Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại học viện Viettel theo mô hình trường Đại học trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

 Trang

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 14

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 30

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG DOANH NGHIỆP 35

2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại các trường đại học trong doanh nghiệp 35

2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại các trường đại học trong doanh nghiệp 56

2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại các trường đại học trong doanh nghiệp và Học viện Viettel 64

Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI HỌC VIỆN VIETTEL THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG DOANH NGHIỆP 70

3.1. Khái quát chung về Học viện Viettel 70

3.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 74

3.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp 76

3.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp 92

3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp 110

3.6. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp 112

Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI HỌC VIỆN VIETTEL THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG DOANH NGHIỆP

 119

4.1. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp 119

4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

PHỤ LỤC 176

 

doc214 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại học viện Viettel theo mô hình trường Đại học trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel Bảng 3.8. Thực trạng xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân tại Học viện Viettel TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 27 21,6 93 74,4 5 4,0 0 3,18 1 Học viên 55 24,4 145 64,4 15 6,7 10 4,5 3,09 1 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức trong kế hoạch hoạt động của năm CBQL, giảng viên 25 20,0 93 74,4 7 5,6 0 3,14 2 Học viên 52 23,1 148 65,8 15 6,7 10 4,4 3,08 2 3 Chọn lựa CBQL, giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 4 Phân bổ nguồn lực phù hợp cho các công việc đã được xác định CBQL, giảng viên 13 10,4 93 74,4 19 15,2 0 2,95 4 Học viên 12 5,3 168 74,7 45 20,0 0 2,85 4 5 Thiết lập bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng CBQL, giảng viên 8 6,4 82 65,6 26 20,8 9 7,2 2,72 5 Học viên 10 4,4 150 66,7 50 22,2 15 6,7 2,67 5 (Khảo sát tại Học viện Viettel, tháng 11/2020) Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đánh giá khá tương đồng về mức độ, thể hiện ở sự chênh lệch về ĐTB của các nội dung được hỏi là không lớn giữa đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên. Tất cả các nội dung được hỏi trong thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân tại Học viện Viettel đều được đánh giá ở mức khá với ĐTB từ 2,67 đến 3,18, đạt mức khá và có nội dung tiệm cận ở mức tốt. Trong đó, có hai nội dung được đánh giá cao nhất trong các nội dung được hỏi, đó là việc “Phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng nhân lực” và “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức trong kế hoạch hoạt động của năm”. ĐTB của hai nội dung này theo đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên dao động từ 3,08 đến 3,18, ở mức khá, tiệm cận với mức tốt. Điều này phản ánh đúng thực trạng hoạt động này trong thực tiễn, bởi lẽ trong những năm vừa qua, Học viện Viettel đã căn cứ vào nhu cầu của Tập đoàn và nhu cầu bồi dưỡng của từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức, người lao động. Tuy nhiên, ở hai nội dung này vẫn số CBQL, giảng viên và học viên đánh giá ở mức trung bình và yếu khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do kế hoạch bồi dưỡng nhân lực của ngành dọc chỉ đạo chưa sát với nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, viên chức ở các đơn vị thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội, chưa có sự chỉ đạo cụ thể mà vẫn mang áp đặt là chủ yếu, chưa xuất phát từ thực tiễn nhu cầu bồi dưỡng. Chính vì thế, đối với một số tiêu chí chưa thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao, cần có phương hướng cụ thể khắc phục để quản lý hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức tại Học viện Viettel thật sự có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chất lượng nguồn nhân lực Quân đội trong xu thế hiện nay. Các nội dung: Phân bổ nguồn lực phù hợp cho các công việc đã được lựa chọn; thiết lập bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động bồi dưỡng; chọn lựa CBQL, giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng đều được CBQL, giảng viên và học viên đánh giá khá tốt với ĐTB từ 2,85 đến 3,07, ở mức khá. Từ đó cho thấy, các chủ thể quản lý có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân lực cho cán bộ, viên chức ở các đơn vị thuộc Tập đoàn. