Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam

MỤC LỤC

Mục Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Tổng quan 9

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 9

1.2. Nhiệm vụ của luận án 19

Kết luận chương 1 20

Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trong điểm 21

2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 21

2.2. Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 69

2.3. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý các vùng lãnh thổ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 75

Kết luận chương 2 82

Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 84

3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 84

3.2. Thực trạng xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 94

3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 116

3.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 127

Kết luận chương 3 139

Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay

140

4.1. Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay 140

4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 154

4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 162

Kết luận chương 4 193

KẾT LUẬN 194

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 197

TÀI LIỆU THAM KHẢO 198

PHỤ LỤC 207

 

 

 

doc231 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì “ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề” [15]. Điều này là trái với Luật Doanh nghiệp. Mặt khác, cả Luật Đầu tư và Nghị định 139 không đưa ra danh mục những ngành nghề nào mà pháp luật đòi hỏi “Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề”. Quy định về tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết tại khoản 2 Điều 52 và khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Khoản 2 Điều 52 quy định: “2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định; b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ Công ty và việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, tổ chức lại, giải thể Công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định". Khoản 3 Điều 104 quy định: “3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; tổ chức lại, giải thể Công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu Điều lệ Công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định”. Thế nhưng, trên thực tế ở một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn với tỷ lệ cao nhất là 49%. Như thế, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thực hiện được những quy định trên. Thứ tư, sự thiếu tách bạch về đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Trong hoạt động quản lý, hai luật này luôn đi đôi với nhau để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, một số quy định trong hai luật này mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình. Có thể thấy phạm vi điều chỉnh của hai luật này chưa thật tách bạch. Ví dụ như liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Luật Đầu tư thay vì chỉ cần điều chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhằm xác định những ưu đãi mà nhà đầu tư nước ngoài được hưởng, nhưng trên thực tế luật này đã quy định: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy Luật Đầu tư đang đang lấn sân sang Luật Doanh nghiệp khi điều chỉnh cả việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo ra những vướng mắc khó giải quyết. Thứ năm, sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa những quy định về giấy phép. Theo quy định của Luật Đầu tư thì để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần có Giấy chứng nhận Đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy thế, sau khi có được giấy chứng nhận này, nhà đầu tư vẫn phải xin các loại giấy phép khác như: Giấy phép xây dựng, giấy phép của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường... Giấy chứng nhận đầu tư không thay thế được các giấy phép cần có. Bên cạnh đó, ở mức độ nào đó, Giấy chứng nhận đầu tư còn tạo cho các cơ quan chức năng có cảm giác an toàn một cách giả tạo là doanh nghiệp đã được đăng ký quản lý. Từ đó, dễ dẫn đến việc coi nhẹ công tác hậu kiểm (kiểm tra, quản lý sau cấp phép). Và như thế, rõ ràng là Giấy chứng nhận đầu tư không làm tăng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Việc quy định giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tuy đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài (giảm thủ tục hành chính và các loại giấy phép), nhưng nó cũng cho thấy sự bất cập trong quản lý nhà nước với những quan hệ pháp lý mới phát sinh. Chẳng hạn việc đăng ký kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề; việc cấp phép lập chi nhánh của những doanh nghiệp đa ngành nghề này… sẽ phức tạp và lúng túng hơn. Những vấn đề chưa rõ ràng trong luật Doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiều địa phương lúng túng trong việc cấp phép và quản lý. Chẳng hạn, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động để thực hiện dự án đầu tư, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp vì nó không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, không xuất hiện dự án mới. Và nếu vậy, các thủ tục trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa là thủ tục rất đơn giản với việc nhà đầu tư nước ngoài đăng ký thay đổi thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Hoặc chỉ thực hiện việc đăng ký thay đổi kinh doanh nếu như việc mua bán đó có làm thay đổi các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thế nhưng với quy định như trong luật doanh nghiệp dễ làm cho người ta hiểu đây là hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư. Nếu các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về đầu tư cũng hiểu như vậy thì họ sẽ áp dụng những thủ tục và quy trình phức tạp hơn nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục các loại hồ sơ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài cũng còn có những mâu thuẫn hoặc khiếm khuyết. Chẳng hạn, Nghị định 108/2006 của Chính phủ quy định trong hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp. Thế nhưng theo Quyết định 1088/QĐ – BKH ngày 19/10/2006 về các hồ sơ kèm theo lại không có nội dung này. Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải có báo cáo năng lực tài chính (nhà đầu tư nước ngoài tự lập ra và tự chịu trách nhiệm) khi vào thực hiện hoạt động đầu tư, thế nhưng phía Việt Nam chưa có những quy định hướng dẫn về nội dung cụ thể của báo cáo này gồm những gì? Cơ chế nào có thể chứng minh năng lực tài chính ấy? Thứ sáu, thiếu thống nhất trong quản lý nhà nước về Thuế. Có thể nói một số hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính cho thấy rõ sự thiếu thống nhất trong quản lý nhà nước, trong đó công văn số 13721/BTC-TCT của Bộ Tài chính ban hành vào ngày 11-10 - 2007 là một ví dụ. Công văn này được ban hành nhằm “Hướng dẫn chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn”. Tuy nhiên, nó có nhiều bất cập. Chẳng hạn: công văn không được xem là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật, thế nhưng Bộ Tài chính lại sử dụng hình thức này để xác định những khái niệm mới, những “quy phạm pháp luật” để điều chỉnh thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn. Chỉ có Cục thuế cấp tỉnh được nhận Công văn này, do đó, phần lớn đối tượng nộp thuế có thể không biết hoặc không buộc phải biết sự tồn tại của nó. Và do vậy, tính công khai, minh bạch đã không được coi trọng. Nội dung của Công văn 13721 có nhiều điểm mâu thuẫn với Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20-10-2004 của Bộ Tài chính, mâu thuẫn với quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi về thuế cũng chưa nhất quán. Chẳng hạn, theo Quyết định số 53/2004/QĐ – TTg ngày 05/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao thì: “nhà đầu tư được hưởng suất thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo” [89]. Trong một văn bản khác (Nghị định số 24/2007, ngày 14/02/2007) lại quy định “mức thuế suất 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư nước ngoài vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư” [17]. Thứ bảy, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản điều hành của các cơ quan có thẩm quyền chưa theo kịp với đòi hỏi của tình hình thực tế, gây lúng túng cho các địa phương trong quá trình áp dụng pháp luật. Thực tiễn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay nhưng pháp luật chưa theo kịp để có những quy phạm điều chỉnh kịp thời. Chẳng hạn, những trường hợp dự án đầu tư nước ngoài vẫn đang được triển khai tại Việt Nam, nhưng nhà đầu tư là pháp nhân nước ngoài đã giải thể tại chính quốc sẽ xử lý ra sao? Hoặc do suy thoái kinh tế, chủ đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp rời khỏi Việt Nam đem theo toàn bộ con dấu, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận kinh doanh và để lại toàn bộ tài sản với các khoản nợ, rơi vào tình trạng phá sản thì giải quyết như thế nào? Đây chính là vấn đề gây nhiều thiệt hại cho người lao động và đối tác Việt Nam, gây khó khăn cho cơ quan quản lý và ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, nhưng chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Những vấn đề bất cập trên đây đã ảnh hưởng không tốt tới môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Đồng thời, nó cũng cho thấy chất lượng của việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật – khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật – còn có những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. 3.