Luận án Phát triển thị trường phát thải Các-bon ở Việt Nam - Trần Huy Hoàn

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

PHẦN MỞ ĐẦU: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 1

1. Tính cấp thiết của Luận án 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, điểm mới của Luận án 4

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Kết cấu của Luận án 6

PHẦN TỔNG QUAN: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7

A. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở ngoài nước: 7

B. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở trong nước: 18

C. Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án: 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON 23

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành thị trường phát thải các-bon 23

1.2. Mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon 31

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thị trường phát thải các-bon và bài học cho Việt Nam 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM 51

2.1. Thực trạng và diễn biến về biến đổi khí hậu tại Việt Nam 51

2.2. Thực trạng các chính sách về giảm phát thải các-bon tại Việt Nam 60

2.3. Đánh giá tiềm năng và các điều kiện hình thành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam 67

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM 89

3.1. Xu hướng phát triển thị trường phát thải các-bon trong thời gian tới 89

3.2. Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam 91

3.3. Một số giải pháp để đảm bảo tính khả thi của hình thành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 108

 

doc133 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường phát thải Các-bon ở Việt Nam - Trần Huy Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương trình hỗ trợ giá điện đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, các nhóm thu nhập thấp trong xã hội và (3) Đầu tư vào hiện đại hóa hệ thống ETS như cải tiến công nghệ vận hành, đầu tư vào các hoạt động MRV để nâng cao hiệu quả và tính chính xác, minh bạch của hệ thống. 4. Xây dựng hệ thống MRV là điều kiện tiên quyết để đảm bảo ETS có thể vận hành một cách minh bạch, rõ ràng. Hệ thống trừng phạt và kiểm soát gian lận thị trường cũng cần được cân nhắc để đảm bảo sự tin tưởng của đoanh nghiệp tham gia thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng và diễn biến về biến đổi khí hậu tại Việt Nam 2.1.1. Tổng quan về phát thải khí nhà kính tại Việt Nam Phát thải khí nhà kính toàn đã tăng khoảng 5 lần trong 50 năm trở lại đây với việc chứng kiến sự bùng nổ một cách nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2005, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Hoa Kỳ và EU để trở thành quốc gia có mức phát thải lớn nhất thế giới. Phát thải khí nhà kính toàn cầu vẫn tiếp tục tăng qua các năm và với sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, trong khi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và một số quốc gia phát triển đã thành công trong việc ngăn chặn xu hướng này và đã bắt đầu giảm kể từ những năm đầu 2000, tuy nhiên vẫn duy trì là các quốc gia có quy mô phát thải lớn nhất thế giới [83]. Diễn biến về phát thải khí nhà kính toàn cầu theo quốc gia và nguồn phát thải Nguồn: [83]. Năm 2016, trong số 195 nước đã ký Hiệp định Pari, Việt Nam xếp thứ 27 về lượng phát thải khí nhà kính, chiếm tỉ lệ 0,72%. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với 29%, gấp hơn hai lần Hoa Kỳ xếp thứ hai với tỉ lệ 14%, thứ ba là EU-28 với 10%, Ấn Độ và Nga đứng xếp thứ tự lần lượt là thứ tư và thứ năm với tỷ lệ tương ứng là 7% và 5%, Nhật Bản đứng thứ sáu với 3,5% [73]. Sử dụng các mô hình đánh giá hiệu ứng kinh tế toàn cầu cho thấy, BĐKH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững thông qua các tác động tiêu cực đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước chịu tác động mạnh của BĐKH, đặc biệt ở các nước đang phát triển nếu không ngăn chặn được. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở các nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất của BĐKH sẽ giảm từ 1% đến 2,3%/năm thế giới vẫn nếu vẫn tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế như hiện tại [40]. Trung Quốc Hoa Kỳ EU - 28 Ấn Độ Nga Nhật Bản 1.000 triệu tấn Xu hướng và quy mô phát thải của nhóm 05 quốc gia có phát thải lớn nhất thế giới Nguồn: [40]. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1994 - 2010, tổng lượng phát thải của toàn nền kinh tế (gồm cả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp - LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương [7]. Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương So sánh tổng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 Nguồn: [7]. Năm 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn CO2 (bao gồm cả LULUCF) và 266 triệu tấn CO2 (không bao gồm LULUCF). Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 53,05%, tiếp theo là nông nghiệp chiếm 33,20%, phát thải từ các quá trình công nghiệp và chất thải tương ứng là 7,97% và 5,78%. Trong lĩnh vực năng lượng phát thải nhiều nhất là các ngành công nghiệp năng lượng (41.057,9 nghìn tấn), công nghiệp sản xuất và xây dựng (38.077,6 nghìn tấn) và giao thông vận tải (31.817,9 nghìn tấn) [7]. Nếu phân theo loại khí nhà kính (quy ra CO2 tương đương), năm 2010, phát thải khí CO2 là 125,7 triệu tấn, chiếm 51%, CH4 là 88,3 triệu tấn, chiếm 36% và N2O là 32,8 triệu tấn, chiếm 13%, phát thải CH4, N2O chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, chiếm 75 - 90%, trong khi đó năng lượng và các quá trình công nghiệp là nguồn phát thải CO2 chủ yếu, chiếm 68% tổng lượng phát thải [7]. Tổng hợp kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương Lĩnh vực CO2 CH4 N2O Tổng Tỷ lệ % Năng lượng 124,8 16,0 0,4 141,1 53,05 Các quá trình công nghiệp 21,2 - - 21,2 7,97 Nông nghiệp - 57,9 30,4 88,3 33,20 LULUCF -20,3 1,0 0,1 -19,2 Chất thải 0,07 13,4 1,8 15,4 5,78 Tổng phát thải 146,0 87,3 32,7 266,0 100,00 Tổng phát thải (bao gồm LULUCF) 125,7 88,3 32,8 246,8 Nguồn: [7] Theo Báo cáo cập nhật hai năm một lần (lần thứ nhất) của Việt Nam vào năm 2014, với tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế như hiện nay, dự báo phát thải khí nhà kính của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh với quy mô khoảng 3 lần vào năm 2020 và 5 lần vào năm 2030 so với năm gốc 2010. Phát thải từ lĩnh vực năng lượng luôn chiếm tỷ trong trên 90% quy mô phát thải của toàn nền kinh tế, trong đó ngành công nghiệp năng lượng vẫn là nguồn phát thải chủ yếu và sẽ tiếp tục tăng, trong khi phát thải từ ngành công nghiệp sản xuất sẽ giảm. Theo đó, tổng lượng phát thải trong lĩnh vực năng lượng năm 2020 vào khoảng 381,1 triệu tấn CO2 tương đương (chiếm 91,21% tổng phát thải), trong đó, nguồn phát thải lớn nhất là từ công nghiệp năng lượng (chiếm 42,8%), tiếp theo là công nghiệp sản xuất và xây dựng (18,18%). Tổng lượng phát thải trong lĩnh vực năng lượng năm 2030 vào khoảng 648,5 triệu tấn CO2 (chiếm 91,51% tổng lượng phát thải), trong đó công nghiệp năng lượng với lượng phát thải chiếm 58,2% và sau đó là công nghiệp sản xuất và xây dựng (14,27%) [7]. Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương Dự báo phát thải khí nhà kính giai đoạn đến 2030 Nguồn: [7] Dưới tác động của BĐKH, trong vòng 50 năm qua ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5°C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Mực nước biển đã dâng hơn 20 cm. Kết quả là những năm gần đây, thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất, gây nhiều tổn thất lớn về người và thiệt hại cho nền kinh tế, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra phổ biến, đặc biệt ở các vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Trong giai đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước trung bình năm giao động từ 0,14% -2% GDP. Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm [7]. Theo các kịch bản về BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến cuối thế kỷ 21, sự gia tăng 1m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007 - 2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% - tức là tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng kể. Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 - một thiệt hại tương đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả [30], [42], [51]. 2.1.3. Thực trạng chính sách về biến đổi khí hậu của Việt Nam Để ứng phó với BĐKH và giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã rất tích cực trong việc tham gia và thực hiện các hiệp ước quốc tế nhằm ứng phó với BĐKH và xây dựng các chính sách trong nước để ưu tiên ứng phó với BĐKH, năm 2012 được xem là cột mốc quan trọng đánh giá sự thay đổi khi lần đầu tiên mục tiêu về giảm phát thải quốc gia của Việt Nam được chính thức được đề cập trong các chính sách phát triển của quốc gia. 2.1.3.1. Giai đoạn trước 2012 Tháng 11 năm 1994, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change –UNFCCC) nhằm giữ mức tăng nhiệt độ khí quyển trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ ở mức dưới 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tiếp đó, năm 1998, Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn tham gia Nghị định thư Kyoto về BĐKH tháng 9 năm 2002 và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ tham gia và thực hiện Nghị định thư Kyoto [7]. Một số nội dung chính của Nghị định thư Kyoto Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là