Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu . 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3

3.1. Khách thể nghiên cứu .3

3.2. Đối tượng nghiên cứu.3

4. Giả thuyết khoa học. 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4

5.1. Nghiên cứu lý luận.4

5.2. Nghiên cứu thực tiễn .4

5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp mới và thử nghiệm.5

6. Phạm vi, nơi thực hiện nghiên cứu . 5

6.1. Phạm vi nghiên cứu.5

Về nội dung nghiên cứu.5

Về khách thể khảo sát.5

Về địa điểm, thời gian nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm.5

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 6

7.1. Phương pháp luận .6

7.2. Phương pháp nghiên cứu.6

8. Các luận điểm bảo vệ. 7

9. Đóng góp của luận án . 8

9.1. Về lý luận.8

9.2. Về thực tiễn.9

10. Cấu trúc của luận án . 9

Chương 1.10

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG .10

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.10

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 10

1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 10

1.1.2. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường và quản lí

hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.161.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học. 20

1.2.1. Quan niệm về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .20

1.2.1.1. Kĩ năng sống .20

1.2.1.2. Hoạt động giáo dục.22

1.2.1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.23

1.2.2. Những thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh của trường tiểu học.23

1.2.2.1. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học .23

1.2.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học .24

1.2.2.3. Các con đường tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểuhọc.27

1.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trườngtiểu học. 28

1.3.1. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS .28

1.3.1.1. Quản lí .28

1.3.1.2. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.29

1.3.2. Một số cách tiếp cận thường gặp trong xác định nội dung quản lí hoạt

động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học .30

1.3.2.2. Tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu trong xác định nội dung quản lí

hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học.32

1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh của trường tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu .40

1.3.3.1. Đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểuhọc.40

1.3.3.2. Thiết lập bộ máy quản lí và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục

kĩ năng sống.41

1.3.3.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động

giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học .44

1.3.3.4. Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.47

1.4. Các yếu tố tác động đến quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

ở trường tiểu học. 51

1.4.1. Các yếu tố khách quan .51

1.4.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài.51

1.4.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong .52

1.4.2. Các yếu tố chủ quan .521.4.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năngsống cho HS .53

1.4.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống.55

1.4.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năngsống.55

Kết luận chương 1 .55

CHƯƠNG 2.57

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG

SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.57

2.1. Kinh nghiệm thế giới về triển khai giáo dục kĩ năng sống và quản

lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống . 57

2.2. Khái quát về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường

tiểu học Việt Nam. 62

2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ

năng sống ở trường tiểu học thành phố Hà Nội. 66

2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát.66

2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở

trường tiểu học .67

2.3.3. Nhận xét chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh Tiểu học ở thành phố Hà Nội.97

Kết luận chương 2 .98

CHƯƠNG 3.100

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO

HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI.100

3.1. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Hà Nội và vấn đề giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh. . 100

