Luận án Quản lý đào tạo thạc sĩ ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn theo tiếp cận năng lực

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ . ix

DANH MỤC BẢNG . x

MỞ ĐẦU. 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 2

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . 2

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 3

6. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3

7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ. 5

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. 6

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THẠC SĨ

NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 7

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 7

1.1.1. Những nghiên cứu về đào tạo và QLĐT theo tiếp cận năng lực . 7

1.1.2. Những nghiên cứu về đào tạo thạc sĩ theo tiếp cận năng lực. 16

1.1.3. Những nghiên cứu về đào tạo và QLĐT ThS ngành

LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực. 17

1.1.4. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo . 23

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 25

1.2.1. Đào tạo . 25

1.2.2. Đào tạo thạc sĩ. 26

1.2.3. Đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực. 27iv

1.2.4. QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực. 29

1.3. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 29

1.3.1. Vấn đề đào tạo theo tiếp cận năng lực . 29

1.3.2. Yêu cầu về năng lực đối với ThS ngành LL&PPDHBM. 31

1.3.3. Quy trình đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận

năng lực . 38

1.4. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 44

1.4.1. Sự cần thiết phải QLĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp

cận năng lực . 44

1.4.2. QLĐT theo tiếp cận năng lực dựa trên mô hình CIPO . 45

1.4.3. Quy trình quản lý quá trình đào tạo ThS ngành

LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực. 47

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THẠC

SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN. 56

1.5.1. Các yếu tố chủ quan . 56

1.5.2. Các yếu tố khách quan. 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 58

pdf209 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo thạc sĩ ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về phương pháp và chất lượng học tập 3 Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch học tập 94 15,9 269 44,6 164 27,4 73 12,1 2,643 3 4 Chủ động, hợp tác với GV trong các tiết học trên lớp 50 8,5 338 56,1 185 30,9 27 4,5 2,686 2 76 5 Có phương pháp tự học, tự nghiên cứu thích hợp 130 21,8 297 49,4 153 25,5 20 3,3 2,897 1 6 Hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp 71 11,7 269 45,0 217 36,2 43 7,1 2,613 5 7 Sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phương tiện kỹ thuật hiện đại trong học tập 46 7,9 323 53,6 195 32,5 36 6,0 2,634 4 X 2,755 Nhận xét: Về thực trạng, hoạt động học của HV được CBQL, GV và HV đánh giá thấp hơn hoạt động dạy. Điểm đánh giá trung bình của hoạt động học của HV là X = 2,755. Nếu phân tích theo từng nội dung hoạt động học của HV, có thể thấy rằng việc đảm bảo thực hiện đúng quy chế về học tập cũng như hiểu biết về những quy định đào tạo ThS được đánh giá đạt ở mức cao hơn các nội dung khác. Nội dung Hiểu biết về quy chế đào tạo ThS có điểm đánh giá trung bình 2,963. Nội dung Có phương pháp tự học, tự nghiên cứu thích hợp có điểm đánh giá trung bình 2,897. Nội dung Thực hiện các quy định về học tập theo quy chế có điểm đánh giá trung bình X = 2,851. Các nội dung khác của hoạt động học tập của HV được đánh giá khá tương đồng nhau và có điểm đánh giá trung bình dao động trong khoảng từ 2,613 đến 2,686. Kết quả phản ánh HV hiểu biết về quy chế đào tạo trình độ ThS. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì người học đã được thông báo về quy chế đào tạo trước khi học tập, đồng thời đa số HV tham gia học tập là những người đang công tác ở ngành giáo dục, vì vậy họ có những hiểu biết nhất định về các quy định trong đào tạo. Tuy nhiên từ nhận thức biến thành thái độ và hành vi học tập nghiêm túc còn là vấn đề đối với HV. 77 2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HV ThS ngành LL&PPDHBM Bảng 2.5. