Luận án Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 5

1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu 5

1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 16

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO

CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 18

2.1. Một số vấn đề lý luận về giai cấp công nhân 18

2.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động của phong trào công nhân ở các

nước Tây Âu sau chiến tranh lạnh 25

Chương 3: THỰC TRẠNG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC

TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 57

3.1. Sự biến động về cơ cấu, số lượng và chất lượng giai cấp công nhân ở các

nước Tây Âu 57

3.2. Sự vận động của phong trào công nhân ở các nước Tây Âu 73

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC NƯỚC

TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA ĐỐI

VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 112

4.1. Nhận xét, đánh giá về phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm

1991 đến năm 2011 112

4.2. Một số vấn đề rút ra từ sự vận động của phong trào công nhân ở các nước

Tây Âu đối với việc xây dựng giai cấp công nhân việt nam hiện nay 138

KẾT LUẬN 147

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf172 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong trào công nhân ở các nước Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là lớn hơn hoặc bằng 80%). Ở Đức, Pháp và Anh, các hiệp định "hình quạt" mở rộng ra cho những thỏa thuận giữa ông chủ và những người lao động không phải là thành viên của các tổ chức ký kết. Sau đây là các số liệu trên cơ sở dữ liệu của ILO về tỉ lệ người lao động tham gia các thỏa thuận thương lượng tập thể ở những lục địa khác nhau trên thế giới (xem bảng 3.8). Bảng 3.8: Tỉ lệ người lao động tham gia các thỏa thuận tập thể Nước Năm Tỉ lệ người lao động tham giathỏa thuận tập thể Đức 2006 48 Áo 2010 92 Bỉ 2007 96 (riêng khu vực tư nhân) Đan Mạch 2006 92 Tây Ban Nha 2010 70,3 Phần Lan 2010 77,8 Pháp 2004 97,7 Hung ga ri 2010 18,8 Ý 2010 98 (ước tính) Luxembourg 2009 66 Hà Lan 1998 78 Ba Lan 2008 14,4 (riêng khu vực tư nhân) Bồ Đào Nha 2010 33,7 (ước tính) Anh 2010 35,5 Thụy Điển 2006 92* Thụy Sĩ 2009 50,2 Nguồn: [172] Chú thích: * Số liệu của Euro Commission 78 Ở Đức, các thương lượng chủ yếu xoay quanh mức độ "hình quạt"; ở Pháp và Anh thì sự thương lượng ở mức độ xí nghiệp chiếm chủ yếu. Sự thương lượng tập thể ở mức độ xí nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Ví dụ như ở Đức, đất nước có một truyền thống lâu đời về thương lượng "hình quạt", số lượng các xí nghiệp đã ký kết những thỏa thuận ở quy mô xí nghiệp tăng rõ rệt từ 10 năm nay (từ 3.150 xí nghiệp vào năm 1991 lên đến 7.063 xí nghiệp năm 2002, đạt một mức tăng là 124%). Khoảng 15% lực lượng lao động tham gia các thỏa thuận ở mức độ xí nghiệp [190]. Ở đại bộ phận các nước Tây Âu, các thương lượng ở mức độ xí nghiệp nhằm mục đích làm giảm các nguy cơ xung đột lao động, tăng cường khả năng của xí nghiệp để đáp ứng các đòi hỏi cấp bách của thị trường sản phẩm và thị trường lao động. Trong trường hợp các xí nghiệp chủ yếu sản xuất để phục vụ xuất khẩu, các thương lượng ở mức độ này có thể giúp các xí nghiệp thích ứng với những yêu cầu khắt khe về thương mại. Bốn là: Tăng cường liên minh Đấu tranh chính trị, giành dân chủ của GCCN Tây