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật riêng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Do tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho nên trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước đã có đề cập đến những chủ trương phát triển và quản lý đối với vùng này. Những văn bản này bao gồm: (1) Nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Nghị quyết số 06/1997 và Nghị quyết số 78/2007 về dự án khí – điện – đạm tại Bà Rịa – Vũng Tàu. (2) Các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Quyết định 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010. - Quyết định số 146/QĐ – TTg ngày 13/08/2004 Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 910/1997/QĐ - TTg ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010. - Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các địa phương trong vùng, (như Quyết định 532/QĐ - TTg ngày 12 tháng 7 năm 1997 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010; Quyết định 742/QĐ - TTg ngày 6 tháng 10 năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010…) - Các văn bản phê duyệt quy hoạch tổng thể các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong vùng: Quyết định 160/1998/CP ngày 9 tháng 4 năm 1998 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010; Quyết định 161/1998/CP ngày 9 tháng 4 năm 1998 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt đến năm 2010; Quyết định 202/1999/QĐ - TTg ngày 12/10/1999 về Quy hoạch hệ thống cảng biển; Quyết định 935/TTg ngày 11/7/1997 về phê duyệt dự án đầu tư cụm kho đầu mối và xưởng đóng bao phân bón tại Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu; Quyết định 789/TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc - Nam; Quyết định 855/TTg ngày 10/11/1997 về phê duyệt định hướng quy hoạch chung đô thị Nam tỉnh Bình Dương; Quyết định 231/TTg ngày 12 tháng 1 năm 1998 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đến năm 2010… - Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg Ngày 18 - 02 - 2004 Về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. - Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 - 10 - 2007 Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm. - Các văn bản của các bộ, ngành có liên quan đến vùng, như: định hướng phát triển 4 ngành công nghiệp nặng (cơ khí, luyện kim, điện tử tin học, hóa dầu). Những văn bản trên đây tùy theo từng lĩnh vực kinh tế có liên quan đến đầu tư nước ngoài đã có tác dụng tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ sở cho việc phát triển vùng trở thành một đầu tàu cho sự phát triển của cả nước. Tuy nhiên, một điểm hạn chế có thể coi là rất cơ bản về mặt luật pháp liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chính là việc ban hành pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển vùng nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài thực hiện tại đây nói riêng. Nếu không tính đến những văn bản thuộc các lĩnh vực khác có những định chế liên quan đến đầu tư nước ngoài thì văn bản có tính pháp lý cao nhất dành riêng cho vùng này là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gia đoạn 1998 – 2010” và Quyết định phê duyệt “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2004 – 2010 và tầm nhìn 2020”. Hai Quyết định này xác định mục tiêu phát triển vùng và những nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu. Tuy vậy, phương hướng ấy được thực hiện như thế nào thì lại không có các quy hoạch chi tiết và kế hoạch cụ thể. Do đó, trong cả thời kỳ 1998 – 2006 các địa phương tự ban hành các quyết định thực hiện việc ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của địa phương mình, dẫn đến tình trạng cạnh tranh lẫn nhau, làm giảm lợi thế so sánh. Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ cũng dẫn tới tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong một thời gian khá dài. 3.2.3. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do các địa phương thực hiện Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, UBND các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là những chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trên cơ sở pháp luật về đầu tư nước ngoài, các cơ quan này đã ban hành một số văn bản quy định về chính sách thu hút đầu tư của địa phương mình. Những văn bản ấy bao gồm các loại: - Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng cho từng thời kỳ phát triển kinh tế của đại phương. - Các chỉ thị, Quyết định của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành trong vùng về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và những vấn đề liên quan. Nhìn chung, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của các địa phương trong một thời gian dài được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là “thông thoáng” so với quy định chung của pháp luật. Thực