sản lượng. Hiện nay, huyện có GTSX thủy sản lớn nhất là Tân Yên và Hiệp Hòa, còn sản lượng thủy sản dẫn đầu là huyện Tân Yên và Yên Thế (phụ lục 2.18). Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá cũng được chú trọng đầu tư những năm qua (dịch vụ đóng và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ cung ứng giống, thức ăn, vốn, thú y, dịch vụ vận chuyển sản phẩm thủy sản, ). 2.2.3.2. Nuôi trồng thủy sản GTSX thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, từ 48,2 tỉ đồng năm 2005 lên 751,8 tỉ đồng năm 2015 (gấp 15,6 lần so với năm 2005), tăng nhanh hơn so vơi ngành khai thác thủy sản. Tốc độ tăng trung bình 22,8%/năm. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng nhanh, từ 6,1 nghìn tấn năm 2005 lên 32,5 nghìn tấn năm 2015 (gấp 5,4 lần so với năm 2005). Bảng 2.16. GTSX và sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015 Năm GTSX Sản lượng nuôi trồng Quy mô (tỉ đồng, giá so sánh 1994 và 2010) Tốc độ tăng trưởng (%) Nghìn tấn Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 48,2 9,9 6,1 10,0 2006 55,0 14,0 6,9 14,0 2007 71,4 29,8 8,9 29,8 2008 84,2 18,0 10,6 18,0 2009 124,2 47,5 14,9 41,5 2010 396,6 50,6 17,9 19,9 2011 476,0 20,0 21,4 19,7 2012 566,0 18,9 24,4 13,7 2013 603,0 6,5 26,0 6,9 2014 673,8 11,7 28,9 11,2 2015 751,8 11,6 32,5 12,4 Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ [17] Diện tích mặt nước NTTS của Bắc Giang tăng mạnh. Năm 2005 toàn tỉnh có 5,0 nghìn ha, đến năm 2010 tăng lên gần 8,9 nghìn ha và đạt gần 10 nghìn ha năm 2015 (tăng gấp 2,0 lần so với năm 2005 và 1,1 lần so với năm 2010). Nhiều nông hộ chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS. Nhiều mô hình vùng trũng trồng lúa 1 vụ được chuyển sang NTTS (cá, tôm nước ngọt) và luân canh cá-lúa, Bắc Giang là tỉnh có diện tích mặt nước NTTS đứng thứ 3/15 tỉnh vùng TDMNPB (sau Quảng Ninh và Phú Thọ) (phụ lục 2.19). Năm 2010 Năm 2015 Hình 2.5. Biểu đồ quy mô và cơ cấu diện tích NTTS tỉnh Bắc Giang theo phương thức nuôi năm 2010 và 2015 Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ [17] Trong cơ cấu diện tích mặt nước NTTS, 100% là diện tích nước ngọt. Trong đó, 99,9% là diện tích nuôi cá. Phương thức NTTS có bước cải tiến đáng kể. Năm 2010, diện tích nuôi bán thâm canh của tỉnh là 3,7 nghìn ha (42,1%), diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là 4,0 nghìn ha (47,3%), diện tích nuôi thâm canh là 935 ha (10,6%). Đến năm 2015, các con số này tương ứng là 4,7 nghìn ha (47,3%); 4,3 nghìn ha (42,7%); 1,0 nghìn ha (10%) [17]. Diện tích NTTS an toàn sinh học mới được áp dụng từ năm 2012 với quy mô nhỏ khoảng 05 ha và tăng lên 310 ha năm 2015 [113]. Nhìn chung, diện tích này chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu diện tích NTTS song cần được mở rộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Diện tích mặt nước NTTS lớn nhất ở huyện Lục Nam (1,7 nghìn ha, chiếm 17,1% cả tỉnh năm 2015), tiếp đó là các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Thế, Yên Dũng và Lạng Giang (đều trên 1,0 nghìn ha). Hình thức NTTS ở Bắc Giang khá đa dạng như HTX, trang trại và hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành vùng NTTS tập trung sản xuất hàng hóa tại 7/10 huyện, TP (Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam, Lạng Giang, Lục Ngạn). Đối tượng thủy sản được nuôi chủ yếu là cá truyền thống (mè, trôi, trắm, ) chiếm 85-90% sản lượng và diện tích nuôi. Còn các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao (chép V1, chim trắng, diêu hồng, lóc bông, rô phi đơn tính, rô đầu vuông, trắm đen, ba ba, cá lăng, cá