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân lực cho cán bộ, viên chức của các đơn vị thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội, việc phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên khi được hỏi về “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng” thì đây là nội dung được đánh giá thấp nhất với ĐTB theo đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên lần lượt là 2,72 và 2,67, ở mức khá, tiệm cận với mức trung bình. Điều này cho thấy việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng tại Học viện Viettel và các doanh nghiệp trong Tập đoàn còn những hạn chế nhất định. Trực tiếp trao đổi với một số học viên các lớp bồi dưỡng cho biết, nội dung chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông cán bộ, viên chức, kế hoạch bồi dưỡng chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được cán bộ, nhân viên tham gia công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thông qua tọa đàm, một số CBQL ở các phòng, ban chức năng của học viên, các ý kiến cho rằng: sở dĩ có hạn chế như trên là các chủ thể quản lý chưa thực sự quan tâm các kế hoạch bồi dưỡng của Tập đoàn CN-VT Quân đội và của Học viện Viettel triển khai, vì họ nghĩ rằng đó là công việc của lãnh đạo, chỉ huy của Học viện. Mặc dù CBQL nắm vững kế hoạch bồi dưỡng của cấp trên nhưng mức độ tổ chức thực đạt được hiệu quả chưa cao. 3.4.2. Thực trạng thiết kế mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel Bảng 3.9. Thực trạng thiết kế mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Thiết kế mục tiêu phát triển nhân lực lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp CBQL, giảng viên 25 20,0 93 74,4 7 5,6 0 3,14 2 Học viên 52 23,1 148 65,8 15 6,7 10 4,4 3,08 2 2 Hoàn thiện mục tiêu bồi dưỡng nhân lực hàng năm CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 3 Thiết kế chương trình, nội dung bồi dưỡng của Học viện CBQL, giảng viên 29 23,2 96 76,8 0 0 3,23 1 Học viên 55 24,4 145 64,4 15 6,7 10 4,5 3,09 1 4 Phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng CBQL, giảng viên 13 10,4 96 76,8 16 12,8 0 2,98 5 Học viên 10 4,4 150 66,7 50 22,2 15 6,7 2,67 5 5 Chỉ đạo giảng viên thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 19 15,2 93 74,4 13 10,4 0 3,05 4 Học viên 12 5,3 168 74,7 45 20,0 0 2,85 4 (Khảo sát tại Học viện Viettel, tháng 11/2020) Thiết kế mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel là công việc không thể thiếu của các chủ thể quản lý. Việc thiết lập mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể sẽ định hướng càng chính xác cho công tác bồi dưỡng. Thực tế khảo sát cho thấy: các hoạt động quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp đều đạt được ở mức khá và có một số hoạt động tiệm cận với mức tốt. Trong đó, thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực lao động, sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn là nội dung được cả CBQL, giảng viên và học viên đánh giá cao nhất với ĐTB theo đánh giá lần lượt là 3,23 và 3,09, ở mức khá, tiệm cận mức tốt. Việc thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng của Tập đoàn cũng được CBQL, giảng viên và học viên đánh giá cao với ĐTB theo đánh giá lần lượt là 3,14 và 3,08. Trao đổi với các giảng viên tham gia giảng dạy ở các lớp đào tạo quy định, phương châm và tôn chỉ mục tiêu sản xuất, kinh doanh cho cán bộ, giảng viên, nhân viên mới được tuyển dụng về Tập đoàn CN-VT Quân đội cho thấy, các cơ quan chức năng của Học viện Viettel đã thực hiện nghiêm việc hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng. Việc nhận thức nhiệm vụ, quy định của Tập đoàn là quy định bắt buộc của mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động mới được tuyển dụng. Đồng thời, các doanh nghiệp đã tiếp tục thực hiện bồi dưỡng sau khi họ được phân về các doanh nghiệp theo yêu cầu của Tập đoàn. Tuy nhiên, ở hai nội dung này có 