chất trong những sự “thông thoáng” ấy, một số quy định về ưu đãi đầu tư được ban hành trái với pháp luật, tập trung vào những vấn đề sau đây: Một, quy định về giá và thời gian hưởng giá ưu đãi: bao gồm giá thuê đất, thuế sử dụng đất, giá nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập bổ sung (miễn hoàn toàn), các loại phí… thông thường các loại thuế này được giảm 50%, có địa phương miễn hoàn toàn các loại thuế trong một số địa bàn. Ngoài ra, còn có quy định về những ưu đãi bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ngoài những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hưởng theo quy định chung (giảm từ 25 đến 50% số thuế phải nộp trong năm tài chính hoặc trong 2 năm liên tiếp, tùy trường hợp, tùy địa phương). Cá biệt có địa phương chỉ thu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% sau 15 năm doanh nghiệp đi vào hoạt động thay vì phải 28%. Giá nước cho các doanh nghiệp được áp dụng như giá nước cho các cơ quan hành chính nhà nước (quá thấp). Qua khảo sát cho thấy, những địa phương ưu đãi nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài là những địa phương hiện chưa có nhiều dự án đầu tư như Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh. Những ưu đãi được quy định khá cụ thể nhưng cũng rất phức tạp. Từ năm 2007, những quy định ưu đãi đầu tư trái với quy định chung của Chính phủ đã được các địa phương bãi bỏ, nhưng cũng có những “biến thể” bằng cách các địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng, miễn phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư… Bên cạnh những quy định cụ thể về ưu đãi như trên, nhiều địa phương còn công bố những chủ trương chung để thực hiện chính sách “trải thảm đỏ”, như thành phố Hồ Chí Minh với chủ trương “5 sẵn sàng”, Đồng Nai với “đồng hành cùng doanh nghiệp”, Bà Rịa – Vũng Tàu với “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”…nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài về với địa phương mình. Về phí và lệ phí: Thống nhất áp dụng một biểu phí tham quan cho người Việt Nam và người nước ngoài tại các điểm tham quan; bãi bỏ lệ phí xét đơn cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài; không thu tiền lập và quản lý qui hoạch khi cấp chứng chỉ qui hoạch; bãi bỏ việc thu lệ phí đăng ký hoạt động của nhà thầu phụ nước ngoài. Về thời gian được hưởng những ưu đãi trên: tùy theo từng địa phương mà thời gian hưởng ưu đãi có khác nhau, ít nhất là 3 năm và nhiều nhất là được miễn, giảm trong suốt thời gian thực hiện dự án. Chẳng hạn đối với Bà Rịa – Vũng Tàu thì thời gian nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi ít nhất là 3 năm, đối với Bình Phước, thời gian được hưởng ưu đãi ít nhất là 11 năm và nhiều nhất là trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án. Hai, công bố danh mục các lĩnh vực và các địa bàn khuyến khích đầu tư: Cả 8 địa phương trong vùng đều có những quyết định công bố danh mục các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi và những danh mục ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên có thể thấy rằng những lĩnh vực các địa phương ưu đãi đa số là trùng nhau, như: khuyến khích vào các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch… Nhiều địa phương ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc thế mạnh của mình. Chẳng hạn trong số 8 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Tiền Giang, có các lĩnh vực: sản xuất thép cao cấp, thép xốp, kim loại đặc biệt; sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao, sản xuất phần mềm, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác…Đây là những lĩnh vực không phải thế mạnh của Tiền Giang nếu so sánh với thành phố Hồ Chí Minh hay Đồng Nai, nhưng do muốn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài nên tỉnh tỉnh này vẫn khuyến khích. Có những lĩnh vực được được địa phương này khuyến khích đầu tư như Tiền Giang khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy, thuốc lá, trong khi địa phương khác là Đồng Nai lại có doanh thu cao nhất của ngành công nghiệp địa phương ở đây là từ sản xuất thuốc lá, thuốc lào (theo số liệu tại niên giám thống kê 2006 của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai). Ba, thời gian cấp phép và thủ tục cấp phép: thời gian cấp phép đa số được các địa phương rút ngắn 50% so với quy định chung. Thủ tục cấp phép được áp dụng theo cơ chế “một cửa” khá thuận lợi cho nhà đầu tư. Bốn, xây dựng và công bố quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các giải pháp thu hút đầu tư của địa phương. Đến nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xây dựng 74 khu chế xuất, khu công nghiệp, chiếm khoảng 50% số khu chế xuất, khu công nghiệp của cả nước. Các địa phương do đều muốn thu hút đầu tư nước ngoài nên đã phát triển ồ ạt các khu công