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp . 102

3.2.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục .102

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.103

3.2.3. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.103

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.104

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

tiểu học. 1043.3.1. Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường.104

3.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực

đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học.107

3.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.113

3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia

đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.119

3.4. Thử nghiệm và khảo nghiệm mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả

thi của các biện pháp được đề xuất .125

3.4.1. Khảo nghiệm.125

3.4.2. Thử nghiệm.131

Kết luận chương 3 .142

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.147

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

pdf176 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đảng và Chính phủ đã nêu ra trách nhiệm của ngành GD&ĐT phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho HS, SV. Từ năm 2001, Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án”Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩ năng sống cho trẻ vị thành niên” với sang kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam. Giáo dục KNS đã chính thức được đưa vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của bộ giáo dục và đào tạo với một số văn bản như: Công văn số: 7312/BGDĐT-GDTH ra ngày 21 tháng 8 năm 2009 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 đối với giáo dục tiểu học; Công văn số: 5438/BGDĐT-GDTH ra ngày 17 tháng 8 năm 2011 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học và Số: 5379/BGDĐT- GDTH ra ngày 20 tháng 8 năm 2012 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học. Các hướng dẫn đã nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.” Kế hoạch số 444/KH- BGDĐT, ra ngày 31 tháng 5 năm 2012 về việc tổ chức chương trình tập huấn cán bộ cốt cán trường trung học phổ thông về việc giáo dục KNS, giá trị sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý giáo dục với mục tiêu: Bồi dưỡng cán bộ cốt cán cấp tỉnh/ thành phố nhằm tăng cường nhận thức về kĩ năng sống, giá trị sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý; từ đó vận dụng có hiệu quả trông công tác quản lý, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông; hướng dẫn cán bộ cốt cán các tỉnh/ thành phố và triển khai bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tại đại phương cơ sở. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã ban hành hàng loạt tài liệu tham khảo, các modun triển khai các bài giảng giáo dục kĩ năng sống trong đó hướng dẫn mục tiêu, quy trình giáo dục kĩ năng sống cụ thể cho từng chủ đề giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với tổ chức Hợp tác và phát triển và hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (WOB Việt Nam) triển khai tổ chức biên tập, xây dựng tài liệu tập huấn Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý, dựa trên cơ sở phát triển cuốn tài liệu tập huấn hiệu trưởng trường trung học cơ sở do WOB tổ chức biên soạn năm 2011. Với bậc tiểu 64 học và trung học cơ sở, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra quyết định yêu cầu viện Khoa học giáo dục Việt Nam biên soạn bộ sách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 2.2.2. Đổi mới giáo dục và vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. - Đổi mới giáo dục và vấn đề quản lý giáo dục Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ban chấp hành T.Ư khóa XI thông qua nghi quyết 29 về“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã chỉ ra những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Từ thực tế nêu trên, trong định hướng đổi mới, nghị quyết cũng nhấn mạnh “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” Trước tình hình trên đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý giáo dục. đặc biệt coi trọng chất lượng giáo dục. Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành sứ mệnh mà Đảng đã đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục sẽ tạo ra uy tín cho người quản lý trước tập thể giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Bằng năng lực và phẩm chất của mình người quản lý sẽ làm tốt các vai trò là người định hướng; người điều khiển; người kiểm tra giám sát; người phối hợp; người cố vấn; người thúc đẩy; người đổi mới. Vì vậy để đáp ứng đổi mới giáo dục những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục cần phải có là: + Phải nhận thức một cách đúng đắn và toàn diện về yêu cầu đổi mới giáo dục. + Có trình độ và được đào tạo về quản lý giáo dục, công nghệ thông tin. + Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. + Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, công tâm, có thái độ làm việc vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. + Biết lắng nghe, biết phê và tự phê bình, thẳng thắn, trung thực. 65 + Biết khuyến khích, động viên, thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục của cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Luôn là tấm gương về mọi mặt cho cán bộ, giáo viên cấp dưới noi theo. - Đổi mới giáo dục và vấn đề quản lý giáo dục kĩ năng cho học sinh Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật Giáo dục năm 2005. Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, PPDH. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [34] Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên." (Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5). Giáo dục kĩ năng sống cho HS, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. 66 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết tích cực,... cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới PPDH ở trường phổ thông. Tóm lại, việc giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho HS trong các nhà trường là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học thành phố Hà Nội 2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát a. Mục đích khảo sát: - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học. + Đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học + Đánh giá nhận thức vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học. + Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý của ban giám hiệu về việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học. + Đánh giá về việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS - Từ kết quả khảo sát xác định các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. b. Phương pháp khảo sát: - Phương pháp điều tra bẳng bảng hỏi: Tổ chức phát phiếu khảo sát tới CBQL, GV, LLXH về việc thực hiện các nội dung QL và việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống, về vai trò của việc giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học ở 7 trường tiểu học thuộc khu vực nội thành, ngoại thành của TP Hà Nội - Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu 21 người để thu thập thêm những thông tin về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội. Số người được phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu nói trên gồm: 5 người là các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. 6 người là lãnh đạo sở, lãnh đạo phòng tiểu học, lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL trường tiểu học ở Hà Nội . 67 10 người đại diện cho các đối tượng quan tâm tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (ví dụ: CMHS, khuyến học) - Phương pháp quan sát: Tiến hành dự 5 buổi học (chính khóa, ngoại khóa) có liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở 7 trường TH Hà Nội ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành, nhằm trực tiếp tìm hiểu thông tin về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của 1 số năm học ở 1 số trường, 1 số phòng GD&ĐT được khảo sát thực trạng; nghiên cứu kết quả thử nghiệm nhằm thu thập được thông tin xác thực về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu, mối tương quan giữa các số liệu thu được và làm rõ các vấn đề còn tồn tại, những vấn đề đã thực hiện tốt, tìm ra những thành tựu, nguyên nhân của thực trạng. - Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được của đề tài và vẽ các biểu đồ. c. Địa bàn khảo sát: Tổ chức khảo sát 7 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: - 4 trường thuộc nội thành Hà Nội: Tiểu học Thái Thịnh quận Đống Đa, Tiểu học Chu Văn An quận Tây Hồ, Tiểu học Thành Công B quận Ba Đình, Tiểu học Trung Yên quận Cầu Giấy. - 3 trường thuộc ngoại thành Hà Nội: Tiểu học Đông La huyện Hoài Đức, Tiểu học Thị Trấn huyện Sóc Sơn, tiểu học Bắc Phú huyện Sóc Sơn d. Đối tượng khảo sát gồm: - Cán bộ quản lý (CBQL) : Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng : 21 đ/c - Giáo viên, Cán bộ các đoàn thể trong trường (GV) : 186 đ/c - Cha mẹ học sinh (CMHS) : 210 PH - Các lực lượng xã hội (LLXH) - cán bộ các tổ chức đoàn thể, chính trị ngoài nhà trường làm công tác quản lý giáo dục ở địa phương : 21 đ/c. Tổng số : 438người. 