Âu đã đưa đến một xu hướng kép tự nhiên là tăng cường liên minh giữa PTCN với các phong trào chính trị xã hội tiến bộ khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp chống kẻ thù chung là CNTB độc quyền. Điểm đáng chú ý đó là liên minh giữa các ĐCS, công nhân với các đảng dân chủ xã hội, cánh tả. Tuy nhiên, do tình trạng không thuần nhất về cơ cấu giai cấp - xã hội của các trào lưu này, ĐCS và công nhân luôn có xu hướng phải đồng thời đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái của họ, đặc biệt là phái hữu. Mặc dù vậy, “hiện nay khả năng hợp tác giữa những người cộng sản và xã hội dân chủ, cánh tả trên nhiều vấn đề vẫn ngày càng tăng. Đây là xu hướng vận động nổi bật của PTCN các nước Tây Âu từ năm 1991 đến nay” [150, tr.145]. Cuộc đấu tranh của GCCN ở các nước Tây Âu không chỉ gói gọn trong các nhà máy đơn lẻ mà công nhân đã biết thu hút sự ủng hộ của công nhân các ngành khác trong vùng và công nhân trong các nhà máy xí nghiệp khác của tập đoàn để tăng cường sức mạnh trong cuộc đấu tranh cho những yêu sách về lương, về điều kiện lao động và chống lại sự sa thải hàng loạt. 79 Do nắm quyền lực nhà nước, nên thông qua hoạt động chính trị của giới lãnh đạo, các đảng dân chủ xã hội đã phần nào bảo vệ được quyền chính trị và lợi ích kinh tế của người lao động. Dân chúng - công đoàn - đảng dân chủ xã hội đã tạo thành khối cộng đồng lợi ích chung giữa đại diện và người được đại diện, ủng hộ và người được giúp đỡ. Bởi vậy, GCCN ở các nước Tây Âu chuyển hoạt động đấu tranh chính trị (đấu tranh giành quyền tham chính) từ ngoài thể chế vào trong thể chế, coi bộ máy chính quyền nhà nước là công cụ quan trọng để thực hiện việc tái phân phối. Sự hiểu biết lẫn nhau và tiếp xúc mật thiết giữa công đoàn với đảng dân chủ xã hội cầm quyền thường giải quyết được nhiều vấn đề gai góc. Mặc dù pháp luật của các nước đều quy định công nhân có quyền phát động bãi công sau khi đàm phán tập thể bị đổ vỡ. Nhưng liên quan đến vấn đề này, công nhân Tây Âu thường có thái độ thận trọng. Cơ chế hiệp thương giữa giới chủ và người lao động được chứng minh là “van an toàn” cho phát triển hài hoà quan hệ giữa giới chủ với người lao động ở các quốc gia Tây Âu, là bộ “giảm sốc” cho xung đột giữa lao động và giới chủ với xã hội, là phương tiện cứu cánh cho xã hội không bị rối loạn. Công nhân Tây Âu quan niệm rằng, bãi công là “biện pháp cuối cùng, cực chẳng đã”, chỉ khi các biện pháp khác đã được huy động hết, nhưng không mang lại kết quả. Năm là: Phong trào phản toàn cầu hóa Phản đối mặt trái tiêu cực của quá trình TCH ngày nay là mối quan tâm của chính người dân các nước Tây Âu vì nó cũng liên quan tới những lợi ích thiết thực của họ. Một thống kê gần đây cho biết: 74% người Pháp, 60% người Anh, 59% người Đức, cho rằng quá trình TCH có những tác động tiêu cực đối với vấn đề công ăn việc làm của họ. Về vấn đề việc làm trong TCH, 49% số người Anh cho rằng việc mở cửa biên giới là tích cực đối với vấn đề tạo việc làm trong khi 39% cho rằng đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp. 80% số người dân Tây Âu cho rằng, các tập đoàn đa quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất của quá trình tự do hóa thương mại [132, tr.14]. Ở các nước Tây Âu, cơ chế của "xã hội dân sự" chính là cơ sở pháp lý cho sự ra đời các các tổ chức phi chính phủ (NGO) - thành viên nhiệt tình nhất của phong trào