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HV ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực 40 6,9 216 35,7 217 36,2 127 21,2 2,283 4 2 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, thi kết thúc học phần theo hướng tiếp cận năng lực 50 8,4 241 40,2 225 37,5 84 13,9 2,431 3 3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của HV 66 11,3 264 43,6 184 30,7 86 14.4 2,518 2 4 Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập 143 23,5 281 46,8 153 25,5 25 4.2 2.896 1 5 X 2,532 78 Nhận xét: Thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập được trình bày ở bảng 2.5. Kết quả khảo sát cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV ThS chuyên ngành ngành LL&PPDHBM chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện qua ý kiến đánh giá của CBQL và GV, phần lớn điểm đánh giá chỉ đạt ở mức khá và trung bình. Các cơ sở đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM chưa chú ý nhiều đến yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp mà vẫn nặng về trang bị kiến thức cho người học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV chủ yếu mới dừng lại ở mức độ kiểm tra những kiến thức lý luận. Mặc dù đã có phần vận dụng vào thực tiễn song đang ở mức độ thấp. Hầu như chưa có cơ sở giáo dục nào kiểm tra người học bằng hình thức vấn đáp. HV thiên về học thuộc kiến thức, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa thực sự phát huy được kinh nghiệm thực tiễn của HV. Trong 4 nội dung về đánh giá kết quả học tập được khảo sát, có 2 nội dung đạt ở mức khá là "Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá và quản lý kết quả học tập" và “Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của HV". Hai nội dung còn lại đạt trung bình. Nội dung "Nhận thức của CBQL và GV về KT- ĐG theo hướng tiếp cận năng lực" có thứ bậc thấp nhất với điểm trung bình Xi = 2,283. Kết quả này phản ánh thực tế các nhà trường đã cập nhật ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và quản lý kết quả học tập của của HV nói riêng; tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện theo hướng phát triển năng lực người học. 2.3.6. Thực trạng CSVC và tài chính phục vụ đào tạo Trong hoạt động đào tạo nói chung và đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM nói riêng, CSVC và tài chính là hai yếu tố quan trọng đảm bảo quá trình đào tạo có chất lượng. Tuy nhiên, do tiềm lực vật chất của nhà trường và do hình thức tổ chức đào tạo mà nhiều lúc, nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các yếu tố này. 79 Bảng 2.6. Thực trạng CSVC và tài chính phục vụ đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hệ thống phòng học 146 24,6 281 48,1 155 25,9 8 1,4 2,959 2 2 Thư viện, bao gồm cả tài liệu phục vụ quá trình đào tạo 98 16,3 286 47,7 194 32,4 22 3,6 2,767 4 3 Hạ tầng CNTT 165 27,1 305 50,8 105 17,5 27 4,6 3,004 1 4 Hệ thống phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy học 125 21,0 322 53,6 144 23,9 9 1,5 2,941 3 5 Tài chính phục vụ đào tạo, NCKH 55 9,2 280 46,4 224 37,3 43 7,1 2,577 5 X 2,849 Kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy CSVC và tài chính phục vụ cho đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM ở các trường mới được thực hiện ở mức khá, với điểm đánh giá trung bình X = 2,849. a) Về tài chính Trong hai vấn đề CSVC và tài chính thì vấn đề tài chính được đánh ở mức thấp hơn về tính đáp ứng đầy đủ và kịp thời phục vụ cho hoạt động đào tạo. Việc chi trả cho GV tham gia giảng dạy và hướng dẫn HV thực hiện luận văn tốt nghiệp, chi cho việc mua sắm và các hoạt động khác của quá trình đào tạo nhiều lúc còn chậm trễ. Chính vì vậy mà ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát chỉ đạt mức khá Xi = 2,577, gần mức trung bình. Theo chế độ tài