tầm, ) bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây với diện tích và sản lượng chiếm khoảng 10-15% [113]. Mùa vụ nuôi thường căn cứ vào đặc điểm thời tiết và đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi. Mùa vụ nuôi thủy sản (chủ yếu là nuôi cá) thường bắt đầu thả giống từ tháng 3 đến tháng 4 và thời điểm thu hoạch vào các tháng 11, 12 hoặc đến tháng 1, 2 năm sau. Để tránh việc thu hoạch cá vào một thời điểm dẫn đến giảm giá thành sản phẩm nên nhiều vùng nuôi áp dụng phương pháp đánh tỉa, thả bù giúp kéo dài vụ thu hoạch thủy sản [113]. 2.2.3.3. Khai thác thủy sản Trong giai đoạn 2005-2015, GTSX ngành khai thác tăng từ 19,5 tỉ đồng năm 2005 lên 77,5 tỉ đồng năm 2015 (gấp 4,0 lần so với năm 2005). Song ở mỗi giai đoạn nhỏ lại có biến động khác nhau. GTSX thủy sản khai thác không ngừng tăng lên, từ 19,5 tỉ đồng năm 2005 lên 88,9 tỉ đồng năm 2010, sau đó giảm xuống 77,5 tỉ đồng năm 2015 với tốc độ tăng trưởng trung bình 8,7%/năm (phụ lục 2.20). Mặc dù vậy, song sản lượng thủy sản khai thác vẫn tăng lên, từ 2,9 nghìn tấn năm 2005 lên 3,9 nghìn tấn năm 2015 (gấp 1,3 lần so với năm 2005). Sản lượng khai thác đạt đỉnh điểm vào năm 2009 (4,4 nghìn tấn), sau đó giảm dần và duy trì nhiều năm ở mức trung bình 3,5-3,8 nghìn tấn. Hoạt động khai thác thủy sản ở Bắc Giang chủ yếu là đánh bắt cá, tôm từ sông Thương, sông Lục Nam và một số hồ lớn. Sản phẩm thủy sản khai thác đa dạng (chủ yếu vẫn là cá và tôm nước ngọt). 2.2.4. Lâm nghiệp 2.2.4.1. Khái quát chung Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trở thành nguồn thu chính của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên phạm vi toàn tỉnh, nhiều hoạt động lâm nghiệp gắn chặt với hoạt động nông nghiệp và là cơ sở cho nông nghiệp phát triển như các hoạt động chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả. Một số huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế, hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp đan xen nhau tạo nên sự phát triển liên hoàn trong sản xuất. Đồng thời, rừng và các hoạt động lâm nghiệp ở những địa phương này còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao giá trị của cảnh quan du lịch (khu du lịch Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, ). Những năm qua, GTSX lâm nghiệp của tỉnh tăng nhanh. Năm 2005, GTSX lâm nghiệp đạt 123,5 tỉ đồng, đến năm 2010 tăng lên 320,0 tỉ đồng và đạt 719,5 tỉ đồng năm 2015 (gấp 5,8 lần so với năm 2005) (giá so sánh). Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2005-2015 là 10,7%/năm (cao hơn mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp, 6,1%/năm). Ở giai đoạn trước khi xây dựng NTM, tăng trưởng GTSX của ngành chỉ đạt 4,8%/năm và chưa thực sự ổn định (điển hình như năm 2006 chỉ tăng 0,2%). Kể từ năm 2011 đến năm 2015, tăng trưởng GTSX lâm nghiệp rất cao (17,8%/năm) và chỉ có năm 2012 tăng trưởng thấp hơn, song cũng ở mức 7,4% (phụ lục 2.21) So với nông nghiệp và thủy sản, GTSX ngành lâm nghiệp của Bắc Giang mặc dù gia tăng hàng năm cao nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX N, L, TS (năm 2015 chiếm 3,8%) [17]. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận, phục vụ xuất khẩu và việc áp dụng nhiều thành tựu KHKT vào sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên nhanh chóng đem lại hiệu quả. Còn sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả sản xuất thấp, địa bàn sản xuất lại khó khăn (chủ yếu ở các huyện vùng cao, giao thông chưa phát triển), chu kỳ sản xuất dài, mới chỉ chú trọng khai thác tự nhiên và bước đầu tập trung đến trồng rừng và các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp. Bảng 2.17. Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015 (giá thực tế) Năm Tổng sô Chia ra Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp Quy mô (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Quy mô (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Quy mô (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Quy mô (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) 2005 163,6 100,0 47,8 29,2 101,2 61,9 14,6 8,9 2010 320,0 100,0 62,1 19,4 237,3 74,2 20,6 6,4 2015 972,8 100,0 108,2 11,1 814,3 83,7 50,3 5,2 Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ [17] Cơ cấu GTSX lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển dịch phù hợp với xu hướng chung của cả nước (giảm tỉ trọng ngành trồng và chăm sóc rừng, tăng tỉ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản khác). Hiện nay, trong cơ cấu GTSX lâm nghiệp thì hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỉ trọng cao nhất (luôn trên 80%), ngành trồng và chăm sóc rừng đứng thứ hai (dao động khoảng 10%). Ngành dịch vụ lâm nghiệp tuy có sự tăng trưởng về GTSX song vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 5-6%). Sự tăng lên về GTSX lâm nghiệp ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 chủ yếu do đóng góp của hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác. Hoạt động này được chú trọng phát triển do nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm gỗ và sản phẩm lâm nghiệp khác phục vụ cho phát triển kinh tế. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp có sự phân hóa rõ rệt giữa các huyện, TP trên địa bàn tỉnh. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX lâm nghiệp của Bắc Giang là huyện Sơn Động (36,70%), tiếp đến là huyện Yên Thế (20,68%), Lục Ngạn (19,05%), Lục Nam (16,68%) năm 2015 (phụ lục 2.22). Từ năm 2010 đến nay, tài nguyên rừng của Bắc Giang có nhiều biến động về diện tích và độ che phủ. Diện tích rừng giảm từ 160,2 nghìn ha năm 2010 xuống 144,4 nghìn ha năm 2011 (giảm 15,8 nghìn ha) và sau đó tăng lên 152,5 nghìn ha năm 2014, tiếp tục giảm xuống 141,9 nghìn ha năm 2015. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 36,5% năm 2014. Xét về cơ cấu diện tích rừng, nếu như năm 2005 tỉ trọng diện tích rừng tự nhiên chiếm ưu thế (56,9%) thì đến năm 2015 vai trò này lại nhường cho tỉ trọng diện tích rừng trồng (57,6%). Điều này khác với cả nước, tỉ lệ diện tích rừng trồng dao động 25-27%, còn lại 75% là diện tích rừng tự nhiên (phụ lục 2.23). Rừng hiện diện ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh song có sự phân hóa rõ rệt. Trong đó, diện tích rừng đứng đầu tỉnh là huyện Sơn Động (61 nghìn ha), Lục Ngạn (41,5 nghìn ha), Lục Nam (20,9 nghìn ha) và Yên Thế (12,5 nghìn ha) (phụ lục 2.24). Sự khác nhau về diện tích rừng giữa các vùng cũng được xem là cơ sở để Nhà nước và UBND tỉnh cũng như các địa phương lựa chọn chiến lược đầu tư, quy hoạch phát triển rừng hợp lý trên phạm vi cấp tỉnh. 2.2.4.2. Khai thác rừng Khai thác tài nguyên rừng chủ yếu là gỗ, củi, luồng, vầu, nứa hàng, măng tươi, lá dong, Sản lượng gỗ khai thác tăng từ 39,1 nghìn m3 năm 2005 lên 65,0 nghìn m3 năm 2010 và đạt 400,1 nghìn m3 năm 2015 (gấp 10,2 lần so với năm 2005). Gần đây, tỉnh có chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên (sản lượng gỗ rừng tự nhiên được khai thác giảm nhanh, từ trên 3,0 nghìn m3/năm xuống còn 580 m3 năm 2015) và chuyển sang khai thác gỗ rừng trồng. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu gỗ với diện tích khoảng 70 nghìn ha tại các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động [17], [77]. Cùng với nhu cầu về gỗ thì chủ trương khai thác rừng bền vững ở Bắc Giang và mở rộng hợp tác sản xuất với các tỉnh lân cận, nước ngoài, cũng trở thành điều kiện làm tăng sản lượng gỗ khai thác. Bảng 2.18. Sản lượng gỗ, củi khai thác tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 Năm Gỗ (nghìn m3) Củi (nghìn ste) 2005 39,1 152,9 2006 39,3 155,2 2007 50,3 165,2 2008 59,7 185,8 2009 61,2 196,2 2010 65,0 201,0 2011 87,6 205,5 2012 102,2 184,9 2013 183,2 104,4 2014 249,6 101,0 2015 400,1 70,2 Nguồn: Tổng hợp từ [17] Cùng với gỗ, củi cũng đem lại nguồn lợi to lớn. Sản lượng củi khai thác tăng từ 152,9 nghìn ste năm 2005 lên 201,0 nghìn ste năm 2010 (gấp 1,3 lần), sau đó giảm xuống còn 70,2 nghìn ste năm 2015 (giảm 2,2 lần so với năm 2005) [17]. Nguyên nhân do nhu cầu nhiên liệu từ củi được thay thế bằng các loại nhiên liệu khác có năng lượng cao, tiện sử dụng như than, dầu, điện, gas, điện từ, Mặc dù sản lượng khai thác giảm nhưng việc khai thác, tận thu củi sẽ tránh lãng phí rừng và tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn. Ngoài ra, rừng ở Bắc Giang còn cho khai thác các sản phẩm khác có giá trị kinh tế cao, đó là các lâm sản ngoài gỗ như song mây, nhựa trám, lá dong, măng tươi, mộc nhĩ, . Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã khai thác được 1,8 nghìn cây luồng, vầu; 7,2 nghìn cây tre; 6,0 nghìn cây nứa hàng; 221 tấn song mây; 405 tấn nhựa thông; 110 tấn nhựa trám; 12,5 nghìn lá dong; 710 tấn măng tươi và 6 tấn mộc nhĩ, [17] phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương cũng như các tỉnh lân cận. 2.2.4.3. Trồng và chăm sóc rừng Hoạt động trồng và chăm sóc rừng ở Bắc Giang cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng thì việc trồng rừng càng trở nên cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên đang cạn kiệt, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống, sinh kế cho người dân. Cùng với các địa phương khác trên cả nước trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình lớn nhằm đẩy mạnh hoạt động trồng rừng như “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng”, “Chương trình 327”, “Tết trồng cây”, Việc thực hiện “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng” cùng với thực thi nhiều chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho các hoạt động lâm nghiệp chuyển từ khai thác rừng sang trồng rừng. Từ năm 2005 đến nay, tổng diện tích rừng trồng trên phạm vi toàn tỉnh thay đổi tích cực. Năm 2005, diện tích rừng trồng đạt 3,9 nghìn ha và tăng lên 81,7 nghìn ha năm năm 2015 (chiếm 57,6% tổng diện tich rừng). Điều này phù hợp với chiến lược phát triển rừng trồng để cung cấp nguyên liệu gỗ cho nhu cầu kinh tế và hạn chế mức thấp nhất việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng, từ 6,7 nghìn ha năm 2010 lên 7,6 nghìn ha năm 2015, phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động (3,3 nghìn ha), Lục Ngạn (2,4 nghìn ha), Lục Nam (1,2 nghìn ha) [17]. Riêng 03 huyện này đã chiếm 90,1% tổng diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh. Cùng với việc trồng rừng tập trung, những hoạt động lâm sinh khác cũng được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng của địa phương. Diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng, từ 11,2 nghìn ha năm 2005 lên 14,4 nghìn ha năm 2010 và đạt 19,9 ha năm 2015 (gấp 1,8 lần năm 2005 và 1,4 lần năm 2010) [17]. 