11,2% và 11,1% ý kiến của học viên đánh giá ở mức trung bình và yếu. Việc hoàn thiện mục tiêu bồi dưỡng nhân lực hàng năm và phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng được CBQL, giảng viên đánh giá khá cao với ĐTB lần lượt là 3,07 và 3,05. Tuy nhiên về phía học viên, đánh giá hai nội dung này có sự chênh lệch khá lớn, với ĐTB cho hai nội dung được hỏi lần lượt là 2,67 và 2,85. Có đến 20,0% và 28,9% ý kiến của học viên đánh giá hoạt động này ở mức trung bình và yếu. Điều này cho thấy các chủ thể quản lý có chú ý đến việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức, đa số chủ thể quản lý không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng, nội dung họ cần bồi dưỡng những gì, kiến thức nào cần được bồi dưỡng mà còn biểu hiện áp đặt, dựa vào kinh nghiệm, dựa vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức được phân bổ từ trên xuống. Một số CBQL, giảng viên nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel, ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và chưa đề ra được nhiều các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực cho cán bộ, viên chức của Tập đoàn, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel. Về phía cán bộ, nhân viên Học viện Viettel, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng. Chính vì điều này dẫn đến kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức về chuyên môn ngành ngành bưu chính, viễn thông, CNTT, công nghiệp công nghệ cao, đạt hiệu quả không cao. Nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức là do các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng không phân bố được thời gian, khó khăn về điều kiện vật chất, kinh phí để thực hiện khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức của Tập đoàn CN-VT Quân đội. Đây là hạn chế mà các chủ thể quản lý cần nhận thức sâu sắc để phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc của Tập đoàn. 3.4.3. Thực trạng quản lý chủ thể và đối tượng bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp Kết quả bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng của chủ thể bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng là một trong những yếu tố quyết định. Về quản lý chủ thể bồi dưỡng nhân lực Bảng 3.10. Thực trạng quản lý chủ thể hoạt động bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý về số lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng CBQL, giảng viên 30 24,0 95 76,0 0 0 3,24 1 Học viên 55 24,4 145 64,4 15 6,7 10 4,5 3,09 1 2 Quản lý về chất lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 2 Học viên 50 22,2 148 65,8 15 6,7 12 5,3 3,05 2 3 Quản lý các hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên CBQL, giảng viên 21 16,8 90 72,0 14 11,2 0 3,06 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 4 Quản lý hoạt động tổ chức hoạt động nhận thức của học viên CBQL, giảng viên 19 15,2 93 74,4 13 10,4 0 3,05 4 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 5 Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của giảng viên tham gia bồi dưỡng CBQL, giảng viên 8 6,4 97 77,6 12 9,6 8 6,4 2,84 5 Học viên 10 4,4 148 65,8 52 23,1 15 6,7 2,68 4 (Khảo sát tại Học viện Viettel, tháng 11/2020) Chủ thể bồi dưỡng là giảng viên, CBQL doanh nghiệp, Tập đoàn và một số CBQL giỏi của Học viện, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn được mời làm nhiệm vụ bồi dưỡng. Nhận thức được tầm quan trọng của chủ thể bồi dưỡng nhân lực cho cán bộ, viên chức ở các đơn vị viễn thông thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội đã quan tâm quản lý, chỉ đạo và tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng. Trong đó, việc quản lý về số lượng và chất lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng là hai nội dung được đánh giá cao nhất trong số các nội dung được hỏi với ĐTB từ 3,05 đến 3,24, tiệm cận với mức tốt. Thực tiễn hoạt động này cho thấy, Học viện đã quản lý tốt lực lượng cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng, đặc biệt là quan tâm đến quản lý số lượng, chất lượng của ĐNGV (cả giảng viên của Tập đoàn, của Học viện Viettel và giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị, các giảng viên của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng). Căn cứ vào mục tiêu và nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt, cơ quan cấp trên đã xác định rõ những nội dung giao cho Học viện lựa