Luận án Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975)

Nguyện vọng cao nhất của dân tộc Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết

là thống nhất đất nước. Do đó nhiệm vụ quan trọng của phong trào cách mạng miền

Nam thời kỳ 1954-1956 là đấu tranh đòi Mỹ-ngụy thi hành Hiệp định.

Công nhân cao su đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ chú trọng vào hai điểm:

đòi Mỹ-ngụy hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Chủ Tịch

Hồ Chí Minh, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 07 năm 1956; đòi

thi hành điều 14c Hiệp định, chống Mỹ-ngụy khủng bố người yêu nước và kháng

chiến. Phong trào này đã tạo được không khí phấn khởi trong công nhân cao su, đồng

thời khẳng định niềm tin của công nhân vào cách mạng.

pdf237 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y quân đội nguỵ đóng tại địa phương điều động một tiểu đoàn bảo an và một chi công an quận ra trấn áp công nhân. Chi bộ Đảng Quản Lợi lãnh đạo công nhân đối phó với lực lượng này, vừa kiên trì đấu tranh, vừa làm công tác binh vận lôi kéo binh lính đồng tình với cuộc đấu tranh, đồng thời họp bàn biện pháp mở diện rộng đấu tranh sang Xa Trạch, Xa Cam, Xa Cát. Mục đích là tập hợp lực lượng làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh. Trước sức mạnh đấu tranh đồng loạt của công nhân các đồn điền tại Hớn Quản, chủ đồn điền phải nhận giải quyết một số yêu sách như: - Đồng ý bỏ cấp phát gạo đỏ. Cấp gạo trắng loại 2, trong đó gạo tấm chiếm 35%. - Hủy bỏ đánh đập công nhân. - Lương tăng từ 17 đồng lên 26 đồng một ngày. 317 - Khẩu phần ăn của một bệnh nhân nằm tại nhà thương tăng từ 6 đồng lên 8 đồng mỗi ngày [85;55]. Sự kiện trên giúp cho 4.000 công nhân đồn điền Phú Riềng, Thuận Lợi thêm sức mạnh đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, cùng phương cách mở rộng diện, lôi kéo binh lính đạt kết quả mong muốn. Đầu năm 1955, nhân cơ hội chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lập ra những hội như “hội đồng hương chánh”, “nghiệp đoàn không chính trị”; những thuyết dụ, như “thuyết dân chủ”, “thuyết hoà hợp giai cấp”… Xứ ủy chỉ đạo Ban công vận xứ đưa cán bộ cách mạng vào tác nghiệp trong các hội, nghiệp đoàn để tập hợp lực lượng, hướng dẫn công nhân đấu tranh. Ở Dầu Tiếng, tháng 02 năm 1955, 5.000 công nhân tập hợp biểu tình đòi chủ đồn điền Pháp tăng lương từ 20% đến 50%, chống cúp phạt vô lý, bớt mức khoán, ngày làm 08 giờ, dời nhà, ở sạch, gạo tốt, nước uống vệ sinh.[34;119] Tại Lộc Ninh, ngày 03 tháng 03 năm 1955, cấp ủy đảng Lộc Ninh huy động 12.000 công nhân Kinh, Thượng kéo về thị trấn Lộc Ninh đòi tăng lương, đòi trả lương người Thượng ngang lương người Kinh, đòi tự do hội họp. Cuộc đấu tranh tăng 17.000 người trong ngày, chủ đồn điền Đờ La-Lăng buộc phải chấp nhận yêu sách về quyền lợi bức thiết như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân [85;50]. Kết quả của những sự kiện lịch sử đã diễn ra này là một văn bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam”, với 16 điểm được chính thức công bố thay cho những quy định về chế độ đồn điền của thực dân Pháp trước đây. Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” đã được ký kết giữa một bên là Nghiệp đoàn khai thác cao su Việt Nam gồm các công ty: Đất đỏ, CEXO, SIPH, Mít-sơ-lanh, Hê-va Tây Ninh, Cao su Đồng Nai (LCD), Hê-va Xuân Lộc, Cao su Đông Dương, Công ty cao su Phước Hoà, Hê-va Cầu Khởi, Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ, Viện khảo cứu cao su Việt Nam tại Lai Khê, Lắp-bê chủ sở hữu đồn điền Phước Hoà, Viện Pasteur và một bên gồm Tổng liên đoàn đồn điền Việt Nam (Đảng lãnh đạo) do Vũ Hà Thành làm Tổng thư ký và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với Nguyễn Văn Của làm chủ tịch. [31;369] 318 Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” gồm 21 chương, 257 điều, quy định chi tiết về các quyền công nhân như tự do nghiệp đoàn, tự do tư tưởng, chế độ đại biểu công nhân, thâm niên, ngày làm, vệ sinh và an ninh xã hội[31;369]… Về tiền lương, chương IV quy định lương công nhân cạo mủ 40 đồng/ngày, cạo 01 buổi 26 đồng. Ngoài lương công nhân được hưởng một phần gạo 933 gram mỗi ngày cạo, loại gạo số 1 với 35% tấm. Vợ, con công nhân hàng tháng có trợ cấp và tiền[31;369]. Về lao động, chương XI quy định công nhân làm 08 giờ mỗi ngày, một tuần làm 48 tiếng. Tiền thâm niên công nhân được tính từ tháng 30 đến 05 năm liền, thâm niên bằng ½ tháng lương. Từ 05 năm trở đi tiền thâm niên bằng 01 tháng lương[31;369]. Chương XIX quy định chủ không được sa thải công nhân tuỳ tiện, khi sa thải phải có phụ cấp nếu công nhân đã làm trên 30 tháng. Hiệp ước được thi hành trong 03 năm, sau đó sẽ được sửa chữa, bổ sung[31;370]. Các chủ tư bản đồn điền Thủ Dầu Một còn chấp nhận đóng thuế cho cách mạng (theo báo cáo của Ban công vận Khu ủy miền Đông Nam Bộ trong thời điểm 1960- 1963 vấn đề tài chính chi tiêu của các cơ quan đơn vị kháng chiến trong toàn khu miền Đông phần lớn là dựa vào nghĩa vụ thuế ở các đồn điền cao su). Đây là sự kiện lớn, là thắng lợi lớn của công nhân cao su Thủ Dầu Một và miền Đông Nam Bộ. Những quyền lợi từ bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” đã công bố nhưng vẫn còn trên giấy, chưa được thi hành. Thực tế, giới chủ đồn điền cao su vẫn giằng co, chậm giải quyết. Thời gian này, công nhân cao su đứng trước sự đe dọa mới, bị quy chụp là “cộng sản”, bắt đi tù hoặc bị đuổi việc. Cuộc sống của công nhân khó khăn, căng thẳng từng ngày, từng giờ. Mặc dù, công nhân đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, đòi tự do dân chủ thành thế liên hoàn, ủng hộ nhau và đạt được một số thắng lợi đáng ghi nhận. Nhưng do cơ sở cách mạng bên trong và bên ngoài còn ít ỏi, chưa thực hiện được việc phối hợp với nhau chặt chẽ. Trong quá trình đưa người vào tổ chức Mỹ-Diệm, lực lượng cán bộ cơ sở ở đồn điền chưa nguỵ trang thấu đáo, chặt chẽ, nên chính quyền Diệm dần phát hiện và hình thành một kế hoạch đánh phá, khủng bố. Gạo ẩm, cúp phạt, ngày công quá nhiều giờ… vẫn trở đi trở lại với người công nhân, mặc dù giới chủ người Pháp đã phải xoay ra thủ đoạn “mật ngọt chết ruồi” thay thế dần cho chế độ đòn roi, khổ sai. Sự thay đổi này diễn ra một cách trì trệ. Cho đến năm 319 1956, người công nhân cao su vẫn sống trong tình cảnh: việc làm không nỗi, bụng ỏng, da vàng, ngực lép, ngủ tối lạnh thấu xương[139;2] … Trước tình cảnh đó, mục