phản TCH ở các nước này. Xét về địa vị xã hội, hạt nhân của phong trào phản 80 TCH chính là tầng lớp trung lưu và công nhân thành thị - hiện chiếm số đông tại nhiều nước phát triển. Tổ chức của phong trào phản TCH thường theo quy mô nhỏ, trên nguyên tắc tự nguyện, ít có sự ràng buộc; tôn trọng và khuyến khích tính sáng kiến của mỗi thành viên theo cơ chế bình đẳng không cử lãnh đạo chính thức. Phong trào hiện nay chủ yếu được tổ chức theo mô hình hoạt động của xã hội công dân, với đặc điểm: các phong trào được tập hợp theo những vấn đề lợi ích cụ thể của từng nhóm xã hội như chống chiến tranh - xung đột vũ trang, đòi việc làm, chống phân biệt đối xử, bất công trong phát triển; đấu tranh vì một trật tự thế giới mới, chống ô nhiễm môi trường, ngăn chặn nguy cơ thảm họa sinh thái... Các lực lượng tham gia phong trào thường khá đa dạng về tổ chức, tôn chỉ và phương thức hành động. Khác với các phong trào quần chúng thời "chiến tranh lạnh", phong trào phản TCH hiện nay dường như ít gắn với các đảng phái chính trị. Tính nhân dân, tính tự nguyện, ý thức trách nhiệm công dân (thậm chí có cả những tổ chức theo đuổi lý tưởng "công dân thế giới") và nhất là những điểm tương đồng về lợi ích... đã tạo nên sự gắn kết mới này. Đặc điểm này không có nghĩa giữa phong trào phản TCH với các tổ chức đảng phái chính trị tích cực khác không có sự kết hợp hành động. Thực tế đã chứng minh, trong những trường hợp này, kết quả đạt được của phong trào đã vượt hơn cả sự mong đợi, "bước ngoặt Xiatơn" là một ví dụ [105, tr.24]. Phong trào phản TCH thường sử dụng biện pháp đấu tranh trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, phi bạo lực, nhưng trong một số trường hợp, nó đã vạch mặt và chống lại chính sách của chính phủ tư sản mạo danh lợi ích quốc gia để mưu lợi cho các tập đoàn tư bản. Biểu tình, bãi công đã có lúc chuyển hóa thành xung đột chống lại toàn cầu hóa kiểu chủ nghĩa thực dân mới. Đã nhiều năm qua, trước thềm hội nghị Đavốt (Thụy Sỹ), ở bên trong là các nguyên thủ, chính khách của các nước lớn họp nhau để tính chuyện "làm ăn", thì ngoài đường phố, phong trào phản TCH cũng tập trung hàng chục nghìn người đủ mọi quốc tịch để chống lại. Nhìn chung, phong trào phản TCH hiện nay đang có nhiều chuyển biến mới và mang nhiều sắc thái mới, nhưng tính tích cực vẫn là sắc thái chính. Bằng tính chất này, phong trào đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn. 81 Như vậy, có thể khẳng định, tuy có lúc thăng, lúc trầm và còn nhiều hạn chế, song sự kiên trì, bền bỉ đấu tranh của PTCN, nhân dân lao động vì dân sinh, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội đã có tác động to lớn, trực tiếp tới sự vận động của xã hội tư bản. Dù còn xa mới đạt sự công bằng thực sự, song ít nhiều lợi ích của đông đảo người lao động đã được tăng hơn trước. Phong trào đã thực sự trở thành một trong những lực lượng cách mạng quan trọng nhất góp phần chi phối sự phát triển của chế độ TBCN ở các nước Tây Âu trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, góp phần tạo ra và nhân lên ngay trong lòng xã hội tư bản các tiền đề cho xã hội mới tốt đẹp trong tương lai. Sự phát triển LLSX, sự chuyển đổi từ văn minh công nghiệp sang văn minh tin học đã dẫn tới những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, và theo đó là sự phân hóa thành phần GCCN ở các nước Tây Âu. Số lượng công nhân có tri thức: “công