chọn nhân sự, tự đảm nhiệm và những bài giảng, những nội dung bồi dưỡng cần mời cán bộ lãnh đạo, CBQL của các cơ quan cấp trên, giảng viên ở các nhà trường đại học, học viện có chuyên môn sâu về lĩnh vực chuyên ngành và chuyên môn, nghiệp vụ. Các giảng viên tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng đều được thẩm định về chất lượng chính trị và chuyên môn. Đối với giảng viên được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng, yêu cầu từng giảng viên chuẩn bị bài giảng, thông qua bài giảng và giảng thử để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, với chức năng tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nhân lực cho cán bộ, viên ở các đơn vị viễn thông thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội, các chủ thể quản lý còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn, quy chế bồi dưỡng của Tập đoàn CN-VT Quân đội và của các cơ quan chức năng chưa thật sâu sắc; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chưa thật khoa học, chưa gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động bồi dưỡng với hoạt động chuyên môn của cán bộ, viên chức ở các đơn vị. Đối với đội ngũ giảng viên hợp tác trong bồi dưỡng, có kinh nghiệm bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức về chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, những bài giảng của giảng viên thường có chất lượng cao, thu hút được sự quan tâm, hứng thú của cán bộ, viên chức. Bổ sung cho cán bộ, viên chức những kiến thức mới và rèn luyện cho họ các kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng được bồi dưỡng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nên chưa quản lý chắc được chất lượng phẩm chất, năng lực của từng người, dẫn đến có một số bài giảng của báo viên chất lượng chưa thật cao. Do vậy, có 8,0% ý kiến của CBQL, giảng viên và 12,0% ý kiến của học viên đánh giá về quản lý về chất lượng giảng viên tham gia bồi dưỡng ở mức trung bình và yếu. Quản lý các hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên và quản lý hoạt động tổ chức hoạt động nhận thức của học viên được đánh giá ở mức khá với ĐTB theo đánh giá của CBQL, giảng viên là 3,06 và 3,05; theo đánh giá của học viên đối với cả hai nội dung này là 3,00. Đối với giảng viên là CBQL, đã phân công giảng viên giỏi, có kinh nghiệm bồi dưỡng, kèm cặp giảng viên mới. Đội ngũ giảng viên được bồi dưỡng thường xuyên. Ban Giám đốc Học viện Viettel đã tổ chức tập huấn thông qua bài giảng, giảng thử rút kinh nghiệm. Do vậy, đội ngũ này đã trưởng thành về nhiều mặt. Đội ngũ giảng viên, bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động bồi dưỡng, đồng thời là CBQL của Tập đoàn đã hiểu rõ đối tượng bồi dưỡng, nắm vững nhu cầu của họ về kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ là một lợi thế để thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng đã được phân công. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên cũng còn bộc lộ một số hạn chế, đó là nội dung bồi dưỡng chưa được cập nhật thường xuyên do vậy nhiều bài giảng chưa đổi mới được nội dung. Chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên phương pháp truyền thụ chưa đa dạng, linh hoạt, còn thiếu sức thuyết phục. Bên cạnh đó, quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của giảng viên tham gia bồi dưỡng cũng là vấn đề mà Học viện chưa thực sự quan tâm và đây là nội dung được đánh giá thấp nhất trong số các nội dung được hỏi. Về quản lý đối tượng bồi dưỡng nhân lực Bảng 3.11. Thực trạng quản lý đối tượng bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý về số lượng học viên tham gia học tập CBQL, giảng viên 35 28,0 90 72,0 0 0 3,28 1 Học viên 55 24,4 145 64,5 25 11,1 0 3,13 1 2 Quản lý ý thức, thái độ học tập ở trên lớp của học viên CBQL, giảng viên 16 12,8 96 76,8 13 10,4 0 3,02 3 Học viên 15 6,7 168 74,7 42 18,6 0 2,88 3 3 Quản lý các hoạt động học tập ở trên lớp của học viên CBQL, giảng viên 13 10,4 96 76,8 16 12,8 0 2,98 4 Học viên 12 5,3 158 70,2 55 24,5 0 2,81 4 4 Quản lý về chất lượng học tập học viên CBQL, giảng viên 25 20,0 93 74,4 7 5,6 0 3,14 2 Học viên 55 24,4 145 64,4 15 6,7 10 4,5 3,09 2 5 Quản lý các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng ở các doanh nghiệp CBQL, giảng viên 13 10,4 96 76,8 16 12,8 0 2,98 4 Học viên 10 4,4 150 66,7 50 22,2 15 6,7 2,67 5 (Khảo sát tại Học viện Viettel, tháng 11/2020) Đối tượng bồi dưỡng