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học a. Việc đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học 68 Bảng 2.1. Cơ sở để quản lý , tổ chức thực hiện và lựa chọn nội dung, biện pháp giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. TT Cơ sở LLGD TS Chọn Không chọn SL % SL % 1 Các văn bản hướng dẫn của bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 186 100.0 0 0.0 2 Các văn bản hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 186 100.0 0 0.0 3 Nội dung được tập huấn, bồi dưỡng CBQL 21 9 42.9 12 57.1 GV 186 64 34.4 122 65.6 4 Sách và tài liệu GD KNS CBQL 21 6 28.6 15 71.4 GV 186 61 32.8 125 67.2 5 Các phương pháp đã được đào tạo CBQL 21 2 9.5 19 90.5 GV 186 16 8.6 170 91.4 6 Kinh nghiệm của bản thân CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 186 100.0 0 0.0 7 Học từ đồng nghiệp CBQL 21 8 38.1 13 61.9 GV 186 57 30.6 129 69.4 Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 2.1 về những căn cứ để lựa chọn những biện pháp quản lý, tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, các CBQL và giáo viên đều cho rằng kinh nghiệm của bản thân hay các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, sở, phòng giáo dục, của ban giám hiệu (Chiếm 100%) là căn cứ chính cho họ lựa chọn các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh. Chỉ có 34,4% giáo viên và 42,9% CBQL được hỏi lựa chọn phương án tập huấn bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh. Điều này cho thấy công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên chưa được tổ chức tốt hoặc hiệu quả từ các lớp tập huấn này chưa cao. Các căn cứ như học từ đồng nghiệp, các phương pháp được đào tạo, sách và tài liệu ít được GV và CBQL lựa chọn(Thấp nhất là 8,6% cao nhất là 69 38,1%) như vậy thấy rõ công tác giáo dục kĩ năng sống ít được chú trọng quan tâm, các căn cứ này đòi hỏi khả năng, tinh thần tự học, tự sáng tạo không được CBQL và GV lựa chọn, họ chỉ quan tâm tới việc thực hiện đúng yêu cầu của các văn bản chỉ đạo của cấp trên và làm theo kinh nghiệm của bản thân. Qua phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường, chúng tôi thấy rõ được quan điểm và cách nhìn của họ về việc giáo dục kĩ năng sống như sau: - Thứ nhất họ cho biết có rất ít thậm chí không có các văn bản chỉ đạo riêng biệt về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Do đó họ không thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em. - Thứ hai là giáo dục KNS chỉ được nhắc đến trong các cuộc họp về việc tích hợp vào quá trình dạy học, mà không cụ thể tích hợp như thế nào, nên giáo viên lung túng trong quá trình thực hiện, dẫn đến không thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Thứ ba là giáo dục kĩ năng sống không có tiêu chí đánh giá cụ thể vì vậy họ cũng không biết kết quả họ đã làm được đến đâu. - Thứ tư hoạt động này chỉ được nhắc đến mà không có kiểm tra giám sát nên bỏ qua được thì họ bỏ qua. - Thứ năm là họ không hề được tập huấn, đào tạo để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Thứ sáu họ cho rằng giáo dục kĩ năng sống chỉ để dành cho các khóa học về giáo dục kĩ năng sống, chắc chắn hiệu quả sẽ cao. Do đó giáo viên cũng không nhất thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học giáo dục. Với những phân tích ở trên ta thấy rằng các căn cứ mang tính pháp lý được các LLGD quan tâm làm theo, đó chính là ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Nếu các văn bản chỉ đạo không có nội dung giáo dục kĩ năng sống rõ ràng, không hướng dẫn cách thực hiện một cách cụ thể và không có những tiêu chí kiểm tra, đánh giá thì hoạt động này không được thực hiện tốt thậm chí bị bỏ ngỏ. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống văn bản chỉ đạo xuyên suốt từ cấp bộ, sở, phòng giáo dục đến các nhà trường một cách có hệ thống cho tất cả các cấp học. Những văn bản chỉ đạo này phải bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống, cách thức tổ chức thực hiện, các tiêu chí đánh giá và 70 công tác giám sát, kiểm tra từ các cơ sở giáo dục đến các cơ quan cấp trên. Dựa trên các văn bản mang tính pháp lý này, các nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và báo cáo kết quả. Có như vậy mới thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho HS. b. Thiết lập bộ máy quản lý và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học: Bảng 2.2. Lựa chọn cán bộ quản lý hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường: TT Cán bộ quản lý Lựa chọn SL Lựa chọn Không lựa chọn SL % SL % 1 Hiệu trưởng CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 186 100.0 0 0.0 2 Phó Hiệu trưởng CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 186 100.0 0 0.0 3 Tổ trưởng chuyên môn CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 43 23.1 143 76.9 4 Chủ tịch công đoàn CBQL 21 0 0.0 21 100.0 GV 186 0 0.0 186 100.0 5 Bí thư chi đoàn CBQL 21 16 76.2 5 23.8 GV 186 74 39.8 112 60.2 6 Tổng phụ trách CBQL 21 21 100.0 0 0.0 GV 186 28 15.1 158 84.9 Bảng khảo sát ở bảng 2.2 đã cho ta thấy bộ máy quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (lựa chọn 100%). Đây là hai đối tượng hiển nhiên phụ trách tất cả các hoạt động trong nhà trường, vì vậy các CBQL và GV được hỏi đều lựa chọn đúng. Đối tượng bị phủ nhận hoàn toàn là chủ tịch công đoàn (lựa chọn 0%). Các đối tượng khác như tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội có sự lựa chọn khác biệt rõ rệt. Cán bộ quản lý thì thừa nhận tổ trưởng chuyên môn và tổng phụ trách đội cũng được phân công quản lý hoạt động này còn GV lại không thừa nhận điều này (có từ 76,9% đến 84,9% không lựa chọn). Một số CBQL (23,8%) và GV(60,2%) cho rằng bí thư chi đôàn không quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống. 71 Từ khảo sát trên ta thấy: cán bộ quản lý nắm được và khẳng định lực lượng cán bộ nòng cốt trong công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bí thư chi đoàn và tổng phụ trách đội. Tuy nhiên, vẫn còn không ít CBQL và GV mơ hồ về vấn đề này. Điều này cho thấy hoạt động giáo dục kĩ năng sống không được quan tâm đúng mức và công tác chỉ đạo hoạt động này chưa thật sự có hiệu quả. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống có thể được triển khai hoặc không, có cán bộ quản lý hoặc không có cán bộ quản lý, có kiểm tra giám sát hoặc không tiến hành kiểm tra. Vậy hiệu quả của hoạt động này thế nào thì cần phải có những biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. Bảng 2.3. Đánh giá về quy trình thiết lập bộ máy, bố trí nhân sự quản lý và thực hiện hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường TT Quy trình LLGD Mức độ thực hiện Rất Tốt (%) BT (%) Chưa tốt (%) tốt (%) 1 Thành lập ban chỉ đạo CBQL 3 14,3 8 38,1 10 47,6 0 0 GV 0 0 33 17,7 120 64,5 33 17,7 2 Phân công cán bộ quản lý CBQL 4 19,0 8 38,1 9 42,9 0 0 GV 0 0 5 2,7 145 78,0 36 19,4 3 Xây dựng đội ngũ nòng cốt CBQL 0 0 2 9,5 8 38,1 11 52,4 GV 0 0 0 0 20 10,8 166 89,2 4 Phân công LLGD thực hiện GD KNS cho học sinh CBQL 0 0 7 33,3 9 42,9 5 23,8 GV 0 0 0 0 31 16,7 155 83,3 5 Thiết lập cơ chế quản lý CBQL 0 0 0 0 4 19,0 17 81,0 GV 0 0 0 0 186 100,0 6 Đánh giá nhân sự thực hiện CBQL 0 0 0 0 6 28,6 15 71,4 GV 0 0 0 0 0 0 186 100,0 Thiết lập bộ máy quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trường là một quy trình rất quan trọng trong quá trình xây dựng bộ máy. 72 Nếu thiết lập được đội ngũ có đủ trình độ, năng lực, và nhận thức đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu của công tác này thì hiệu quả cao, nếu c nhẹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện hoạt động này. Căn cứ vào bảng khảo sát 2.3 ta thấy: Đa số CBQL và GV đều cho rằng các nhà trường đã triển khai các khâu như thành lập ban chỉ đạo, phân công các bộ quản lý ở mức độ bình thường và tốt, chỉ có một bộ phận giáo viên cho rằng kể cả việc thành lập ban chỉ đạo chưa được thực hiện tốt (17,7%). Như vậy ngay cả việc thành lập ban chỉ đạo và phân công quản lý là hai khâu không thể thiếu trong quá trình thiết lập bộ máy mà các nhà trường còn chưa thực hiện tốt thì hiệu quả giáo dục kĩ năng sống sẽ như thế nào? Phân công lực lượng thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được các ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và chưa tốt chiếm tỷ lệ cao . CBQL cho rằng họ thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình và tốt chiếm 76,2% còn 23,8% đánh giá chưa tốt. Các GV lại cho rằng khâu này cũng thực hiện chưa tốt tỷ lệ chiếm đến 83,3% và có 16,7% đánh giá ở mức bình thường. Việc xây dựng đội ngũ nòng cốt là khâu quan trọng trong các nhà trường. Xây dựng tốt đội ngũ nòng cốt, đội ngũ này sẽ là các hạt nhân tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đồng thời đội ngũ nòng cốt còn giúp ban giám hiệu nhà trường giám sát, kiểm tra việc thực hiện của GV. Ở nội dung xây dựng đội ngũ nòng cốt, các ý kiến đánh giá