nhân cổ trắng”, “công nhân cổ vàng” tăng, trong khi số lượng công nhân lao động giản đơn, lao động chân tay “công nhân cổ xanh”, “công nhân cổ tím” ngày càng sụt giảm. Điều này càng khẳng định giá trị của học thuyết Mác về vai trò của KHCN, của tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù là sản phẩm của sự điều chỉnh và phát triển của nền sản xuất TBCN hiện đại, nhưng xét về phương diện chính trị- xã hội, GCCN hiện đại ở các nước Tây Âu vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị. Tuy nhiên, nếu so sánh với cuộc đấu tranh của GCVS truyền thống trước đây, cuộc đấu tranh của GCCN hiện đại ở các nước Tây Âu mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn tính chất chính trị. Cùng với mục tiêu đấu tranh kinh tế, cuộc đấu tranh của GCCN hiện đại tập trung vào các mục tiêu như bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc, bảo vệ môi trường, chống lại mặt trái của toàn cầu hóa... Trong bối cảnh TCH nền kinh tế thế giới, phong trào đấu tranh của GCCN cũng mang tính toàn cầu, thể hiện trong các mục tiêu đấu tranh chống các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức và thể chế quốc tế, vì lợi ích chung của những người lao động trên toàn thế giới. Sáu là: Đấu tranh thông qua các diễn đàn quốc tế Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động không chỉ ở trong các nước Tây Âu mà còn trên diễn đàn quốc tế, những năm gần đây PTCN trên thế giới nói chung 82 và các nước Tây Âu mà hạt nhân là các đảng cộng sản, thông qua các diễn đàn quốc tế như nhân dịp kỷ niệm 150 năm ra đời Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, 80 năm Cách mạng tháng Mười Nga, ngày sinh C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin... đã tổ chức các hình thức gặp gỡ, quan hệ trao đổi hữu ích giữa các đảng cộng sản và công nhân. Đó là cuộc gặp gỡ quốc tế Hiệp hội không gian Mác ở Pari do Đảng Cộng sản Pháp đề xướng (tháng 5/1998) đã thu hút hơn 600 đại biểu từ khắp các châu lục đến dự. Đây chính là một trong những nỗ lực đổi mới có ý thức của Đảng Cộng sản Pháp trong quá trình khai thác, phát triển di sản lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới. Đó là cuộc gặp gỡ của 20 đảng cộng sản và cánh tả Tây Âu hồi tháng 6/1998 tại Béclin. Đó là cuộc gặp gỡ giữa 16 đảng cộng sản và cánh tả của 14 nước châu Âu tháng 1/1999 tại Pari; cuộc gặp gỡ ở Síp tháng 4 cùng năm của 21 đảng công nhân đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ và NATO tại Kosovo (Nam Tư). Song đáng lưu ý hơn cả là cuộc gặp gỡ quốc tế của 55 đảng cộng sản và công nhân tại Aten (Hy Lạp) tháng 5/1999 với chủ đề "Cuộc khủng hoảng của CNTB, toàn cầu hóa và câu trả lời của phong trào công nhân". Trong đó, các đại biểu cộng sản, công nhân đã đưa ra chương trình bảy điểm cho phương hướng hoạt động của PTCSCN quốc tế hiện nay, mà ba điểm đáng lưu ý là: Để đi đến một tuyên bố chung về ý nghĩa thời sự cấp bách của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, mục tiêu chủ yếu hiện nay của các đảng cộng sản là phổ biến Tuyên ngôn trong tất cả các nước trên thế giới; các đảng cộng sản phối hợp đấu tranh cùng với các hiệp hội công nhân Tây Âu chống lại việc xóa bỏ những thành quả xã hội của những người lao động dưới cái cớ "toàn cầu hóa", "liên minh kinh tế", "liên minh tiền tệ" và các đảng cộng sản, công nhân sẽ tổ chức các cuộc gặp gỡ khu vực, quốc tế nhằm thông tin cho nhau những vấn đề cụ thể, cần thiết. Lập ra một hệ thống tin nhanh giữa các đảng cộng sản, sử dụng Internet [50, tr.95]. 