tiêu đấu tranh của công nhân cao su vẫn theo đuổi là hủy bỏ chế độ cao su cũ, ngày làm 8 giờ, bỏ việc cúp phạt không lý do, đòi cải thiện chế độ ăn, đòi nhà ở, đòi chế độ nghỉ dưỡng đối với những công nhân bị đau ốm, sinh đẻ, đòi thực hiện dân chủ, tự do. Đấu tranh giai cấp nằm trong cuộc đấu tranh trung tâm của dân tộc: Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổng tuyển cử thống nhất nước nhàø. 3.1.2.2. Đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, đòi hoà bình thống nhất đất nước, “chống” viện trợ Mỹ. Nguyện vọng cao nhất của dân tộc Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết là thống nhất đất nước. Do đó nhiệm vụ quan trọng của phong trào cách mạng miền Nam thời kỳ 1954-1956 là đấu tranh đòi Mỹ-ngụy thi hành Hiệp định. Công nhân cao su đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ chú trọng vào hai điểm: đòi Mỹ-ngụy hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 07 năm 1956; đòi thi hành điều 14c Hiệp định, chống Mỹ-ngụy khủng bố người yêu nước và kháng chiến. Phong trào này đã tạo được không khí phấn khởi trong công nhân cao su, đồng thời khẳng định niềm tin của công nhân vào cách mạng. Những năm 1954 - 1956, phong trào đấu tranh của công nhân cao su đều nêu khẩu hiệu đòi hiệp thương, tổng tuyển cử. Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động ngày 1 tháng 5 năm 1955 và ngày 1 tháng 5 năm 1956. Hình thức đấu tranh là vừa biểu dương lực lượng bằng mít tinh, vừa đệ trình kiến nghị lên Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến tại Sài Gòn, Vũng Tàu và Lộc Ninh, đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ[31;365] Chính quyền nguỵ luôn lấy danh nghĩa nhà nước để can thiệp, hòa giải mâu thuẫn giữa chủ đồn điền và công nhân khi công nhân đấu tranh đòi dân sinh, cải thiện đời sống về ăn, ở, đi lại. Nhưng với những cuộc đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định, lên án nguỵ quyền vi phạm Hiệp định thì chúng dùng ngay đến quân đội, cảnh sát trấn áp và dập tắt. Tháng 7-1955, Mỹ-ngụy vi phạm điều 14c Hiệp định, bắt giam 02 cán bộ nghiệp đoàn cao su ở Quản Lợi. Ban cán sự Đảng Hớn Quản đã phát động cuộc đấu tranh phản đối hành động vi phạm Hiệp định, chống khủng bố, đòi thả người bị bắt[85;51]. 320 Trước làn sóng cách mạng quyết liệt ở các đồn điền cao su, Mỹ-Diệm trong thời gian đầu (1954-1955) còn yếu thế nên chưa mạnh tay khủng bố phong trào cách mạng. Mỹ-Diệm chỉ dùng những thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp bằng thuyết cần lao nhân vị, tung hàng viện trợ Mỹ mua chuộc lôi kéo công nhân. Những khẩu hiệu mị dân như: “cải tiến cần lao”, “đồng tiến xã hội”, “tư sản hoá vô sản” “chủ và thợ cùng sống trong hoà bình thịnh vượng”[31;342]. Mặt khác, Mỹ-Diệm ra sức quy tập lực lượng, hạn chế thế lực của thực dân Pháp, thực thi bộ máy nguỵ quyền cơ sở để khống chế các đồn điền. Để có thành tích báo cáo, và nhận viện trợ của Mỹ, Diệm tranh thủ thời gian tước đoạt đất đai, lập ra những khu “Dinh điền” cho hàng vạn người kinh theo đạo Thiên Chúa và các dân tộc ít người từ các tỉnh phía Bắc như: Hoa, Nùng, Tày, Mường di cư vào Thủ Dầu Một lập nghiệp, hầu làm hậu thuẫn chính trị cho cái gọi là “Đệ nhất cộng