CO2, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau. Ví dụ, các nước EU là 8%, Hoa Kỳ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy trì mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland 10%. Các nước tham gia vào Nghị định thư Kyoto phải chịu sự giám sát và quản lý bởi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục I (Annex I) của Nghị định thư, buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục I của Nghị định thư, bao gồm đa số các nước đang phát triển và cả một số nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những nước này ít chịu ràng buộc hơn so với các nước thuộc nhóm Annex I. Việt Nam thuộc nhóm này và không có nghĩa vụ phải thực hiện giảm phát thải một cách bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế UNFCCC đã phát triển rất nhiều các chương trình giảm phát thải mang tính tự nguyện và khuyến khích các quốc gia thuộc nhóm này tham gia với những hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và nâng cao năng lực. Một số các sáng kiến giảm phát thải tập trung vào các quốc gia này như NAMA, NDIC, REDD+ đã được triển khai. Nguồn: [49]. Ngày 02 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg về “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” với việc xác định biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu ưu tiên quan trọng của quốc gia và để cụ thể hóa các mục tiêu ưu tiên, ngày 5 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” và sau đó là Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020 với việc đưa ra các nhiệm vụ chủ chốt để tập trung thực hiện, đó là đưa các hoạt động về biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, nền kinh tế các-bon thấp trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quan trọng như sau: Tỷ lệ các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng cường tiết kiệm năng lượng, nguyên-nhiên vật liệu đạt mức 90% vào 2020, tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn đô thị đạt mức 85% vào năm 2020; đảm bảo an ninh năng lượng; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu; tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại lên tới 5% vào 2020 và 11% vào năm 2050 [14], [17]. Để thế chế hóa vấn đề về biến đổi khí hậu và đưa BĐKH trở thành một nội dung quan trọng trong các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước, BĐKH đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 [28], [37]. 2.1.3.2. Giai đoạn từ 2012 đến nay Đây là giai đoạn mà Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực với những chuyển bến mang tính bước ngoặt trong tiếp cận về giảm thiểu BĐKH toàn cầu với sự tham gia của các nước đang phát triển trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải. Giai đoạn này chứng kiến Việt Nam đã đưa ra được các mục tiêu về cắt giảm phát thải khí nhà kính trong các chính sách, định hướng lớn. Chi tiết như sau: Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam”. Đây được xem là cột mốc quan trọng nhất đối với Việt Nam khi lần đầu tiên đưa ra mục tiêu về cắt giảm phát thải của quốc gia. Chiến lược đã xác định giảm cường độ phát thải khí nhà kính (KNK) và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cho giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu: giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với năm 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm; giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án BAU, trong đó mức giảm nhẹ phát thải tự nguyện là khoảng 10% và thêm 10% khi có hỗ trợ quốc tế [17], [19]. Ngày 22 tháng 4 năm 2017, Việt Nam cùng hơn 170 quốc gia đã ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2017) với các cam kết chuyển từ Đóng góp do quốc gia tự quyết định (National Determined Contributions - NDC) sang cam kết bắt buộc cùng nhau thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2030. Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế [7]. Theo đó, các hành động để giảm phát thải các-bon đã được thiết lập, gồm: (1) Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng; (2) Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải; (3) Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng; (4) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp; (5) Quản lý và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ các bon và dịch vụ môi trường và Quản lý chất thải. Khung chính sách liên quan đến các hoạt động phát thải nhà kính ở Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của NCS 2.2. Thực trạng các chính sách về giảm phát thải các-bon tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng các chính sách về giảm phát thải liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng Để thúc đẩy phát triển năng lượng phát thải các-bon thấp và thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng nhằm giảm sử dụng năng lượng để giảm phát thải các-bon, Việt Nam đã có một quá trình gần 15 năm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, khung khổ pháp lý và các chính sách để phát triển. - Về phát triển năng lượng phát thải các-bon thấp: Năm 2007, Việt Nam đã ban hành “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050” với việc định hướng ngành năng lượng Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng, ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trong đó, phấn đấu tỷ lệ đóng góp của các ngành năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, năng lượng sinh học, điện hạt nhân) trong tổng năng lượng thương mại vào năm 2020 là 5% và khoảng 11% vào năm 2050. Để triển khai thực hiện Chiến lược, năm 2011, Việt Nam ban hành “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030” (Quy hoạch điện VII) và sau đó đã được điều chỉnh vào năm 2016, “Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với hướng ưu tiên phát triển năng lượng mới. Theo đó, phát triển nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên trong sản xuất điện và phấn đấu tăng tỷ trọng của nguồn năng lượng này trong tổng điện năng sản xuất các năm 2020, 2025, 2030 lần lượt là 6.000 MW, 12.000 MW, 27.000 MW; chiếm tương ứng lần lượt 9,9%, 12,5%, 21% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Trong đó, nguồn điện gió các năm 2020, 2025, 2030 lần lượt là 800 MW, 2.000 MW, 6.000 MW; nguồn điện mặt trời các năm 2020, 2025, 2030 lần lượt là 850 MW, 4.000 MW, 12.000 MW [10], [11], [26]. Để hỗ trợ phát triển các dự án điện từ nguồn năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, ưu đãi vốn vay, đặc biệt là ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió và cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, theo đó giá điện gió, mặt trời lần lượt bằng 109,4% và 131,1% giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh) [12], [15]. Đến nay, riêng đối với nguồn điện từ năng lượng từ mặt trời, đã có tổng cộng 272 dự án được đề xuất với tổng công suất là 20.595,42 MWp (tương đương khoảng 17.500 MW), trong đó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch là 7.305,01 MWp (tương đương 6.210 MW), vượt quá công suất dự kiến trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (4.930 MW so với 850 MW) và cao hơn lượng công suất dự kiến quy hoạch đến năm 2030 là 12.000 MW [33]. - Về tiết kiệm năng lượng: Năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên ban hành “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 – 2015” và sau đó là “Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015” để triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội đạt, trong đó, phấn đấu tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006 – 2010 và từ 5 - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong giai đoạn 2012 - 2015 và giảm ít nhất 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng, tập trung vào ngành xi măng, ngành thép và ngành dệt may [30], [33]. Để tạo ra khung khổ mang tính pháp lý cho triển khai thực hiện các Chương trình về tiết kiệm năng lượng và thể chế hóa hoạt động tiết kiệm năng lượng, năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các quy chuẩn kỹ thuật và định mức về sử dụng năng lượng, loại bỏ dần các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, dán nhãn đối với các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu với các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các hỗ trợ, ưu đãi đối với các hoạt động tiết kiệm năng lượng Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản là các quy định, hướng dẫn về tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát; định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép; định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp nhựa; dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện [1], [2], [3], [4], [36]. Kết quả, trong giai đoạn 2006 - 2010 đã tiết kiệm được 3,4 % tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tương đương 4,9 triệu TOE; giai đoạn 2012 – 2015 đã tiết kiệm được 5,65% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, tương đương với 11,26 triệu TOE và 1,5 tỷ đô-la Mỹ. Có 10.082 sản phẩm thuộc 15 nhóm ngành công nghiệp đã được dán nhãn tiết kiệm năng lượng, trong đó có 473 sản phẩm Tivi, 749 các sản phẩm chiếu sáng; 1.585 loại quạt điện; 863 các sản phẩm điều hòa nhiệt độ; 301 loại sản phẩm máy giặt và 1.354 loại sản phẩm là nồi cơm điện [33]. 2.2.2. Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính để giảm phát thải có liên quan đến phát triển thị trường phát thải các-bon của Việt Nam Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang nằm trong nhóm các quốc gia có ý định xem xét xây dựng ETS và đang triển khai các hoạt động xây dựng năng lực, chuẩn bị các điều kiện và lựa chọn triển khai thí điểm ETS trong một số lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước đó Việt Nam đã tham gia một số cơ chế tài chính quốc tế như CDM, REDD+, Cơ chế tín chỉ chung (JDM) thông qua xây dựng các dự án về giảm phát thải để cung cấp tín chỉ phát thải cho các thị trường quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. 2.2.2.1. Tình hình tham gia một số cơ chế tài chính có liên quan đến thị trường phát thải các-bon của Việt Nam Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia một số cơ chế tài chính về thực hiện giảm phát thải trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto nhằm mục đích hỗ trợ các nước phát triển giảm phát thải với chi phí thấp nhất, trong khi các quốc gia đang phát triển cũng sẽ nhận được lợi ích trong việc thực hiện giảm phát thải tại quốc gia của mình, vừa nhận được khoản lợi ích về mặt tài chính từ việc bán phát thải thu được cho ra thị trường quốc tế cho các bên có nhu cầu thông qua một loạt các cơ chế như CDM, REDD+, JMC. Một số cơ chế tài chính đối với giảm phát thải các-bon Đầu tiên, Kyoto cho phép các quốc gia phát triển có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc có thể lựa chọn hoặc phải trực tiếp giảm phát thải trong hoạt động của doanh nghiệp, hoặc thông qua đầu tư vào các dự án giảm phát thải ở nơi khác để hoàn thành mục tiêu của mình. Từ đây, các cơ chế tài chính đã được thiết lập bao gồm: - ETS toàn cầu: thông qua ETS, các quốc gia có hạn ngạch phát thải dư thừa có thể bán hạn ngạch này cho những nước có lượng phát thải vượt mức cho phép trên thị trường. - CDM: Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển tài trợ cho các dự án giúp giảm lượng phát thải tại các nước đang phát triển, qua đó các nước tài trợ sẽ được gia tăng lượng hạn ngạch phát thải ở nước mình. Đây được xem như một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển tham gia vào Nghị định thư Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này, đồng thời giải quyết được bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trường tại các quốc gia phát triển. - REDD+: là cơ chế tài chính có phương thức hoạt động tương tự CDM với việc chỉ tập trung vào các hoạt động giảm phát thải từ rừng. Cách thức hoạt động đó là các nước phát triển sẽ đầu tư tài chính hỗ trợ các quốc gia đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng. Lượng CO2 có được từ đây sẽ trở thành tín chỉ các-bon được sử dụng để đạt được mục tiêu phát thải cho các doanh nghiệp/quốc gia có mong muốn giảm phát thải. - JI: cơ chế đồng thực hiện được quy định cho các nước phát triển cũng cho phép một quốc gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó giành được thêm hạn ngạch phát thải ở nước mình. Nguồn: [11], [41], [65]. - Cơ chế phát triển sạch - CDM: Tính đến tháng 6 năm 2015, Việt Nam có có 254 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) được Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) công nhận. Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án, với tổng lượng KNK tiềm năng giảm khoảng 137,4 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng. Trong số 254 dự án, các dự án về năng lượng chiếm 87,6%, xử lý chất thải chiếm 10,2%, trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0,4% và các loại khác chiếm 1,8%. Số Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được EB cấp đến nay là trên 12 triệu, đứng thứ 11 trên thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM. Ban Tư vấn - Chỉ đạo quốc gia về CDM đã được thành lập vào tháng 4 năm 2003 với sự tham gia của đại diện các Bộ ngành có liên quan [7]. - Giảm phát thải khí nhà kính từ giảm giảm mất rừng và suy thoái rừng - REDD +: Từ năm 2005 đến nay, qua nhiều cuộc họp Hội nghị các nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, sáng kiến REDD+ được hình thành và trở thành một trong những giải pháp quan trọng ứng phó với BĐKH toàn cầu. Đây là một sáng kiến quốc tế mới về “giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng” thực hiện tại các nước đang phát triển, thông qua sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc tế. Không giống như những sáng kiến khác, REDD+ trong ngành lâm nghiệp là cơ chế thực hiện chi trả dựa trên kết quả đo đếm lượng phát thải khí nhà kính giảm được so với trước khi thực hiện REDD+ [8]. Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của BĐKH, Việt Nam đã quan tâm đến sáng kiến REDD+ từ rất sớm với việc thiết lập hệ thống thể chế cho thực hiện REDD+ tại Việt Nam với việc thành lập mạng lưới REDD+ quốc gia vào năm 2009, Ban chỉ đạo quốc gia về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_thi_truong_phat_thai_cac_bon_o_viet_nam_t.doc
Tài liệu liên quan