3.2.2. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của công nhân và lao động ở các nước Tây Âu (Anh, Đức, Pháp) Trong bối cảnh của thời kỳ sau chiến tranh lạnh, mặc dù còn nhiều trở lực trực tiếp và gián tiếp, khách quan và chủ quan làm cho PTCN tại các nước Tây Âu hạt nhân là đảng cộng sản, có lúc thăng, lúc trầm, thậm chí khủng hoảng nghiêm 83 trọng, song nhìn tổng thể, phong trào vẫn là một thành tố của cách mạng thế giới, một động lực cách mạng quan trọng ở mỗi nước cũng như trong toàn bộ hệ thống các nước TBPT. Sau chiến tranh lạnh, CNXH đang ở thời kỳ tạm thời thoái trào, những thay đổi to lớn, sâu sắc, toàn diện, nhanh chóng về kinh tế - xã hội do cách mạng KHCN tạo ra ở các nước TBPT và kết quả của quyết tâm "toàn cầu hóa TBCN" của các thế lực tài phiệt, đế quốc đã đẩy PTCN tại các sào huyệt CNTB trong đó có các nước Tây Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện liên quan đến nhiều mặt hoạt động của phong trào, cả về tư tưởng lý luận, đường lối chiến lược, sách lược và tổ chức. PTCN ở đây vì thế đang đứng trước vấn đề cấp bách là tìm những hình thức mới, đấu tranh chống lại những thủ đoạn mới của giai cấp thống trị, giai cấp của những tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia, bảo vệ những lợi ích trước mắt và lâu dài của GCCN và nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh của PTCN ở các nước Tây Âu đã và đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của phong trào cách mạng ở mỗi nước, khu vực và quốc tế; tùy thuộc vào khả năng phát huy vai trò của các thành tố cách mạng, khả năng liên minh, thống nhất các lực lượng cách mạng tham gia đấu tranh, giữa PTCN, lao động trong các tổ chức của nó mà hạt nhân là PTCS với các lực lượng dân chủ tiến bộ khác v.v... Trong mối quan hệ biện chứng đó, vận động của PTCN và các tổ chức công đoàn, các lực lượng dân chủ tiến bộ trong thực tiễn rất phong phú, với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi nước Tây Âu. Mặc dù mỗi đối tượng có những đặc trưng và mức độ khác nhau, song nhìn tổng quát, đó là những lực lượng xã hội đối lập với GCTS. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, những nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra trước PTCN ở các nước Tây Âu là đấu tranh đòi tăng lương, đòi cải thiện điều kiện và thời gian lao động; chống cắt giảm các chương trình xã hội, các phúc lợi xã hội; đấu tranh chống nạn thất nghiệp hàng loạt v.v... Cuộc đấu tranh cho những nhiệm vụ này trong hơn hai thập niên qua được biểu hiện rất sinh động trong hàng loạt các cuộc đấu tranh của PTCN ở các nước Tây Âu, thu hút nhiều tầng lớp lao động, các lực lượng tiến bộ xã hội tham gia. 84 3.2.2.1. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của công nhân và lao động ở Anh Thứ nhất: Phong trào công nhân ở Anh đấu tranh giành dân chủ về kinh tế và xã hội Tại Vương quốc Anh, nằm trong kế hoạch thu hẹp các ngành truyền thống ít lợi nhuận, từng bước tư nhân hóa các ngành này, “đầu tháng 10/1992, chính phủ G.Mâygiơ tuyên bố sẽ đóng cửa 31 trong tổng số 50 mỏ than của nước này, làm cho 30 nghìn trong số 41 nghìn công nhân mỏ than sẽ bị mất việc làm vào năm 1994” [159]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Liên đoàn toàn quốc công nhân mỏ than