2.2.4.4. Bảo vệ và phát triển rừng Đến nay, Bắc Giang cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy cho kiểm lâm; xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng. Tỉnh cũng thành lập được tổ công tác để thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hoàn thành công tác rà soát, quy hoạch lại 03 loại rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp [113]. 2.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang 2.2.5.1. Hộ nông dân (nông hộ) Những năm qua, số lượng hộ N, L, TS giảm phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, thay vào đó là sự tăng lên của hộ phi nông nghiệp (phụ lục 2.25). Năm 2006, tỉnh có 292.078 hộ N, L, TS đến năm 2016 giảm xuống còn 237.106 hộ (giảm hơn 55.000 hộ). Sự sụt giảm số hộ N, L, TS trên địa bàn chủ yếu là hộ nông nghiệp. Bảng 2.19. Số lượng hộ N, L, TS tỉnh Bắc Giang các năm 2006, 2011, 2016 (Đơn vị: Hộ) Hộ 2006 2011 2016 Tổng 292.078 276.971 237.106 Hộ nông nghiệp 289.374 273.345 233.142 Hộ lâm nghiệp 303 822 1.274 Hộ thủy sản 2.401 2.804 2.690 Nguồn: Xử lý từ [15], [16] Nhờ có chính sách khuyến khích của Tỉnh ủy, UBND nên hàng vạn hộ nông dân đã thay đổi lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng từ N, L, TS tăng từ 341,9 nghìn đồng năm 2010 lên 635,8 nghìn đồng năm 2015 (giá thực tế) [17]. Tuy nhiên, sản xuất của nông hộ vẫn gặp một số khó khăn do diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp thấp (2.400 m2/lao động), đất sản xuất nông nghiệp còn phân tán. Điều này cản trở việc sản xuất hàng hóa tập trung, hạn chế việc đẩy mạnh cơ giới hóa cũng như đưa thành tựu khoa học vào sản xuất. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy (năm 2013) về việc tiếp tục vận động nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, tổ chức mô hình sản xuất hàng hóa trong N, L, TS, đến cuối năm 2014, Bắc Giang đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 2.162,2 ha (tăng 1.471,8 ha so với năm 2013) và hết năm 2015 là 9.429,7 ha, điển hình ở các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa [3]. Mặt khác, tỉnh cũng đạt nhiều thành tựu trong việc tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo thuận lợi cho xây dựng cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Cánh đồng lớn được coi là đặc trưng tiêu biểu trong tổ chức sản xuất của nông hộ ở Bắc Giang trong quá trình xây dựng NTM. Số cánh đồng lớn trên địa bàn đến năm 2015 là 118 cánh đồng, dẫn đầu vùng TDMNPB (phụ lục 2.26). Riêng 03 huyện (Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam) đã có 67 cánh đồng (chiếm 56,8% toàn tỉnh) [3], [16]. Trong đó, cánh đồng trên 50 ha có 10 cánh đồng; cánh đồng từ 30-50 ha có 84 cánh đồng; cánh đồng từ 20-30 ha có 23 cánh đồng; cánh đồng từ 10-20 ha có 01 cánh đồng [4], [113]. Đây là tiền đề, tạo cơ sở cho tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn. Bảng 2.20. Thông tin hoạt động sản xuất trên cánh đồng lớn tỉnh Bắc Giang năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Tổng số cánh đồng lớn + % so với cả nước + % so với vùng TDMNPB Cánh đồng % % 118 5,2 64,8 Số hộ tham gia + % so với cả nước + % so với vùng TDMNPB + % so với tổng số hộ nông nghiệp của tỉnh Hộ % % % 12.675 2,0 28,3 5,4 Diện tích gieo trồng trong 12 tháng qua + % so với cả nước + % so với vùng TDMNPB + % so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ha % % % 3.794 0,7 29,8 2,6 Diện tích kí hợp đồng bao tiêu trước khi sản xuất + % so với cả nước + % so với vùng TDMNPB + % so với tổng diện tích gieo trồng của tỉnh Ha % % % 324 0,2 6,5 8,5 Quy mô diện tích đất bình quân của từng cánh đồng lớn Ha 32,2 Số lượt hộ tham gia bình quân/01 cánh đồng lớn Hộ 107 Tỉ lệ hộ trên cánh đồng lớn có áp dụng cơ giới hóa và quy trình kĩ thuật so với