hoà” tại miền Nam Việt Nam hồi bấy giờ. Đồn điền cao su là môi trường rộng và phù hợp để lượng người di cư này mưu sinh. Ngay sau khi các gia đình di cư vào sống trong các đồn điền cao su, Ban lãnh đạo quận, huyện đã vận động công nhân cũ đến thăm hỏi các gia đình mới với cử chỉ nghĩa tình. Những giúp đỡ về cái ăn, cái ấm, chăm sóc ốm đau đã khêu gợi lên tình cảm yêu thương và đoàn kết. Người dân di cư mới đến sớm nhận thức rõ tình cảnh khốn khổ ở đồn điền, âm mưu của giới chủ cao su và Mỹ-Diệm. Tình cảm giữa công nhân, người dân địa phương và người di cư ngày càng gần gũi hơn. Họ sớm trở thành cộng đồng “lương giáo đồng tâm”, “lương giáo đoàn kết”, đoàn kết đấu tranh đòi các quyền lợi thiết thực về ăn, ở hàng ngày. Sự cố kết này đã phá tan được âm mưu chia rẽ của Mỹ- Diệm, và thể hiện sự hòa hợp dân tộc lâu bền. Đi cùng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su, phong trào đấu tranh của nông dân người kinh và người dân tộc đòi giữ đất, đòi giảm tô, chống cướp đất, chống tăng tô thuế, chống bắt đi phu đi lính cũng diễn ra quyết liệt. Do đặc điểm riêng về tính cách, người dân tộc không tiến hành những cuộc đấu tranh trực tiếp quy mô lớn với chủ. Họ thường sử dụng hình thức đấu tranh linh hoạt như “thỉnh nguyện” (cầu xin), hoặc làm lơ không chấp hành, hoặc khất dần rồi bỏ qua luôn, không làm những việc chủ bắt buộc…[85;65] Mặc dầu vậy, những cuộc đấu tranh của họ vẫn diễn ra dai dẳng và quyết liệt, đặc biệt là những cuộc đấu tranh chống cướp đất. Người dân tộc thiểu số đã giữ lại được toàn bộ đất đai của mình không để cho Mỹ-Diệm biến thành đồn điền 321 cao su như vùng An Khương, An Quý 1, An Quý 2, Sóc Xoài… Ở các đồn điền, công nhân người dân tộc cũng tham gia vào các cuộc đình công, biểu tình, cũng cử đại biểu tham dự các Hội nghị của công nhân người Kinh. Nhờ đó lương của công nhân người dân tộc trong các đồn điền tại các vùng Thu Bổn, Sóc Xoài, Xa - Cô 28, Sóc Trào, Phú Nương, Bò Com, Sóc Tranh, Phú Lỗ, An Lộc… đã được tăng từ 12 đồng lên 25 đồng, hoặc 28 đồng và 01 lít gạo[209;19]. Ý thức chống Mỹ trong công nhân cao su Thủ Dầu Một rất mãnh liệt. Ở nhiều nơi, công nhân và nông dân đã cùng đứng trong một tổ chức chiến đấu. Thể hiện trong các cuộc đấu tranh chống cướp đất, đuổi nhà để xây dựng căn cứ quân sự, chống viện trợ Mỹ. Về phong trào chống cướp đất, cào nhà nổi bật nhất là cuộc đấu tranh ngày 31 tháng 03 năm 1956 của nông dân và công nhân Phước Long đấu tranh chống cướp đất, được nông nhân nhiều nơi khác ủng hộ. [85;67] Theo số liệu chưa đầy đủ, tổng kết hai năm 1954, 1955, công nhân đã tiến hành 12 cuộc đình công, biểu tình lớn với khoảng 200.000 lượt người tham gia[186;16], đòi Mỹ- ngụy nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi tự do dân chủ. Tiêu biểu nhất là ở đồn điền Quản Lợi và Lộc Ninh. Như vậy từ 1954 đến 1956, bằng hình thức đấu tranh hợp pháp và bán hợp pháp, phong trào công nhân cao su đã giành được những thắng lợi quan trọng nhờ chuyển hướng kịp thời phương thức đấu tranh phù hợp với tình hình mới, thực hiện tốt công tác xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng, động viên được tinh thần cách mạng. Tích cực, phát huy được sức mạnh tổng hợp của đông