Anh (NUM) A.Xcaghin, “ngày 19/10/1992, tại các thành phố ở Anh đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính phủ làm không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của 30 nghìn công nhân mà còn tác động dây chuyền tới những cơ sở sử dụng nguyên liệu than” [133] như: 16 trạm phát điện chạy bằng than ở Seppin phải đóng cửa, chi phí cho khí đốt để thay thế than đắt hơn 30%, thay thế cho năng lượng điện đắt hơn 35%; và ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục nghìn gia đình những người thợ mỏ, đe dọa việc làm và đời sống của 100 nghìn công nhân các ngành công nghiệp khác liên quan đến việc khai thác và sử dụng than. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện sẽ phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất trong khi chương trình xây dựng các nhà máy điện nguyên tử chưa được tiến hành. Tình trạng càng nghiêm trọng hơn do nền kinh tế của Anh liên tục suy giảm bởi khủng hoảng kinh tế triền miên và nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 30, Đảng bảo thủ đã thực hiện chính sách tăng thu các loại thuế, một chính sách mất lòng dân nhất ở nước này, người nghèo không được trợ cấp, nhà trẻ không được xây dựng, chi phí cho y tế và giáo dục bị cắt xén, 11% lực lượng lao động thất nghiệp (3 triệu người) v.v... Tình hình trên làm cho ngòi nổ của PTCN, lao động thêm dữ dội. Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại thành phố Chextơnphin, với sự tham gia của lãnh đạo tổ chức công đoàn mỏ A.Xcagin. Một số công nhân mỏ đã đổ 2 tấn than trước cửa nhà của Bộ trưởng công nghiệp Anh, tiếp theo là Menphin, thuộc vùng Nettinhhemsơ, nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ quyết định đóng cửa mỏ than của chính phủ, 5.000 người, chủ yếu là vợ con của các công nhân mỏ, đã xuống đường biểu tình phản đối. Tại các thành phố khác như Braixtơ, xứ Uên cũng 85 diễn ra những cuộc biểu tình tương tự. Sau những cuộc biểu tình có tính chất dây chuyền đã diễn ra hàng loạt các cuộc xuống đường ở những khu vực khác, trong đó có cuộc biểu tình vào ngày 21/10 của 50 nghìn công nhân mỏ và những người thân của họ ở Luân Đôn (ngày họp Hạ viện Anh) nhằm hậu thuẫn cho kiến nghị phản đối chính phủ đóng cửa mỏ than của các nghị sĩ công đảng trong Hạ viện. Tiếp theo đó, bất chấp trời mưa to, ngày 25/10, khoảng 100 nghìn người, nòng cốt là công nhân, đã kéo về thủ đô Luân Đôn biểu tình phản đối chính sách kinh tế của Thủ tướng Mâygiơ và tỏ tình đoàn kết với công nhân mỏ đang có nguy cơ bị sa thải, họ dăng biểu ngữ đòi "ông Maygiơ chứ không phải những người thợ mỏ phải thôi việc" và cảnh báo chính phủ bằng khẩu hiệu "hôm nay là người thợ mỏ, ngày mai đến lượt công nhân những ngành khác", "nước Anh không thể làm việc nếu không có việc làm". Cuộc biểu tình mít tinh do TUC tổ chức vào ngày 25/10 có những người công nhân, lao động được tụ họp từ khắp mọi miền đất nước, thợ mỏ với trang phục lao động dẫn đầu cùng những công nhân, lao động khác ở Luân Đôn. Phát biểu tại cuộc mít tinh diễn ra ở công viên Haidơ (trung tâm Luân Đôn) ông Uylít, “Tổng thư ký Liên đoàn các tổ chức công đoàn Anh và lãnh tụ của Công đảng đối lập đã buộc tội ông Mâygiơ, đòi chính phủ xem xét lại toàn bộ chính sách kinh tế và cho rằng: Không thể tha thứ cho thái độ vô trách nhiệm của chính phủ đối với cuộc sống của những người thợ mỏ” [56, tr.2]. Đánh giá về cuộc biểu tình của