chính hiện nay, kinh phí trả cho người hướng dẫn luận văn ThS tại các trường là khá thấp, với mức chi chỉ tương đương với 20 tiết dạy của GV. Mức kinh phí như hiện nay ảnh hưởng một phần đến chất lượng luận văn ở các cơ sở đào tạo. Nguồn kinh phí ngân sách cấp theo định mức kinh phí/ HV cơ bản bảo đảm khoản chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn và bổ sung thiết bị cần thiết. Các cơ sở đào tạo đã rất cố gắng huy động nguồn thu từ học phí, lệ phí và 80 các hoạt động khác để hỗ trợ kinh phí chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm thiết bị, thu nhập tăng thêm cho CBQL và GV. Bên cạnh những ưu điểm trên, tài chính ở các cơ sở đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM còn nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí ngân sách cấp phụ thuộc vào tổng số HV nhập học nên thường hạn hẹp; nguồn thu từ học phí, lệ phí và các hoạt động khác còn ít, do vậy tỷ trọng kinh phí cân đối cho các hoạt động đào tạo và NCKH, đào tạo bồi dưỡng GV, tăng cường CSVC ở nhiều trường còn thấp. Mặc dù từng khoản kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn đa số đảm bảo theo quy định song kinh phí chi cho các hoạt động nâng cao chuyên môn cho GV và HV như tham quan, tổ chức hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng trong đào tạo ThS vẫn còn rất hạn hẹp. b) Về CSVC Nhìn chung, CSVC đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hoạt động đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM so với quy mô đào tạo hiện nay. Các trường so đủ số phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm, phòng mô phỏng. Nhiều phòng học được trang bị máy chiếu, tivi, thiết bị âm thanh. Thư viện có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo. Các trường đều phủ sóng wifi. CSVC đáp ứng yêu cầu làm việc. Các trường đều có các phần mềm, thiết bị ứng dụng CNTT trong QLĐT. Trang web của các cơ sở đào tạo hoạt động tương đối tốt. 2.3.7. Thực trạng môi trường đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM Để tìm hiểu về thực trạng môi trường đào tạo ThS LL&PPDHBM, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.7. Bảng 2.7. Thực trạng môi trường đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Thực hiện dân chủ hóa, văn hóa dạy học, nề nếp, kỷ cương của nhà trường 95 15,7 289 48,3 202 33,6 14 2,4 2,773 2 2 Hệ thống văn bản QLĐT ThS đầy đủ và thống nhất 156 26,2 270 44,9 165 27,5 9 1,4 2,959 1 X 2,866 81 Hoạt động đào tạo nói chung và hoạt động đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM nói riêng không phụ thuộc khá nhiều vào môi trường đào tạo. Môi trường đào tạo được tạo bởi nhiều yếu tố nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất là Hệ thống văn bản QLĐT ThS và Thực hiện dân chủ hóa, văn hóa dạy học, nền nếp, kỷ cương của nhà trường. Kết quả khảo sát thực trạng môi trường đào tạo cho thấy các đối tượng được khảo sát đánh giá môi trường đào tạo chỉ ở mức khá, với điểm đánh giá trung bình 2,866. Hai nội dung của môi trường đào tạo là Hệ thống văn bản của nhà trường đạt điểm đánh giá trung bình 2,959 và Thực hiện dân chủ hóa, văn hóa, nề nếp, kỷ cương của nhà trường đạt điểm đánh giá trung bình là 2,773. Như vậy, hệ thống các văn bản quy định đào tạo là những cơ sở pháp lý trong đào tạo ThS nói chung và trong đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM nói riêng cần phải được rà soát để hoàn thiện thêm. 2.4. THỰC TRẠNG QLĐT THẠC SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.8. Bảng 2.8. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trong đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ quan trọng (QT) Mức độ thực hiện Rất QT QT Ít QT Không QT ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt Khá TB Yếu ĐTB Yj Thứ bậc dj 1 Khảo sát nhu cầu nhân lực trước khi tuyển sinh 46,4 17,2 2,7 3,111 3 5,9 38,8 40,5 14,8 2,358 6 2 Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đúng 40,9 38,1 16,6 4,4 3,155 2 7,4 54,6 28,1 9,9 2,595 3 82 theo quy định về năng lực thực hiện 3 Lập kế hoạch tuyển sinh 37,0 48,5 12,8 1,7 3,208 1 29,1 52,5 15,6 2,8 3,079 1 4 Tổ chức quảng bá tuyển sinh 25,5 57,1 16,0 1,4 3,067 4 6,6 47,8 31,9 13,7 2,473 5 5 Tổ chức thực hiện tuyển sinh 31,8 52,6 14,9 0,7 3,155 2 26,3 51,1 17,5 5,1 2,986 2 6 Đánh giá công tác tuyển sinh hằng năm 18,3 55,7 20,0 6,0 2,863 5 8,8 49,0 34,6 7,6 2,590 4 X, Y 3,093 2,680 Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy hầu hết CBQL, GV và HV được khảo sát đều cho rằng các nội dung quản lý công tác tuyển sinh là quan trọng và rất quan trọng. Điểm đánh giá trung bình về nhận thức tầm quan trọng của các nội dung quản lý công tác tuyển sinh đạt mức khá tốt với Xi = 3,093. Phần lớn các đối tượng được hỏi đều khẳng định Công tác lập kế hoạch tuyển sinh, Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đúng theo quy định và Tổ chức thực hiện tuyển sinh là các khâu quan trọng hơn cả vì đây là khâu đầu vào, có HV mới có quá trình đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay, số lượng HV tham gia đào tạo trình độ ThS ngành LL&PPDHBM ngày càng ít, các trường tham gia khảo sát đều tập trung vào tuyển sinh, xác định tăng cường truyền thông để có HV tham gia đào tạo. Về năng lực đào tạo, đại đa số các trường tự đánh giá năng lực đào tạo cao hơn so với thực tế của cơ sở vì việc đánh giá đúng năng lực thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Phần lớn các trường có số lượng tuyển sinh đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM hằng năm đều vượt so với năng lực thực hiện. Tuy nhiên, một bộ phận đối tượng được khảo sát đánh giá thấp tầm quan trọng của công tác tổ chức quảng bá tuyển sinh (với Xi = 3,067). Các trường chưa chủ động, thiếu thích nghi với môi trường đào tạo hiện nay khi 83 nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Điều này thể hiện ở chỗ các trường chưa thực sự quan tâm quảng bá tuyển sinh. Thông tin tuyển sinh chỉ được đưa lên website của cơ sở đào tạo và người học tự tìm hiểu để tham gia tuyển sinh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng tuyển sinh của các cơ sở đào tạo ThS ngày càng giảm sút, có những cơ sở đào tạo trong những năm gần đây tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Mặc dù nhận thức về công tác tuyển sinh đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM là khá tốt, nhưng việc thực hiện công tác tuyển sinh vẫn chưa được đánh giá cao. Cụ thể điểm đánh giá trung bình chỉ đạt Y=2,680, ở mức khá. Các nội dung Công tác lập kế hoạch tuyển sinh và Tổ chức thực hiện tuyển sinh được đánh giá cao hơn. Tương ứng với nội dung đầu, điểm đánh giá trung bình Yj = 3,079, xếp thứ 1; nội dung thứ 2 có điểm đánh giá trung bình Yj = 2,986, xếp thứ 2. Việc lập kế hoạch tuyển sinh hằng năm phải được thực hiện nghiêm túc theo quy chế đào tạo. Từ khâu thông báo tuyển sinh đến tổ chức đào tạo phải có kế hoạch và phải được báo cáo định kì với Bộ GD&ĐT để được giám sát, kiểm tra. Hai nội dung được đánh giá thấp nhất là Tổ chức quảng bá tuyển sinh với điểm đánh điểm trung bình Yj =2,473, xếp thứ 5 và Khảo sát nhu cầu nhân lực trước khi tuyển sinh với điểm đánh giá trung bình Yj = 2,358, xếp thứ 6. Điều này cho thấy hầu hết các cơ sở đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM chưa thực hiện khảo sát hoặc ít cơ sở thực hiện khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực đào tạo, vì vậy việc tuyển sinh của các trường còn thụ động. Về tuyển sinh và quản lý tuyển sinh, hầu như các trường ĐH đều thực hiện nghiêm túc theo quy chế đào tạo hiện hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay số lượng nguồn tuyển sinh hạn chế, có những trường chạy đua về chỉ tiêu đào tạo nên đã hạ thấp yêu cầu tuyển sinh, dẫn đến sự cạnh tranh về số lượng, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đầu vào khi tuyển sinh. 2.4.2. Thực trạng quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM CTĐT là một văn bản pháp quy, có tính pháp lệnh bắt buộc phải thực hiện đúng đối với các cơ sở