đảo đội ngũ công nhân cao su và người dân tộc thiểu số Thủ Dầu Một. Qua những năm tiến hành đấu tranh chính trị đòi Mỹ Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi các quyền dân sinh dân chủ, phong trào đấu tranh của nhân dân Thủ Dầu Một, nhất là của công nhân các đồn điền cao su từng bước phát triển vững chắc, lực lượng cách mạng được giữ vững và ngày càng trưởng thành. Khối đoàn kết trong công nhân và các tầng lớp nhân dân khác được củng cố. Kinh nghiệm đấu tranh được tích luỹ mỗi ngày một nhiều thêm. Đó là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân Thủ Dầu Một bước vào cuộc đương đầu với “quốc sách tố cộng, diệt cộng”, đánh phá lực lượng cách mạng của kẻ thù trong giai đoạn tiếp sau. 3.1.3. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang, chống “tố cộng” “diệt cộng”, giữ gìn lực lượng và tiếp tục đấu tranh đòi dân sinh dân chủ (1957-1959) 322 Những tuyên bố: “không hiệp thương tổng tuyển cử”, “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, và “biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17” của Ngô Đình Diệm, từ năm 1956, đã đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh ác liệt. Chiến dịch “Trương Tấn Bửu” (từ ngày 10 tháng 7 năm 1956 đến ngày 24 tháng 2 năm 1957), “chiến dịch Nguyễn Trãi” (ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 11 năm 1958) là uy lực của chiến lược “tố cộng” và “diệt cộng”. Các chiến dịch này đều tập trung đánh phá dữ dội vào các vùng cao su. Các đồn điền cao su như nóng lên trong những năm 1957 đến năm 1959. Để bổ sung cho chiến lược “tố cộng – diệt cộng”, chính quyền Diệm ban hành hai chính sách lớn “cải tiến nông thôn” và “lập khu dinh điền, khu trù mật” với chủ ý là “bứng dân kháng chiến khỏi quê nhà”, là “cấy” dân theo Diệm vào giữa căn cứ kháng chiến cũ. Còn khu trù mật là địa điểm “dồn dân”. Đặc biệt, sau “chiến dịch Nguyễn Trãi”, công dân vụ của Diệm đã tập trung công nhân và người dân địa phương khuyến dụ “ý nghĩa khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực thi công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội” và “cứ làm, làm mãi, làm cho đến khi nông thôn trở nên pháo đài kiên cố của tự do…”. Sau cuộc “cải cách điền địa” là cuộc “tái phân công ruộng đất cho công bằng hợp lý, giúp các tá điền trở thành điền chủ…”, Diệm công bố các tiêu chí để làm lợi thế cho chính quyền Diệm, hàng loạt người nghèo vẫn trắng tay, kéo đến đồn điền cao su xin việc, thêm một cơ hội béo bở cho giới chủ người Pháp. Chủ Pháp bắt tay với nguỵ quyền sa thải hàng loạt công nhân lâu năm, thu người mới vào làm việc để trả tiền công thấp hơn. Do đó ở các đồn điền cao su, số công nhân làm thuê theo hợp đồng lâu năm chỉ còn lại 20-40%. Tỷ lệ nữ lên đến 40-50% trong tổng số công nhân cạo mủ. Công nhân có số chiếm độ 40 đến 50%, còn lại là công nhân tùy dịp. Trên các đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 30% tổng số công nhân[34;145] Đầu năm 1957, công nhân cao su đối diện với nạn thất nghiệp và chết chóc… Để tồn tại, công nhân cao su tìm cách đấu tranh hợp pháp chống lại âm mưu và hành động độc ác đó. Hình thức đấu tranh thời gian này là kết hợp giữa kiến nghị với đình công. Tập trung nhất là ở hai năm 1958 và 1959. 