tổng số hộ trên cánh đồng lớn % 100 Tỉ lệ sản phẩm chuyên môn hóa + Lúa + Lạc + Rau % 3,6 1,3 1,1 Tỉ lệ cây trồng chính trên cánh đồng lớn + Lúa + Lạc + Rau + Dưa % 100 87,3 4,2 7,6 0,9 Tổng số mùa vụ thực hiện trên cánh đồng (thời gian thường là 01 năm). Vụ 379 Thời vụ thực hiện phương án sản xuất Vụ/năm 02 Tỉ lệ cánh đồng lớn được cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao KHKT % 100 Tỉ lệ cánh đồng lớn được kí kết tiêu thụ sản phẩm % 6,1 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ [4], [5], [16], [17] Trên các cánh đồng lớn, nhiều địa phương đã có quy hoạch cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với 57 cánh đồng thực hiện 04 vụ sản xuất, 44 cánh đồng thực hiện 03 vụ, 02 cánh đồng thực hiện 02 vụ và 15 cánh đồng thực hiện 01 vụ (tính đến hết năm 2015). Sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn góp phần giảm chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế tăng từ 20-50% so với sản xuất đại trà. Trong số 118 cánh đồng lớn, có 103 cánh đồng lúa (chiếm 87,3%), 09 cánh đồng rau, 05 cánh đồng lạc và 01 cánh đồng dưa [3], [16], [111], [113]. Mô hình cánh đồng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Để làm sáng tỏ hơn tình hình dồn điền đổi thửa và hiệu quả kinh tế khi nông hộ tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn, tác giả tiến hành điều tra cụ thể 120 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất trên các cánh đồng lớn thuộc địa bàn các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa. Về địa bàn điều tra: Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên là 208,3 km2 và dân số 166.361 người (năm 2015), mật độ dân số 798,5 người/km2 [17]. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, phía Nam giáp huyện Việt Yên và TP. Bắc Giang. Huyện mang đặc trưng địa hình bán sơn địa với 17 loại đất chính, chủ yếu đất phù sa. Khí hậu vừa mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, vừa mang tính chất á nhiệt đới. Với những đặc điểm tự nhiên như vậy, Tân Yên có điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực, đó là lạc, rau an toàn, rau chế biến, chăn nuôi gia súc gia cầm và NTTS. Yên Dũng là huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 191,8 km2 bao gồm 19 xã và 02 thị trấn. Phía Bắc giáp TP. Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số của huyện năm 2015 là 132.395 người, mật độ dân số là 690,5 người/km2 [17]. Diện tích đất nông nghiệp trên 12.200 ha (bao gồm đất đồi núi với phần lớn diện tích thuộc dãy núi Nham Biền, đất ruộng bằng phẳng và đất vùng thấp trũng), khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm. Với những đặc điểm tự nhiên như vậy, Yên Dũng có điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chủ lực, đó là lúa (lúa chất lượng cao), khoai tây chế biến Atlantics, chăn nuôi bò. Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 206 km2, dân số 225.267 người, mật độ dân số là 1.093,5 người/km2 [17], phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên, phía Tây giáp huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội), phía Nam giáp huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), phía Bắc giáp huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Huyện nằm cách Hà Nội khoảng 60km theo đường quốc lộ 1A và 40km theo hướng cầu Vát, có 1 tuyến quốc lộ 37 chạy qua dài 14km. Địa hình đặc trưng là đồi thấp, xen kẽ các đồng bằng lượn sóng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Trên địa bàn huyện có các loại đất chính như đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá sét. Nguồn cung cấp nước chính