ở các đơn vị thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội là những cán bộ, nhân viên, người lao động thuộc các doanh nghiệp của Tập đoàn, người trực tiếp thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ lao động, sản xuất, kinh doanh, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động bồi dưỡng. Để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức. Vấn đề đặt ra là để đạt hiệu quả cao trong bồi dưỡng thì điều kiện tiên quyết là phải quản lý chắc đối tượng bồi dưỡng với tư cách vừa là đối tượng của hoạt động bồi dưỡng, vừa là chủ thể của quá trình tự bồi dưỡng. Qua kết quả khảo sát cho thấy, Học viện thường xuyên quản lý chặt chẽ về số lượng, về chất lượng và cơ cấu của cán bộ, nhân viên được bồi dưỡng, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ của cấp trên, kế hoạch bồi dưỡng của Tập đoàn CN-VT Quân đội để tổ chức, xác định số lượng cần thiết và hợp lý cử đi bồi dưỡng cho phù hợp. Trong các nội dung được hỏi thì quản lý về số lượng học viên tham gia học tập và quản lý về chất lượng học tập học viên là hai nội dung được CBQL, giảng viên và học viên đánh giá cao nhất trong số các nội dung được hỏi với ĐTB từ 3,08 đến 3,28, ở mức khá và mức tốt. Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác bồi dưỡng và trao đổi với cán bộ các phòng ban chức năng cho thấy: Để đảm bảo chất lượng nhân lực ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội, Học viện đã quản lý chặt chẽ cán bộ, viên chức, người lao động thông qua quản lý hồ sơ, quản lý số lượng và chất lượng. Nhờ vậy, đã nắm được những mặt mạnh, mặt yếu để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một cách khoa học, sát đúng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của từng cán bộ, viên chức trong đơn vị. Chính trên cơ sở quản lý chặt chẽ chất lượng và nhu cầu của từng cán bộ, viên chức các chủ thể quản lý tại Học viện Viettel đã xây dựng được kế hoạch có tính khả thi và tổ chức thực hiện bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Quản lý hoạt động học tập trên lớp của học viên có tính cấp thiết, nhưng rất khó khăn, phức tạp và chỉ đạt hiệu quả cao khi đội ngũ cán bộ, viên chức có nhận thức đúng, biến hoạt động bồi dưỡng thành hoạt động tự bồi dưỡng. Vì vậy, ở nội dung này, đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên đều ở mức khá, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn về điểm số (2,98 và 2,81) Quản lý các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của học viên ở các doanh nghiệp là nội dung được đánh giá thấp nhất trong số các nội dung được hỏi và có sự chênh lệch lớn nhất về điểm số giữa đánh giá của CBQL, giảng viên và học viên (2,98 và 2,67). Đây là một nội dung quản lý quan trọng nhưng trên thực tế là hoạt động khó khăn nhất. Để quản lý tự bồi dưỡng của cán bộ, viên chức đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực theo đơn vị trong các lớp bồi dưỡng tập trung còn đặc biệt coi trọng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của cán bộ, viên chức thông qua công việc được giao và thông qua hoạt động hàng ngày, chất lượng hiệu quả hoạt động. Tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ, viên chức, người lao động ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội, trước hết thể hiện ở sự cần mẫn, tận tụy trong tự học, tự rèn luyện, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực nghiệp vụ. Cán bộ, viên chức thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lấy ý kiến góp ý của đồng nghiệp cũng như ý kiến phản hồi, phản biện xã hội để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh những thành tựu trong quản lý, chỉ đạo tự bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel còn bộc lộ những hạn chế như việc quản lý chưa chặt chẽ, chưa khoa học nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, một số cán bộ, giảng viên tại Học viện Viettel chưa thực sự tích cực, đồng thời chưa có cơ chế, chế tài để kịp thời khen chê đúng mức đối với cán bộ, viên chức tích cực hay chưa tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Vì vậy, chưa động viên và khuyến khích khả năng tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, viên chức ở đơn vị thuộc Tập đoàn CN-VT Quân đội. 3.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel Bảng 3.12. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhân tại Học viện Viettel TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng trực tiếp (offline) tại Học viện Viettel CBQL, giảng viên 25 20,0 93 74,4 7 5,6 0 3,14 2 Học viên 52 23,1 148 65,8 15 6,7 10 4,4 3,08 2 2 Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng trực tuyến (online) tại Học viện Viettel CBQL, giảng viên 8 6,4 97 77,6 12 9,6 8 6,4 2,84 4 Học viên 15 6,7 150 66,6 45 20,0 15 6,7 2,73 4 3 Tổ chức thực hiện các hình thức kết hợp giảng dạy lý thuyết với tổ chức thực hành tại các doanh nghiệp CBQL, giảng viên 15 12,0 96 76,8 14 11,2 0 3,23 1 Học viên 60 26,7 140 62,2 25 11,1 0 3,16 1 4 Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thông qua tham quan hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp, đánh giá, rút kinh nghiệm CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 (Khảo sát tại Học viện Viettel, tháng 11/2020) Khác với các học viện, trường sĩ quan trong quân đội và các trường đại học ngoài quân đội, hoạt động bồi dưỡng có thể thông qua tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu tài liệu hoặc gửi đi bồi dưỡng theo các lớp của trên hoặc của ngành. Theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp thì bồi dưỡng năng lực, chuyên môn theo yêu cầu của Tập đoàn chủ yếu do Tập đoàn tự tổ chức. Chính vì vậy, Tập đoàn đã thành lập một cơ sở đại học là Học viện Viettel để đảm nhiệm chức năng bồi dưỡng nhân lực cho Tập đoàn. Học viện Viettel hoạt động theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, các hoạt động quản lý tổ chức thực hiện các hình thức và phương pháp bồi dưỡng nhân lực tại Học viện Viettel theo mô hình trường đại học trong doanh nghiệp được cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá khá cao. ĐTB cho các nội dung được hỏi theo đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên từ 2,73 đến 3,23, đạt mức khá. Hoạt động được đánh giá cao nhất trong số các nội dung được hỏi là “Tổ chức thực hiện các hình thức kết hợp giảng dạy lý thuyết với tổ chức thực hành tại các doanh nghiệp” với ĐTB theo đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên lần lượt là 3,23 và 3,16, đạt mức khá và tiệm cận với mức tốt. Đánh giá về mức độ thực hiện thấp nhất trong số các nội dung được hỏi là “Tổ chức thực hiện các hình thức bồi dưỡng trực tuyến (online) tại Học viện Viettel” với ĐTB theo đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên lần lượt là 2,84 và 2,73, đạt mức khá. Có thể thấy, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay thì đây là một hình thức, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, về hiệu quả của các hình thức, phương pháp bồi dưỡng trực tuyến (online) này vẫn còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi các chủ thể quản lý cần quan tâm để tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó. 3.4.5. Thực trạng tổ chức phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp của Tập đoàn trong bồi dưỡng nhân lực Bảng 3.13. Thực trạng phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp của Tập đoàn trong bồi dưỡng nhân lực TT Nội dung khảo sát Đối tượng Mức độ đánh giá (SL/%) ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 26 20,8 93 74,4 6 4,8 0 3,15 2 Học viên 55 24,4 145 64,4 15 6,7 10 4,5 3,09 2 2 Tổ chức bộ máy phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 13 10,4 96 76,8 16 12,8 0 2,98 4 Học viên 15 6,7 168 74,7 42 18,6 0 2,88 4 3 Thống nhất nội dung phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 19 15,2 96 76,8 10 8,0 0 3,07 3 Học viên 30 13,3 165 73,4 30 13,3 0 3,00 3 4 Lựa chọn hình thức phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 28 22,4 97 77,6 0 0 3,22 1 Học viên 55 24,4 145 64,5 25 11,1 0 3,13 1 5 Kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp giữa Học viện Viettel với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nhân lực CBQL, giảng viên 13 10,4 96 76,8 16 12,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_nhan_luc_tai_hoc_vien_vi.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Luu Van Tien.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Luu Van Tien.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Luu Van Tien.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Luu Van Tien.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Luu Van Tien.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Luu Van Tien.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Luu Van Tien.doc
Tài liệu liên quan