công nhân, lao động ở thủ đô Luân Đôn, hãng tin Pháp AFP cho rằng: Đây là cuộc biểu dương lực lượng mạnh mẽ lần thứ hai liên tiếp trong một tuần của những người lao động Anh cũng như các cuộc biểu tình chống Thủ tướng Anh Thátchơ diễn ra cuối những năm 1980 để phản đối chính sách thuế. Sau cao trào đấu tranh của những người lao động ở Anh năm 1992, những năm tiếp theo tuy phong trào không rầm rộ nhưng lại mang tính xã hội rộng rãi và sâu sắc. Năm 1993, hưởng ứng "ngày hành động" của Liên đoàn các công đoàn châu Âu (ETUC) phát động, “ngày 2/4, khoảng 1 triệu công nhân, lao động của nhiều nước châu Âu đã xuống đường biểu tình tại hơn 150 thành phố để đòi việc làm, dân chủ và các quyền lợi xã hội khác” [13]. Cũng như Pháp, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, tại thủ đô Anh, ngày 2/4/1993 được coi là ngày tồi tệ nhất của ngành công nghiệp Anh kể từ nhiều năm trước đó, đưa tới sự bùng nổ của hàng loạt cuộc biểu 86 tình của GCCN và các tầng lớp lao động Anh. Tiếp sau các cuộc đấu tranh tháng 4 mà nòng cốt là công nhân công nghiệp, phong trào đấu tranh tiếp tục lan sang ngành hàng không. Ngày 4/6, công nhân, lao động hãng Hàng không Anh (BA) làm việc tại hai sân bay lớn của thủ đô Luân Đôn là Hitrau và Gatuych đã tiến hành bãi công 24 giờ phản đối tình trạng lương thấp trong khi giới chủ lại áp đặt những điều kiện làm việc không thuận lợi đối với người làm thuê. “Bãi công làm cho 400/470 chuyến bay đến và xuất phát tại hai sân bay này phải hủy bỏ” [11, tr.8]. Năm 1994 được đánh dấu bởi các cuộc bãi công của hàng nghìn nhà báo và kỹ thuật viên thuộc hai tổ chức công đoàn Nuju và Béctu làm việc tại hãng Phát thanh và truyền hình BBC của Anh đã tổ chức hàng loạt các cuộc bãi công nhằm phản đối các kế hoạch cải cách liên quan vấn đề lương và điều kiện làm việc của các nhà báo và nhân viên của hãng. Ngày 29/6, nhân viên báo hiệu đường sắt ở Anh lại tiến hành bãi công 24 giờ lần thứ ba trong vòng 1 tháng qua, làm tê liệt hoạt động giao thông trong cả nước cũng vì những lý do trên. Trước tình trạng đời sống kinh tế khó khăn của người lao động, ngày 25/11/1995, hơn 1.200 giáo viên biểu tình trước nơi làm việc của Bộ trưởng ngân khố K.Clau ở Nottinhhensơ, kêu gọi tăng kinh phí cho các trường học. Trong năm 1996, thống kê số ngày lao động bị mất do các cuộc bãi công lên tới 1,25 triệu ngày, tăng 3 lần so với năm 1995 (với 415 nghìn ngày). Đây là mức kỷ lục từ năm 1990. Năm 1997, do chỉ 20% số chuyến bay của hãng Hàng không Anh được thực hiện, làm 25 nghìn hành khách lỡ chuyến bay [136, tr.87]. Cũng trong nhiệm vụ đấu tranh về những vấn đề kinh tế, điều kiện sống liên quan trực tiếp đến người lao động, ngày 3/4/2000 “khoảng 80 nghìn công nhân, lao động Anh biểu tình tuần hành trên đường phố Bớtminhham phản đối kế hoạch đóng cửa của hãng sản xuất xe hơi Rover của Anh mà hậu quả sẽ là người lao động thất nghiệp hàng loạt” [160]. Ngày 24/4/2008, “hơn 400.000 người làm công ăn lương trong lĩnh vực công đã đình công để chống lại các chính sách của chính quyền “công đảng” của Gordon Brown, và đứng hàng đầu là cuộc đình công của 200.000 nhà giáo” [159], đây là cuộc đình công ở phạm vi toàn quốc lần đầu tiên của các nhà giáo từ 21 năm nay, để đòi tăng lương trước tình trạng tăng cao của giá cả. Nhiều người lao động làm 87 việc trong các lĩnh vực khác cũng đình công để ủng hộ họ. Trong vòng 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5/2008) 900 nhân viên tuần tra bờ biển và cứu hộ ở biển đã tổ chức 3 cuộc đình công kéo dài 24 giờ (đây là lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước này các nhân viên làm việc trong ngành này tiến hành đình công). 