323 Ngày 15 tháng 01 năm 1958, gần 4.000 công nhân cao su Quản Lợi, Xa Cam, Xa Trạch đình công đấu tranh chống chủ cắt xén quyền lợi công nhân. Liền sau đó, 5.000 công nhân thuộc 3 sở của công ty Đất Đỏ đình công ủng hộ buộc chủ đồng ý trả tiền phụ cấp cho công nhân có mặt hàng ngày 7 đồng (thay vì 5 đồng); trả thưởng năng suất là 0,5 đồng (thay vì cắt bỏ). Kết quả vụ việc đình công này là chủ công ty Đất Đỏ thiệt hại trên 1 triệu đồng[82;250] Tháng 5 năm 1959, 5.000 công ty cao su Dầu Tiếng làm kiến nghị phản đối chủ sở quyết định truy tố pháp luật đối với công nhân Trần Duy Tân, do anh dám lên tiếng phản đối chủ sa thải đồng nghiệp. Cuộc đấu tranh của công nhân Dầu Tiếng kéo dài đến tháng 9 năm 1959 và được 77 phân bộ nghiệp đoàn công nhân Sài Gòn lên tiếng ủng hộ [82;250]. Tiếng vang từ cuộc đấu tranh của công nhân Dầu Tiếng đã tiếp thêm lòng can đảm cho cho 1.500 công nhân Xa Cát và 5.000 công nhân Lộc Ninh đình công chống chủ sở sa thải công nhân lâu năm vào tháng 12 năm 1959[82;250]. Khu vực đồn điền Thuận Lợi, chi bộ “mật”, có Bảy Chiến, Út Lộc, Ba Thiều… đã dựng được cơ sở quần chúng ở các làng cao su. Chi bộ chưa tổ chức hoạt động chống Mỹ-Diệm cụ thể do thế lực Mỹ-Diệm dày đặc, nhưng đã hướng dẫn công nhân ngầm phản đối các khuyến dụ có mục đích xuyên tạc, vu khống cách mạng ở các điểm tập trung tại Phước Long. Công nhân Thuận Lợi lúc “học tập tố cộng” đã đồng hô “Việt Cộng” thay cho lời hò hét “diệt cộng” từ nhóm lính khuyến dụ. Nhóm lính bực tức nhưng bất lực, không làm gì được với tập thể đông phản đối này.[14;212] Tại Bình Long, ngày 14 tháng 11 năm 1958, 14.000 công nhân cao su Bình Long đã tổng bãi công 04 ngày, phản đối Bộ nội vụ và Bộ lao động của chính quyền nguỵ Sài Gòn đã ra lệnh trục xuất cán bộ nghiệp đoàn ra khỏi sở. Trước sức mạnh đoàn kết đấu tranh của công nhân, nguỵ quyền Sài Gòn phải nhượng bộ[85;112]. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1959, Mỹ-Diệm tổ chức Tết Cộng Hoà, đem quân đội, cảnh sát, chính quyền địa phương đến Minh Thạnh tổ chức “tố cộng”. Chúng vào từng nhà ép buộc công nhân đi dự. Công nhân không đi bị chúng khủng bố. Hàng trăm đại biểu công nhân đến dinh tỉnh trưởng phản đối, đòi quyền tự do dân chủ.[14;212] Năm 1957 đến năm 1959, công nhân cao su đấu tranh chính trị mạnh. Nhưng những cuộc đấu tranh này còn hạn chế bó hẹp riêng lẻ trong phạm vi từng đồn điền, do chiến 324 dịch khủng bố của giặc dồn dập. Lực lượng cách mạng ở đồn điền mất mát rất lớn. Tại một số nơi như khu vực thị trấn Dầu Tiếng đều là cơ sở trắng[98;131]. Không chỉ ở Thủ Dầu Một mà tình hình phong trào toàn miền Nam đang bị núng thế qua những chiến dịch khủng bố, “tố cộng”, “diệt cộng”. Để gầy dựng lại phong trào, gây tiếng vang về lực lượng vũ trang cách mạng, Xứ ủy Nam Bộ chấp thuận đề nghị của Đảng ủy quân sự Miền Đông mở trận đánh lớn. Vào lúc 24 giờ đêm ngày 10 trạng sáng 11 tháng 08 năm 1958, lực lượng vũ trang bí mật tập kích vào chi khu Dầu Tiếng. Tham gia chiến trận này có đông đảo công nhân cao su làm nhiệm vụ trinh sát, vẽ sơ đồ, phụ trách hậu cần phục vụ trận đánh. Điều bất ngờ đối với giặc là lực lượng cách mạng đã chiếm được mục tiêu, làm chủ nhiều