đào tạo ThS. Để quá trình đào tạo thực hiện đúng CTĐT đã phê duyệt, công tác quản lý CTĐT phải được coi trọng. Để tìm hiểu thực 84 trạng quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.9. Bảng 2.9. Thực trạng quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực TT Nội dung Mức độ quan trọng (QT) Mức độ thực hiện R ấ t Q T QT Ít Q T K h ô n g Q T ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt K h á TB Y ếu ĐTB Yj Thứ bậc dj 1 Chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo và CĐR theo tiếp cận năng lực 42,5 46,7 10,8 - 3,317 1 14,8 49,1 25,0 11,1 2,676 3 2 Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu đào tạo theo tiếp cận năng lực 26,1 53,4 17,7 2,8 3,028 4 7,3 40,7 38,4 13,6 2,417 6 3 Xây dựng kế hoạch phát triển CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM 28,0 47,9 22,1 2,0 3,019 5 10,6 55,9 29,2 4,3 2,728 2 4 Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác phát triển CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM 34,4 45,2 16,9 3,5 3,105 3 6,5 48,1 33,8 11,6 2,495 5 5 Tổ chức phát triển CTĐT 30,7 51,5 17,8 - 3,129 2 27,7 52,5 18,0 1,8 3,061 1 6 Định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đào tạo 24,2 54,9 13,6 7,3 2,960 6 12,6 41,3 39,3 6.8 2,597 4 X, Y 3,093 2,662 Kết quả khảo sát cho thấy: Về nhận thức, phần lớn các đối tượng được khảo sát đều cho rằng việc quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM là quan trọng, thể hiện qua điểm đánh giá trung bình Xi= 3,093. Các trường ĐH đã thực hiện quản lý khá toàn diện đối với CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo quy 85 định của Bộ GD&ĐT từ cấu trúc, khối lượng chương trình đến số tín chỉ quy định. Tuy nhiên, đi sâu vào nội dung cụ thể lại có sự khác biệt. Các đối tượng đánh giá cao tầm quan trọng của nội dung Tổ chức phát triển CTĐT với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,129, xếp thứ 2 và nội dung Xây dựng mục tiêu đào tạo và CĐR theo tiếp cận năng lực với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,317, xếp thứ 1. Để xây dựng nội dung CTĐT theo tiếp cận năng lực, phải xây dựng được mục tiêu đào tạo và CĐR theo tiếp cận năng lực. Nội dung quản lý CTĐT được đánh giá thấp nhất là Định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đào tạo với điểm đánh giá trung bình Xi = 2,960, xếp thứ 6 và Xây dựng kế hoạch phát triển CTĐT đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,019, xếp thứ 5. Việc phát triển CTĐT, cập nhật và bổ sung chương trình được thực hiện thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, sự quan tâm phát triển chương trình chưa thực sự hiệu quả. Việc tham khảo ý kiến của các GV cho thấy có những cơ sở không thực hiện cập nhật CTĐT mà chủ yếu do GV tự bổ sung, cập nhật chương trình cho nội dung bài giảng của mình. Thực tế, có những cơ sở đào tạo, qua nhiều khóa đào tạo, CTĐT chưa có sự thay đổi. Điều này cho thấy công tác quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM chưa thực sự hiệu quả. Khác với thực trạng nhận thức, việc thực hiện CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM nhìn chung được đánh giá thấp, điểm đánh giá trung bình chung của hoạt động này là Y = 2,662, đạt mức khá nhưng gần mức trung bình. Trong hoạt động quản lý CTĐT, các nội dung được thực hiện tốt nhất bao gồm: Nội dung Tổ chức phát triển CTĐT với điểm đánh giá trung bình Yj = 3,061, xếp thứ 1 và nội dung Xây dựng kế hoạch phát triển CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM với điểm đánh giá trung bình Yj = 2,728 xếp thứ 2. Các nội dung được các đối tượng khảo sát đánh giá thấp nhất bao gồm Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu đào tạo với điểm đánh giá trung bình Yj = 2,417, xếp thứ 6 và Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác phát triển CTĐT với điểm đánh giá trung bình Yj = 2,495, xếp thứ 5. 