20.000 nhà giáo dục và các công chức làm việc tại các bộ phận khác ở thành phố Birmingham cũng đã đình công để phản đối việc làm của các nhân viên hải quan và các viên thanh tra giấy phép lái xe. Các công nhân và người lao động của nhà máy lọc dầu Grangemouth ở Ecosse cũng đình công đòi cải thiện chế độ hưu trí... Đầu năm 2009, “công nhân của nhà máy lọc dầu Lindsey đã đứng ở vị trí trung tâm của một làn sóng bãi công tự phát nhằm chống lại sự sa thải công nhân trong lĩnh vực này” [150, tr.185]. Trong giai đoạn đầu tiên, cuộc bãi công này đã bị thụt lùi, giai cấp công nhân bị chia rẽ bởi chủ nghĩa dân tộc. Một bộ phận công nhân tham gia bãi công đã nêu khẩu hiệu “Việc làm của người Anh giành cho công nhân Anh”. Những người này cho rằng người ta không thể thuê công nhân nước ngoài trong khi những người công nhân Anh đang bị sa thải. Giai cấp thống trị đã nói vống lên tác động của bộ phận công nhân này bằng cách diễn tả cuộc đình công này như là cuộc đình công có tổ chức nhằm chống lại những người công nhân Ý và công nhân Balan làm việc trong nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, hiển nhiên và không báo trước, cuộc đình công đã kết thúc khi bắt đầu xuất hiện những băng rôn kêu gọi công nhân Bồ Đào Nha và Italia tham gia vào cuộc đấu tranh với khẩu hiệu: “Công nhân trên toàn thế giới, liên hiệp lại!” và những người công nhân Ba Lan làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã tham gia bãi công tự phát ở Plymouth. Cuộc đấu tranh của công nhân đã bước sang trang mới, từ chỗ có nguy cơ thất bại, trước những sức ép tăng lên giữa những người công nhân đến từ các nước khác nhau, giới lãnh đạo nhà máy Lindsey đã phải lùi bước: các công nhân Lindsey đã có được hơn 101 việc làm, các công nhân Bồ Đào Nha và Italia giữ được công việc của mình, kiếm được sự đảm bảo rằng không một công nhân nào sẽ bị sa thải [192]. Ngày 22/10/2009, Liên đoàn Công nhân truyền thông Anh (CWU), bao gồm 240.000 thành viên, đã kêu gọi khoảng 42.000 nhân viên và lái xe ngành bưu chính Anh đình công kéo dài hai ngày, gây rối loạn và ngưng trệ các dịch vụ thư tín trên cả nước sau khi sau khi không đạt được thỏa thuận với Công ty Bưu điện Hoàng gia 88 Anh Royal Mail thuộc sở hữu nhà nước về cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và kế hoạch hiện đại hóa ngành bưu chính.. CWU cáo buộc Royal Mail cố tình cản trở thỏa thuận này và dọa sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc đình công tương tự [182]. Các phi hành đoàn của hãng hàng không Anh British Airways (BA) đã đình công trong 3 ngày 20/3-22/3/2010 sau khi Liên đoàn Thương mại và BA không đạt được thỏa thuận về việc tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Chủ tịch Liên đoàn Thương mại Anh, ông Tony Woodley cho rằng BA không muốn thương lượng mà chỉ muốn khiêu chiến với các thành viên của liên đoàn. BA đã đàm phán với Liên đoàn Thương mại Anh từ nhiều tháng trước đây sau khi các nhân viên BA giận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_phong_trao_cong_nhan_o_cac_nuoc_tay_au_tu_nam_1991_den_nam_2011_4195_1917224.pdf
Tài liệu liên quan