nghiệp, có những khu công nghiệp thuộc hai tỉnh khác nhau nhưng chỉ cách nhau vài trăm mét, hoặc thậm chí chỉ cách nhau có một con đường, với giá thuê đất, dịch vụ khá chênh lệch nhau. Năm, những quy định khác có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài như: trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư ở các dự án 100% vốn nước ngoài; Quy định về phối hợp trong việc cấp phép theo cơ chế “một cửa”; Quy định việc đăng ký kinh doanh qua mạng… Qua khảo sát việc ban hành các chính sách riêng của địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả Luận án có nhận xét: Thứ nhất, các địa phương đều thể hiện quyết tâm thực hiện chủ trương thu hút nguồn ngoại lực từ đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện ở việc ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp. Việc làm này nhằm nhiều mục đích: (1) Thu hút được nhiều dự án đầu tư, từ đó giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương; (2) Tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương nhờ vào việc thu thuế từ những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng và mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung tính mục đích của những hoạt động chủ yếu vẫn phục vụ lợi ích có tính cục bộ của các địa phương. Thứ hai, khi ban hành các chính sách, các địa phương gần như không tham khảo ý kiến với các địa phương khác, chưa thật sự nghiên cứu kỹ khả năng và lợi thế so sánh của địa phương mình, chưa căn cứ đầy đủ vào “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1998 - 2010” và “Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố, dẫn đến tình trạng các lĩnh vực, dự án kêu gọi, khuyến khích, ưu đãi đầu tư của các địa phương có sự trùng nhau và chưa khai thác được thế mạnh của địa phương mình. Các khu chế xuất – khu công nghiệp - khu kinh tế được quy hoạch và xây dựng tràn lan (hiện nay toàn vùng đã có 74 khu và một số khu đang xin giấy phép). Việc công bố các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư nước ngoài của các địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm cũng thể hiện tính cạnh tranh giữa các địa phương. Dường như địa phương nào cũng muốn thu hút tất cả các dự án đầu tư nước ngoài thuộc tất cả các lĩnh vực về với địa phương mình mà thiếu sự tính toán kỹ lưỡng về tính hiệu quả xã hội và các hậu quả của chính sách đã ban hành và thực thi. Không thấy rằng “hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển” [20, tr.247] như Đảng ta đã xác định từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Thứ ba, những ưu đãi mà các địa phương ban hành cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các địa phương theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu sự điều chỉnh, điều phối của cơ quan có thẩm quyền. Vì lợi ích của địa phương, quá trình ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã được thực hiện một cách độc lập nhưng vẫn căn cứ vào những quy định củ các địa phương khác. Tuy tên gọi của những chủ trương có khác nhau (“đồng hành cùng doanh nghiệp”, “5 sẵn sàng”...) nhưng bản chất của những chủ trương, chính sách này là tạo ra những thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư. Mỗi khi có các nhà đầu tư nước ngoài đến các địa phương tìm kiếm cơ hội đầu tư đều được tạo những điều kiện tốt nhất. Điều đáng nói ở đây là chưa có sự liên thông, thống nhất trong chính sách của các địa phương trong ban hành và thực thi những chính sách này trong cả vùng như một không gian kinh tế thống nhất. 3.2.4. Rà soát, đánh giá, phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành Việc rà soát, đánh giá, phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành là một khâu, một hoạt động tất yếu trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Việc rà soát, đánh giá, phân tích hệ thống văn bản pháp luật được thực hiện tốt sẽ giúp cho các chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước thấy được những sơ hở, thiếu sót, những bất cập của hệ thống văn bản này, sửa chữa, bổ sung kịp thời nhằm đạt hiệu lực và hiệu quả cao hơn trong quá trình quản lý. Qua hoạt động này cũng thấy được chất lượng xây dựng và ban hành văn bản pháp luật nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác này. Thấy được những hạn chế trong công tác nghiên cứu và thực thi pháp luật về đầu tư ở nhiều địa phương, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1387/QĐ-TTg về việc bãi bỏ những những quy định, điều khoản trái pháp luật. Trong Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương rà soát toàn bộ những văn bản đã ban hành có liên quan đến các luật đầu tư nước ngoài, luật đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp, luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận án tiến sỹ- Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam.doc