là sông Cầu và các chi lưu chính của sông Công, sông Cà Lồ, ngoài ra còn có 350 ha mặt nước ao cùng với nhiều đầm, hồ [127]. Với đặc điểm như vậy, huyện có thể vừa phát triển cây lương thực, cây rau đậu, vừa phát triển các loại cây công nghiệp ngắn khác ngày có giá trị và các loại cây ăn quả trên các vùng đồi thấp, NTTS. Căn cứ vào đối tượng cây trồng, quy mô hộ trên cánh đồng lớn, tác giả đã lựa chọn các cánh đồng lớn Phú Khê-Đông Bến (xã Quế Nham, huyện Tân Yên), Phấn Lôi (xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng), Thanh Lâm (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa) để điều tra. Về kết quả điều tra: - Thông tin chung + Độ tuổi: Hầu hết các chủ hộ dao động từ 31 đến 75, trung bình 53 tuổi. + Học vấn: có 28,3% chủ hộ học hết cấp 1; 48,4% chủ hộ học hết cấp 2, chủ hộ có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm 23,3%. Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp. Chủ hộ học vấn hết cấp 3 trở lên chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-35 tuổi. + Số lao động và nhân khẩu: Tổng số nhân khẩu của 120 hộ điều tra là 564 người (bình quân 4,7 nhân khẩu/hộ) với 349 lao động (trong số này có 334 lao động đang trực tiếp tham gia sản xuất thường xuyên trên cánh đồng lớn), tương ứng 2,9 lao động/hộ. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ lao động (chủ yếu từ 18-35 tuổi) không tham gia sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân do người lao động tham gia làm việc tại các KCN hoặc cụm công nghiệp đóng trên địa bàn. + Diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi khá lớn giữa hai thời kỳ trước và sau khi các địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng cánh đồng lớn. Trước khi dồn điền đổi thửa, số hộ có quy mô đất trung bình ở khoảng 0,054 ha - 0,072 ha (tương đương 1,5-2,0 sào Bắc Bộ) là phổ biến (chiếm 46,6%), trung bình mỗi hộ có 07 thửa ruộng/cánh đồng (chẳng hạn hộ bà Hà Thị Dự, thôn Phú Khê, xã Quế Nham, huyện Tân Yên), tỉ lệ hộ có diện tích đất dưới 0,036 ha (dưới 1 sào Bắc Bộ) trên những cánh đồng này chiếm 9,2% (tương đương 11 hộ). Sau khi dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các ngành, các cấp, bằng biện pháp tuyên truyền vận động của chính quyền xã, thôn, người dân tự nguyện tham gia hưởng ứng. Kết quả, trong 120 hộ khảo sát không còn hộ có quy mô diện tích gieo trồng trên cánh đồng quá nhỏ (dưới 0,036 ha). Hầu hết tổng diện tích đất sản xuất của hộ trên cánh đồng lớn tăng lên, đa số mỗi hộ tối thiếu 0,072ha (tương đương 2,0 sào Bắc Bộ). Trung bình mỗi hộ có 3-4 thửa (tùy từng cánh đồng)/1 cánh đồng lớn. Điều này khẳng định thành công bước đầu của địa phương trong quy hoạch lại đồng ruộng, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo thuận lợi cho người dân sản xuất tập trung, nhất là đối với tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang. - Tình hình sản xuất trên cánh đồng lớn: Trong tổng số 120 hộ điều tra, tác giả lựa chọn mỗi cánh đồng là 40 hộ. Ở mỗi cánh đồng, mô hình sản xuất khác nhau. Chẳng hạn, ở cánh đồng lớn Phú Khê-Đông Bến người dân tiến hành luân canh 01 vụ lúa - 01 vụ lạc - 01 hoa màu vụ đông (hành, tỏi); Cánh đồng lớn Phấn Lôi (xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng) chuyên sản xuất lúa (02 vụ); Cánh đồng lớn Thanh Lâm (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa) chuyên trồng rau cần hàng hóa. Trên cánh đồng lớn Phú Khê-Đông Bến, giống lạc người dân trồng là giống tàu to, đậu củ, cho nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nong_nghiep_trong_qua_trinh_xay_dung_nong.doc
Tài liệu liên quan