của CBQL là chưa tốt chiếm đến 52,4%, chỉ có 9,5% CBQL cho là đã làm tốt, 38,1% cho rằng ở mức độ bình thường. Các GV được hỏi đánh giá 10,8% ở mức bình thường và tới 89,2% chưa làm tốt. Với kết quả đó đã khẳng định việc xây dựng đội ngũ nòng cốt trong các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Hai khâu thiết lập cơ chế quản lý và đánh giá nhân sự các GV đều khẳng định 100% là các nhà trường không làm tốt việc này còn CBQL đánh giá từ 19% đến 28,6% ở mức trung bình và từ 71,4% đến 81% cho rằng làm chưa tốt. Kết quả này đã khẳng định các nhà trường hầu như không xây dựng cơ chế quản lý và không tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giáo dục kĩ năng sống ở các nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Việc thiết lập bộ máy và bố trí nhân sự, một nội dung cơ bản của quản lý giáo dục ở các trường tiểu học đã bộc lộ nhiều bất cập. Ngay cả các cán bộ quản lý được hỏi còn đánh giá một số nội dung trong quy trình không đạt hiệu quả, tức là họ 73 đã cho rằng bản thân mình đã làm chưa tốt vai trò của cán bộ quản lý, chưa thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình, và khẳng định công tác quản lý hoạt động này chưa đạt hiệu quả. c. Tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học Bảng 2.4. Đánh giá về việc đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống và điều kiện để thực hiện quản lí hoạt động GD kĩ năng sống ở trường tiểu học TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá CBQL Giáo viên SL % SL % 1 CSVC, thiết bị tổ chức HĐGD KNS Đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu cần có 6 28,6 66 35,5 Đã được đầu tư nhưng còn thiếu thốn 15 71,4 115 61,8 Nghèo nàn, lạc hậu 0 0,0 5 2,7 2 Kinh phí dành cho HĐGD KNS Rất thiếu 0 0,0 0 0,0 Thiếu 3 14,3 41 22,0 Đủ để hoạt động 18 85,7 145 78,0 3 Đội ngũ CBQL-GV tham gia vào các HĐGD KNS Vừa thiếu về lượng, vừa yếu về chất 0 0,0 0 0,0 Số lượng thiếu, chất lượng đạt yêu cầu 0 0,0 0 0,0 Đủ về lượng, yếu về chất 18 85,7 168 90,3 Đủ về lượng, mạnh về chất 3 14,3 18 9,7 4 CB,GV đã được cung cấp thông tin kịp thời và chất lượng thông tin tốt 7 33,3 36 19,4 Việc cung cấp thông tin về giáo dục KNS cho đội ngũ CB,GV CB,GV đã được cung cấp thông tin có chất lượng tốt nhưng chưa kịp thời 3 14,3 26 14,0 CB,GV đã được cung cấp thông tin kịp thời nhưng chất lượng thông tin chưa tốt 7 33,3 12 6,50 CB,GV chưa được cung cấp thông tin kịp thời và chất lượng thông tin chưa tốt 4 19,0 112 60,2 5 Nhà trường đã xây dựng được cơ chế tăng cường hiệu quả HĐ giáo dục kĩ năng sống 6 28,6 29 15,6 74 Căn cứ vào kết quả bảng 2.4 ta thấy: - Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường mặc dù đã được đầu tư, song vẫn còn thiếu thốn (CBQL: 71,4%, GV: 61,8%), chỉ có 28,6% CBQL và 35,5% lựa chọn là CSVC đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số GV cho rằng thiết bị lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; kinh phí dành cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống được đầu tư tương đối đầy đủ đây là điều kiện thuận lợi để các nhà trường tiến hành các hoạt động được tốt hơn; Các ý kiến đánh giá đều cho rằng đội ngũ cán bộ quản lý, GV đủ về số lượng nhưng hầu hết chưa có kiến thức, kĩ năng, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nên mặc dù đủ về lượng nhưng yếu về chất, chỉ có 9,7% đến 14,3% các ý kiến cho rằng đủ về lượng và mạnh về chất. Điều này khẳng định một thực trạng rất rõ ràng rằng giáo dục kĩ năng sống ít được các nhà trường quan tâm, đầu tư, tập huấn tới đội ngũ GV trực tiếp triển khai hoạt động này. Việc cung cấp thông tin về giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho đội ngũ CB,GV: Mặc dù có 66.6% CBQL khẳng định nhà trường đã cung cấp kịp thời các thông tin có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho đội ngủ CB,GV nhưng với 74.1% giáo viên có ý kiến trái ngược với ý kiến của đội ngũ CBQL cho thấy việc cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học được khảo sát vẫn chưa kịp thời, chưa đáp ứng mong đợi của đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Về chất lượng thông tin được nhà trường cung cấp cho CB,GV có 52.3% số CBQL và 66.7% giáo viên đánh giá chất lượng thông tin được cung cấp chưa tốt. Điều này cho thấy để nhà trường cần tăng cường cung cấp nhiều thông tin về giáo dục kĩ năng sống cho đội ngũ CB,GV và phải chọn lọc, nâng cao chất lượng của các thông tin đó. Việc xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_thanh_pho_ha_noi_tv_7412_1925624.pdf
Tài liệu liên quan