86 Từ những phân tích trên có thể rút ra nhận xét chung về hoạt động quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực như sau: Các cơ sở đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM theo tiếp cận năng lực về cơ bản đáp ứng yêu cầu chung của đào tạo ThS. CTĐT được quản lý thống nhất toàn trường. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM mặc dù đã được thực hiện rà soát bổ sung nhưng chưa được thường xuyên theo định kỳ, chủ yếu được cập nhật thông qua bài giảng của GV. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy giữa nhận thức đến hành động trong thực hiện các nội dung quản lý chưa có sự thống nhất cao. Có những nội dung nhận thức ở mức 1, tức là rất quan trọng nhưng thực hiện chỉ đạt ở mức độ thứ 3. Có nội dung nhận thức ở mức độ thứ 6 tức là không quan trọng nhưng thực hiện lại ở mức độ thứ 4. Như vậy, về nội dung Quản lý CTĐT ThS ngành LL&PPDHBM, kết quả khảo sát cho thấy các khách thể nghiên cứu đều có nhận thức tương đối tốt về CTĐT và phát triển CTĐT. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa thực sự tốt; cần xem xét lại các khâu trong thực hiện nội dung này để có những điều chỉnh cần thiết. 2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM 2.4.3.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các quy định về quy trình tổ chức đào tạo Trong tất cả các cơ sở đào tạo, khâu tổ chức đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hoạt động đào tạo, đảm bảo cho quá trình đào tạo một chuyên ngành có chất lượng và có đạt được hiệu quả hay không. Thông thường, việc tổ chức đào tạo được thiết kế theo quy trình tổ chức rất khoa học. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý quy trình tổ chức đào tạo nói chung và đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM nói riêng. Quản lý quy trình đào tạo thực chất là quản lý theo các bước, các khâu của quá trình đào tạo. 87 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý quy trình tổ chức đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ quan trọng (QT) Mức độ thực hiện R ấ t Q T QT Ít Q T K h ô n g Ọ T ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt K h á TB Y ếu ĐTB Yj Thứ bậc dj 1 Xây dựng quy trình tổ chức đào tạo cụ thể theo các bước 36,9 48,8 14,3 - 3,226 2 25,5 47,9 23,3 3,3 2,956 1 2 Đánh giá, điều chỉnh, cải tiến quy trình tổ chức đào tạo 29,5 53,7 16,0 0,8 3,119 3 14,7 46,1 28,0 11,2 2,643 3 3 Kiểm tra thực hiện quy trình tổ chức đào tạo 34,4 56,3 9,3 - 3,251 1 24,9 40,3 29,1 5,7 2,844 2 4 X,Ỹ 3,198 2,814 Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy mức độ nhận thức về tầm quan trọng của khâu quản lý quy trình tổ chức đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM ở các cơ sở đào tạo đạt mức khá cao với điểm đánh giá trung bình X = 3,198. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác Kiểm tra thực hiện quy trình tổ chức đào tạo được đánh giá ở mức cao nhất với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,251, xếp thứ bậc 1; tiếp đó là nhận thức tầm quan trọng của công tác Xây dựng quy trình tổ chức đào tạo cụ thể theo các bước được đánh giá với điểm trung bình Xi = 3,226, xếp thứ bậc 2. Nội dung Đánh giá, điều chỉnh, cải tiến quy trình tổ chức đào tạo được đánh giá tầm quan trọng với điểm trung bình Xi = 3,119, xếp thứ 3. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý quy trình tổ chức đào tạo, nhưng về mặt thực hiện trong thực tế của công tác này, các đối tượng được khảo sát đánh giá không cao. Điểm đánh giá trung bình về mức độ thực hiện công tác quản lý quy trình tổ chức đào tạo chỉ đạt Y = 2,814, thấp hơn so với điểm đánh giá nhận thức về mức độ quan trọng của công tác này với X = 88 3,198. Điều đó nói lên rằng mức độ nhận thức một vấn đề không tỷ lệ thuận với mức độ thực hiện vấn đề đó. Nhận xét chung về quản lý quy trình tổ chức đào tạo, những ưu điểm ghi nhận được bao gồm: Bám sát Quy chế đào tạo ThS của Bộ GD&ĐT, xây dựng được quy trình đào tạo tương đối hoàn chỉnh và thực hiện quản lý chặt chẽ quy trình đào tạo. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý quy trình tổ chức đào tạo ở các trường còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trước hết, cần có sự thống nhất hơn giữa nhận thức và hành động trong quản lý quy trình tổ chức đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, sắp xếp thời khóa biểu chưa khai thác hết tiềm năng của GV và điều kiện CSVC. Việc quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo cần được cải tiến để bảo đảm tính khoa học và chặt chẽ hơn. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng công tác triển khai đào tạo chưa triệt để, chưa tạo được sự linh hoạt và chủ động cho người học. Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm: trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ viên chức quản lý và GV; khó khăn về nhân lực và CSVC; chưa phát huy hết chức năng của phần mềm QLĐT; chất lượng đầu vào của HV thấp. 2.4.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học a) Về quản lý hoạt động dạy của GV Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV trong đào tạo ThS ngành LL&PPDHBM TT Nội dung Mức độ quan trọng (QT) Mức độ thực hiện R ấ t Q T QT Ít Q T K h ô n g Q T ĐTB Xi Thứ bậc di Tốt K h á TB Y ếu ĐTB Yj Thứ bậc dj 1 Tổ chức hoạt động dạy của GV thực hiện đúng quy chế đào tạo 38,7 56,3 5,0 - 3,337 1 34,6 51,5 11,7 2,2 3,185 1 2 Chỉ đạo biên soạn đề cương chi tiết học phần 26,4 58,1 12,0 3,5 3,074 5 15,9 41,7 31,3 11,1 2,624 5 3 Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình 31,9 50,7 15,1 2,3 3,122 2 10,4 36,8 38.2 14,6 2,430 6 89 thức, tổ chức 4 Phát triển năng lực dạy cho GV 19,2 47,5 30,0 3,3 2,826 8 7,7 40,4 35,9 16,0 2,398 8 5 Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp đối với GV 23,8 45,6 22,7 7,9 2,853 7 8,1 39,0 38,4 14,5 2,407 7 6 Có sổ theo dõi giảng dạy của GV 17,1 59,4 20,4 3,1 2,905 6 12,2 58,5 19,3 10,0 2,729 4 7 Có danh sách các GV cơ hữu và kiêm nhiệm giảng dạy 32,5 46,7 18,3 2,5 3,092 4 26,9 53,2 17,8 2,1 3,049 2 8 Có danh sách các GV tham gia hướng dẫn luận văn cao học 33,6 47,4 14,1 4,9 3,097 3 22,5 49,3 25,5 2,7 2,916 3 X, Y 3,038 2,717 Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy được đa số đối tượng khảo sát đánh giá cao, với điểm trung bình X = 3,038. Đồng thời, CBQL, GV và HV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy đạt mức khá với điểm đánh giá trung bình Y = 2,717, có nghĩa là mức độ thực hiện thấp hơn mức độ nhận thức. Trong 8 nội dung quản lý hoạt động dạy thì nội dung Tổ chức hoạt động dạy của GV thực hiện đúng quy chế đào tạo được đánh giá là rất quan trọng (Xi = 3,337, xếp thứ bậc 1). Việc thực hiện nội dung này cũng được đánh giá khá tốt (Yj = 3,185 xếp thứ bậc 1). Tiếp theo, nội dung Có danh sách các GV cơ hữu và kiêm nhiệm giảng dạy được đánh giá ở mức khá tốt, xếp thứ bậc 3 cả về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện, với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,092 và Yj = 2,916. Mặc dù nội dung Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học được đánh giá khá quan trọng với điểm đánh giá trung bình Xi = 3,122, xếp thứ bậc 2 nhưng về mặt thực hiện chỉ được xếp thứ 6 với điểm đánh giá trung bình Yj = 2,430. Hai nội dung Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp đối với GV và Phát triển năng lực dạy cho GV đều được đánh giá thấp với thứ bậc tương ứng cho 90 từng nội dung là thứ 7 và thứ 8 cả về mức độ nhận thức tầm quan trọng và cả về mức độ thực hiện. Thực tiễn cho thấy các trường ĐH là những đơn vị thực hiện chế độ tài chính theo quy định của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Việc giảng dạy của GV cơ hữu và GV thỉnh giảng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dao_tao_thac_si_nganh_ly_luan_va_phuong_phap.pdf
  • pdf2a. TTLA NĐH-VN.pdf
  • pdf2b. TTLA NĐH-EN.pdf
  • pdf3a. Trích yếu luận án-VN.pdf
  • pdf3b. Trích yếu luận án-EN.pdf
  • docx4a. Thông tin điểm mới của LA-VN.docx
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của LA-VN.pdf
  • pdf4b. Thông tin điểm mới của LA-EN.pdf
  • pdfCV 397-Đăng tải LA NĐH.pdf
Tài liệu liên quan