giờ, thu được nhiều súng đạn. Trận Dầu Tiếng không chỉ đạt được mục tiêu quân sự mà còn thành công trong việc xác định chính sách của cách mạng đối với chủ đồn điền người Pháp. Lực lượng ta bắt được 2 chủ đồn điền người Pháp đưa vào căn cứ. Cả hai đều cam kết không đàn áp công nhân và đóng thuế cho cách mạng [34;139]. Chiến dịch khủng bố, “tố cộng”, “diệt cộng” và luật 10/59 của Mỹ-Diệm đối với tư bản Pháp là món lời khỏi phải đầu tư, vì với luật 10/59 nguỵ quyền sẽ làm cái việc mà chúng rất cần: loại trừ cộng sản, loại trừ những người đấu tranh ra khỏi hàng ngũ công nhân cao su. Những quyền lợi mà công nhân cao su đấu tranh được từ sau năm 1954 bị hủy bỏ. Công nhân vẫn sống và làm việc trong điều kiện căng thẳng. Họ thường xuyên bị đổ tội là “Cộng sản dùng nghiệp đoàn để gây bất ổn xã hội, lật đổ chính quyền”. Trần Quốc Bửu chiếu luật 10/59 tuyên bố giải tán tất cả các tổ chức công khai “đã bị cộng sản lợi dụng” và đưa hàng loạt chiến sĩ cách mạng và công nhân cao su yêu nước lên máy chém. Tình thế khủng bố và giết chóc quyết liệt lúc này đã làm cho công nhân cao su không còn kiên nhẫn đấu lý, đấu lời với chính quyền Mỹ-Diệm được nữa. Thời gian này đã nung nấu họ những quyết tâm “vũ trang” cách mạng để cứu nước, cứu mình. 3.1.4. Phong trào đồng khởi của công nhân cao su Thủ Dầu Một năm 1960 Tháng 1 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp, thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”, là nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15. Con đường của cách mạng miền Nam cần 325 chọn để đi là “dùng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để đánh đổ Mỹ- Diệm” [42;81,82] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với quân dân miền Nam. Chẳng những đã mở đường cho cách mạng miền Nam sử dụng và tiến hành song song hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, mà còn đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tấn công. Ngày 30 tháng 1 năm 1960, Hội nghị bất thường của Tỉnh Ủy Thủ Dầu Một họp tại An Điền (Bến Cát), đã triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 và bàn về ngày “Đồng Khởi”. Sau khi phân tích và đánh giá tình hình, Hội nghị đã quyết định chọn ngày 25 tháng 02 năm 1960 làm ngày Đồng Khởi toàn tỉnh [15;191]. Chuẩn bị đồng khởi, Khu ủy miền Đông đã chủ trương các đồn điền cao su thực hiện bốn vấn đề lớn: - Khẩn trương phát tin rộng trong công nhân những chủ trương chuyển hướng, “kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang”, vừa “đánh đổ nguỵ quyền, vừa tạo áp lực với tư bản đồn điền” để giới chủ đồn điền thay đổi chế độ lao động đo ái với công nhân, nới tay khủng bố công nhân cách mạng. - Tổ chức cho công nhân vào một đoàn thể thống nhất, lấy tên là “công hội”. Tổ chức thống nhất “công hội” lập ra để phát triển Đảng, Đoàn, xây dựng lực lượng vũ trang. - Gấp rút chọn những công nhân nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. - Phương châm hoạt động cách mạng trong công nhân đồn điền là hợp pháp và bất hợp pháp, bí mật. Việc làm hợp pháp là bố trí người cách mạng, đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfupload_4c48004b38736_123.22.180.18_lats_ngthimongtuyen.pdf
Tài liệu liên quan